Friday, November 29, 2019

rừng phong thu đã nhuộm màu quan san

 


...
Tôi vẫn thường yêu chiếc lá vàng
Khi buồn tôi chỉ biết lang thang
Tiếc thương một quãng đời xanh cũ
Đã úa như bài thơ dở dang

...
Và mỗi khi chiều chớm lạnh thu
Hàng cây thay lá giữa sương mù
Tôi đứng trông về bao lá chết
mà khóc thương mì̀nh kiếp lãng du
...
WND 1983

Thursday, November 28, 2019

Sunday, November 24, 2019

VIETNAMESE BOLERO OR TANGO OR WHAT IS IT? TO A NICE MELODY BY NGUYEN HUU THIET

the professional composers, please listen to the rhythm here and tell me whether it is the Spanish"bolero" or the Argentino Tango (using La Cumparsita's rhythm/tempo as the standard for Tango)?  Neither. This sounds more like the Tango to me, although many musicians have told me that the Vietnamese tango is no longer the real tango (I know that at least in couple's dancing, the vietnamese Tango has become a species in itself, not the Argentine tango nor the international tango...it's a vietnamese product)

The Vietnamese today call this song their "bolero," whatever that means.  I think "bolero" to Vietnamese today means something that they could get mushy mushy in singing, without too much vocal ability, something predictable, with a steady beat. 

The melody is by Nguyen Huu Thiet: very nice.  anything by Nguyen Huu Thiet has become a classique for Vietnamese...


Saturday, November 23, 2019

my favorite song SUN AND MOON





I love this song, the score, the lyrics and I love performing it with Ryan. It captured my younger days, although I did this one when I was 50+ years old.

***
There is a reason why I didn't want to stay just a lawyer, a judge, or a professor or to soar high in my profession...
...and how I might have broken my parents' heart wanting to travel this earth like a barefoot contessa...
Ryan and I had no practice. We just did it.

Friday, November 22, 2019

my favorite novel: The Sevigny Letters by William Eisner



no award, not even a (paid) Kinkus Review (I have never been too impressed with Kinkus Review or any review in America).
In my view, this novel is excellent in every aspect.  The author was a corporate executive, engineer, and writer. Only wrote two novels: this one and another one about corporate life (semini-autobiographical?)
This one was voted as best novel by some entity/some outfit/somebody (and myself):

https://www.amazon.com/Sevigne-Letters-Novel-William-Eisner/dp/1880909278https://www.amazon.com/Sevigne-Letters-Novel-William-Eisner/dp/1880909278

Thursday, November 14, 2019

I just want to be...wonderful (M.Monroe)

I just want to be...wonderful" (Marilyn Monroe)
WRITTEN 3 YEARS AGO, NOVEMBER 2016 AFTER THE PRESIDENTIAL ELECTION:

In the aftermath of the nation's "presidential crisis" type of election, I decided to google Huong Xua by Cung Tien...I found...myself listed as singing in the soprano range, and guess what...I found a new listener's comment, posted about 3 months ago. Calling him/herself Robeert Youngson (spelled with two e's in Robeert), the listener called me a "wonderful singer" and thanked me for bringing back his/her golden days, with the song. Surely the listener has to be Vietnamese to have his/her golden days tied to this piece of music.

There was a time when I, not yet 30 years old, left my mother and moved from Texas to Washington D.C. to work for the law firm of Wilmer Cutler, known in the legal community as "the lawyer's lawyer" -- a firm that has housed several presidential advisors: to Carter, Reagan, Bush (senior), Bush (junior), Clinton, and perhaps even to Obama (meaning now!). There, at Wilmer, I met the top of my profession. I then moved over to the SEC, an elite federal agency and the cops of Wall Street, credited for bringing about the downfall of very rich and powerful men like Ivan Boesky and Michael Milken. Before I resigned from my federal employment to return to Texas to be with Mom, I competed for the White House Fellowship competition and wrote an essay telling the perspective of a refugee girl looking at the White House from afar, having survived the end of the Vietnam War. With this essay, I was named regional finalist representing the Southwestern States (encompassing Texas). I ended up withdrawing from the competition, and accepted a municipal judgeship appointment in my "hometown" Houston. The White House Fellowship can wait, i reasoned. Well, I never reapplied.

While I was teaching law in Denver, I received emails from fellow Vietnamese telling me that i have under-performed their expectations...Why not the footsteps of Hillary, Condee, Justice O'Connor??? They complained. They expected this Viet girl who loved to sing and dance, who was first at this, first at that, to do better: she was to reach higher and go further, during a time when none of us had yet emerged as first this, first that, in all the "first places" in America -- the time when many of us were still crying SOS at sea, crowding Southeast Asian camps in despair, or barely sleeping a few hours after working convenient stores in low-income neighborhoods, or camping out in the Gulf of Mexico on shrimp boats (once burned by the KKK in the Seabrook tragedy that made headline news across America...Louis Mall also made a movie about the event).

Today, children of those Viet convenient store workers and shrimpers have gone to places where Trump went (Wharton University of Pennsylvania) and where the Clintons went (Yale Law School). The Ivy Leagues have Viet alums, not to mention other places, from Hollywood bylines to lists of political appointees. We can't run for president, but our children and grandchildren born here can, as they mature and learn from today's experience...

In 1920, American women earned the right to vote. Today, the country is yet to have a female president.

Tonight, listening to...my imperfect self singing Huong Xua in my pianist's living room (one can hear me turn the music sheets), I look back poignantly at my younger days and my time in Washington D.C.. I relive my naivete.

I realize now that the Viet girl who sang Huong Xua was the girl who did not want to follow footsteps of the ladies who seek the high (and visible) places in public service. In fact, once I did find an Attorney General's opinion in Texas, which stated that a female judge could not publicly sing opera while in office (what the heck!!!).

I would feel very sad if this election result was the punishment placed on Hillary Clinton because of her ambitions.

Well, thank you, Robeert Youngson, lover of Cung Tien's Huong Xua. Thanks for giving me the precious joy of knowing how, and why, ageless Marilyn Monroe must have felt at least once. She, the eternal symbol of femininity and also the tragedy of it, told the establishment of Hollywood studios, that all she ever wanted out of life was to be...WONDERFUL.

I am grateful to you, my fellow Vietnamese Robeert Youngson, for calling me...a WONDERFUL singer!


This version of Huong Xua is unique because it's bilingual (I wrote the English lyric and tried to sing it), AND, in the middle of the song was my pianist's playing of Chopin's Tristesse...Such as never done before, not even by Cung Tien.


I was 48 when this amateur tape was made...


Wednesday, November 13, 2019

Tôi muốn thấy hoa sen nở trên kinh đào Venice…

Thơ Xuôi và Tranh Thơ — L’Art Brut

Tôi muốn thấy hoa sen nở trên kinh đào Venice…
Tặng người bạn đã nhắn gọi tôi từ một chuyến tàu vô định
Từ dạo ấy,
bỏ đầm sen xứ Huế
và bây giờ,
hồn lãng đãng nằm mơ
I.
TÔI
Tôi là người đàn bà sau trên nửa đời người, muốn thấy hoa sen nở trên kinh đào Venice
Tôi muốn chèo thuyền giữa rừng sen xa vắng ấy, để cùng anh xây lại giấc mơ ở tuổi vừa thất thập cổ lai hy
Để cho em được ngủ yên một lần giữa đời xanh non nằm mộng thấy tiếng ai gọi linh hồn vừa khép
II.
CHO ANH
Hãy mở hồn đi anh
Không khoảng cách, không thời gian
Không còn vết nứt, vế chém, vết hận của hoài nghi và oán giận
Anh hãy vui đi, từ bữa cơm đạm bạc
từ câu chúc thanh nhàn
từ những buổi tối lười biếng, đắp chăn cũ mùa Đông,
dán mắt vào màn ảnh truyền hình, trò giải trí cuối cùng cho những con người rỗng túi
Hãy vui đi, anh yêu, dù trong ví chúng ta không còn Euro, Đô-la, ngay cả vé đi xe điện ngầm thành phố cũng vừa hết hạn
Vẫn cứ tung tăng đi anh,
Trên những ngõ hẻm của Paris, Budapest, và Prague
Anh sẽ đi theo tấu khúc của Mahler
Anh mở lòng đi anh,
không còn dấu diếm, không còn cửa đóng, không còn bóng đêm
tất cả là ánh sáng vì khí trời trong vắt
vì anh đã phóng tâm hồn qua quỹ đạo,
đã mở tung trái tim đón chào không gian vô tận
Đôi ta như hai vừng tinh tú,
sao hôm đã thành sao mai,
tan thành sương buổi sáng, trắng và trong như thơ Hàn Mạc Tử mơ về một Vĩ Dạ mênh mang:
“ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

“ Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”.
Ở đây, trong khoảnh khắc gọi là tình yêu tuyệt mỹ, giữa tôi và anh không còn màu đen của thất vọng
Tuổi đời cũng sẽ trắng tinh như chân tóc, chuyển hướng thành phút giây mình bất tử
Hít hương sen đi anh, cho thuyền lái buôn của phưong Tây trở thành thôn xóm quê nhà
III.
VÀ CHO EM
Đóng linh hồn lại đi em, một phút thôi,
để tâm tư yên nghỉ
“Linh hồn khép khẽ, khép khẽ”
Thay lời chị ru em, thay mẹ, thay bà
thay bụt, thay chúa, thay trời,
mà che chở cho em
Không,
Làm sao em chết được,
Dầu cho mặt trời có chết hẳn trong em,
Dầu ngoài vũ trụ kia, có ngàn sao vừa rụng xuống,
“Linh hồn khẽ, chỉ vừa khép khẽ”
một phút thôi
cho em yên lòng
dầu thế giới bao nghiệt ngã với em
(Như đã nghiệt ngã với những con người hiếu, trung, và tài sắc vẹn toàn)
Em có biết rằng,
trong đau đớn tận cùng,
của vũ trụ mênh mang này,
rất ít người được nghe thấy tiếng dỗ dành
“linh hồn khẽ, chỉ vừa khép khẽ”
“Linh hồn khẽ, khép khẽ”
nhắm mắt đi em, rồi mở vội mắt ra
Khi ánh sáng rọi vào tim em những niềm tin mới cho em quên đi nhọc nhằn của quá khứ
Hít hương sen đi em,
vào buồng phổi mệt nhoài,
Em hãy thiếp đi
để khi thức dậy,
em sẽ vòng hai tay, ôm tấm thân ốm gầy,
nương dần theo gót hài quân tử,
trên ngõ trúc thân yêu
mà can đảm tiến về định mệnh của mình,
với nụ cười thục nữ khi nàng hong tóc thề đen nhánh mà chào đón tương lai
IV.
CHO CHÚNG TA
Tôi là người đàn bà muốn thấy sen nở rộ trên kinh đào Venice
(Ở Hà Nội đầm sen giữa phố chiều đã được thay thế bằng khách sạn Daiwoo
Ở Huế đẹp và thơ, hạt sen thơm với trái nhãn lồng, tất cả đã được đóng hộp mang lên tàu, chở về Trung Quốc, cảnh trạng nguyên đi triều cống, chẳng còn chi để gởi lại cho mình như cốm non trong lá nõn nà, dâng về vương phi, gọi là chờ mong “ngài ngự”)
Ôi vàng son của một thời đã chìm thành trầm tích của tâm hồn
Vì thế,
một mình,
tôi sẽ đội nón lá
chèo chiếc thuyền nan,
cho anh,
cho em,
tôi sẽ vạch lối giữa rừng sen trên kinh đào Venice
Trong rừng sen của tư duy bát ngát này,
Ở tận trời Âu lấp lánh nước và trăng sao của những người lái buôn Tây Phương thời trung đại,
khi chiếc thuyền tôi dừng bến,
Venice trở thành Sông Hương
với tiếng chuông Thiên Mụ
và quá khứ chuyển hướng thành tương lai
Trong rừng sen của tư duy bát ngát này,
Ở tận trời Âu lấp lánh nước và trăng sao của những người lái buôn Tây Phương thời trung đại
thì anh và em,chị và em
vài con người hiếm hoi, đến với nhau vì định mệnh và niềm tin,
chúng ta cùng thấm hương sen trong buồng phổi đã miệt mài
cùng uống cạn màu sen xanh hồng vào đồng tử, sau khi mắt huyền đã rưng rưng giọt nước vì quá nhiều oan trái
khi thuyền tôi dừng bến,thì chúng mìnhtất cả chúng mìnhsẽ lập tức tìm thấy nhau

 © 2010 Dương Như Nguyện
Dương Như Nguyện
Dec. 3, 2011

Monday, November 11, 2019

the poetry of Cung Tram Tuong

Mùa thu Paris

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
...
Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu
Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì
Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời...
Chưa bao giờ buồn thế

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng
Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em, khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em...
Vạn vạn lý (Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)


Ngồi trùm lần bóng tối
Nhìn mây đi lang thang
Mây giăng xám hàng hàng:
Trời vào đông ảm đạm
Chấn song đan u ám
Sần sùi nhớp nhúa đen
Ran ran nhạc dế mèn
Nhởn nhơ cười chẫu chuộc
Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
Phà khói vào hơi sương
Xa xưa... trống lên đường
Tiếng quân hô hào sảng
...
Mưa về gióng lê thê
Nai kêu nguồn đâu đó
Xưa nay tù ngục đỏ
Mấy ai đã trở về?
...
Cõi sầu ta tinh khiết
Thép quắc vầng trán cao
Phong sương dệt chiến bào
Với máu xe làm chỉ
Đã đi trăm hùng vĩ
Xông pha lắm đoạn trường
Về làm đá hoa cương
Gửi đời sau tạc tượng
...
Gió về lay lau dậy
Sơn khê khói mịt mù
Ngà ngà nhấp thiên thu
Bay... bay... vạn vạn
Tráng sĩ hề tráng sĩ!

Saturday, November 9, 2019

BUU THIEP CUA NAM: Truyen Vua ̣(novella) -- phỏng vấn cuả Đài VOA thập niên 2000

lhttps://www.voatiengviet.com/a/postcard-from-nam-03-01-10-85823907/849214.html



'Tấm bưu thiếp đó cũng là biểu tượng của một cái gì to tát hơn chỉ là một tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé'

SAU ĐÂY LÀ BÀI TƯỜNG THUẬT CUÀ̉ VOA TIẾNG VIỆT, TRONG THẬP NIÊN 2000, KHOẢNG NĂM 2009, THỜI GIAN CUẢ CHÍNH PHỦ OBAMA: 


"Vào khoảng thập niên 80, khi vấn đề thuyền nhân Việt Nam là một đề tài nóng bỏng, luật sư Dương Như Nguyện, người luôn trăn trở với cuộc đấu tranh sinh tồn của những thuyền nhân Việt Nam trong các chuyến vượt biển cũng như tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, đã mong muốn có thể tự mình tới giúp những thuyền nhân này với tư cách là một luật sư và một tình nguyện viên. Tuy nhiên, do điều kiện công việc không cho phép, luật sư Nguyện đã không thể thực hiện được ước muốn đó, chính vì vậy bà đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ nỗi cảm thông đối với những thuyền nhân gặp hoàn cảnh khốn khó trong cuốn tiểu thuyết mang tên "Postcards from Nam" .

Bà là giáo sư ngành luật tại trường đại học Denver (2001-2011), nhưng được biết ngay từ thời trung học, cô nữ sinh Dương Như Nguyện đã từng là một cây bút sáng giá của trường Trưng Vương hồi đầu thập niên 1970: Giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Lễ Hai Bà Trưng, VNCH, tháng ba 1975.

Cuốn tiểu thuyết ngắn  -- novella -- được bà viết bằng Anh và đặt tên là ‘Postcards from Nam’. Dịch giả Nguyễn Thị Thanh Tâm ̣-- cử nhân Văn Khoa VNCH --  đã chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề ‘Bưu Thiếp của Nam.’

Cuốn tiểu thuyết nói về tình yêu tuổi thơ, đặt trong bối cảnh thuyền nhân trong thập niên 1980.

“Tôi lấy tựa truyện là ‘Bưu thiếp của Nam’ vì trong cuốn tiểu thuyết, nhân vật chính là một người gửi bưu thiếp mà không nói rõ mình là ai. 

"Bưu thiếp là biểu tượng của những nguồn tin đến từ xa, đồng thời nó cũng là biểu tượng của tiếng nói của ai  đó, đến từ một nơi chốn nào đó. Hoặc có thể là nguồn tin hoặc tiếng nói của cả một tập thể hoặc của một dân tộc, mà cá nhân ấy chỉ là một phần tử. Vì ý nghĩa biểu tượng của chữ bưu thiếp cho nên tôi mới đem hình ảnh tấm bưu thiếp vào cuốn tiểu thuyết này. Trong cuốn tiểu thuyết, có một người đã gửi bưu thiếp cho một người khác, nhưng đồng thời bưu thiếp đó cũng là biểu tượng của một cái gì to tát hơn, không phải chỉ là một tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé. "Nhân vật gửi bưu thiếp”  nói lên sự đơn độc cuà̉ mình, nhưng điều đó không có nghĩa tiếng nói chỉ̀ nằm ở hình thái cá nhân." 

Giáo sư Nguyện cho biết người kể chuyện -- narrator, không phải nhân vật chính -- là một phụ nữ trẻ làm nghề luật.  Cuộc đời nghề nghiệp của cô ta rất trôi chảy và không dính dáng gì nhiều đến vấn đề thuyền nhân VN. Một buổi sáng cô ta nhận được một vài cánh bưu thiếp của một người Việt Nam viết bằng tiếng Việt, gửi từ Đông Nam Á, nhưng cô ta không nhận ra người đó là ai, vì họ không ký tên nogoại trừ chữ "Nam," và cô ta không nhớ được đã quen biết với người này như thế nào.  Những lời viết nguệch ngoạc và ngắn ngủi trong bưu thiếp rất chân tình, làm cô xúc động.

“Câu chuyện bắt đầu từ đó.  Người con gái quyết định đi tìm chủ nhân những tấm bưu thiếp.  Những tấm bưu thiếp này do chủ nhân làm lấy, vẽ lấy, cho nên tiểu thuyết mới có tựa là “Bưu thiếp của Nam”
 -- Poscards from Nam. Đến cuối truyện, cô ta mới biết rõ người gửi là ai. Chữ "cuả" là quyết định cuả dịch giả.  

Người kể chuyện đi tìm tác giả của tấm bưu thiếp.  Sau khi bí mật được giải tỏa, cô ta hồi tưởng lại tác giả của những bưu thiếp đó là ai, ngay từ quá khứ cuả chính mình. Cô ta đã bị hội chứng "quên" do dồn ép cuả quá khứ. 

Một điểm đặc biệt nữa. Sau khi bí mật được giải tỏa, người con gái ấy tự làm một lời hứa với chính mình. Ở đây, trong cuộc ph̉ỏnv vấn cuả Đài VOA, tôi không nói rõ đó là lời hứa gì, nhưng hy vọng độc giả đọc bản tiếng Việt sẽ tự suy ngẫm về lời hứa đó. Thành ra truyện nói về tương quan, tương kết và xự tìm kiếm, liên lạc giữa hai người,một người viết và một người vẽ, cả hai người đều tự học và bị chia cách bởi Thái Bình Dương.”

Khi được VOA hỏi tại sao tác giả tiểu thuyết lại lấy bối cảnh thuyền nhân cho cuốn tiểu thuyết của mình vào thời điểm này, khi mà cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nay, và vấn đề thuyền nhân Việt Nam hiện không còn là một vấn đề nóng bỏng thu hút tin tức trên thế giới, giáo sư  giải thích:

“Tác phẩm này chính ra tôi thai nghén từ năm 1985.  Lý do mà tôi chọn chủ đề và bối cảnh nói về thuyền nhân vì năm 1985 tôi đang làm luật sư ở vùng Hoa Thịnh Đốn.  Trong thời gian đó tôi làm thiện nguyện cộng tác với Uỷ ban luật sư đoàn chuyên về các dịch vụ thiện nguyện ở NY và Washington, đượ́c thà̉nh lập bởi Chính Phủ Kennedy.  Trong khoảng thời gian thập niên 80, vấn đề rất nan giải có liên quan đến người Việt là vấn đề thuyền nhân, và vấn đề người tị nạn ở các trại tị nạn Đông Nam Á. Cũng trong khoảng thời gian đó, có quyết định của bà thủ tướng Anh gửi trả một số người tị nạn Việt Nam về lại Việt Nam.  Đó là những vấn đề mà một số các luật sư thiện nguyện ở New York và Washington đã quan tâm đến. Khi ẩ́y, tôi đang làm việc về thương mại và tố tụng. Tôi  có ý định muốn bỏ việc làm một thời gian để đi làm dịch vụ thiện nguyện ở các trại tị nạn Đông Nam Á, nhưng sau đó tôi đã không làm được điều này. Vì thế tôi luôn luôn có thôi thúc muốn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên bối cảnh thuyền nhân.”  

Đài VOA hỏi:  

Đối với độc giả trong nước, nếu được đọc cuốn tiểu thuyết này, họ sẽ nghĩ sao? liệu rằng khi nhắc lại vấn đề thuyền nhân, nhắc lại những thảm trạng của thuyền nhân, liệu độc giả trong nước có nghĩ một số người Việt ở hải ngoại không muốn bỏ qua những thù hận trong quá khứ để hướng tới tương lai? Và cuốn tiểu thuyết này giúp gì trong sự hàn gắn giữa hai bên?

Giáo sư Nguyện giải thích rằng tác phẩm của bà hướng tới cả độc giả, hải ngoại lẫn trong nước, và hơn thế nữa văn chương tiểu thuyết và văn chương sáng tạo có giá trị cần phải đóng góp và nói lên một phần nào tri thức và trải nghiệm đời người.  Kinh nghiệm di dân vô cùng quí báu trong vấn đề tri thức chung của nhân loại, cần phải ghi lại cho thế hệ mai sau.

Bà nói rằng kinh nghiệm di dân và thảm cảnh VN cũng chính là kinh nghiệm lập quốc của nước Mỹ. Vùng đảo Ellis là nơi đón nhận những người di dân từ châu Âu. Nơi đây đón chào những con người đã bị bỏ rơi, bị đau khổ, đàn áp, muốn đi tìm một vùng đất sẽ đón nhận họ…” Bà trích lời một thi sĩ Do Thái từ đầu thế kỷ 20.  

Bà nói thêm (thời điểm chính phủ Obama): “Ngày hôm nay, vị tổng thống da màu đầu tiên đang làm việc ở Tòa Bạch Ốc, thì điều đó có nghĩa là giấc mơ “Mỹ” đã được toại nguyện.”

Bà nói từ thời lập qúốc cho đến giờ, đã mấy trăm năm, điều đó có nghĩa là chúng ta không nên nhắc đến những câu chuyện di dân của nước Mỹ?  Chúng ta có nên kết luận rằng kinh nghiệm của đảo Ellis, và kinh nghiệm người di dân từ Âu Châu đã lỗi thời, và vì thế chúng ta không nên sống lại những thảm cảnh của Âu Châu? Nhìn dưới khía cạnh và hình thức ấy, thì Postcards from Nam không bao giờ lỗi thời, mà cũng không gây chia rẽ.

Giáo sư Nguyện nói thêm rằng độc giả Việt Nam ở hải ngoại có tự do tư tưởng, có thể mở cửa đón chào độc giả người Việt trong nước.  Vì vậy, bà không nghĩ rằng có một ranh giới nào giữa độc giả hải ngoại và độc giả trong nước về khía cạnh tình người, khía cạnh nhân bản hay khía cạnh đi tìm cái đẹp cho nhân loại. Nếu có ranh giới, đó là do hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, và bà cho rằng tất cả những ranh giới đó, nếu có, đều không đặt trên giá trị trường cửu, mà giá trị trường cửu theo bà phải là giá trị của con người đi tìm cái đẹp, giá trị chung của nhân sinh.

Bà nói rằng những thảm cảnh của con người cần phải được hiểu trong tinh thần nhân bản bởi bất cứ ai mang kiếp làm người, ở bất cứ hoàn cảnh hay bối cảnh nào. Việc hiểu thấu đáo và chấp nhận những khuynh hướng hay cái nhìn từ hải ngoại là ở trái tim độc giả yêu chuộng văn chương và sự trung thực của ngòi bút, và còn tùy thuộc vào vấn đề một tác phẩm có bị chính quyền cấm đoán hay không.

Theo bà, hải ngoại hay trong nước chỉ là ranh giới chính trị, biên cương mà thôi.  Môi trường của nghệ thuật và kinh nghiệm nhân sinh thì không hề có ranh giới, không gian tính hay thời gian tính.

Một trong những độc giả đầu tiên của cuốn tiểu thuyết  ở Paris, viết cảm nhận về cuốn tiểu thuyết này như sau, Đài VOA trích dẫn: 

‘Bài học mà ta phải rút ra từ cái đẹp trong “Bưu Thiếp Của Nam” không phải là bài học về tác phong anh hùng, đúng, sai, xấu, tốt, mà là bài học về tình người và về nguồn mạch tinh thần của một tập thể. Hiểu như thế, cái đẹp không hề áp đảo một ai, nhưng trái lại, trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, trong từng ngày, ở từng giây phút, nó đã an ủi và nâng đỡ hàng triệu người bị dìm trong tai biến, và có thể nó đã giải thoát vĩnh viễn một số cá nhân …’

Bản tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết đã được in tại Nhà xuất bản Văn Mới ở California, và giáo sư Nguyện cũng hy vọng sẽ mang tới độc giả Mỹ cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh trong thời gian tới, giải thích vì sao người con gái trong Postcards From Nam" quên bẵng quá khứ về̉ tác giả các tấm Bưu Thiếp. 

LS Dương Như Nguyện, với bút hiệu hiện đại, Ng. Nicole Dương,  là tác gỉả bộ ba tiểu thuyết lịch sử -- trilogy -- nói về kinh nghiệm di dân cuả người tỵ nạn VN tại Hoa Kỳ.  Bộ ba tiểu thuyết này ra đời trong khoảng gần hai thập niên từ 2005 đến 2011, hiện giờ vẫn tiếp tục lưu hả̀nh trên mạng lưới, xuất bản bởi Lake Union, một nhà xuất bản Hoa Kỳ chuyên về tiểu thuyết thương mại và tiểu thuyết lịch sử. 

Bà cho bíết thêm: bộ ba tiểu thuyết đã ra đời là việc bà̉ trả món nợ nguồn cội, nhằm tặng song thân và gia đình, trong thời gian bà hành nghề luật cho tác công ty lớn cuả Hoa Kỳ̉ và dạy luật toàn thời gian.  Vì thế bà chưa hề có một ̣đại diện maị bản -- literary agent -- để hỗ trợ con đường víết văn.  Bộ ba tiểu thuyết được tìm thấy bở AmazonEncore, sau này là Lake Union, không hề được phiên dịch ra các thứ tíếng khác (ngoaị trừ hai dịch giả người Việt: tiến sỉ̃ Linh Chân Brown-(Mrs.) Đàm Quang Hưng, và Giáo Sư (Mrs.) Đoàn Khoách--Thanh Tâm (Nguyễn Thị). Bộ ba tiểu thuyết cũng không được gủi đi dư thi các giải thường văn chương ở Mỹ, ngọai trử ban tổ chức giải International Book Awards, họ tìm thấy tiểu thuyết cuà̉ bà ở một triển lãm cuả Amazon tại Nữu Ước.  Ủy ban này lập tức trao giải International Book Awards cho Mimi and Her Mirror và Postcards from Nam, năm 2011, hai cuốn cùng một lúc cho phân loại "tiểu thuyết đa văn hoá."  

"Việc tìm mại bản văn chương, tìm nhà xuất bản, dư thi các giải văn chương, tìm dịch thuật thị trường Âu Châu hay Á Châu, truyện phim, vân vân, sẽ phải là việc theo đuổi văn chương toàn thời gian sau khi tôi về hưu."  Có lẽ trễ, theo tuổi tác, nhưng đó là cái gỉá tôi phải trả vì quyết định muốn có sự độc lập cá nhân khi chọn nghề luật thương mại ở các công ty lớn, thập niên 1980, và dạy luật thương mại tại một đaị học tư cuả Hoa Kỳ, thập niên 2000.  Quyết định ấy đúng hay sai cũng vẫn là quyết định cuả tôi, một trong những người Việt trẻ, chưa ăn sinh nhậ́t 18 tuổi, năm 1975, đã chọn con đường ấy, ở thời điểm ấy."