Wednesday, March 30, 2022

grandes ecoles cua VNCH

 https://petruskyaus.net/bien-ban-lich-su-chuong-trinh-do-vui-de-hoc-95-n-v-dung/https://petruskyaus.net/bien-ban-lich-su-chuong-trinh-do-vui-de-hoc-95-n-v-dung/


Các bạn thân mến, đây là lần thứ ba tôi tìm cách khơi dậy chuyện xưa. Nhưng lần này với một tinh thần khác. Tôi muốn viết lại lịch sử dưới một góc nhìn khác, khách quan, vô tư và không thiên vị. Hồi còn trẻ, chúng ta có khuynh hướng hiếu chiến hiếu thắng. Đến một lúc nào đó trong cuộc đời, chúng ta tĩnh tâm và không còn lửa trong người nữa. Chúng ta trở nên lạnh lùng theo ý tốt của từ ngữ. Chúng ta nghe đi nghe lại chương trình đố vui để học ngàn năm một thuở, không bao giờ được lặp lại lần nữa với một lỗ tai khác, không còn quan tâm đến việc thắng thua nữa. Tôi ghi lại biên bản này cốt là dành cho các độc giả bàng quan, không hẳn phải là cựu học sinh Petrus Ký, mà có thể cho bất cứ ai. Tôi đã phải nghe đi nghe lại nhiều lần, chỗ nghe được chỗ bị mất, phải lên Google kiểm tra lại những tên bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức được nhắc đến trong chương trình để độc giả nắm chắc được khi vận dụng mắt thay vì tai. Có một nghệ thuật biến cái cũ rích thành cái mới mẻ. Mục đích của bài này là như thế. Trong chương trình ông Cao Thanh Tùng thường đặt nhiều tình cảm vào. Như có lần đã nói: “Chu văn An rượt gần kịp Petrus Ký”, hoặc “người đeo mắt kính thường thông minh”, “người mới lên thay Bùi văn Dũng thuộc đội A là Lê văn Thắng đeo kính cận thị, mong rằng em giúp đội A gỡ lại”, hoặc khi bạn Lương văn Hy đeo kính cận trả lời sai ông nói: “Coi chừng đấy nhé, tôi bắt em phải gỡ kính xuống, người đeo kính thường thông minh. Em đeo kính mà lại trả lời lung tung, không được đâu”, v.v… Đó là những lời phê phán và nhận xét có phần thiên vị. Chúng ta sẽ loại bỏ chúng ra khỏi biên bản này để đạt tiêu chuẩn khách quan, vô tư và không thiên vị. Ngoài ra, điểm mới khác của lần này là cập nhật điểm số của mỗi đội sau mỗi câu hỏi đã trả lời xong, giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt được tình hình. Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi số 1 với mô hình “Hỏi”—“Đáp”—“Điểm số tiệm tiến tạm thời” cho mỗi câu thay vì đợi đến phút thứ 10, 15, 20, 25 và 30 mới nghe kết quả.

  1. Nước nào dẫn đầu thế giới về sản xuất điện lực? (Hoa Kỳ; A trả lời) ===> A=0+10=10; B=0
  2. Một người nặng 72 kg sẽ còn nặng bao nhiêu trên mặt trăng? (khoảng 12 kg tức 1 phần 6,2 trọng lượng trên đất; B trả lời “1/5 trọng lượng trên trái đất, sau đó đính chính tức thì 1/6 tức 12 kg”) ===> A=10+0=10; B=0+10=10
  3. Ai đã khởi xướng việc đào hai con kênh Panama và Suez? (Ferninand de Lesseps; B trả lời) ===> A=10+0=10; B=10+10=20
  4. Tổ chức Minh ước Liên phòng Đông Nam Á có hội viên Việt Nam không? (Không; B trả lời) ===> A=10+0=10; B=20+10=30
  5. Tôi có 3 phát biểu và tôi hỏi rằng là ba phát biểu ấy của ai? (1) Từ một điểm ngoài một đường thẳng không thể vẽ một đường song song nào với đường thẳng đó? (2) Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ một đường song song với đường thẳng đó và chỉ một mà thôi? (3) Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ hai đườngsong song với đường thẳng đó? ([1] Riemann; [2] Euclid; [3] Lobachevsky; B trả lời) ===> A=10+0=10; B=30+10=40
  6. Câu thứ sáu là một câu mà các em phải làm việc với tôi ở trên bảng: Có một công thức và các em nhận diện đó công thức của chất gì? (Đội A bấm chuông nhưng không biết trả lời; đội B cũng không; câu trả lời của ban giám khảo là “Trinitro toluen=TNT”. Công thức đó là C6H2(NO2)3CH3.) ===> A=10+0=10; B=40+0=40
  7. Cho biết tên hai người Á Châu đã đoạt giải Nobel văn chương? (Kawabata người Nhật và Tagore người Ấn; B trả lời) ===> A=10+0=10; B=40+10=50
  8. Cho biết tên của một đập nước vĩnh viễn đi đôi với tên của một vị tổng thống vừa mất? (Đập Assuan bên Ai Cập do tổng thống Nasser xây; đội B trả lời sai là Hoover Dam, bị trừ 10 điểm) ===> A=10+0=10; B=50-10=40
  9. Vào thế kỷ thứ 18 Celsius đã chế ra hàn thử biểu thủy ngân; các em hãy cho biết Celsius đã ghi độ như thế nào trên hàn thử biểu đó? (Celsius đã ghi 0° ở hơi nước đang sôi và 100° ở trong nước đá; đội A trả lời ngược lại 0° nước đá, 100° nước sôi; đội B bổ túc “nước đá đang tan, hơi nước đang sôi”; cả hai đều sai bị trừ 10 điểm) ===> A=10-10=0; B=40-10=30
  10. Các em giấy bút sẵn sàng, tính thật nhanh và cho biết số dư thương số 2.598.358 chia cho 9, tìm số dư của nó. (4; đội A trả lời) ===> A=0+10=10; B=30+0=30
  11. Nhà bác học nào đã có công khởi xướng ngành cơ học ba động? (Louis de Broglie; A trả lời) ===> A=10+10=20; B=30+0=30
  12. Bây giờ câu thứ 12 các em phải làm việc với tôi ở trên bảng. Các em đã nghe nói tới hình vuông ma thuật tức là ma phương đó. Hình vuông có nhiều ô, nếu chúng ta cho những con số vào các ô ấy rồi cộng lại tính theo hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo, tổng số đều bằng nhau hết. Ở đây có một hình vuông với nhiều ô, có 4 ô không có số.

Do vui de hoc 95 01.jpg

Các em phải tìm ra 4 con số ấy. Này nhé, khi tôi mở ra, các em hãy sẵn sàng. Bốn con số ở chính giữa là bao nhiêu? (A bấm chuông nhưng không trả lời được, đội B cũng không biết. Đáp án là 6, 7, 10, 11) ===> A=20+0=20; B=30+0=30

  1. Người nước nào đã phát minh ra máy ghi âm vào băng? (Người nước Đan Mạch) không đội nào trả lời được. ===> A=20+0=20; B=30+0=30
  2. Nobel hòa bình nào đã nói một câu: “Tôi muốn mọi người hãy nói rằng tôi là một đội trưởng của một ban nhạc đang kêu gào công lý?” Đây là một giải Nobel hòa bình. Ông này làm nhạc trưởng của một ban nhạc quái gở, thay vì ru ngủ người ta lại kêu gào om sòm và người đã bắn ông chết ngay. (Martin Luther King; B trả lời) ===> A=20+0=20; B=30+10=40
  3. Không có câu số 15; người dẫn chương trình đếm nhầm (nhảy số). Sau 10 phút tạm ngưng, MC Cao Thanh Tùng đã bắt đầu lại với câu hỏi 16 thay vì 15. Như vậy toàn bộ chương trình có tất cả 54 câu hỏi chứ không phải 55. Tuy nhiên, để tôn trọng lịch sử, chúng ta không đánh số lại các câu hỏi, mà chỉ đưa thêm vào câu hỏi 15 không liên quan đến chương trình mà là một câu hỏi dự đoán kết quả, dành cho khán thính giả để trám vào chỗ trống. [Câu hỏi 15: Liệu bạn Lê văn THẮNG đạo mạo đeo mắt kính cận, lên thay bạn Bùi văn Dũng có mang lại thắng lợi cho đội A không? Lời giải đáp phải đợi đến cuối chương trình mới biết].
  4. Hai câu Hán văn sau đây liên quan đến sự kiện lịch sử nào? “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục; Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Câu đầu “Đồng trụ” do Mã Viện dựng lên; câu thứ hai “Đằng giang” nhắc đến Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo) ===> A=20+10=30; B=40+0=40
  5. Vị Tổng thống Hoa Kỳ nào đã nói một câu bất hủ ngụ ý: “Một phiếu thuận và 7 phiếu chống có nghĩa là phe thuận thắng?” (Abraham Lincoln; A trả lời) ===> A=30+10=40; B=40+0=40
  6. Nước nào có con sông tên là Don? (Nga; A trả lời) ===> A=40+10=50; B=40+0=40
  7. Trong tế bào loài người có bao nhiêu nhiễm thể? (46; B trả lời) ===> A=50+0=; B=40+10=50
  8. Ở đâu có miệng núi lửa tên là Copernick? (Trên mặt trăng; B trả lời) ===> A=50+0=; B=50+10=60
  9. Năm 1908 người dân miền nào của đất nước đã nổi lên chống thuế của thực dân? (miền Trung; A trả lời) ===> A=50+10=60; B=60+0=60
  10. Ai đã được vua Gia Long khen tặng 4 chữ “Sùng Đức xử sĩ”? (Võ Trường Toản) không ai trả lời được. ===> A=60+0=60; B=60+0=60
  11. Một triết gia đã tự cho mình đã làm một cuộc cách mạng Copernick. Người đảo ngược mối tương quan giữa chuyển thể và thất thể? Hãy cho biết tên triết gia đó. (Kant) Không ai trả lời. ===> A=60+0=60; B=60+0=60
  12. Các em hãy kể 3 nguyên nhân chính đưa tới tham vọng đế quốc của Nhật Bản. ([1] sự phát triển kinh tế và dân số [nạn nhân mãn; dân số quá đông], [2] phe quân phiệt nắm quyền; A trả lời; [3] nhu cầu tìm kiếm thị trường; B trả lời) ===> A=60+7=67; B=60+3=63
  13. Ai đã lên nguyệt cầu lấy đất mang về xét nghiệm? (không có ai; A trả lời) ===> A=67+10=77; B=63+0=63
  14. Hồi Đệ nhị Thế Chiến ở nơi nào bên Đức bị dội bom nhiều nhất? (Vùng Ruhr; B trả lời Berlin, rồi Peenemünde; sai) ===> A=77+0=77; B=63-10=53
  15. Ở thế kỷ trước, nhà xã hội học nào của Pháp đã nói: “Tư sản, tức là ăn cắp”? (Proud’hon; B trả lời) ===> A=77+0=77; B=53+10=63
  16. Câu thứ 28, các em làm việc với tôi trên bảng, mời các em nhìn lên đó. Các em sẽ có 3 số {3.003; 30.003; 300.003} và các em trả lời cho tôi đúng số nào trong 3 số đó chia đúng cho 33? (003 và 300.003; đội A trả lời không có số nào [sai, trừ 10 điểm]; B trả lời 3.003 được 3 điểm) ===> A=77-10=67; B=63+5=68
  17. Con sông nào đã gây cảm hứng cho văn sĩ Mark Twain? (Mississipi; A trả lời) ===> A=67+10=77; B=68+0=68
  18. Các em cho biết tên thông dụng của một chất hóa học; tôi đọc tên của nó: glutamat monosodium, hay là glutamat mononatri. Chất đến từ tác dụng của acid glutamic. (Bột ngọt) Không ai trả lời được. ===> A=77+0=77; B=68+0=68
  19. Cộng hòa Nhân dân Trung hoa được thành lập năm nào? (1949; A trả lời) ===> A=77+10=87; B=68+0=68
  20. Vụ án Nhân văn giai phẩm ở Bắc Việt đã xảy ra năm nào? (1960; A trả lời 1958, rồi 1962 [sai, trừ 10 điểm]; B trả lời 1960) ===> A=87-10=77; B=68+10=78
  21. Tác giả nào ở thời kỳ giữa hai tờ Đông dương tạp chí và Nam phong tạp chí đã nói như thế này: “Chúng tôi cảm thấy xa lạ ngay trong nước chúng tôi”? (Phạm Quỳnh). Không ai trả lời được. ===> A=77+0=77; B=78+0=78
  22. Trong bốn chất kim loại, nhôm, sắt, mangan và thủy ngân, chất nào được tìm thấy từ thời tiền sử? (Sắt và thủy ngân; B trả lời “Sắt” thiếu “thủy ngân”) ===> A=77+0=77; B=78+5=83
  23. Các em làm việc với tôi trên bảng. Các em cho biết quốc tịch của các triết gia sau đây: Tôi mở ra, úm ba la, các em trả lời liền. (Edmund Husserl người Đức; John Locke người Anh; Diderot người Pháp; Kierkegaard người Đan Mạch; B trả lời) ===> A=77+0=77; B=83+10=93
  24. Hai dòng nước nóng và lạnh gặp nhau ngoài khơi nước Nhật tên gì? (Oya-Shivo và Kuro-Shivo; A trả lời Kuro-Shivo; B trả lời Oya-Shivo) ===> A=77+5=82; B=93+5=98
  25. Nghệ thuật thứ 7 là gì? (Điện ảnh; B trả lời) ===> A=82+0=82; B=98+10=108
  26. Người ta ước lượng số người chết ở Thế Chiến II là bao nhiêu? (Khoảng 30 triệu người) Không đội nào dám trả lời, sợ sai. ===> A=82+0=82; B=108+0=108
  27. Các em có 4 chất sau đây: bạc, chì, thủy ngân, tungsten; trong các chất đó, chất nào nặng nhất? (Tungsten; A trả lời “chì”; B trả lời “thủy ngân” [sai]) ===> A=82-10=72; B=108-10=98
  28. Năm 1967, tổng số than đá và than non do Trung Cộng sản xuất đứng hàng thứ mấy trên thế giới? (Hàng đầu; A trả lời) ===> A=72+10=82; B=98+0=98
  29. Ai đã lần đầu tiên bay qua Đại Tây Dương? (Charles Lindbergh; B trả lời Louis Blériot rồi đính chính Charle Lindbergh) ===> A=82+0=82; B=98+10=108
  30. Ai đã được trao tặng giải thưởng Nobel văn chương 1970? (Aleksandr Solzhenitsyn; B trả lời) ===> A=82+0=82; B=108+10=118
  31. Ở La Mã Giáo hoàng nào đã phong chức giám mục cho nhiều người da đen? (Pie XI). Không đội nào biết câu trả lời. ===> A=82+0=82; B=118+0=118
  32. Trong bốn nhóm máu A, B, AB và O, nhóm nào nhận tất cả loại máu? (AB; A trả lời) ===> A=82+10=92; B=118+0=118
  33. Các em làm việc với tôi trên bảng: Các em cho biết nguyên tên tiếng Anh và tiếng Việt các tổ chức quốc tế sau đây: (ILO: Tổ chức lao động quốc tế=International Labor Organization; ITU: Liên hiệp Viễn thông quốc tế=International Telecommunication Union) ===> A=92+0=92; B=118+10=128
  34. Các em cho biết tên của người Pháp đã sáng chế ra chữ cho người mù. (Louis Braille; A trả lời) ===> A=92+10=102; B=128+0=128
  35. Người ta thường nói bốn mùa và tám tiết, các em cho biết tám tiết. (Lập đông, lập xuân, lập hạ, lập thu, xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí; B trả lời) ===> A=102+0=102; B=128+10=138
  36. Tác phẩm nào của Jean-Jacques Rousseau có nội dung giáo dục? (Émil; B trả lơi) ===> A=102+0=102; B=138+10=148
  37. Xương dài do xương sụn biến thành. Xương sụn có bao nhiêu điểm hóa cốt? (3; A trả lời “2 điểm hóa cốt” [sai]) ===> A=102-10=92; B=148+0=148
  38. Bây giờ các em hãy làm việc với tôi trên bảng. Khi tôi mở bảng ra, úm ba la, các em cho biết 4 nhân vật có tên trên đó là người nước nào và nổi tiếng về gì. (Leonardo da Vinci là họa sĩ người Ý; Neil Armstrong là phi hành gia đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ lên mặt trăng; Homer là thi hào cổ nổi tiếng người Hy Lạp; A trả lời đúng 3 tên; tên thứ 4 Richard Strauss nhạc sĩ người Đức [đội A trả lời sai]) ===> A=92+5=97; B=148+0=148
  39. Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam dựa trên hiến pháp nào? (Đệ nhị Công hòa Việt Nam dựa trên hiến pháp ban hành ngày 2.4.1967; A trả lời) ===> A=97+10=107; B=148+0=148
  40. Câu hỏi 52 có hai phần, các em trả lời từng phần một. Phần thứ nhất: Thế vận hội sắp tới sẽ được tổ chức năm nào? (1972; B trả lời); Phần thứ hai: Thế vận hội vừa qua đã được tổ chức ở đâu? (Mexico; B trả lời) ===> A=107+0=107; B=148+10=158
  41. Đa số các nhà phê bình đồng ý thi sĩ nào là gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới? (Tản Đà; B trả lời) ===> A=107+0=107; B=158+10=168
  42. Tần số âm cơ bản phát ra từ một ống sáo tùy thuộc vào những yếu tố nào? (Tùy thuộc vào sự chuyển động của bầu không khí trong ống và chiều dài của ống; A trả lời) ===> A=107+10=117; B=168+0=168
  43. Cho biết tên các sinh tố tan trong chất glucid. (Sinh tố A, sinh tố C, sinh tố D, sinh tố K; B trả lời A, D và K, thiếu sinh tố C) ===> A=117+0=117; B=168+7=175

Hết giờ

Thí sinh xuất sắc nhất với tư cách cá nhân được bình chọn là: Huỳnh Quang Tiến, đội A—Chu văn An.

Mong rằng biên bản cập nhật này giúp các độc giả bàng quan theo dõi phần thu âm tốt hơn và nắm bắt rõ hơn là khi chỉ nghe suông phần thu âm, chữ được chữ mất và thưởng thức chương trình tốt hơn một cách khách quan, không cần cổ vũ cho đội A hay đội B. Giờ đây thắng thua chỉ còn là chuyện quá khứ. Công tâm mà nói, rất tiếc, bạn Lê văn Thắng đeo mắt kính thuộc đội A đã lên thay anh Bùi văn Dũng đã không mang được thắng lợi về cho đội của mình như mong đợi. Đây là lời giải đáp cho câu hỏi bổ sung số 15 nêu trên.

■ Nguyễn Việt Dũng, Petrus Ký 1964-71.

Saturday, March 26, 2022

Nghe luat su o My va nhung ngay con tre -- My young days and the practice of law in America

 In a pro bono case where I represented a Greek Political Philosophy professor at Catholic University in her tenure battle, under the supervision of Wilmer Cutler partner M. Carolyn Cox, I had the pleasure of meeting and deposing two eminent college professors in age-old political philosophy (talking Socrates, Montesquieu, Lenin, etcetcetcetc:  Dr. Thomas Pangle (who at that time was at the University of Toronto, after his famous-infamous tenure battle at Yale) and Harvey Mansfield at Harvard University.  In Toronto, I stopped by to see D.T.H. who had just arrived in the West from native communist Vietnam, in order to bring her some $$$ from me as a gift  (I left my hotel to ride the bus with her, took her to dinner, and then I emptied all cash from my purse and pressed it to her hand, before I took a taxi to the airport--I remembered one-hundred dollar bills I had taken out of the Bank for the purpose; I told the taxi to take her back to her abode, where she was the housemate of some old woman in Toronto.  We weren't even that close in Saigon at TV High School; never spoke to each other as a matter of fact! But she had looked me up and I gave her all of me, as much as I could give for the occasion!  Before Toronto somehow she had shown up first in Texas and then in Washington, and stayed at my home; I treated her like my own sister. Whatever she wanted from my apartment, Galveston TX and then Arlington, VA, she named it and she had it.).  In Toronto, I might have attended a Vietnamese event or wedding that weekend, where I sang some song, and got to see thay Dao Duc Hoang and his family...My memory is fading now...    

At Harvard, I forgot what I was doing...I was in the office of Hale & Dorr in Boston to depose Dr. Mansfield.  Boston was...cold, and Hale & Dorr was very classically Bostonian upper-class! I did my job!  In the conference room, I still remember how where I sat:  I was at the end of the conference table; the court reporter on my left, and Dr. Mansfield was on my far right, in the middle of the conference table. He had a very deep, throaty, and gentle voice.  Very mild-mannered.   

Both gentlemen were so kind and warm toward the young Vietnamese woman who deposed them (I had my questions all drafted and organized in advance, of course!) 

Of course, back then, I took my lawyer job for granted, and I didn't know, consciously, that I had stepped right into the elitist place of America! 

On that deposition trip, which highlighted my life as a young lawyer in the Capital City, assigned to controversial cases, I still carried VN faithfully on my shoulders, with my gentility and kindness toward DTH  (I held nothing back), and my appearance at the Vietnamese event in Tonronto, the weekend of the Thomas Pangle deposition!  (To this day, half a century later, never one word of thanks from this woman from TV HS!)   


https://en.wikipedia.org/wiki/Thomas_Pangle 




https://en.wikipedia.org/wiki/Harvey_Mansfield


Wednesday, March 23, 2022

Harvard Law grad running for mayor of Houston after unsuccessful bid for U.S.Senate

HER STATEMENT:  

"My background as a public finance attorney, my experience as a non-profit leader, and my ability to pursue and execute a bold, innovative vision makes me uniquely positioned to address our city's challenges. Our campaign is poised to make history; it is no coincidence that our launch occurs during Women’s History Month as I work hard to become Houston’s first African American female mayor.

Together, we will improve public safety, upgrade Houston's aging infrastructure to combat flooding, enhance our transportation system, grow our economy, bolster our housing stock, support our schools, repair the city’s finances, and improve the quality of life for all Houstonians!"




Tuesday, March 22, 2022

Mot the loai moi cho nhan dinh va phe binh van hoc: Từ Nguyễn Huy Thiệp đến Trần Vũ

trong bài viết là Nhật Ký, tựa đề cuả ban biên tập Đại Học Oregon viết là Nhật Kí, theo thể mới cuả việc hệ thống hóa chữ quốc ngữ được đề nghị ở miền Nam trước 1975 qua các nhà ngữ học miền Nam như Nguyể̃n Đình Hoà và Dương Đức Nhự, nhằm mục đích làm tăng trưởng số người ngọai quốc học tiếng Việt trong vấn đê ngoại giao và quảng bá văn học Việt trước quốc tế.   

https://usvietnam.uoregon.edu/nhat-ki-doc-truyen-tu-nguyen-huy-thiep-den-tran-vu



Sunday, March 20, 2022

Saturday, March 19, 2022

noi ve tho: am van dieu cua VN: SOLFEGE BAI THO DAY Y NGHIA CUA TRAN HOAN TRINH

bài thơ tình của thầy giáo dạy Toán, Trần Đại Tăng ( Trần Hoan Trinh)



Ta vẫn thương mình như thửơ xưa
Mình là nỗi nhớ những đêm mưa
Mình là hơi ấm chiều thu lạnh
Bóng mát che đầu lúc nắng trưa
Mình là sao sáng giữa đêm đen
Dẫn dắt ta qua mọi nẽo đường
Là bờ là bến trường giang lạ
Ta đổ thuyền neo tránh bao cuồng
Ta muốn đời ta luôn có mình
Mình là dòng máu chảy trong tim
Có mình trên bước đường lưu lạc
Thì ngại gì đâu chuyện thác ghềnh!
Ta vẫn gặp mình mỗi chiêm bao
Vẫn nghe mình thỏ thẻ ngọt ngào
Môi mình gắn chặt môi ta đó
Si đậmsay mê giống thửơ nào
Vẫn cứ thì thầm chuyện ái ân
Ta mình là duyên số trăm năm
Dẫu mai gió cuốn hương bay mất
Mình vẫn trong ta nguyệt giữa rằm

v/d AM VAN DIEU

Ta vẫn thương mình như thửơ xưa
Mình là nỗi nhớ những đêm mưa
Mình là hơi ấm chiều thu lạnh
Bóng mát che đầu lúc nắng trưa
Mình là sao sáng giữa đêm đen
Dẫn dắt ta qua mọi nẽo đường
Là bờ là bến trường giang lạ
Ta đổ thuyền neo tránh ba~o cuồng
Ta muốn đời ta luôn có mình
Mình là dòng máu CUẢ TRƯỜNG SINH
Có mình trên bước đường lưu lạc
Thì ngại gì đâu chuyện thác ghềnh!
Ta vẫn gặp NHAU chốn NGỌT NGÀO
Vẫn nghe mình thỏ thẻ chiêm bao
Môi mình gắn chặt môi ta đó
Si đẮm say mê giống thửơ nào
Vẫn cứ TÌNH DUYÊN NGHIÃ ái ân
Ta mình là  số cuả trăm năm
Dẫu mai gió cuốn hương bay HẾT 
Mình vẫn trong ta nguyệt giữa rằm

Miss Saigon The Movie in My Mind in Vietnamese lyrics

 


Thursday, March 3, 2022

ukraine: thế giới và những cuộc xâm lăng

Đầu thập niên hai ngàn, tôi viốt trong một bài khảo cứu luật được xuấ̉́t bản trong giới đại ḥoc Mỹ, rằng từ thập niên năm mươi -- khi chế độ thực dân gãy đổ, công pháp quốc tế, international law, đã cấm xâm lăng lãnh thổ. Nhưng tôi lại nhấc đến REALPOLITIK... Ngày nay trên Wiki, có một danh sách các vụ tranh giành lãnh thổ̃, chắc dài hơn số quốc gia thành viên Liên Hiêp Quốc. Không thấy có mặt trên list cuộc tranh giành quần đảo ở Biển Đông. Đa số các tranh giành lãnh thổ là tranh dành biên giới, hay tranh dành chủ quyền các vùng có chung tiếng nói, lịch sử. với quốc gia lân lận, gồm cả những cuộc tranh dành lả̃nh thổ giưã Nam và Bắc Hàn. Ngày nay, gần một thế kỷ sau thế chiến thứ hai, cuộc xâm lăng Ukraine: để kẻ mạnh hơn chiếm lấy tài nguyên và lãnh thổ như văn hoá thống trị trước kẻ bị trị, và cũng là để biến Ukraine thành vật thí thăn, cho Nga thử thách NATO và Mỹ? Tại sao bao lâu nay NATO từ chối không cho UKraine gia nhập vào NATO? Phải chăng là để tránh cuộc đụng độ với Nga? Rồi mai đây Nga và Trung Cộng lại bắt tay với nhau trong cuộc đôi co này??? Cuộc chiến tranh lạnh ngày xưa ̣-- biến người VN thành vật thí thân -- bây giờ có thể trở thành cuộc chiến tranh nóng và thế chiến thứ ba ̣(nhưng lần này không có Kennedy và Khrushchev)??? Kinh nghiệm cuả nhân loại: đồng minh bao giờ cũng có thể...bỏ chạy, và dân nước nhỏ chớ bao giờ giết lẩ̃n nhau để được tiếng chiến thắng nước lớn...Thế chiến thứ hai chấm dứt với hai trái bom nguyên tử. Tiếng khóc cuả nạn nhân: có thi sĩ nào ngồi ở nước nhỏ can đảm lắng tai nghe và hy vọng ngòi bút nhược tiểu sẽ thay đổi được định mạng cuả địa cầu, trước khi gông cùm đến khoá hay bẻ gãy ngòi bút̉ ???

all the "ERS" in a poem:

fair use excpetion to copyright: As a Father of Daughters Hannah Aizenman As a fathom of waters As a keeper of otters As a fan of the Dodgers As a foremost scholar As a leaver of mothers As a giver of quarters As a failure of rathers As a faithful supporter As we gather together As a fear of disorder As a phantom of operas As defender of borders As a frayer of wires As a friend of the doctor’s As an author of gospels As a field after slaughter Copyright © 2022 by Hannah Aizenman. Originally published in Poem-a-Day on March 1, 2022, by the Academy of American Poets.