Friday, January 19, 2018

DONG SONG XANH HAT CHO TV For my high school in VN -- truong nu trung hoc TV 1968-1975 (performance from 17 years ago)


Memory shared with Co Ninh, our professor, and the reunion of 2000 in Houston. Ky niem voi Co Ninh tu VN den, va cac chi TV Houston dai hoi hai ngoai nam 2000:

Tuesday, January 16, 2018

FOR VIET LISTENERS: TRA LAI ANH YEU lyrics and vocal by Duong Nhu Nguyen; art poster, guitar & accompaniment arrangement: by my brother in spirit


CREDIT LINE:  Photo by Son Tong, copyright Singapore, artwork in pastel 
"Kiep Nao Co Yeu Nhau" (A Life Time to Love) by DNN copyright 2017 


TO SIR WITH LOVE -- TRA LAI ANH YEU

Như tôi đã nói, tôi hát TRẢ LẠI ANH YÊU do tôi đặt lời mới  năm 2017 cho nhạc Phạm Duy cũ trước 1975 để tặng đồng bào V.N. (tất cả những ai không phản quốc, không mạ lỵ, không lưà đảo, không gian dối, không hại người, không bán rẻ linh hồn, và không làm ô nhục chính chủng tộc và cội nguồn cuả mình--những ai biết nghĩ): những câu hát này nói lên tình yêu tôi dành cho cố hương qua hình ảnh một người...không tên.  Nếu không có cậu em trai kết nghiã nghệ sĩ đã gặp tôi từ lúc tôi vưà mới xong teenager cuả thời niên thiếu (cuối thập niên 70) thì đã không có "đặc sản" này.  He has asked to remain anonymous.

Lời Việt cho bài hát, tôi viết như một bài thơ bốn chữ, dưới đây ̣̣(xin cam on su dong gop ve đánh dấu cua anh TNB; như tôi đã nói, tôi không đủ thì giờ, và vì thế nếu độc giả VN muốn đọc những gì tôi viết hay nghe tôi hát thì làm ơn giúp tôi như một số ḅan đồng hương hiếm hoi đã giúp):

TRẢ LẠI ANH YÊU Trả lại anh yêu Tiếng cười tuổi trẻ Lâu đài tình yêu Của thời niên thiếu Cuộc đời ngây thơ Không còn xanh nữa Tiếng kêu oan hồn Của dân tôi buồn Trả lại anh yêu Ván bài lịch sử Của đời gian nan Con người ta thán Đường dài tôi đi Cho dù thiên lý Phút xuôi tay nằm Viết tên Lạc Hồng Tôi vẫn yêu anh Bằng tình thân thánh Ánh mắt trong xanh Mộng vàng trung chính Dưới ánh trăng thanh (Hay) mặt trời tươi sáng Tôi sẽ vinh danh Tình yêu huy hoàng Tôi vẫn yêu anh Một đời cho hết Trong trái tim son Chẳng cần lý thuyết Tôi sẽ yêu anh Trọn đời không nguôi Tôi đã yêu anh Tình yêu tuyệt vời Trả lại anh yêu Câu thề hạnh ngộ Không người tung hô Chẳng cần vũ khí Vì đường tôi đi Cho dù không đến Phút giây tương phùng Vẫn mơ nghìn trùng Trả lại anh yêu Trả lại anh yêu 
Mối tình non nước...

DNN C 2017

FOR THE LINK TO MY COMMENTARY ON THE MEANING OF MY WORK, SEE:

http://voiceofduongnhunguyen.blogspot.com/2017/12/new-lyrics-for-old-vietnamese-song-pre.html

Sunday, January 14, 2018

FOR VIET READERS: DIFFERENCES IN EDUCATIONAL SYSTEMS AND THE MEANING OF "PROFESSORSHIP"

Ý NGHĨA CHỮ GIÁO SƯ – PROFESSEUR – PROFESSOR -- Ở VNCH, VN bay gio Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia, PHÁP, và MỸ.
Năm ngoái tôi gh́é vào dự một buổi ra mắt sách cuà cộng đồng VN và có nhiều người bàn tán về danh xưng cho thầy giáo và vấn đề qíáo dục tư nhân do chính các tổ chức cộng đồng đào tạo. Sau đó tôi có dịp nghe thấy một cô ca sĩ trẻ hát cho cộng đồng VN nhận mình là một phần tử cuả ban giảng huấn một đại học Hoa Kỳ. Vì thế, tôi sẽ giải thích v/d ngôn từ và danh nghiã "giáo sư." Đây là một danh từ liên quan trực tiếp đến hệ thống giáo dục và việc bổ nhiệm thầy giáo, mỗi xã hội mỗi khác.
A. VNCH trước 1975: Giáo sư là danh từ dùng chung cho người dậy trung học hoặc đại học (khac voi giao vien day tieu hoc). Đây là danh từ dùng theo hệ thống và giong nhu ngôn ngữ của Pháp. Le professeur có thể là giáo sư trung học. Cô giáo cũng vẫn là “Le professeur” vì danh từ này là masculin.
B. Viet Nam bay gio, CHXHCNVN: Đã thay đổi ngôn từ này. Thầy giáo từ tiểu học lên đến đại học được gọi là “giáo viên.” Tại sao? Vì hinh nhu hệ thống giáo dục của thể chế cộng sản đòi hỏi “Phó giáo sư” và “Giáo sư” phải do Đảng và chính quyền bổ nhiệm. Chúng ta có thể hiểu tạm “Phó giáo sư” và “giáo sư” có thể tương tự như ở Mỹ, nói về thời gian ở chức vụ, nhưng điều đó cũng không sát nghĩa lắm và không chính xác, vì ở Mỹ, "phó" hay khong "ph́ó́," đều là giáo sư thực thụ, dậy toàn thời gian, khác nhau là thời gian ở nhiệm kỳ, và ở Mỹ không có vụ chính quyền hay đảng phái bổ nhiệm giạ́o sư bao giờ cả, trường công hay trường tu thi cung the.
C. Ở PHÁP: Nhu da noi, Professeur dậy trung học hoặc đại học. Ở hệ thống đại học, professeur đòi hỏi phải có bằng cấp hậu tiến sĩ (thạc sĩ), một chu trình bổ nhiệm có tính cách quốc gia rất khó khăn, có kỳ thi vấn đáp.
Chữ “thạc sĩ” của Pháp và VNCH có nghĩa là bằng cấp hậu tiến sĩ.
Còn ở Viet Nam bay gio, CHXHCHVN, thạc sĩ có nghĩa là bằng “cao học” ngày xưa, mức độ Master’s degree, tức là “hậu cử nhân.”
Rieng o Mỹ, trong ngành luật, thì bằng "thac si" co nghia la hậu tiến sĩ, vì bằng đầu tiên trong nghề luật la Doctor of Jurisprudence, là một bằng hậu cử nhân và ḥoc trình tương đương với tiến sĩ hàn lâm, nhưng giá trị thì còn tùy vào danh tiếng cuả đại học.
D. Ở MỸ: Chữ professor chỉ có thể dùng cho người dậy đại học, toàn thời gian, thường thường phải có tối thiểu là bằng tiến sĩ hoặc hơn nữa là hậu tiến sĩ, và phải được đại học bổ nhiệm vào một tiến trình ngạch trật của đại học công nhận, gọi là tenure track.
Chữ professor ở Mỹ thuong thuong không thể dùng cho người dậy bán thời gian, không được bổ nhiệm theo ngạch trật của đại học.
Những người không được bổ nhiệm vào quy chế ngạch trật đại học thường thường có những vị trí được gọi là lecturer, instructor, dịch ra tiếng Việt có thể là “giảng viên.”
Riêng về những ngành cần có thi hành nghề như luật, y khoa, thì còn phân biệt clinical professor – những giáo sư dạy thực hành – khác với những giáo sư thường trực, toàn thời gian, được quyền dậy lý thuyết.
Những ai dậy buổi tối, vì đi làm toàn thời gian ngoài việc dạy học, thì được gọi là “adjunct,” nhưng điều đó không có nghĩa họ đương nhiên trở thành “adjunct professor,” vì danh từ professor chỉ dành riêng cho những người được bổ nhiệm thực thụ theo quy chế ngạch trật đại học toàn thời gian mà thôi.
Dậy buổi tối, bán thời gian, thì không thuộc về quy chế ấy, trừ khi đại học có một quy chế đặc biệt, được ban lãnh đạo cho ph́ep dùng chữ “adjunct professor” cho những người dậy buổi tối -- trường ban cho những ai dậy buổi tối chức vị ấy, vì họ có kinh nghiệm và học vấn tương đương với giáo sư thực thụ.
Còn những ai phụ tá giảng huấn cho professor để trông coi, huấn luyện sinh viên (thường thường là các sinh viên cao học), thì được gọi là “graduate assistants,” vừa đi học vừa đi làm, họ không phải là professor, mà chỉ là trợ tá cho giáo sư.
Như vậy, ở Mỹ, khi người Việt gọi ai là giáo sư, có thể là gọi theo nghĩa tinh thần, tôn trọng chức vụ và địa vị dậy học ở VN, vì ở VNCH trước đây, dạy trung học cũng như đại học đều tốt nghiệp sư phạm.
Chữ “giáo sư” hay professor trong nghĩa ấy không có nghĩa là giáo sư thực thụ được bổ nhiệm theo quy chế đại học ở Mỹ, được công nhận theo quy chế tiến chỉ toàn quốc (accreditation).
Ở VN và theo nghĩa tiếng Việt, chữ “giáo sư” rất phổ thông, không có nghĩa cấp bậc hay chức vụ, mà là có nghĩa nghề nghiệp và sự tôn trọng kiến thức cuả quần chúng, vì dậy VN hay dậy ở Mỹ, trung học hay đại học, dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng là thầy giáo, và vì văn hoá VN kính trọng thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” (Đây là câu ngạn ngữ chữ Hán mà một phụ huynh học sinh ở Denver đã nói với trong thời gian tôi là law professor dạy con gái ông ta. Tôi vô cùng cảm động và nhắc lại ở đây để nói lên cái đẹp nho nhã cuả văn hoá VN về hình ảnh thầy cô. Trong thời gian tôi dạy luật là giao su toàn thoi gian, bo nhiem ở Denver, tôi chỉ có 2 học trò gốc Việt, nhưng rất nhiều ḥoc trò thế hệ thứ hai, thứ ba, etc., gốc Á cũng như học trò da màu, và tôi đã mướn rất nhiều sinh viên ngoại quộ́c hoặc da màu làm "graduate assistants.")
Tuy nhiên, ở Mỹ neu gọi “graduate assistants” cho những ai chưa hề đứng trên bục gỗ (̣không được bổ nhiệm theo quy chế ngạch trật) ngang xuong là professor hay faculty, thì không ổn chút nào. Đo là một sự mạo nhận danh nghiã. Chỉ có professor mới thuộc về ban giảng huấn (faculty) ở đại học bốn năm trở lên mà thôi.
Xin noí thêm một tiêu chuẩn nưã: trong thời gian dạy ở Denver, dĩ nhiên tôi phải chỉ đạo luận án cho sinh viên tốt nghiệp chương trình J.D. hay thạc sĩ luật, nhưng đặc biệt vì lý lị́ch nghề nghiệp và khảo cứu cuả tôi, tôi được một số sinh viên tiến sĩ hàn lâm Ph.D. ngoài trường Luật mời vào uỷ ban tư vấn và chỉ đạo cho luận án tiến sĩ cuả họ, nhậ́́t là những đề tài luận án cuả các sinh viên tộ́t nghiệp t̀ừ trường cao đẳng liên bang quốc tế ̣-- Graduate School of International Studies -- nơi đã cấp bằng tiến sĩ cho cựu ngoại trưởng Condeleeza Rice cuả chính phủ Bush. Đây là kinh nghiệm đáng nhớ trong đời dạy học cuả tôi và là niềm hãnh diện cá nhân, hiếm khi xầy ra cho giáo sư luật. Tôi nhắc đây để nêu một tiêu chuẩn định giá: muốn biết có là giáo sư đại học thực thụ ở Mỹ (university professor) hay không, thì cứ việc tìm hiề̉u xem vị giáo sư đó đã từng chỉ đạo luận án tiến sĩ hay tương đương tiến sĩ cho sinh viên hậu đại học ̣(Ph.D. candidates or equivalent).
Và thường thường nếu đã là university professor, ambassador, president, thì có thể luôn luôn được coi là nằm trong những chức vị và chức năng đó, cho dù đã hết nhiệm kỳ, về hưu, hay từ chức. (Lay mot thi du khac, nôm na hơn, mot diva cua am nhac cổ điển cho du da gia` va mat giong, co nhieu khi da qua do`i, thi cung van la diva trong mat khan gia va the gioi am nhac/nghe thuat trinh dien.)
Tôi sẽ giảng nghĩa thêm về sự khác biệt trong quy chế giáo dục giữa Pháp và Mỹ ở một dịp khác, vì đây là hai cơ chế giáo dục đã đào tạo ra nhiều trí thức VN ở thế kỷ hai mươi cho đến bây giờ.
DNN 2018.

Saturday, January 13, 2018

ENORMOUS TALENT SUMI JO, ONE OF THE WORLD'S GREATEST SOPRANOS, SANG BROADWAY IN ENGLISH: UNSURPASSED SINGER; GREAT ACTRESS


This shows that great musicians/vocalists cross language barriers. they are talented at multi-languages as part of their musical skills. The two examples are the late Dmitri Hvrostovsky and Asia-pride Sumi Jo above.

The below shows her in one of her better, more stream-lined dresses, from Phantom of the Opera:




Friday, January 12, 2018

SỰ KHÁC BIỆT TỔNG QUÁT GIỮA GIÁO DỤC HOA KỲ VÀ PHÁP -- PHỎNG VẤN DNN CHO NHẬT BÁ́O NGÀY NAY, HOUSTON, THỰC HIỆN BỞI LƯUU VĂN DÂN Ở̉ PARIS MÙA THU NĂM 2010

DNN  in Paris with French actress and journalist Claude Sarraute, Ile de la Cite Fall 2010
NOTE:  DNN (NN) có mặt tai Paris cuối thu 2010 để dự hội nghị quốc tế do LS Đòan Hoa Kỳ ̣(American Bar Association) tổ chức. Bà đã gặp gỡ Ông Luu Van Dan, cuu hoc sinh Lycee Yersin Da Lat, truoc kia la nhan vien lien lac bao chi/dich thuat cho Phủ Tổng Thống VNCH, và là cộng tác vien cua nhat bao Ngay Nay, Houston, do các ông Nguyen Ngoc Linh va Truong Trong Trac chủ trương (hai ông thuộc giới bao chí cua VNCH truoc 1975).  Cuoc phong van dưới đây nói về van hóa Phap, và so sánh tổng quát sự khac biet giua giáo dục Phap va giáo dục My.  Đồng thời cuoc phỏng vấn có nhắc đến việc phát triển cộng đồng cho nguoi gốc Việt, nhất là về v/d bầu cử người goc Viet vao cơ chế công quyền  của dòng chính tại các địa phương Mỹ. Ngoài gia tri giáo dục tổng quát của cuộc phỏng vấn, vi năm 2018 sẽ có cuoc bầu cử địa phuong ở Houston, bai phong van này vẫn có thời gian tính, lúc này.  Xin đăng lại ở đây cho người đọc tiếng Việt.    

PHỎNG VẤN NHÀ VĂN DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
(CỰU THẨM PHÁN THÀNH PHỐ HOUSTON) TẠI PARIS

* LƯU VĂN DÂN thực hiện tại Paris, mùa thu 2010

Lời Giới Thiệu [cua Nhat Bao Ngay Nay]:  Ba cuốn tiểu thuyết về đề tài người Việt tỵ nạn tại Mỹ từ 1975 của Dương Như Nguyện sẽ được Amazon Encore xuất bản vào mùa Xuân 2011. Đây là lần đầu tiên cả 3 tác phẩm của cùng một tác giả gốc Việt được một nhà xuất bản Hoa Kỳ cho ra đời cùng một lúc. Amazon sẽ phân phối 3 cuốn tiểu thuyết này ở thị trườngBắc Mỹ và Âu Châu.

Cuộc đàm thoại giữa Lưu Văn Dân và Dương Như Nguyện được chia làm 2 phần: Phần thứ nhất nói về nước Pháp trong trào lưu toàn cầu hóa, tự do bình phẩm, phát triển cộng đồng, giáo dục và văn hóa đối chiếu: Mỹ, Pháp, Việt. Phần thứ hai sẽ nói về vấn đề xuất bản sách trong dòng chính để giúp đỡ các nhà văn gốc Việt muốn góp mặt vào dòng chính.

HINH 1:  Ông Bà Lưu Văn Dân cùng Dương Như Nguyện tại Ile St. Louis, Paris, tháng 11, 2010.

HINH 2:  Dương Như Nguyện và Bà Claude Sarraute tại tư gia nhà văn hóa Pháp gốc Nga, tại trung tâm thành phố Paris.

[hi`nh đăng ở Ngày Nay, Houston, cuối năm 2010]

PHẦN MỘTCUẢ CUỘC PHỎNG VẤN:

LVD:  Chị xuất thân từ trường trung học Trưng Vương Sàigòn trước năm 1975, được Việt Nam Cộng Hòa trao giải văn chương toàn quốc Lễ Hai Bà Trưng, và chị đã tạo dựng một nhân vật tiểu thuyết tiêu biểu cho cái chết của lãng mạn tính trong văn hóa Pháp ở Đông Dương. Vậy chị có liên hệ đặc biệt gì với văn hóa Pháp?

DNN: Ai đi vào văn chương nghệ thuật (chữ nghĩa, âm nhạc, và hội họa) mà không công nhận chỗ đứng của văn hóa thời đại Phục Hưng (Renaissance) ở Âu châu trên toàn thế giới? Văn hóa Pháp là một phần dồi dào của văn hóa Phục Hưng (không dính líu gì đến chủ nghĩa thực dân của Pháp ở Đông Dương). Cũng chính văn hóa và giáo dục Pháp đã đào tạo ra nhiều nhà tư tưởng thế giới, cũng như một số nhà ái quốc Việt Nam.

LVD:  Chị đến Paris mùa thu này [2010] vì lý do gì?

DNN: Ba lý do: nghề nghiệp luật, vấn đề viết văn khảo cứu, và ý thích cá nhân: Tôi đến Paris để có dịp trò chuyện với nhà văn hóa Claude Sarraute, ái nữ của nhà văn quá cố Nathalie Sarraute, một trong những nhà viết tiểu thuyết Pháp lớn nhất của thế kỷ  (trước khi viết văn là luật sư thời thế chiến thứ hai). Bà Claude Sarraute là góa phụ của triết gia Jean-François Revel. Đồng thời tôi muốn gặp lại nhà văn-nhà báo Olivier Todd, người đã viết tiểu sử Albert Camus, và cuốn "Cruel Avril" về sự sụp đổ của miền Nam. Ông đã bỏ chút thì giờ đọc cuốn tiểu thuyết ngắn novella của tôi "Postcards from Nam", và Ông đã tỏ ra xúc động về hoàn cảnh thuyền nhân được mô tả trong truyện. Trước đây tôi đã có dịp phỏng vấn ông Todd theo lời yêu cầu của một số người Việt đồng hương.

Năm ngoái tôi dự định giảng dạy ở một trường thương mại tư của Pháp để có phương tiện làm "fellowship" về giáo dục. Tôi đã hoãn chuyến đi để năm nay dự đại hội luật sư đoàn Hoa Kỳ tổ chức tại khách sạn Westin Paris tháng 11 vừa qua. Đây là cơ quan trao chứng chỉ cho các đại học luật ở Hoa Kỳ.

 LVD: Xin chị nói thêm về hội nghị này.

DNN : Đây là cuộc họp mặt của luật sư Mỹ và luật sư chuyên về luật quốc tế trên toàn thế giới. Bà Bộ trưởng Kinh tế và Tài chánh của Pháp, Christine Lagarde, cựu giám đốc văn phòng luật quốc tế Baker & McKenzie, nơi tôi đã từng làm việc, là diễn giả danh dự của đại hội. Bà nói về việc khối các quốc gia G-20 khắc phục cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay, mà bà sẽ chủ tọa, nhân danh nước Pháp. Giải nghĩa thêm về khối G-20 là đề tài cho ngày khác.

LVD: Chị đến Pháp đã bao nhiêu lần? Xin chị vài nhận xét đối chiếu với Mỹ hoặc Việt Nam qua con mắt của một giáo sư dạy luật thương mại và luật quốc tế.  

DNN: Tôi đến nước Pháp lần đầu tiên vào thập niên 80. Sau đó tôi ghé Pháp nhiều lần trong thập niên 90. Với đồng Euro đắt đỏ, mức sống ở Pháp và Paris khó khăn hơn ở Mỹ rất nhiều. Một thước vuông ở trung tâm Paris, trung bình vượt lên trên 7,000 Euros. Nước Pháp là một nước lâu đời, các vùng ngoại ô thì đa số vẫn còn kiến trúc thời đại 60,70, chen lấn với ảnh hưởng kiến trúc Địa Trung Hải hay thế kỷ 19. Trong địa hạt chấn chỉnh đô thị và phát triển ngoại ô, thì nước Mỹ vẫn ở hàng đầu, nói về bề mặt hào nhoáng và tiện nghị vật chất. Ở địa hạt này, các khu vực dân cư của Pháp giống Việt Nam nhiều hơn là giống Mỹ.

Tuy nhiên trong chuyến đi này, tôi thấy có một điểm rõ ràng là nước Pháp khác hẳn Việt Nam. Tôi đến Paris vào đúng thời điểm nước Pháp đang bị tê liệt vì biểu tình liên miên về vấn đề hưu bổng, làm chính phủ điên đầu. Điều này không thể có ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, hay Việt Nam. Nói như thế là đủ?...(cười).

LVD:  Qua nhiều chuyến đi, chị thấy nước Pháp đã thay đổi ra sao?

DNN:  Trong thập niên 80, cái đẹp của văn hóa Phục Hưng thấy rất rõ qua thành phố Paris, kinh đô ánh sáng.  Từ thập niên 90 tới ngày hôm nay, ảnh hưởng và sự bành trướng văn hóa Mỹ thấy rõ hơn trong giới trẻ. Thí dụ, McDonald’s và hiện tượng “fast food” của Mỹ đã thành công ở Pháp. Một thí dụ nữa là bà Bộ trưởng Kinh tế Tài chánh Pháp Lagarde được đào tạo bên Mỹ nên thấm nhuần văn hóa công ty, hợp thương của Mỹ.

Thêm vào đó, mức di dân, nhất là từ các quốc gia Trung Đông, biểu lộ rất rõ trong đời sống hiện đại của Paris. Điều này trùng hợp với thế đứng của Pháp - liên kết với khối Ả Rập - khi Anh và Mỹ quyết định đem quân qua Trung Đông và Trung Á. Nói chung, những khía cạnh song song với vấn đề toàn cầu hóa. Khối Âu Châu (EU) đã phải liên hiệp để cạnh tranh với kinh tế Bắc Mỹ, càng ngày càng bành trướng. Một mặt khác, nước Pháp đã khép chặt khuôn khổ và tiêu chuẩn di dân, nhưng đồng thời Pháp tiến bộ hơn Mỹ về pháp luật: rất nghiêm khắc về kỳ thị chủng tộc, giới tính (ở Pháp kỳ thị chủng tộc và quầy nhiễu tình dục phụ nữ là luật hình. Ở Mỹ chỉ là luật hộ).  

LVD : Chuyến viếng thăm nước Pháp lần này, có điểm nào đáng nhớ nhất đối với chị?

DNN :  Điều đáng ghi nhận nhất, đến hôm nay, vẫn là những tiếp xúc và hoạt động của tôi trong hai thế giới Đông Tây hoàn toàn khác biệt. Trong hội luật sư Mỹ (American Bar Association, ABA) tôi cố tìm mà không thấy một đồng hương Việt Nam nào, dù rằng luật sư Việt Nam hành nghề ở Mỹ khá nhiều, thành ra tôi vẫn là người Việt Nam duy nhất. Tôi «trốn» ra khỏi đại hội này để tiếp xúc với đồng hương Việt Nam, trong số có vài anh chị cựu học sinh trường Yersin, Marie Curie, những trường trung học Pháp có tiếng ở miền Nam, trước 1975. Một số người Việt thiển cận và cực đoan hay lên án học sinh trường Pháp là "lai căng." Trái lại, tôi thấy các anh chị tôi đã gặp rất ư là thuần túy... Việt Nam trong ý nghĩa đẹp nhất! Chúng tôi đi ăn nhậu ở quận 13, còn đồng nghiệp Tây Phương của tôi thì đi ăn chơi ở ...Place Vendôme! Lập lại câu nói bất hủ của Rudyard Kipling, Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây, hai thế giới này không bao giờ gặp nhau....(cười).

Tóm lại, cộng đồng người Việt ở Paris có thể đã thu nhỏ, trong khi đó ở Mỹ càng phát triển. Nhưng thế nào là phát triển cộng đồng? Tôi cho rằng "mình phải kiểm mình." Ca tụng quá đáng hay chửi rủa lẫn nhau đều là tệ trạng của gần bốn thập niên lập nghiệp.

LVD:  “Mình tự kiểm mình.” Nói đến văn hóa Pháp, chị vừa nhắc đến lời người Việt chỉ trích người Việt là "lai căng." Chị nghĩ sao về việc này?

DNN:  Thí dụ: Tôi đã nhìn thấy một cựu học sinh Yersin ngâm bài thơ Hồ Trường xuất thần. Khi ngâm, anh ấy đã chạnh lòng chảy nước mắt. Một cựu học sinh Yersin khác thuộc sử Tàu, sử Việt, và thơ tiền chiến nằm lòng, chính ông lại bị một vài phần tử đồng hương đồn đãi: "Tây con nói tiếng Việt lắp bắp." Nhiều cựu học sinh của ngôi trường nội trú Đà Lạt sương mờ này đã hy sinh tính mạng cho dân tộc. Nhũng người thích mạ lỵ ngụy biện sẽ vơ đũa cả nắm chỉ trích họ "lai căng," vì họ học trường Pháp, ở xứ "Nam Kỳ Thuộc Địa," hồi nhỏ gọi mẫu thân là "maman," "măng," hoặc "me" (mère) như bao nhiêu gia đình Nam Việt Nam trung lưu khác.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc có viết blog trên đài VOA, tôi xin tạm tóm tắt lời ông như sau:  chửi mắng một người Việt Nam là "bắt chước, lai căng, thực dân, phản quốc," trong văn hóa và hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, tức là giết thanh danh của họ. Tôi cho đó là mạ lỵ phỉ báng công khai để hạ nḥuc nhất là khi nói về trí thức Việt Nam. Đó là hình thức defamation per quod, mạ lỵ cần được dẫn chứng.  

Theo tôi, tự mãn về chuyên môn Pháp hay bài bác văn hóa Pháp đều là mặc cảm tự tôn, tự ti, của kẻ bị đô hộ. Từ đó một số người Việt sinh ra chỉ trích đả phá nhau qua chiêu bài: "bồi Tây, cầu Pháp," cứ dính đến Pháp là "vọng ngoại lai căng," cũng như cứ dính đến Mỹ là "xâm lăng, tài phiệt, là nguỵ." Chẳng qua là tệ nạn "ethnocentric" (mặc cảm dân tộc độc tôn) và một hình thức chiêu bài để đả phá và gây chia rẽ. 

"Văn hóa Pháp" chỉ là cái cớ, bị đem ra dùng cho nhu cầu cá nhân, bởi những kẻ không hiểu thế nào là tinh thần văn hóa Pháp hay văn hóa Việt, xấu cũng như tốt.

 LVD:  Ngoài việc dự đại hội luật sự đoàn Hoa Kỳ, chị có dự án nào khác liên quan đến nước Pháp trong chuyến đi này?  

DNN : Tôi dự định khảo cứu và đối chiếu vài nét đặc thù về hệ thống giáo dục tư nhân ở Mỹ và ở Pháp (tôi dạy ở Denver là đại học tư và biết rõ các nhược điểm của trường tư ở Mỹ).

LVD:  Xin chị cho vài thí dụ đối chiếu. Đặc biệt là cảm nhận của chị về giáo dục nước Pháp trong ngành nhân văn xã hội, là địa hạt của chị.

DNN:  Tôi xin nhận định tổng quát, đặc biệt trên tiêu chuẩn hàn lâm. Ở Pháp, hệ thống giáo dục các trường lớn, gọi là "Grandes Ecoles" cho thành phần ưu tú, là thể chế công lập, dựa trên thi tuyển (concours). (Trai lai, ở Mỹ, đơn xin học đai học thường dựa trên học bạ (GPA) và điểm khảo sát tiềm năng ̣(SAT, GRE); điểm thấp thì vào các trường hạng ba hoặc hạng tư, tức là các trường không được xếp hạng cao ở Mỹ.

Bên cạnh hệ thống "Grandes Ecoles" thì Pháp có hệ thống "đại học" (universite) công lập, học phí tượng trưng, không cần thi tuyển.

Theo tôi thì hiện giờ, về ngành thương mại, nước Pháp đang có khuynh hướng bắt đầu gia tăng hệ thống trường tư để đáp ứng nhu cầu thương mại toàn cầu.

Ở Mỹ thì khác hẳn. Đại học thường được phân loại thành 4 hạng. Giáo dục bậc nhất (first-tiered) thường là các trường tư, học phí đắt như Harvard, Stanford, vân vân.. Thap hon thi co hang nhi, hang ba, va thap nhat la hang bon, theo thu tự chia cấp và đánh giá cua U.S. News and World Report.  Các trường đại học tư bậc nhì hay ba (2nd or 3rd-tiered), thì hay có vấn đề quản trị: học phí cao, sinh viên xem giáo dục như món hàng thương mại, tự trị đại học không sáng tỏ hoàn toàn (người Mỹ gọi là "lacking transparency"). Còn các trường công hoac tư thuộc loại dưới hơn (3rd or 4th-tiered) ở Mỹ thì có chỗ đứng thấp trong hàn lâm.

Thí dụ về ngành luật, ở Houston, có một trường luật xếp hạng thứ 4. Con em xuất sắc của Việt Nam chúng ta thuộc thế hệ thứ hai không muốn học, trừ phi các em nào không có sự lựa chọn, hoặc sau này tính ra làm việc dựa hoàn toàn vào cộng đồng Việt Nam thế hệ thứ nhất, để tránh ganh đua với dòng chính trong các môi trường lớn hơn như tòa án liên bang, tối cao pháp viện, các cơ quan giám sát liên bang, các hãng luật chuyên môn o Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước, hoac cac thanh pho lon, vân vân..

Trong quá khứ, mot người Việt Nam đã thắng cử vào hội đồng tỉnh ở Houston, đã theo học ở trường luật hạng tư này. Điều này không ngăn cản ông ta đắc cử, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề tiêu chuẩn mà cử tri Việt Nam đã dùng khi đi bầu. Nói chung, đồng bào Việt Nam cần tin tức chính xác để đánh giá các ứng cử viên. 

Theo tôi, người dân cử tốt không cần thiết phải là người khoa bảng hay thành công nghề nghiệp xuất sắc. Điểm then chốt là liêm chính, ngay thẳng, đặt quyền lợi công của cử tri lên trên tư lợi của riêng mình. Nếu người đó bóp méo sự thật  hay bưng bít, thổi phồng khả năng nghề nghiệp và học trình của mình để tranh cử, thì đó mới là vấn đề nguy hại, vì dã tâm lừa gạt cử tri.

Do đó, vai trò của báo chí đứng đắn, lâu năm như Ngày Nay vô cùng quan trọng, trong việc đem tin và dữ kiện chính xác, công bằng, cũng như đủ mọi quan niệm đến cho độc giả Việt Nam. Mặt báo và danh nghĩa cầm bút không phải là chửi bới, hạ nhục, khích động, trưng bầy hình ảnh ngôn ngữ cá nhân để thỏa mãn tự ái, mà báo chi và hệ thống truyền thông cho giai đoạn bầu cử phải là cộng tác viên cho công tác giáo dục trường kỳ bằng cách tôn trọng sự thật.
 
LVD: Theo chị thì đâu là điểm hay nhất của giáo dục Pháp?

DNN:  Theo một số tiêu chuẩn xếp hạng của các cơ quan nghiên cứu gần đây, thì giáo dục của Pháp chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, theo tôi thì điểm son của nền giáo dục Pháp là hệ thống tuyển lựa dựa trên tài năng và cố gắng cá nhân. (không tùy thuộc vào khả năng tài chánh của gia đình). Thêm vào đó, Pháp có một hệ thống Trung học chú trọng kiến thức tổng quát; vì thế theo tôi những người xuất thân từ hệ thống Pháp có sự uyển chuyển tri thức về nhân văn. Ngược lại, ở Mỹ, trung học công lập thường bị sa sút về kiến thức tổng quát, mặc dù sự giầu mạnh của nước Mỹ đã giúp họ đào tạo căn bản kỹ thuật và chuyên môn rất giỏi, nhất là ở trình độ "hậu đại học" ở các trường bậc nhất (first-tier).

Ngoài ra tôi đặc biệt chú ý đến một định chế thật độc đáo của nước Pháp: Le Collège de France. Ở đó, những giáo sư và chuyên viên bậc nhất thế giới đón nhận học viên dự thính không điều kiện, dạy không cần lấy học phí, không ban phát bằng cấp, để quảng đại quần chúng được thu nhập kiến thức ở mức cao nhất, không cần thi cử, tuyển lựa gì cả. Ở địa hạt này, nước Pháp đã giữ chỗ đứng mà tôi cho là "vương giả" trong địa hạt tri thức, trí tuệ, và giáo dục của nhân loại.

Ở Mỹ có hệ thống "free university” cho quần chúng nhưng đó chỉ là kiến thức căn bản phổ thông, hoc cho vui, hay de hướng nghiệp mà thôi, tùy vào địa phương, và có lấy tiền học phí, các lớp ngắn hạn. Hai hệ thống khác hẳn nhau về phẩm lượng.

Tôi thán phục nước Pháp ở hệ thống Collège de France, độc nhất vô nhị trên thế giới, và tôi buồn cho nước Mỹ và giới hàn lâm Mỹ, là nơi đã đào tạo ra tôi, chưa hề có một hệ thống tương tự nhu Collège de France de phục vụ cho di sản trí tuệ con người, bất vụ lợi, phi thương mại. Ở Mỹ, giáo dục ở mức thứ hai (second tier) trở xuống vẫn có thể chỉ là "món hàng" (tôi tạm dịch chữ commodity) mua bán bằng cách trả tiền đi học mãi. Trễ nãi bao nhiêu cũng sẽ có bằng!

LVD:  Trong thời buổi kỹ thuật và kinh tế hiện đại, văn chương văn hóa Pháp có còn giữ chỗ đứng quan trọng ngoài nước Pháp và các nước thuộc địa cũ không?

DNN:  Theo tôi thì địa vị đế quốc Pháp trên thế giới bắt đầu thoái hóa từ 1914, nhất là sau thế chiến thứ nhất, Tuy nhiên giá trị của văn hóa Pháp nằm ở chỗ khác. Văn hóa Phục Hưng Âu Châu (Renaissance) là một điểm sáng của nhân loại, trong đó sự đóng góp của Pháp đã chiếm một phần không nhỏ. Cái đẹp của Paris không phải ở chỗ một số người Việt hay thuộc địa chiêm ngưỡng mẫu quốc, mà là ở dấu tích lịch sử và truyền thống kho tàng van chuong, van hoa, va nghệ thuật của Pháp trong lòng Châu Âu và trên toàn thế giới.

LVD: Theo chị thì những nhà khảo cứu bậc nhất về văn hóa, văn chương Pháp thường nằm ở hệ thống giáo dục nào?

DNN: Theo tôi, những nhà khảo cứu thực sự về văn hóa, văn chương và nghệ thuật Pháp đa số là những học giả xuất thân từ hệ thống tuyển chọn thành phần ưu tú của giáo dục Pháp như tôi đã mô tả. Đây mới thực sự là "khu vực khảo cứu" đáng tin cậy về văn chương/văn hóa Pháp.

LVD:   Người Việt Nam mình được hấp thụ giáo dục thuộc địa hoặc giáo dục ở Mỹ có thể cũng là "khu vực khảo cứu" nhân văn ấy không, trong địa hạt bình phẩm văn chương/văn hóa, nhất là văn hóa Pháp?

DNN: Điều này tùy thuộc vào trường hợp cá nhân xuất sắc nếu họ cầu tiến và tự học, nhưng không thể là một dữ kiện chung.

Giáo dục của Pháp đã đào tạo một số người thuộc "thế hệ thứ nhất" của Việt Nam. Tuy nhiên nói rằng tất cả tập thể này thấm nhuần tinh túy giáo dục về văn hóa và văn chương Pháp thì không đúng. Thành phần xuất sắc của Việt Nam thường được đào tạo bởi "grandes écoles" của nước Pháp trong các ngành khoa học kỹ thuật, tuy nhiên hiếm người theo nhân văn Phá,p qua hệ thống thi tuyển cho thành phần ưu tú (thi du, qua bằng thạc sĩ de giang day o Phap)  và, them mot thi du khac, qua hai "trường lớn" (Grandes Ecoles) về nhân văn:  Đại học Sư phạm, phân khoa nhân văn (nơi mà hai ông Trần Đức Thảo và Phạm Duy Khiêm đã theo học) và Ecole des Chartes (nơi ông Ngô Đình Nhu đã theo học).

Theo tôi, giáo dục về văn chương và văn hóa Pháp ở Mỹ tương đối khá sơ đẳng. Tôi đã nhận thấy điều này từ khi còn học cử nhân ở Mỹ (1975-78), lấy chuyên môn phụ (minor) là văn hóa Pháp. 

Thế hệ thứ nhất của Việt Nam khi sang Mỹ theo học văn chương Pháp có thể khá dễ dàng vì đã có vốn tiếng Pháp, lại được các đại học công lập Mỹ nâng đỡ người đứng tuổi.

 Lấy một thí dụ khác, cá nhân tôi đã đi duyệt một số bản dịch thơ Baudelaire do các học giả Mỹ dịch ra tiếng Anh, tất cả đều chỉ là phỏng tác theo cái nhìn chủ quan của học giả Mỹ, không có bản nào hoàn toàn xúc tích hoặc sát nghĩa.

Vì thế không thể cho rằng chuyên môn văn chương, văn hóa Pháp nằm o mot so người Việt Nam mình theo giáo dục thuộc địa, hay sau 1975 quý vị gốc Việt đã biết tiếng Pháp đi học thêm chuyên môn nhân văn ở bên Mỹ. Đây có thể là câu tự mãn nông cạn để làm lạc hướng công chúng, của một số người thích thổi phồng hay trưng bầy bằng cấp mà thôi. Phải nhìn vào sản phẩm của họ: họ có thẩm định nội dung, đối chiếu sâu sắc hay không, hay chỉ nêu những chi tiết lặt vặt và cãi cọ lung tung để khoe khoang, khích bác lẫn nhau, mà theo tôi chỉ là một hình thức phá rối gây chia rẽ hay mạ lỵ? 

Nếu đi vào khảo cứu, nhất là về phẩm định văn chương văn hóa, thì căn bản trí thức được đào tạo thực sự vô cùng quan trọng, vì tiếng nói của các vị này đặt khuôn thước cho hàn lâm và cho người đọc. Các quý vị này có đi dạy văn chương, văn hóa Pháp toàn thời gian không, dạy ai, hay chỉ là phụ giảng hay dạy buổi tối để bổ túc cho thời khóa biểu cua trường, khi còn theo học lam “graduate assistants”? 

Ở Mỹ, quy chế ban giảng huấn đại học rất phức tạp. Giảng viên (lecturer instructor) thường thường không thuộc vào ban giảng huấn thật sự có quyền bầu cử quy chế đại học tự trị (faculty) có thể cấp bằng bốn năm trở lên, kể cả bằng tiến sĩ.

Độc giả cần phải am hiểu hệ thống giáo dục và giá trị hàn lâm trước đã, và sau đó phải phẩm định từng cá nhân học giả theo những gì họ đã viết và làm, chứ không nên dựa vào "bằng cấp" trưng bầy một cách mơ hồ. Nói tóm lại, nên nhìn vào sả̀n phẩm cuả con người, hơn là nhìn vào sự liệt kê bằng cấp, và phải đặt câu hỏi về tính khả thi cuả bằng cấp trưng bày, có tin được hay kh̀ông.  

Ngày hôm nay, thì đáng buồn thay, những thành phần ưu tú nhất về văn chương văn hoá Pháp thuộc về giạ́o dục thuộc địa hay cuả thế kỷ hai mươi kề như không còn nữa. Còn các em trẻ tuổi sau này theo học vân chương văn hoá Francophone ở cả hai bên cuả quả địa cầu thì tôi chưa được tiếp xúc.   

DNN

Thursday, January 11, 2018

NEW LYRICS FOR PHAM DUY'S PRE-1975 SONG 'tra lai anh yeu"

I'd like to sing the below for my
beloved Vietnam 



TRẢ LẠI ANH YÊU Trả lại anh yêu Tiếng cười tuổi trẻ Lâu đài tình yêu Của thời niên thiếu Cuộc đời ngây thơ Không còn xanh nữa Tiếng kêu oan hồn Của dân tôi buồn Trả lại anh yêu Ván bài lịch sử Của đời gian nan Con người ta thán Đường dài tôi đi Cho dù thiên lý Phút xuôi tay nằm Viết tên Lạc Hồng Tôi vẫn yêu anh Bằng tình thân tha"nh Ánh mắt trong xanh Mộng vàng trung chính Dưới ánh trăng thanh (Hay) mặt trời tươi sáng Tôi sẽ vinh danh Tình yêu huy hoàng Tôi vẫn yêu anh Một đời cho hết Trong trái tim son Chẳng cần lý thuyết Tôi sẽ yêu anh Trọn đời không nguôi Tôi đã yêu anh Tình yêu tuyệt vời Trả lại anh yêu Câu thề hạnh ngộ Không người tung hô Chẳng cần vũ khí Vì đường tôi đi Cho dù không đến Phút giây tương phùng Vẫn mơ nghìn trùng Trả lại anh yêu Trả lại anh yêu Mối tình non nước...

DNN Copyright 2017

Incredible voice, stage presence, and expression: Before him" there was none; after him: there may be no other...


WHEN THE SMALLEST AND LACK OF VOLUME CAN STILL CREATE GREAT VOCAL EXPRESSION: Christin Chenoweth