Drawing Blind, digital infusion onto ink on paper and fabric, (C) und 2020 |
THƠ BẢY CHỮ DƯƠNG NHƯ NGUYỆN:
NÓI
CHUYỆN ÂM VẦN ĐIỆU
Tôi lưu ý cộng đồng làm thơ VN chú ý đến âm vần điệu và những
thể thơ có sẵn cuà VN.
Trên mạng lưới, tôi vô tình đọc được hai câu thơ cuả ai đó trong
một bài thơ bảy chữ khá hay, nhưng trong hai câu tôi trích sau đây từ
bài thơ ấy, có một “nốt nhạc” bị hỏng trong mỗi câu bảy chữ, làm kém giá trị nhạc tính cuả
bài thơ trong khi ý tường cuả tác giả rất đẹp. (Vâng, là ngôn ngữ có dấu, thơ VN có “nốt
nhạc”):
“Ướt sũng hoàng hôn tiếng mưa buồn” “Vẫn sắc
thu vàng vẫn mênh mang”
Tôi bèn viết lại “nốt nhạc” cho hai câu này, và
từ đó, tôi sáng tác bài thơ dưới đây chỉ trong vòng dưới mười phút. Lý do: nhac tính, ý tưởng, và hình ảnh trong chu trình làm thơ dựa trên âm vần điệu cuả thơ Việt
Nam là vấn đề rất tự nhiên, không cần cố
gắng,
nếu chất âm vần điệu cuả thơ VN đã thấm vào người.
Nhạc tính này lấy từ thơ Đường vì VN ngày xưa phụ thuộc vào chữ
Hán. Sau đó, thể thất ngôn bát cú
được dùng với chữ Nôm. Và thể
“thất ngôn” trở thành một phần cuả phong trào thơ mới thể kỷ hai mươi
với Tống Biệt Hành cuả Thâm Tâm, trong khi Tình Già cuả Phan Khôi trở
thành sự bắt đầu cuả thơ xuôi. Điều
này tôi biết khi mới tiểu học, qua cha mẹ tôi, là giáo sư văn chương.
Đọc thơ thất ngôn từ thuở trung học VN, tôi tự nhiên mà bắt được
nhạc tính cuả thơ Đường, chứ tôi không học thơ Đường bao giờ cả, tự
nhiên mà hấp thụ âm vần điệu cuả thơ Đường, Hán Việt, và thơ tiếng
Việt mà thôi. Đó là kinh nghiệm
sống với thi ca VN cuả tôi. Nếu không học văn chương ở VN thuở thiếu
thời, được đọc thơ VN ngay từ tấm bé, và lớn lên trong một gia đình
văn chương, chắc một cá nhân sẽ không có kinh nghiệm đó.
Dĩ nhiên tôi làm và đón nhận thơ xuôi, nhưng trong thơ xuôi cũng vẫn
phải có nhạc tính, và tôi không thể chấp nhận việc bác bỏ thi ca VN
với âm vần điệu cuả nhạc tính cổ truyền, hay phổ biến thơ hỏng âm
vần điệu, vì mấy trăm năm thi ca VN là phẩm chất cuà sáng tạo VN qua
nhiều thế kỷ, vẫn còn hôm nay và sẽ còn ngày mai, không thể bỏ đi
hay coi thường được, chỉ vì sự có mặt cuả thơ xuôi (bây giờ ở VN gọi là “thơ
văn xuôi” (Baudelaire—poème en
prose). Không có cái gì “cổ lỗ” cần bỏ đi trong
thơ có âm vần điệu cuả VN cả. Chẳng
khác chi Beethoven vẫn là hôm nay và ngảy mai, bên cạnh Stravinsky hay
hard rock. Nếu không có Beethoven,
chưa chắc đã có Stravinsky hay hard rock, ngay cả âm nhạc VN hiện đại, vì
Beethoven đã định nghĩa cho chúng ta thế nào là âm nhạc với ký âm
pháp vẫn dùng ngày nay và mai sau.
Âm vần điệu định nghĩa nhạc tính trong thơ VN.
Dnn©DEC.2021
“Ướt sũng hoàng hôn mưa như sương”
Mờ theo quan ải, sầu biên cương
Tôi nhớ ngày xưa, tiếng trống dục
Chàng trên lưng ngựa, nàng thê lương
“Trong sắc
thu vàng, mưa mênh
mang”
Bám trên khung cửa, rồi lang thang
Đâu đó tiếng đàn ai thổn thức
Như mưa trút nước, ở trên ngàn
"Ướt sũng hoàng hôn mưa vẫn tuôn”
Tuôn nhu nước chảy buổi chiều buông
Chiều nay tôi đ́ón
muả thu ̣đến
Chợt nhớ
năm xưa, có kẻ buồn
“Vẫn sắc thu vàng, nắng đã tan”
Nắng như bóng nắng
cuà thời gian
Năm xưa có kẻ nhìn
tôi khóc
Lau giọt ân cần, khi
hỏi han
Và thế là tôi nhớ trọn đời
Những ngảy mưa rút, buổi ly bôi
Muà thu biết khóc là tôi đó
Lệ cũng như mưa, nhỏ xuống đời ©DNN Dec 14, 2021
No comments:
Post a Comment