Wednesday, June 26, 2019

tho tieng Viet cua Duong Nhu Nguyen: TUYỆT VIỆT



TUYỆT VIỆT 

Trong khoảng không gian "lãng đãng gần"
Nàng Tiên xoã tóc đợi tình quân
Đoạn Trường đóng sổ không người viết
Chữ "khấp" tô thành một chữ "Nhân" 

Trong vũng không gian cuả núi sông 
Vọng Phu tôi đứng ở trên ngàn
Bài ca chiến thắng nào ai hát 
Xương thịt đâu ra để tế thần?

Trong cưộc chia ly cuả cội nguồn 
Đứa trẻ trong lòng mẹ vẫn ngoan
Đoàn quân buông súng vào thiên cổ
Tiếng đạn hay là tiếng thở than? 

Không thủy không chung, là nước non
Trăm năm một khắc, Vọng Phu mòn
Bến Hải kia là con nước nhục
Khóa nhé, Kiều Nương, một mảnh hồn

Trong mảnh ly bôi đã cứa hồn
Mười lăm năm vẫn đợi tình quân 
Đong đưa khoé mắt là giao hưởng 
Nốt nhạc thay vào khúc nỉ̉ non

Nốt nhạc hay là tiếng đạn rơi
Đàn tranh, hay súng nổ bên trời
Cách nhau cũng chỉ vài cung bậc
Giọng hát thay cho nước mắt người...


POSTCRIPT: 

Cái đẹp nằm trong câu Tuyệt Việt
Nỗi chết cũng là Tuyệt Việt thôi
Ở cuối con đường trong Tận-Thế
Tìm nhau khi Lệ-Đá-Xanh vơi...5/12/22 

WND C june 2019

Tuesday, June 25, 2019

POETRY BY DNN: LES PAROLES TO SIR WHO GOES TO PARIS -- FROM HANOI, HUE, SAIGON, TO PARIS: OF LOVE, PASSION, SENSUALITY AND A FORMER HOMELAND translation to Vietnamese and French by madame ngo (fair use exception to copyright)

LES PAROLES TO SIR WHO GOES TO PARIS
Leave your door open tonight, ‘cause I will creep in
I’ll talk to your heartbeats
Tales of the affair between Paris and L’Indochine
I’ll breathe onto your heart memories of girlhood
and paint onto your mind images of what I once saw
of my beloved Paris
so when you roam the city of love, city of lights, city of revolution,
nurturer of the misfit, the rejected, the vagabonde
You will see what I saw and embrace my soul
to find unison
in my beloved Paris.
and when the morning sun paints shadow upon your face,
Le depart, by sir who goes to Paris
Je t’ai apporte des bonbons, du chocolat, du croissant, et du fromage
Tout le monde fait ca ici
in my beloved Paris
I once tiptoed along the bank of La Seine, seeing lovers’ embrace
wishing I could grow up so fast to make love to you
I once rolled up on the wet leaves of Le Jardin de Luxembourg,
longing for womanhood when these leaves would turn into your caress
I once peeped inside the boutiques de Champs Elysees
imagining me in lingerie, high heels, and a Dior hat, devenir ton amante
That time never came, and somehow the affair of Paris and L’Indochine
turned into gunshots, guillotines, airlift and evacuation
Somewhere between Paris and L’Indochine, I lie
stoic and silent
awaiting you, still
Grandmere, from the soil of Southeast Asia I can still hear you cry
Maman, agee et gentille, still talking of everlasting love
Et toi, ma tante, tata, you and the glory of your Vietnamese opera stage
Wake up, the women of the East, from tomb, bed, stage, and dream
and tell me, how many years has it been since I left your womb?
If I am to hear the footsteps of love, why does it come so late?
"Quand, qui, and comment le dire
ce grand amour qui me dechire..."
So, sir who goes to Paris, tear the sky of Paris for me,
rage over the horizon of L’Isle de France
and rush, rush to me
grab, feel, and taste
and leave nothing unsaid
Rush, rush against time
horseman, boxer, L’avocat, conseil, man of the world
run up the steps of Sacre Coeur
bow to divinity, and love me full as though tomorrow would soon be Apocalypse
down to Monmartre, capture my colors in the artist’s eyes
and find, too, the house of Dalida, upon her breath I sing
Besame, besame mucho
trace for me the steps of Josephine Baker, upon her feet I dance
Samba samba samba comme le mambo mambo la
Reach for Notre Dame’s Rose Window and picture Esmeralda through Quasimodo’s longing
Stroll through L’arc de Triomphe, triumph, please, triumph over me
in the golden sunshine of Paris (sparkling like les cheuveux blonds of the Sorbonne girls), you reign over me
like love itself
back to Quartier Latin, follow the church bells of St. Germains des Pres,
gather for me, sir, pieces of my girlhood
catch Buddha’s statue in the house of the Vietnamese ladies of Pigalle
on the cleavage of Moulin Rouge dancers
glance inside Sartre’s cafe, Les Deux Magots, where life and hell are both here, Huis Clos No Exit
and move on, my love, reviens, reviens, and blind yourself unto me once more, in me love’s no exit
But when the moon hangs over La Tour Eiffel
When all lights die out on Le Theatre de Moliere
Out on L’avenue de L’Opera, the affair between Paris and L’Indochine has ended
you return to L’Hotel Parisien, alone, sir who has gone to Paris
Look, look, my love
somewhere in a dark alley, at the end of a long and narrow corridor,
I may be lying, hopeless and breathless,
Lips apart, limbs abandoned
lusting love, loving lust
awaiting you, still
Viens, viens, mon amour, vite et tout de suite
Come to me, with cuffs, feather, bonds and bondage
to complete my being
and rewrite for me
girlhood from its beginning.
Dương Như Nguyện ( Wendynicolenn Duong)
PARISIAN WINDOW
UND c 2010 enamels and inks
TRANSLATION BY MADAME NGO OF PHUNUVIET.ORG:

LỜI CHO ANH.
Để ngỏ cửa tối nay cho em đến.
theo nhịp tim anh, em sẽ thầm thì.
Em sẽ kể về mối tình say đắm
Giữa Đông đương và thành phố Paris
Em sẽ thổi vào tim anh,
Những kỷ niệm xanh thời con gái
Và vẽ trong trí anh, hình ảnh em đã thấy
Ôi ! Hình ảnh Paris yêu dấu muôn vàn
Để khi anh dạo bước giữa Paris, thành phố tình yêu, ánh sáng và cách mạng
Thành phố cưu mang người bất hạnh, bị ruồng bỏ, lang thang
Anh sẽ thấy sẽ hiểu lòng em nhé.
Paris dấu yêu vẫn dung hợp nhịp nhàng.
Khi bóng nắng sớm mai che mặt người.
Giờ khởi hành sang Paris đã tới
Kẹo ngọt, chocolat, croissant và fromage
theo thông lệ của Paris, em mang cho anh rồi.
Bên sông Seine rón rén,
Nhìn tình nhân hôn nhau.
Ước ao em mau lớn
Trao anh mối tình đầu.
Vùi người trong lá ẩm vườn Lục Xâm.
Đợi lá trở mình như vòng tay anh ve vuốt biến em thành thiếu phụ ...
Trên phố Champs - Élysée, nhìn vào các cửa hàng
Rồi tưởng mình với áo ngủ, giày cao, nón Dior và thành người tình của anh
Thời khắc này không bao giờ đến.
Mối tình Paris - Đông dương đã hoá kiếp cùng súng đạn, pháp trường, không vận và di tản.
Nhưng đâu đó trên chặng đường Paris -Đông dương
Em nằm xuống, nhẫn nại và thinh lặng, vẫn đợi chờ anh.
Em nghe tiếng nấc của ngoại từ quê nhà.
Mẹ hiền dịu dàng kể chuyện tình muôn thuở.
Còn cô di` em, cô di`, và sàn gỗ cải lương đất việt.
Từ nấm mộ, giường ngủ, sân khấu và ước mơ,
Hãy tỉnh giấc cả đi, hỡi những thiếu phụ phương đông.
Hãy nói cho tôi biết tự khi nào tôi đã được sinh ra.
Tình yêu bước nhẹ quanh đây nhưng sao chưa thấy tới ?
Phải kể khi nào cùng ai và ra sao
Về mối tình đã dày xéo tim tôi
Anh hãy tới Paris, xé toạc dùm em bầu trời nơi ấy
Cuồng nộ che khuất chân trời đảo Isle de France.
Tới mau, tới nhanh với em.
Hãy ôm choàng lấy em, cảm nhận, thưởng thức em đi
Đừng để sót lại bất cứ gì.
Tới mau, tới nhanh kẻo muộn.
Hỡi chàng kị mã, võ sĩ, luật gia, cố vấn, nam nhân của thế giới.
Hãy bước lên các bậc thềm của Sacré-Coeur.
Cúi chào thần linh đi, rồi yêu em trọn vẹn, như thể ngày mai sẽ là ngày tận thế
Hãy xuống Monmartre, kiếm màu da em trong mắt người nghệ sĩ.
Tìm căn nhà của Dalida, bằng hơi thở nàng em hát
... Besame besame mucho ...
Theo chân Josephine Baker em nhảy muá, anh nhớ tìm dấu chúng cho ra.
... Samba samba samba, mambo mambo la ...
Hãy chạm tay vào vòng kiếng hoa ở Notre-Dame, và trong nỗi đam mê của Quasimodo, nhìn thấy Esmeralda.
Lần bước qua Khải Hoàn Môn, chiến thắng, hãy chiến thắng em trong nắng vàng của Paris ( óng ả như màu tóc con gái Sorbonne) Anh ngự trị trong em như chính tình yêu đã ngự trị.
Về lại Quartier Latin, anh ơi, hãy lần theo tiếng chuông giáo đường St Germain des Prés, nhớ gom lại dùm em những mảnh đời con gái.
Trong khoảng chia của vũ công Moulin Rouge,
hãy bắt cho kịp tượng phật chùa sư nữ việt Pigalle
Liếc vào quán cà Phê Les Deux Magots của Sartre,
nơi đời sống và địa ngục họp kín cùng nhau, không ra lối thoát.
Ơi tình yêu, tiếp tục nhé.
Về, hãy về,
mù lòa với em thêm lần nữa,
tình yêu không lối thoát trong em
Nhưng khi trăng treo trên đỉnh tháp Eiffel
Khi ánh sáng, tất cả, tắt dần ở hí viện Molière, tắt dần trên đại lộ Opéra
Lúc cuộc tình Paris -Đông dương đã chết
Anh, người lữ khách cô đơn, trở về quán trọ Parisien,
Hãy nhìn, nhìn đi tình yêu ơi.
Ở vùng tối đâu đó cuối hành lang dài và hẹp
Có thể em đang nằm, hé môi, rũ liệt,
tuyệt vọng ngừng thở đợi chờ anh
Đắm say tình yêu, yêu tình say đắm
Đến đi tình yêu ơi, nhanh lên và lập tức
Đến bằng gông cùm lông chim, tôi đòi nô lệ
Để em được hiện diện trọn vẹn
Và hãy viết lại từ đầu đời con gái,
của chính em.
* * *
À monsieur qui s’en va à Paris
Laisses ta porte ouverte cette nuit
Pour que je puisse m’y glisser sans ennui
Te raconter des histoires intimes
Qui ont lié Paris à l’Indochine.
J’insufflerai dans ton coeur palpitant
Mes souvenirs de fillette d’antan,
Je peindrai sur ton âme enflammée
L’image de mon Paris bien-aimé.
Ainsi, dans cette ville, quand tu erres,
Ville d’amour, ville de lumières,
Ville berceau de la Révolution
Où les maladaptés et vagabonds,
Rejetés de tous, trouvent protection;
Tu verras tout ce que mon coeur a vu,
Tu sauras ce que mon âme a perçu,
Tu sentiras alors, sans t’hésiter,
Que Paris est une ville à aimer.
Et lorsque le soleil, sur ton visage,
De ses rayons matinaux fait ombrage,
C’est le moment de partir en voyage
Vas-y ! Monsieur qui s’en va à Paris.
« Je t’ai apporté du chocolat,
Des bonbons, du croissant et du fromage
Tout le monde fait ça ici »
À Paris, ma ville chérie.
Longeant la Seine sur le bout des pieds,
Regardant des amoureux s’embrasser,
Je souhaitais grandir rapidement
Pour pouvoir te m’offrir avidement.
Aussi, dans le Jardin de Luxembourg,
Sur les feuilles je me suis enroulée,
J’ai rêvé d’être une femme comblée,
De ces feuilles, tes caresses d’amour.
J’ai jeté aussi des regards furtifs
Sur les boutiques des Champs-Élysées,
M’imaginant dans des corsets osés,
Portant des hauts-talons récréatifs,
Coiffant un chapeau Dior sur la tête,
« Devenir ton amante », faisant fête.
Mais, de tout cela, rien n’est arrivé.
Cependant, les affaires ravivées
Concernant Paris et l’Indochine
Tournent en coups de feu et guillotines,
Évacuations et ponts aériens
Qui ne sont jamais vus des historiens.
Quelque part, entre Paris et l’Indochine
Je me cache, stoïque et anonyme,
Dans le silence, je t’attends, figée, .
Grand-mère! je peux t’entendre pleurer
Du fond des terres de l’Asie du Sud-Est;
Gentille maman, maintenant âgée,
Parle toujours de l’amour romanesque;
« Et toi, ma tante, tata » t’es la gloire
Du théâtre vietnamien, tous les soirs.
Réveillez-vous, bonnes femmes de l’Est !
Quittez vos tombes, rêves, opéras
Et dites-moi, combien d’années déjà
Se sont écoulées depuis que je naisse.
Si je devais entendre des pas d’amour
Pourquoi tardent-ils si longtemps leurs cours ?
« Quand, qui, et comment le dire
Ce grand amour qui me déchire »
C’est pourquoi, monsieur qui s’en va à Paris,
Arraches pour moi le ciel de Paris,
Détruis l’horizon de l’Isle de France.
Vite, vite, accours vers moi, avances
Prends-moi, sens, dis tout sans rien oublier,
Goûtes, goûtes, ne te fais pas prier.
Plus vite encore, presses-toi, contre le temps,
Contre tous ces hommes de ce monde insistants,
Avocat, conseiller, cavalier, boxeur.
Montes en courant vers le Sacré-Coeur,
Inclines-toi devant tous les bons dieux,
Aimes-moi pleinement, comme une éclipse,
Comme si demain c’est l’Apocalypse.
Descends à Montmartre chez les artistes,
Fais dessiner mes rondeurs par leurs yeux,
Puis cherches la maison de Dalida
Pour m’entendre chanter dans son écho :
« Besame, besame mucho ».
Trouves-moi Joséphine Baker,
Pour me voir danser sur ses traces de pas :
« Samba samba samba comme le mambo mambo la »,
Vas à la Rosace de Notre Dame,
Admires la beauté d’Esmeralda
Comme si Quasimodo était là.
Promènes-toi sous l’Arc de Triomphe
Par un radieux doux soleil de Paris,
Doré comme des blonds cheveux qui brillent
Sur les joues des jeunes fées de Sorbonne.
Ardent comme l’amour qui me passionne
Beau comme ton règne qui m’emprisonne.
Reviens au Quartier Latin, suis les clochers
des églises de St- Germain des Prés,
Ramasses pour moi, si tu y penses,
Mes morceaux, les morceaux de mon enfance.
Prends la statue Bouddha que tu trouves
Chez les vietnamiennes de Pigalle,
Sur la ligne de clivage qui s’installe
À côté des danseurs du Moulin Rouge.
Arrêtes - toi au Les Deux Magots,
Café de Sartre, où l’enfer et la vie
Cohabitent; huis-clos et sans-issue.
Continues mon amour ! Encore une fois !
« Reviens, reviens,» aveuglement dans moi.
L’amour est à huis-clos et sans-issue.
Mais, quand la lune sur la Tour Eiffel domine,
Au Théâtre de Molière les feux déclinent,
Sur l’Avenue de l’Opéra se terminent
Les affaires entre Paris et l’Indochine.
Tu retourneras à l’Hôtel Parisien
Seul, monsieur qui est allé à Paris.
Regardes, me vois-tu ? Oh mon amour !
Quelque part dans une sombre tour,
Au bout d’un très long corridor,
Plongée dans le désespoir,
Couchée sur une étroite allée,
Le souffle coupé
Figée
Les lèvres entrouvertes,
Les jambes découvertes.
T’attendre !
« Viens, viens, mon amour, vite et tout de suite »
Viens à moi avec des plumes, et ensuite,
Des menottes, des chaînes à esclave
Pour m’enfermer dans ton enclave,
Pour embellir mon existence,
Pour réécrire mon enfance
Depuis son commencement.
T.K.V.
 Décembre 2005

Sunday, June 23, 2019

IMAGE OF A DREAM FOR VIETNAM



Hương Xưa * Thơ Dương Như Nguyện * Tôi Chưa Biết Mà Đã Gọi Tên Anh


Thơ Dương Như Nguyện
Tôi Chưa Biết Mà Đã Gọi Tên Anh



Tôi chưa biết anh mà đã gọi tên anh…
Trần Văn Bá

Tôi chưa hề biết anh
Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát,
Đứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi thơ ngây chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa sĩ, như nhà phát minh cơ khí.
Ngày mẹ đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc mà nghênh ngang,
cao vời mà nhân đạo,
cương quyết trong ân cần.
Anh đó,
Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long,
Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con gười.
Thóc thơm,
Gạo trắng,
Gió hiền
Miền Nam phì nhiêu nắng ấm
Mang vào đời anh chân thiện mỹ giữa hai làn tư tưởng Đông Tây,
tư tưởng mở tung xích xiềng nhược tiểu, cởi trói lý thuyết vô bằng.
Anh không chỉ nói, mà làm.
Anh chỉ làm mà, mà không cần nói.
Đứa bé trai lớn lên ở vựa lúa Phương Đông, rồi đứng ở Phương Tây,
Đọc sách mà trông về Phương Đông, ửng một khối trùng trùng khí phách.
Khí như khí hiên ngang của loài cây không biết ngã,
Phách như phách linh thiêng của rừng già không dấu chân người qua.
Tôi chưa hề biết anh
mà đã hình dung ra một thiếu niên có đường môi cong, mặc áo len trong trời thu Đà Lạt.
Tôi hình dung ra
phố thị cao nguyên khi tấp nập, khi đìu hiu mà anh đã một lần đi qua, 
với đôi chân đùa nghịch của tuổi trẻ.

Trời Đà Lạt thấp sương mù, mang cái lạnh của Hoàng Triều Cương Thổ, anh đã mang mùa thu Đà Lạt vào đôi mắt hiền lương,
Đôi mắt của niềm tin chính đạo, của loài cây cao vương bá trong rừng già.
Khi sách vở bạn bè Yersin chưa nhận ra chân dung người đi tìm công lý trong cuộc đời,
thì trường lớp cao nguyên vẫn là hàng rào không hoa trái, cản chân anh trong khuôn khổ bình an.
Nhưng rồi,
Bình an không còn nữa,
Khuôn khổ phải xóa đi,
Một lần
trong hoa lệ Sài Thành, trên vũng máu của chính trị vô nhân,
giây phút cha anh nằm xuống
là ngày vương đạo lên ngôi.
Vương đạo trong lòng bàn tay anh,
Chỉ tay ngoằn ngoèo của những người luôn mơ tạo dựng lại vũ trụ,
Chỉ tay phức tạp mà an bài như định mệnh, cho cuộc đời đã trót đi theo đường đã vạch rồi.
Đường đã vạch rồi…

Tôi chưa hề biết anh
mà đã hình dung ra người thanh niên mặc áo sô trắng, chít khăn tang,
khóc cha trong lòng dân tộc.
Ôi trong lòng dân tộc…
Anh có hay chăng…một ngày
Cũng trong lòng dân tộc, anh bắt đầu cuộc hành trình,
Để rồi,
bên ngoài dân tộc,
Có tiếng khóc anh
Ở hành lang đại học.

Ôi hành lang đại học,
Là nơi giấc mộng của loài cây cao trong rừng già bắt đầu ươm trái
cho anh và cho tôi.
Khi Phương Tây rộng mở, đón anh vào,
vành môi cong thiếu niên đã đượm nét ưu tư,
Tim óc anh đã nhâp vào vòng lịch sử.
Lịch sử oái oăm khi lá cờ đổ xuống, anh đã hăm hở dựng lên.
Lịch sử thử thách vương đạo trong lòng bàn tay anh,
Lịch sử réo gọi trái tim nuôi dưỡng bằng gạo trắng Cửu Long,
chảy vào Đông Hải.
Anh đã làm theo đường đã vạch rồi, trong khi bao người còn đứng nói.
Bao người nói cũng không thành một bước anh đi, một việc anh làm, theo đường đã vạch rồi.

Ôi đường đã vạch rồi….
Như Cửu Long đổ vào Đông Hải,
Đinh mệnh biến anh thành dòng huyết nhục cội nguồn tan biến vào ngàn khơi.
Tôi chưa hề biết anh
Mà hình dung ra những con đường mang dấu chân anh.
Từ bầu trời rực nắng của tháng sáu Paris mùa oi ả, khi âm nhạc đổ dồn vào phố xá tưng bừng.
Ai đó còn nghe tiếng kèn đồng của người nhạc sĩ vỉa hè….
Qua đến tháng mười hai, mưa tuyết Paris phủ trắng dòng sông Seine.
Đâu đây vang vọng tiếng Hồ Cầm trong giai điệu cuối cùng
Còn văng vẳng tấu khúc không trọn vẹn của Schubert trước khi đêm xuống
làm đứt ngang giấc mộng.
Những nơi chốn anh đã nằm, ngồi, cười, nói, đã suy tư, đã uất nghẹn, từ Đà Lạt đến Paris.
Từ Paris quay lại những nẻo đường đất nước.
Anh đã trở về.
Ôi lục tỉnh lầm than, nơi bùn lầy nước đọng, con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín
vì xác người làm bạc sóng kêu than.

Này đây biên giới,
Này đây rừng nước với cù lao
Này đây những con người vất vưởng trong trại tù, trong nghèo đói.,
trong chính sách tiêu diệt hết một thế hệ phải buông súng, chịu cúi đầu.
Anh đã thấy, đã nhìn, và đã biết,
Đã chua xót, đã đau lòng,
Đã bất nhẫn, đã buồn hiu.
Ngày một ngày hai,
Anh đội đá vá trời,
Dầm mưa, dãi nắng,
Giã từ nhung lụa,
Chối bỏ vinh thân.
Tất cả
Đưa bàn chân anh tới,
Lót đường cho anh đi,
Đẩy anh về Cha,
Cho anh xa rời Mẹ.
Ôi đường vào dân tôc là túi mật của kẻ tử tù. Ôi Cửu Long, Cù Lao Cát, Đà lạt, Sài Gòn, Paris, và Biên Giới.
Tuồng diễn trâng tráo nhà hát lớn, vách tường vô nhân cay nghiệt nhà lao, và tiếng súng nổ sau cùng….

Tôi chưa hề biết anh,
Nhưng đã nghe nhân loại kể chuyện những con người không chịu chết,
chỉ biết khuất phục trước hai sức mạnh: Tình Yêu và Tổ Quốc.
Trong anh,
Tình yêu chưa một lần đến,
Mà Tổ Quốc đã một lần đưa.

Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã khóc ngày anh nằm xuống.
Anh nằm xuống như cha già đã nằm xuống,
Anh nằm xuống cho mẹ già đứng bên cạnh biểu ngữ trước nhân loại, khi nước mắt xót thân con phải chảy ngược vào lòng.
Trên con đường Thiên Lý và Thiên Cổ
Bên vong linh những Thiên Tài không chịu chết….
Anh đã đi vào Thiên Thu.
Tôi chưa hề biết anh
Đứng chơ vơ bên này bờ đại dương,
tôi sẽ gọi tên anh 
cho tất cả những thiếu nữ có ánh mắt làn môi Gina Lollobrigida ngoài lòng đất nước,
con tim vẫn óng ánh đường gươm của rừng già Mê Linh,
nơi mà tùng bách ngàn đời còn đứng vững,
đôi chân son còn mang guốc mộc của nàng Thanh Hóa,
muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, trên con đường anh đã đi qua,
Trong âm thầm,

Tôi sẽ gọi tên anh
 cho tất cả những nam nhân ở ngưỡng cửa học đường, mặc áo len, 
mang giấc mộng kinh bang tế thế,
Trên viền môi cong nghịch ngợm, nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn đánh vần chữ Việt,
Đôi mắt hiền lương đọc Camus, Steinbeck, nhưng trên diện mạo vẫn còn phảng phất vầng trán vuông và chiếc cằm vuông Nguyễn Thái Học….
Ngày xưa, đã có người viết sử cho 13 người trai trẻ lên đoạn đầu đài….
Nay mai, ai sẽ là người viết sử do anh làm ra,
Nhánh thông non,
Cây cao rừng già,

TRẦN VĂN BÁ

TRẦN VĂN BÁ

Vì thế
Tôi chưa hề biết anh,
Nhưng sẽ gọi tên anh,
Những sáng tuyết trắng trời Tây,
Những trưa nắng khét sa mạc bên này biển,
Khi người nhạc sĩ blue jazz đã buông kèn đồng trong hầm rươu tối
Khi tiếng réo rắt cuối, cùng Hồ Cầm đã ngừng giai điệu.

Tôi sẽ gọi tên anh,
Trong trầm tư mộng mị,
Trong thương nhớ u hoài,
Trong ánh nến lung linh tôi thắp trong lòng, ngọn nến không bao giờ tắt, cho riêng anh.


Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã gọi tên anh
TRẦN VĂN BÁ
Dương Như Nguyện C DECEMBER 2006

Tuesday, June 18, 2019

người mẹ xinh đẹp nhưng bạc phước cuả tôi, khi bà khoảng 14 tuổi ở Huế



Những bông sen trắng, khăn trắng trải bàn có đăng ten, bình sứ bleu, tách tra pha lê, chiếc ghế gỗ gụ, đàn bầu treo trên tường, hình ảnh phong lưu cuả xã hội trí thức VN thời 1945...Ông nội cuả mẹ tôi là một quan văn cuả triều đình Huế, tước Hồng Lô Tự Khanh. Ông ngoại cuả tôi Tây học.  Mẹ tôi lớn lên trong lòng thương yêu của cha mẹ, nhưng nghích cả̀nh cuả buổi giao thời bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cũng không buông tha tuổi thơ cuả mẹ tôi...Duyên số, lấy chồng là người Bắc di cư, mẹ tôi khổ, r̀ồi cuộc ra đi  1975, và tôi mang giấc mộng cuả mẹ vào lòng nước Mỹ, bắt đầu cái nghịch lý cuả một cuộc giao thời khác, một mất mát không có gì bồi đắp được...Mẹ tôi mang nỗi đau trong trái tim hiền hoà cuả người phụ nữ xứ Thần Kinh trong suốt chiều daì̀ 40 năm lích sử người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ...

Tuesday, June 4, 2019

about film stars in non-communist Vietnam, pre-1975:

Dương Như Nguyện:  Khuôn Mặt Kim Vui Trên Màn Ảnh Lớn VNCH


Năm 1974, tôi là một cô gái VN nhỏ bé mê truyền thông, màn ảnh và sân khấu (ngay từ thuở mới .. lọt lòng vì tôi là con gái của mẹ tôi. Mẹ tôi là một phụ nữ miền Trung nhu mì đi học làm nghề cô giáo và sống như một phụ nữ cổ truyền từ thế kỷ 19. Vậy mà mẹ tôi là người đầu tiên cho tôi ý tưởng khi xong trung học tôi không nên qua qua Mỹ du học mà trái lại nên ở VN học Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ để trở thành nghệ sĩ sân khấu và đóng phim trong khi đi dạy tiếng Anh để kiếm tiền sinh sống!)
Ở xã hội miền Nam VN lúc đó, tôi lấy đâu ra hình ảnh của một “thần tượng” trên sân khấu và màn ảnh lớn – một môi trường phôi thai ở đất nước chiến tranh nghèo nàn ấy? Tôi phải nhắc đến nghệ sĩ Kim Vui. Bà là pha trộn của Sophia Loren, Gina Lollobrigida và một vài cô đào Tây Phương khác thuộc vào thế giới “pinned up” của Hollywood. Cộng thêm vào đó có thêm  những đường nét đằm thắm rất Đông Nam Á. Một khuôn mặt đặc biệt và gợi cảm. Cái tên nghệ danh của bà thì đặc thù VN mà lại rất dễ đọc theo tiếng Anh hay tiếng Pháp!
Ở Kim Vui, khả năng diễn xuất rất tự nhiên toát ra từ tính cách gợi cảm của khuôn mặt bà. Một đắm say từ ánh mắt đến làn môi. “Nhập vai” dễ dàng như nói và thở. Khuôn mặt ấy làm màn ảnh lớn sáng lên với sự thu hút từ bên trong.
Quý vị không tin thì cứ tìm lại “closed-up” của khuôn mặt Kim Vui trên màn ảnh lớn trong phim Chân Trời Tím, rồi so sánh với khuôn mặt của Kiều Chinh trên màn ảnh lớn trong “Người Tình Không Chân Dung” hay màn ảnh nhỏ của truyền hình Mỹ trong phim truyện MASH, thì sẽ thấy ngay sự khác biệt và cảm nhận thế nào là tính gợi cảm tự nhiên của một diễn viên màn bạc.
Kim Vui có sự thu hút gợi cảm tự nhiên ấy ở tính cách quốc tế, của một superstar mà các đồng nghiệp của bà không có (theo thiển ý của tôi).
Kim Vui trước 1975, courtesy of Ms. Hoang Lan Chi.
Sau 75, đôi lần tôi được thấy bà mặc váy đầm Tây Ban Nha, biểu diễn múa Flamenco cho cộng đồng VN – lúc đó là những con người vẫn còn lạc lõng bơ vơ chưa có chỗ đứng rõ nét trên đất nước mới.
Tôi chỉ tiếc cho Kim Vui sinh ra trong một đất nước quá nhiễu nhương mà nghệ thuật thứ bảy quá phôi thai và những biến chuyển lịch sử đã không cho khuôn mặt tài hoa này xuất phát hết tinh anh. Ấy thế mà bà cũng đã chói sáng và trường tồn trong xã hội VNCH thập niên 60, 70 và hơn thế nữa …Hình như bà đi trước thời đại của mình, đi vượt ra khỏi biên cương của văn hóa nước Việt.
Con người bà, theo nhiều người kể lại, thuần hậu và dễ thương với đồng hương như một cá nhân thuần Việt và rất chân chất như ruộng lúa Cửu Long, như gió mát từ sông lạch của miềnNam. Bây giờ, ở tuổi 70, bà vẫn thành thật, tự nhiên, thanh thoát mà gợi cảm!
                     
Tại Mỹ sau 1975 với y phục tự vẽ, courtesy of Ms. Hoang Lan Chi.
                 
Kim Vui 2012, courtesy of Ms. Hoang Lan Chi
Dĩ nhiên là sau khi qua Mỹ thì tôi cũng mon men đi theo sân khấu rồi màn ảnh lớn để xem nó như thế nào, rồi dừng lại ở đó. Vì thế, ngày hôm nay tôi mới có thể đưa những nhận xét này một cách rất tự tin về khuôn mặt và khả năng diễn xuất của Kim Vui với cái lý của tôi, và tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều nghệ sĩ đồng ý với tôi, trong cũng như ngoài cộng đồng người Việt.
Nếu tôi đã Brava Brigitte Bardot thần tượng của một thời và luôn luôn của văn hóa Pháp, thì tôi cũng sẽ phải Brava Kim Vui!
Vượt văn hóa, vượt thời gian!