Friday, December 31, 2021

At year-end: to you, Mother CUỐI NĂM CHO MẸ

 CUỐI NĂM, TÔI CHỈ CÓ MỘT NGUYỆN VỌNG: SAU KHI T̀ÔI ĐÃ LÀM XONG NHỮNG CHUYỆN CẦN LÀM VÌ TÔI LÀ CON CUẢ MẸ TÔI, LỄ THÔI NÔI NĂM TÔI LÊN MỘT TUỔ̃I, TÔI SẼ ĐƯỢC GẶP LẠI MẸ TÔI ĐỂ PHỤNG DƯỠNG VÀ BẦU BẠN VỚI BÀ, TRONG THẾ GIỚI CUẢ BÀ: TRONG ĐÓ CÓ KIẾN THỨC VÀ SINH HOẠT SÁNG TẠO CUẢ CHA TÔI, SỰ HIỀN LÀNH NHÂN HẤU CUẢ ÔNG BÀ TÔI, LÒNG YÊU NƯỚC VÀ SỰ GẮN BÓ VỚI CỘI NGUỒN CUẢ GIA ĐÌNH TÔI, CHẤT SỐNG MãNH LIỆT, TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC TẤ́M LÒNG CHÂN PHƯƠNG, XẢ THÂN CHO NGƯỜI -- ĐÓ LÀ CÁI ĐẸP MÀ MẸ TÔI HY SINH TẤT CẢ ĐỂ GÌN GIỮ....



a view on 20th century Nguyen An Ninh


 

https://usvietnam.uoregon.edu/en/national-shame-how-we-americans-can-learn-from-nguyen-an-ninh/

Thursday, December 30, 2021

do you realize that Vietnam, the S-shaped country, has been an oil and gas producing country?


 

The first crude oil reservoir was discovered by Mobil Oil Corporation (my former employer) in the 1970s, under the auspices of the Republic of Vietnam (VNCH) (mo dau Bach Ho, White Tiger).  After 1975, this was developed by, via a joint venture with, the Soviet/Russia.  The natural resources are there, and that's independent of any area in disputed waters as a result of the Spratly Islands (Hoang Sa/Truong Sa; ref. also the Paracels)

https://www.eia.gov/international/analysis/country/VNM  

https://www.eia.gov/international/analysis/country/VNM

moi tinh mau hoa dao -- excerpt tu Nguyen Manh Con

 

https://tranhoaithu42.com/2012/06/14/nguyen-manh-con-moi-tinh-mau-hoa-dao/

https://tranhoaithu42.com/2012/06/14/nguyen-manh-con-moi-tinh-mau-hoa-dao/

TƯỞNG NIỆM GS DƯƠNG ĐỨC NHỰ. ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON

 


Làn kiếm cuà̉ Trưng Vương

 


làn kiếm của trưng vương

 

Cuộc gặp gỡ giữa thương binh già và em gái mang tên Triệu-Trưng, mùa thu năm hai ngàn hai mươi mốt….

(Tiết bây giờ, trời Âu là mùa thu
Đâu quê hương, mong manh, và âm u…) dnn(c)2021

 

Dòng sông chết và rồi biển cũng chết

Chỉ còn em sống mãi Triệu Trưng ơi

Như bóng ngọn đèn dầu luôn leo lét

Anh thắp cho em, soi dấu lưng trời


Nương theo dấu, rừng Mê Linh, đặc sệt

Như cafe buổi sáng uống se môi

Anh nhu nhược khác chi đèn hao hụt

Đốt anh đi, em nhẹ gánh lưng đồi


Em vác nhé, nợ trầm kha tử biệt

Sống mà đi, trên gót nở hoa rừng

Quay trở lại Mê Linh mà tập kiếm

Hay hướng về Thanh Hóa, Triệu theo Trưng 


Anh bây giờ là thi sĩ cà phê

Ruột đã mòn vì tâm sự ủ ê

Chân đã gãy vì Trường Sơn vọng tiếng

Chỉ còn thơ, bắt chước cổ nhân hề


Em đứng kia, rực rỡ mà tang thương

Anh ở đây, thao thức giấc miên trường

Sông, núi, biển, do tiền nhân để lại

Gánh đi em, làn kiếm của Trưng Vương


Làn kiếm ấy, ngăn bão từ Phương Bắc

Vì Mê Linh mang tiếng vọng Hoàng Sa

Cát vẫn vàng, vẫn óng vì dân ta

Không đồng hóa, và không quỳ thất thủ


Ôi làn kiếm, ngát hương màu tự chủ

Trong tay em, máu lệ của thơ anh

Nhớ chăng em, trang sử vẫn màu xanh

Xanh như ngọc, bíếc như hồn đất nước


Em hôm nay, là chứng nhân buổi trước

Em bây giờ, là un đúc nghìn phương

Rạch vòng đai, ranh giới, và biên cương

Bao chiến sĩ, đứng lên từ đáy vực

Triệu Trưng ơi, tên em là giang sơn…

Và tay em: làn kiếm của Trưng Vương… 

dnn (c) 2021

Wednesday, December 29, 2021

introducing author Lam The Vinh, a professional librarian and scholar

 He was the former head librarian of Van Hanh University, based on his listed bio: 

Respectable work:  

https://usvietnam.uoregon.edu/en/creation-organization-and-use-of-recorded-information-on-overseas-vietnamese-experience/https://usvietnam.uoregon.edu/en/creation-organization-and-use-of-recorded-information-on-overseas-vietnamese-experience/

https://usvietnam.uoregon.edu/en/author/lamvinhthe/https://usvietnam.uoregon.edu/en/author/lamvinhthe/


man dam van chuong -- phong van thuc hien boi Que Huong

 https://nguyenchan.wordpress.com/tag/duong-nhu-nguyen/

Đôi giòng:

Mạn Đàm Văn Chương Với Dương Như Nguyện giữa Quê Hương (QH) và Dương Như Nguyện (DNN) là một trao đổi về văn chương với nhiều tình tiết phong phú, hữu ích, chưa kể đến tư  cách (xã hội) rất đáng trọng, đáng quý của nhà văn Dương Như Nguyện.

Mạn Đàm Văn Chương Với Dương Như Nguyện

Nhân dịp thế giới bàn cãi giải thưởng Nobel văn chương 2012, ở khuôn khổ hạn hẹp hơn, thiển nghĩ nên có một cuộc nói chuyện về vấn đề cơ bản: thế nào là phân tích và diễn đạt giá trị văn chương, dùng các tác phẩm viết bởi người Việt.

Nhà văn Dương Như Nguyện (DNN), tức luật sư, giáo sư Wendy Duong, là người độc nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại trực tiếp viết song ngữ: Việt và Anh. Năm 1999, Bà làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (Post-JD) về phân tích văn chương và luật học tại đại học Harvard (Law and Literature). Cùng năm ấy, Bà đến với cộng đồng người Việt với tập truyện Mùi Hương Quế do Văn Nghệ Xuất Bản, gây sôi nổi trong thời điểm đó. Năm 2005, tiểu thuyết tiếng Anh của Bà, Con Gái của Sông Hương, ra đời. Gần đây, hai cuốn tiểu thuyết kế tiếp, Mimi and her Mirror và Postcards from Nam, được một công ty truyền thông ở Los Angeles chọn là tiểu thuyết đa văn hóa hay nhất trong số sách thế giới được tự ý duyệt bởi công ty này cho năm 2012 (International Book Awards). Tác giả cho biết tiểu thuyết cuả DNN chưa bao giờ được gửi đi dự giải trong dòng chính nước Mỹ. Dù rằng bà may mắn có nhà xuất bản tìm đến bà để bà khỏi phải tự in, bà chưa bao giờ có đại diện mại bản văn chương trong dòng chính (literary agents). Vì là một luật sư làm việc trong dòng chính, bà không quan tâm lắm ̣đến vấn đề xuất bản sách khi còn trẻ. Bà cũng không đặt trọng tâm theo đuổi sự nghiệp chính trị trong dòng chính qua nghề luật, vì không thích.   


Bài phỏng vấn này được chia làm hai phần, nói về vấn đề phân loại, bình luận và bình giảng tiểu thuyết. DNN không những chỉ đặt vấn đề vào tiểu thuyết của Bà, mà còn bàn luận về hai tác phẩm từ Việt Nam: Bóng Đè (gây sôi nổi) và Dị Hương (được giải thưởng của VNCHXHCN).

…Tôi mường tượng tiếng roi đi trong không khí nghe vun vút như tiếng xé lụa trong điển tích Trung Hoa…Giữa nhịp roi, tôi nghe tiếng Thịnh gọi “Mỵ Nương Mỵ Nương…”

Tôi kêu khẽ, “Thịnh ơi,” nhưng tiếng kêu không thoát khỏi thanh quản. Ở đâu đó vang vọng tiếng hát lảnh lót, tiếng hát tôi đã quen từ ngày thơ  ấu, “Đêm năm xưa, khi cung đàn gây mơ, hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn, hồn người thổn thức trong phòng loan…” Trong không gian u tối, tôi thấy một điểm sáng di động. Tôi rướn người lên một lần cuối và hình như dây trói bật tung…

Tôi đi theo điểm sáng, đi theo tiếng hát, nương theo LỐI VỀ, NGÕ THOÁT, HAY NGÕ CHẾT. Có tiếng réo gọi mơ hồ, “Mỵ Nương, Mỵ Nương…” 

Dương Như Nguyện

Quê Hương (QH): Chào Chị Như Nguyện. Kỳ phỏng vấn của Báo Ngày Nay Houston năm 2011, Chị nhắc đến phê bình văn học và nghệ thuật tiểu thuyết. Theo Chị, nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam bắt đầu như thế nào?

Dương Như Nguyện (DNN): Đây là cả vấn đề văn học sử. Tóm tắt rất ngắn: theo tôi, có lẽ một trong những cuốn tiểu thuyết văn chương đầu tiên ở VN là Truyện Kiều của Nguyễn Du, được coi như một bài thơ tiểu thuyết bi hùng tráng, như Ulysses của Homer, nhưng cốt truyện lại lấy của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu. 

Nghệ thuật tiểu thuyết tâm lý viết bằng văn xuôi thật sự đến với người Việt chúng ta từ thế giới Tây Phương qua thời Pháp thuộc. 

QH: Như vậy, phê bình văn học là gì và liên đới đến vấn đề bình giảng văn chương như thế nào?

DNN: Phê bình văn học gồm hai mặt:

1) Hình thức (thí dụ, cách xử dụng các thuật pháp viết văn: cách tạo dựng nhân vật chẳng hạn);
2) Nội dung (thí dụ, tư tưởng và chiều hướng, triết lý đứng sau nhân vật và cốt truyện).

Phê bình văn học đứng đắn cần phải dựa trên chu trình bình giảng văn chương (literary interpretation). Tây Phương cho chúng ta hai lý thuyết chính về vấn đề này. 

1) Thuyết cổ điển cho rằng phê bình gia phải tìm hiểu ngụ ý và mục tiêu của tác giả.
2) Thuyết hiện đại được những cây viết lớn của Tây Phương trong thế kỷ 20 cổ võ. Thí dụ, Roland Barthes cho rằng nhà phê bình cũng là nhà sáng tạo, có quyền đem cái nhìn của mình gán cho thi văn, có khi trái hẳn hay bẻ ngược ngụ ý và mục tiêu của tác giả để áp dụng tác phẩm vào những trạng huống mới, nhằm mục đích cổ võ hay khai phá một hệ thống tư tưởng nào khác không lệ thuộc vào tác giả nữa. Bài bình giảng do đó trở thành một tác phẩm sáng tạo riêng. Khi tiểu thuyết ra đời, tác giả phải «chết đi» và nhà phê bình trở thành nhà sáng tạo. 

Hai lý thuyết này cũng đã được đem áp dụng vào luật học, nhất là ở địa hạt luật hiến pháp, đòi hỏi diễn giải về ngôn ngữ.

QH: Xin Chị cho thí dụ về áp dụng thuyết hiện đại. 

DNN: Trước cộng đồng người Việt, tôi đã làm hai thí dụ :

1. Thí dụ thứ nhất: Cách đây khoảng 5 năm, tôi áp dụng lý thuyết hiện đại vào việc bình giảng câu thơ cổ: « Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu».  Tôi đã bẻ ngược ý nghĩa đầu tiên của câu thơ này, nhằm mục đích xác định lại thế nào là «mỹ nhân» qua cái đẹp của trí tuệ và nhân cách trong xã hội hiện đại. Một độc giả không quen đã nhắc khéo, cho rằng tôi hiểu sai nghĩa đen của câu «người đẹp vẫn thường hay chết yểu» Nghĩa đen này quá rõ không cần phải nói đến nữa. 

Thật ra, tôi muốn tách rời người Việt hải ngoại ra khỏi ảnh hưởng của tư tưởng cổ thi đến từ Trung Quốc, khi cần thiết. Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: ngày nay, “mỹ nhân” có nghĩa là gì cho phụ nữ Việt Nam, không cần phải quay về với ý nghĩa đầu tiên của câu thơ chữ Hán.

2. Thí dụ thứ hai: Tại thư viện San Jose, tôi đi xa hẳn nghĩa đen của câu «Truyện Kiều còn, nước ta còn ». Tôi muốn đặt lại câu hỏi: Tại sao người Việt không những tôn sùng Bà Trưng, mà còn tôn sùng truyện Kiều, dù rằng cô Kiều là người Tàu? Nói một cách khác, tại sao Nguyễn Du lại phải lấy hình ảnh của một người kỹ nữ Tàu để diễn tả những ẩn ức của chính mình và tại sao Truyện Kiều trở thành «vưu vật của đất nước»? Lý do có hoàn toàn nằm ở giá trị ngôn ngữ của truyện Kiều hay không? Tôi nghĩ là không. 

Theo tôi, nếu bà Trưng là hình ảnh nữ anh hùng dựng nước (nation-building) được tôn sùng, thì cô Kiều và truyện Kiều tượng trưng cho chỗ đứng của nghệ sĩ sáng tạo (the literary art) trong việc giữ gìn văn hóa Việt Nam. Cả hai đều được tôn sùng trong tâm thức quần chúng. Vì thế, việc cô Kiều không phải là người Việt không còn quan trọng nữa, vì cô Kiều đã trở thành biểu tượng gần gũi của văn chương sáng tạo trong lòng dân tộc Việt.

Trong chiều hướng ấy, nhà phê bình và phân tích văn chương cần phải mang vào việc diễn giải Truyện Kiều những vấn đề của xã hội ngày nay, không nhất thiết phải quay trở về với ngụ ý hay tâm tư của Nguyễn Du khi ông viết Truyện Kiều.

QH: Chị có thể cho thí dụ bằng tác phẩm của Chị: ngụ ý nào là của tác giả và ngụ ý nào là cái nhìn của độc giả Việt Nam đi ra ngoài chủ đích của nhà văn? 

DNN: Như vậy tức là tôi phải nói về tiểu thuyết của mình thay vì phải “chết đi” theo lý thuyết của Barthes.

1. Thí dụ về ngụ ý của tác giả: Tôi ngạc nhiên không có độc giả VN nào nhận ra điểm sau đây: trong cuốn tiểu thuyết Con Gái Của Sông Hương xuất bản năm 2005, có 3 chị em: hai cô con gái và cậu con trai út, chẳng khác gì …”đầu lòng hai ả tố nga… Một trai con thứ rốt lòng…” Simone, cô con gái đầu lòng, hy sinh mối tình riêng để vội vã kết hôn với một người không quen biết nhằm đem gia đình qua Mỹ, nhưng rồi Simone quay trở về tìm lại cội nguồn. Đây là biểu tượng cho cái giá của kiếp di dân: tâm sự kẻ lưu đày bắt đầu bằng sự hy sinh bản ngã, cái mà tôi gọi là mặc cảm lưu lạc của Thúy Kiều trong tâm thức văn hóa của người Việt lưu vong.

2. Thí dụ về sáng tạo của độc giả: Một vài nhà phê bình VN đã nảy sinh ra những tư tưởng mà tôi chưa hề nghĩ đến. Thí dụ, họ cho rằng tất cả các nhân vật nữ của tôi trong tập truyện Mùi Hương Quế đều là hiện thân của một người mà thôi và người đó là tôi. Dưới cách nhìn này, MHQ có thể được xem là một cuốn tiểu thuyết, có một phần tự truyện vì dạng tùy bút được dùng trong tuyển tập. Đây là kết quả sáng tạo của nhà phê bình, ngoài dự tính của tác giả, đúng như Roland Barthes đã nhận xét. Từ lời bình giảng nầy, tôi nẩy sinh ra tư tưởng muốn viết lại cuốn MHQ thành một truyện dài, trong đó nhân vật nữ hóa thân thành nhiều kiếp, qua nhiều đời sống.Và tôi cũng đã nảy sinh ra ý nghĩ viết hồi ký – tự truyện.

QH: Xin Chị nói thêm về Mùi Hương Quế (MHQ). Thành hình như thế nào và có tác động gì trên độc giả Việt Nam?

DNN: Năm 40 tuổi, tôi từ Á Châu quay về Mỹ và quyết định «về hưu sớm» lần thứ nhất để viết tiểu thuyết. (Hiện giờ, tôi đang «về hưu sớm» lần thứ hai.) Tôi đưa tập truyện tiếng Việt cho cha mẹ tôi xem. Cha tôi là người biến tập truyện thành sách và làm việc trực tiếp với nhà xuất bản Văn Nghệ. MHQ là một tác phẩm tiếng Việt chỉ có người Việt đọc, dù rằng đa số các truyện trong MHQ tôi đều viết bằng song ngữ.

Tôi chưa bao giờ đứng ra tổ chức giới thiệu sách hay ký sách cho cuốn MHQ, vì tôi hoàn toàn không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Thí dụ: lúc đó cha tôi muốn tôi xin lời giới thiệu của Bác Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng không muốn nhọc công Bác. Tuy nhiên, có một vài nhà văn Việt Nam đã tự ý viết hoặc nhắc về MHQ, trong đó có Lê Thị Huệ, Nguyễn Xuân Hoàng và Đoàn Nhã Văn. Nguyễn Mạnh Trinh có yêu cầu một cuộc phỏng vấn viết tay rất dài, nhưng trong thời điểm đó, tôi không thể tham dự.

Từ đó đến giờ, đã có người lấy truyện ngắn từ MHQ đem đọc trên radio hay ghi âm vào băng cho cộng đồng hải ngoại, và cũng có người cũng đã lấy truyện từ MHQ đem in lại và xuất bản ở Việt Nam. Họ không hề báo cho tôi biết trước hay yêu cầu tôi chấp thuận.

MHQ tạo tiếng vang qua hai tùy bút ngắn:

1) Tùy bút Mùi Hương Quế được dựa trên kinh nghiệm lần đầu tiên tôi cãi trước tòa ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trong một vụ án liên quan đến thị trường chứng khoán; 
2) Tùy bút «Những Cổ Quan Tài của Tĩnh Tâm» dựa trên hình ảnh bà ngoại tôi, một phụ nữ xứ Huế.

Một số độc giả cho rằng hai tùy bút nầy nói lên tâm thức hướng về phương Đông. Các độc giả phái nữ của MHQ thường yêu thích truyện ngắn «Tình Yêu Giữa Hai Dòng» nói về hôn nhân và tình yêu dị chủng.

MHQ trở thành sôi nổi vì hai truyện ngắn khác, nói về phụ nữ trí thức di dân theo đuổi nghệ thuật: một người là diễn viên sân khấu và một người muốn làm vũ công. Truyện ngắn Mỵ Nương có sự căng thẳng tâm lý của nạn nhân một thảm trạng gia đình trong giới «quý tộc» của VNCH. Ở Mỹ, Mỵ Nương chọn lựa một cuộc tình có bạo lực với một người đàn ông Bắc Mỹ; thời thơ ấu ở Việt Nam, cô ta là nạn nhân của bạo hành vì cha cô – một chính khách của VNCH — đánh đập cả 2 mẹ con. Trong Mùa mưa Singapore Kha Trâm là nạn nhân của một cuộc hãm hiếp, mà thủ phạm chính là tình nhân cũ, một người đàn ông Âu Châu trong cuộc tình tạm bợ. Cả hai truyện ngắn này đều được trích từ hai truyện dài tôi viết dở dang bằng tiếng Anh, vẫn còn để đó, chưa viết xong cho nên chưa xuất bản (và có thể không bao giờ xuất bản) trong dòng chính. Mỗi bản thảo khoảng trên 200 trang.Tình dục không phải là trọng tâm của bản thảo.

Tôi quyết định trích và viết lại hai truyện này thành tiếng Việt sau khi đọc cuốn Marie Sến của Phạm Thị Hoài, do Lê Thị Huệ gửi. Tôi thấy bà Hoài viết quá trắng trợn và chua chát làm mất đi cái đẹp của thế giới tâm linh người nữ. Marie Sến tượng trưng cho cái gì không đẹp và tôi nghĩ rằng đây là chủ trương của bà Hoài. Rõ ràng bà Hoài là một trí thức được đào tạo bởi xã hội chủ nghĩa và phản kháng lại chính cái đã tạo ra mình. Vì thế, tôi quyết định sẽ đưa ra một thí dụ tương phản: tôi sẽ mô tả một chút liên hệ chăn gối của phụ nữ đẹp, một cách gợi cảm mà vẫn giữ được ý nghĩa luận đề của những gì tôi muốn vạch trần hay cổ võ – thí dụ, tôi dùng tâm tư của phụ nữ để nói lên những nhược điểm của một số đàn ông: bản tính chiếm đoạt, hiếu chiến và lòng tự ái, nhưng thật ra họ rất yếu đuối và dễ vỡ vì bản chất sự chiếm đoạt của nam phái thiếu tính bền bỉ; đồng thời tôi muốn nói lên một số thảm kịch đuợc dấu diếm tiêu biểu cho sự giả dối của xã hội Châu Á chịu ảnh hưởng Nho Giáo, trong đó có Singapore và Việt Nam (trong trường hợp Việt Nam, có thêm những biểu tượng về việc Saigon sụp đổ và chỗ đứng của lãnh đạo hay trí thức; trong trường hợp Singapore: quốc gia nhỏ bé ấy tượng trưng cho sự thành công của tính tổng hợp các sắc dân ở Châu Á mà lại nằm trong cơ chế độc đảng).

Trước khi đưa truyện ngắn Singapore cho báo Thế Kỷ 21 đăng, tôi viết một lá thư cho chủ bút Phạm Phú Minh (aka Phạm Xuân Đài) và giải thích lý do vì sao tôi muốn gửi đăng truyện này. Bà PhạmThị Hoài và tác phẩm Mari Sến chính là nguyên nhân tôi muốn đưa một vài mô tả gợi cảm liên quan đến tình dục vào môi trường Việt ngữ để diễn giải luận đề qua dạng tiểu thuyết – Mỵ Nương và Kha Trâm tương phản với Mari Sến. Tôi chỉ muốn «điểm nhấn» này thôi và một số độc giả Việt Nam (kể cả thân sinh ra tôi) cũng cho rằng «điểm nhấn» này là tiếng nói của nữ quyền cho phụ nữ Việt.

Lúc đó, tôi vẫn không hề có dự định viết văn cho cộng đồng hải ngoại.

Trong MHQ, song song và tương phản với 2 truyện ngắn «xé rào» này là một truyện vừa (novella), mô tả chuyến du hành của một phụ nữ Việt di dân, đi tìm nơi sinh của Phật. Ở đọan kết, nhân vật chính mất tích trên sườn núi của Chùa Khỉ tại Nepal. Một số độc giả thích truyện này vì tôi đi vào thế giới của Phật Giáo.

Nhiều độc giả Việt Nam cho rằng tôi đã qua táo bạo và xé rách hàng rào luân lý Việt Nam vì hai nhân vật «Mỵ Nương» và «Kha Trâm» Thời điểm ra đời của MHQ là 1999; trước đó không có những mô tả về liên hệ chăn gối giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông da trắng trong khu vườn văn chương Việt của phụ nữ Việt, cho dù nhân vật của tôi là nạn nhân của 2 hình thức bạo hành khó nói nhất (domestic violence; date rape). Sau khi MHQ ra đời thì ở hải ngoại, hình như có «mode» phụ nữ Việt nam viết rất bạo về tình dục. Tôi không có gì thích thú trước tình trạng này và đã nhấn mạnh điểm này với chủ bút Phạm Phú Minh.

Nhìn lại vấn đề gây sôi nổi của MHQ, tôi rất ngạc nhiên vì 2 dữ kiện:

1) Cha mẹ tôi, học giả và giáo sư Việt Nam sinh ra trong thập niên 1930, đưa MHQ vào cộng đồng hải ngoại mà không hề lo lắng về hai truyện ngắn «xé rào» viết bởi con gái mình. Cha tôi, người đọc bản thảo và sửa bản kẽm, là một học giả thuần túy và cũng là một họa sĩ tài tử. Ông có sự thuần nhất của bản chất nghệ sĩ, không câu nệ những gì nhỏ nhặt mà chỉ nhìn vào giá trị tổng quát mà thôi.

2) Khoảng 5 năm sau, ông Thế Uyên, thuộc đại gia đình Nguyễn Tường Tam, đã liệt kê MHQ vào danh sách tiểu thuyết tình dục viết bởi phái nữ, mà không nhắc đến tính chất luận đề của tiểu thuyết, cũng như biểu tượng của các nhân vật hay trạng huống trong MHQ — hoàn cảnh và tâm tư của phụ nữ di dân.

Tôi xin xác định: MHQ là tác phẩm luận đề, không phải là tiểu thuyết tình dục (tiếng Mỹ gọi là «literary erotica», như một số tiểu thuyết của Anais Nin, nữ văn sĩ đầu tiên viết tình dục của Mỹ — Anais Nin sống ở Paris và là người tình của Henry Miller, tác giả cuốn Tropic of Cancer. Bà Nin cũng là một phụ nữ thiểu số: gốc Cuba mang quốc tịch Pháp, và đã phải học Anh Ngữ trước khi viết.)

QH: Dùng văn chương của Anais Nin làm tiêu chuẩn, thì theo Chị, thế nào là một tiểu thuyết tình dục, cái mà người Mỹ gọi là «literary erotica»? Thơ Hồ Xuân Hương, theo Chị, có là “erotica” hay không?

DNN: «Literary erotica » là những tiểu thuyết viết để mua vui, nhằm mục đích giải trí cho độc giả về phương diện tính dục, hoàn toàn không có luận đề gì cả. Tuy nhiên, vì tác giả viết rất hay, có cái đẹp thẩm mỹ và văn chương có giá trị như một tiểu thuyết đúng nghĩa, nhiều khi chuyên chở tâm lý vào tư tưởng nữa, thành ra các nhà phê bình cho đó là văn chương, ý nghĩa chữ «literary» trong cụm từ «literary erotica»: không phải là ngôn ngữ ô uế rẻ tiền, kiểu «lá cải» hay «khiêu dâm tục tĩu» (danh từ luật pháp là «obscenity» hay «pornography»). 

Trong lịch sử văn chương thế giới, rất nhiều tiểu thuyết luận đề đã bị xếp loại là «tiểu thuyết tình dục» hay khiêu dâm, trong đó có cả tác phẩm của đại văn hào Tolstoy và nhà văn di dân Nga, Nabokov, vì các tác phẩm nầy diễn tả khát vọng cảm giác (dịch chữ «sensuality») của nhân vật dưới một hình thức nào đó, bị coi là đi ra ngoài hàng rào luân lý xã hội thời đó.

Tôi chưa hề viết hay cho xuất bản “literary erotica” bao giờ cả. Vì MHQ, một cô giáo của tôi ở trường trung học cũ so sánh tôi với Hồ Xuân Hương trong khi tôi chưa bao giờ thích thơ hai nghĩa (double-entendre) của HXH. Tôi thích thơ cổ điển, trang nhã và u hoài của bà Huyện Thanh Quan hơn.

Tôi không nghĩ rằng văn chương của HXH là «literary erotica» vì tất cả các bài thơ của bà đều có luận đề quá rõ ràng và hiển nhiên – chủ đích của bà không phải là làm thơ để tạo cảm giác «mua vui» cho độc giả. Theo tôi, những bài thơ không có luận đề bị đem gắn vào tên bà thường không mang «thi phong» của HXH. Nói về HXH, tôi chỉ thích và thán phục những câu thơ nổi lên chí khí cao của bà (thí dụ dưới đây — theo tôi, HXH nói về chính mình chứ không phải nói về Ông Phủ Vĩnh Tường): 

Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi…

Nữ văn sĩ Anais Nin, ngược lại, cố tình viết tiểu thuyết tình dục để kiếm tiền. Hình như bà ta được trả mỗi trang một đồng đô-la Mỹ, khoảng đầu thế kỷ 20.Văn của Anais Nin rất đẹp, tuy rằng viết để mua vui cho độc giả đàn ông. Tác phẩm khiêu dâm của Tây Phuơng viết dưới thời nữ hoàng Victoria đa số là «ẩn danh.» Trước Anais Nin, văn chương tình dục là môi trường hoàn toàn được thống trị bởi nam giới, thiếu hẳn cái nhìn của phụ nữ. Vì thế, có nhiều người cho rằng Anais Nin là chiến sĩ cách mạng của phụ nữ khi bà tham gia vào cái «club» đàn ông chuyên viết tiểu thuyết tình dục. Tuy nhiên, nét thẩm mỹ trong văn của Anais Nin đã cho bà một chỗ đứng cao trong văn chương Anh Mỹ. 

QH: Chị nói rằng không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng hải ngoại. Như vậy thì tại sao có những tác phẩm tiếng Việt xuất bản sau Mùi Hương Quế?

DNN: Tôi chủ trương không ra mắt sách cho cộng đồng người Việt để có dịp bán sách cho đồng hương. Chủ trương nầy đồng nhất với quyết định nghề nghiệp: từ năm 1984, tôi chưa hề muốn mở văn phòng Luật để kiếm sống trong cộng đồng người Việt hải ngoại. (Nếu ngày nào tôi mở văn phòng luật, đó là ngày tôi muốn phục vụ, nhất là các vụ án kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền, hay các vụ án liên quan đến trí thức và chuyên gia gốc Việt.)

Vì thế, tôi chỉ đi ký sách theo lời mời một vài cộng đồng địa phương; thí dụ: cộng đồng Phuợng Vĩ của trường Đồng Khánh Huế (vì mẹ tôi), cộng đồng cựu nữ sinh Trung Vương ở Washington, D.C. cho cuốn Postcards from Nam, và những buổi đọc sách (literary reading) theo lời mời của một số đại học và thư viện trong dòng chính.

Năm 2005, tôi nhận được cú điện thoại của chị Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn và nhà văn ở Việt Nam, nói chuyện dựng kịch cho cuốn MHQ. Tôi hiểu đó là sân khấu ở Việt Nam. Tôi suy nghĩ rồi quyết định không thể được. Tôi viết email cho chị Ngọc, và nói rằng “Chữ Trinh còn một chút nầy, Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan !…» Lý do: tôi không muốn trở về Việt Nam để tạo tiếng tăm và chỗ đứng cho tác phẩm của mình. Nếu tôi có dịp phục vụ cho đồng bào trong hay ngoài nước trong khả năng của mình, tôi sẽ không từ nan, nhưng nhờ vả vào khối người Việt nhất là trong nước để tạo tiếng tăm và chỗ đứng thì không. Sự đồng nhất trong quyết định nghề nghiệp và tâm tư cho chính mình, đối với tôi, giống như chữ «trinh» của cô Kiều – đó là tính nhất quán của tâm tư Kẻ Sĩ (mà nghệ sĩ cũng cần phải giữ), cho dù tôi không dám nhận mình là Kẻ Sĩ. (Thí dụ: với riêng tôi, Nguyễn Trãi xứng đáng là Kẻ Sĩ và tôi không giới hạn nghĩa nầy vào Khổng Học; trái lại tôi nói rộng chữ nầy với ý nghĩa của từ «Noblesse Oblige» trong tiếng Pháp và tiếng Anh.)

Chính vì cú điện thoại của chị Minh Ngọc mà tôi quyết định cho ra đời tập truyện Chín Chữ của Nàng để khẳng định tâm tư của tôi, bằng tiếng Việt, cho người Việt. Tâm thức quay về với nguồn cội, đối với tôi, phải là một sự cho đi (giving), một cố gắng thôi thúc bởi «Noblesse Oblige», không thể là việc «nhận lấy» (taking) từ đám đông vì quyền lợi cá nhân.

Sau Chín Chữ Của Nàng là bản dịch cuốn Con Gái của Sông Hương. Đây là món quà tôi tặng cho mẹ tôi vì bà không đọc được tiếng Anh mà không cần từ điển. Cuốn Bưu Thiếp của Nam có mặt cho cộng đồng người Việt vì Giáo Sư Đoàn Khoách Thanh Tâm của trường Đồng Khánh Huế cũ, có nhã ý muốn dịch cuốn sách nhỏ này để tưởng nhớ những thuyền nhân đã bỏ mình trên mặt biển, trong đó có một số cô giáo và bạn cùng lớp của tôi thời trung học ở Việt Nam. Tôi cho đó là bổn phận, hành động cho đi. (Tiền bán sách dĩ nhiên phải có để đền bù phí tổn và công trình in sách của nhà xuất bản Văn Mới.)

Cuốn Mimi and her Mirror không có mặt trong cộng đồng người Việt qua bản dịch tiếng Việt. Độc giả thích hợp với nội dung của Mimi sẽ tìm đến Mimi mà thôi.

Dương Như Nguyện

Nguồn: vietthuc.org

REPORT THIS AD


Tuesday, December 28, 2021

dnn họa thơ Phạm Công Thiện



· Khúc thứ 8 của Phạm Công Thiện

Fair use exception to copyright



Mười năm qua gió thổi đồi tây

Tôi long đong theo bóng chim gầy

Một sớm em về ru giấc ngủ

Bông trời bay trắng cả rừng cây



Gió thổi đồi tây hay đồi đông

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng

Trong mơ em vẫn còn bên cửa

Tôi đứng trên đồi mây trổ bông



Gió thổi đồi thu qua đồi thông

Mưa hạ ly hương nước ngược dòng

Tôi đau trong tiếng gà xơ xác

Một sớm bông hồng nở cửa đông.

~~~

PCT © 1970s


Họa thơ Phạm Công Thiện:

· Khúc thứ 9 của Dương Như Nguyện



Mười năm trời đông qua trời tây

Tôi đứng chênh vênh giữa tháng ngày

Một sớm không còn yên giấc ngủ

Mây trắng không còn vương bóng cây



Gió hướng tây, thành gió hướng đông

Quê hương tôi giữ ở trong lòng

Mẹ tôi không thấy ngồi bên cửa

Những ngón tay mềm tỉa nhánh bông



Gió thổi trên ngàn tỏa phấn thông

Phương Tây có lá của rừng phong

Nắng của quê nhà thôi nóng rực

Gà đã qua canh, vẫn lạnh lùng.





DNN © Nov. 2018

THƠ DƯƠNG NHƯ NGUYỆN; gió




 GIÓ

 

Gió thổi rừng thu qua rừng đông

Tôi nghe từng giọt nhỏ trong lòng

Sương chiều biến dạng thành câu hát

Tôi khép mình lên những nhánh thông

 

Gió thổi trên thông, như thở than

Tôi nhìn ra gió ngự trên ngàn

Dêm về gió rít triền miên hận

Uất nghẹn là dao, cắt tiếng đàn

 

Gió thổi từ trên hoà xuống dưới

Tôi tìm thượng đế ngự trong em

Gió không là xích, hay cai ngục

Em vẽ dùm tôi một đức tin

 

Gió thổi từ Nam ra ải Bắc

Đuổi theo vó ngựa cuả chinh phu

Em đứng bên song, đừng khóc nhé

Khi gió mang về khúc viễn du

 

Gió thổi bên này, bên đó se

Lạnh như mưa bão giữa trưa hè

Bên ngoài ướt sũng thân co lại

Bên trong hừng hực khói u mê

 

Tôi sẽ van xin cùng với gió

Đừng đa mang nữa, nợ trầm kha

Chuyển làm chi nếu mây hờ hững

Vứt bỏ oan khiên, trở lại nhà

 

Gió trốn về đây, trong mắt em

Hình như gió vẫn khắt khe tìm

Xin em nhắm mắt và an nghỉ

Để gió tan đi...mộng hão huyền

Dnn © Dec.28,2021

thơ dương như nguyện: Huế Cuả Từ Nguyên



 


Huế cuả Từ Nguyên I:

Ngày và Đêm ở Huế



To my mother, who is no longer here to read her own soul via the murmurs of her first-born daughter





Nguyên có nghe mưa, dòng nước mắt

rơi vào nắng hạ, giọt đầy vơi

Đâu đây phượng đỏ như màu pháo

Khăn áo cô dâu nức nở rồi



Cho nên nhật ký đầy thơ đó,

để Nguyên ghi lại buổi chia phôi

Hai chữ nhân duyên là mệnh số

Lời chúc trăm năm chén đãi bôi



Nửa đêm súng đạn xuyên mùa bão

Tiếng gió theo về lưả cũng yên

Kinh cầu nghe giống như lời hát

Khúc nào cho ấm được lòng Nguyên



Tết Mậu Thân qua, giòng máu chảy,

Lửa về thiêu phượng, đỏ ngày xanh

Đàn ve im giọng, rồi ve khóc

Gió lồng lộng gió, canh tàn canh



Xong lửa binh rồi, vẫn tiếng ve

Phượng hồ̀ng, hay phượng để̉ tang hè,

Tim ai câm nín vì tim vỡ,

Sắc cuả hoa rời, sắc đỏ hoe



Nắng đã phai mờ, nắng ấm ơi!

Chiều nay nắng lịm trên bờ môi

Lòng Nguyên chôn xác nghìn hoa phượng

Mắt khóc nghìn thu, mắt lạnh rồi!

NN 2019




HUẾ CUẢ TỪ NGUYÊN II

Nỗi lòng ve, phượng




Mưa gió theo về lưả cũng nguôi, Khúc nào cho ấm được lòng tôi, tứ nhạc như bài thơ lục bát, sáu tám vờn quanh, khóc trộn cười

Nắng muà ve ấy, nắng đầy hương, phượng đỏ triền miên nắng cũng hường, chân nào xiêu gót trên đường vắng, tay nào nắm vội, tay nào vương!

Lửa về thiêu phượng, đỏ ngày xanh. Tiếng địch bên sông tiễn lữ hành, đàn ve im giọng, rỒi ve khóc, gió lồng lộng gió, canh tàn canh

Phượng hồng, hay phượng để tang hè, xác phượng tan tành
bên xác ve, tim tôi câm nín vì tim vỡ, sắc cuả hoa rời, sắc đỏ hoe

Nắng đã phai mờ, nắng ấm ơi! Chiều nay nắng lịm trên bờ môi. Lòng tôi chôn xác nghìn hoa phượng. Mắt khóc nghìn thu, mắt lạnh rồi!

DNN 2019





 

Monday, December 27, 2021

HOA THO BUI CHI VINH VA AN NGUYEN



Quang Trung ngã ngựa muà xuân ấy

Khúc chiết Ai Tư Vãn ngọn ngành

Nguyễn Du thất thểu vì...Gia Tĩnh

Đoạn Trường lem luo^'c ca? Tân Thanh

Thuý Kiều? thơ thẩn ăn sương tối

Quê nhà? Ngưng Bích hóa lầu xanh

Cửa tù la liệt hơn măng mọc

Sĩ tử làm sao dám học hành

Cắn nửa câu thơ mà đứt ruột

Lấp đầy bao tử với gian manh

Lãnh tụ nói nhiều, dân hoc điếc

Sử đổi màu chưa? Lá rụng cành



dương như nguyện CNov 2016





Nguyên tác cuả Bù̉i Chí Vinh, trích dưới đây



Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống

Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành

Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố

Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh

Thuý Kiều phát triển nhiều như thế

Thảo nào đất nước hóa lầu xanh

Nhà tù phát triển nhiều như thế

Kẻ sĩ làm sao dám học hành

Ta làm thơ mà lòng đứt ruột

Suốt đời bao tử chạy loanh quanh

Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ

Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!”

 

HOA THO AN NGUYEN, QUANG TRI:

 

Bước nhẹ thôi .

Đừng làm đau hồn đất .

Bao thịt xương

đổ xuống  nước non này .

Chuyện binh đao

ngày cũ như còn đây,

đã thấm máu,

da vàng chung  giống Việt .

 

Bước nhẹ thôi .

lời cầu xin tha thiết,  

đhồn thiêng  

Quảng Trị hết căm hờn .

 Có nghe chăng tiếng nấc

 vọng từng cơn?

 Nương theo  gió,  

mây về miên viễn .

 

Nén hương lòng

thay bao lời đưa tiễn.

Tiếng kinh cầu  ...

bất diệt với nghìn thu...

 AN

DNN dec. 26 2021



Sunday, December 26, 2021

AM VAN DIEU TRONG THO TIENG ANH

 

Velvet Shoes

Elinor Wylie

Let us walk in the white snow
    In a soundless space;
With footsteps quiet and slow,
    At a tranquil pace,
    Under veils of white lace.

I shall go shod in silk,
    And you in wool,
White as white cow’s milk,
    More beautiful
    Than the breast of a gull.

We shall walk through the still town
    In a windless peace;
We shall step upon white down,
    Upon silver fleece,
    Upon softer than these.

We shall walk in velvet shoes:
    Wherever we go
Silence will fall like dews
    On white silence below.
    We shall walk in the snow.

This poem is in the public domain. Published in Poem-a-Day on December 26, 2021, by the Academy of American Poets

FAIR USE EXCEPTION TO COPYRIGHT 

Saturday, December 25, 2021

portrait ink sketch







 

SELF PORTRAIT CARICATURE SYMBOLISM

MỘT HÌNH THỨC VẼ QUÁ TRỚN ĐI EXAGGERATED ĐỂ LẤY ĐẮC ĐIỂM TRỞ THÀNH BIỂU TƯỢNG HAY CARICATURE