Saturday, December 4, 2021

MUSICOLOGY


THE NEEDS FOR VIETNAMESE MUSICOLOGISTS EITHER DEGREED OR SELF-TAUGHT:
 

Nhu cầu tiếng nói người Việt cho ngành âm nhạc học:

 Ngành âm nhạc học – musicology -- không phải là ngành học âm nhạc để sáng tác hay trinh diễn.  Ngành "âm nhạc học" khác với ngành "âm nhạc," hay học "âm nhạc," dù rằng phải biết âm nhạc đủ thì mới có thể đi vào "âm nhạc học" tận tường.   Âm nhạc học giúp cho việc sáng tác và trình diễn, đồng thời nâng cao trình độ thưởng ngoạn cuả khán thính giả, giống như ngành phê bình văn chương giúp ích cho sự thưởng ngoạn văn chương.

Ngành musicology thiên hình vạn trạng, có tính cách xuyên bộ môn, mà các học giả hay nghệ sĩ ở mọi ngành đều có thể tự học, nếu có đủ ít kiến thức căn bản trong âm nhạc

Chính tôi đây là một cá nhân tự học musicology suốt trong thời gian tôi làm một hình thức "fellowship" ở một đại học miền Bắc, và suốt thập niên dạy đại học ở vùng Rockies, tổng cộng là 12 năm nghiên cứu xuyên bộ môn, chưa nói đến thời gian tôi theo đuổi nghệ thuật trình diễn ở mức mà tôi cho rằng bán sơ khai, bán thời gian, để có cơ hội sáng tạo và biết nghệ sĩ trình diễn phải làm gì. Tôi xin nói thẳng rằng, là con nhả giáo ờ Việt Nam, không phải “con ông cháu cha tiền rừng bạc bể,” và thuộc lớp người di dân đầu tiên sau chiến tranh VN, một phụ nữ đi làm để độc lập không phụ thuộc vào ai, tôi không có điều kiện để đi làm “nghệ sĩ” toàn thời gian, mà cũng chẳng muốn phải “hy sinh” cá thể cuả mình cho sự theo đuổi nghệ thuật ấy. (Theo tôi, thì đi theo “Thuý Nga Paris” không phải là theo đuổi nghệ thuật. Đó chỉ ̉là theo đuổi cách “nghệ thuật” cuả băng Thuy Nga Paris cho người nói tiếng Việt ở Mỹ mà thôi. Tôi chưa biết các em gốc Việt nào theo đuổi ngành muá, kị́ch, film, hay nhạc ở Mỹ, toàn thời gian để tốt nghiệp, với mục đích đi vào chương trình băng Thuý Nga cả.  Tôi cũng không cho rằng đi...Hollywood hay được lên dĩa "Sony" là theo đuổi "nghệ thuật." 

Tôi cho rằng sau gần nửa thế kỷ, thiếu gì người gốc Việt là "nghệ sĩ nghiệp dư"  có thể nhận định âm nhạc, musicology, hay hơn tôi rất nhiều, nhất là khi họ có kinh nghiệm khảo cứu ̣-- scholarly research.

Một bà giáo sư Mỹ viết bài về sự góp mặt cuả người Á Đông trong các cuộc thi dương cầm thế giới. Theo tiểu sử, Bà là research professor cuả một đại học Mỹ, về Asian / American Sstudies thì phải, và là tay dương cầm nghiệp ư.  Profile này có thể tìm ngay ở người Việt và người gốc Việt:  họ có để thì giờ viết, và viết tiếng Việt hay khong mà thôi. 

Người Việt và người gốc Việt có thể viết bài nhận định về sự có mặt cuả người Á Châu trong lãnh vực âm nhạc, thay vì chỉ dịch bài cuả Bà Giáo Sư nọ, nhất là ̣a trên kinh nghiệm "cây nhà lá vườn" với trailblazer Dang Thai Sơn và, thêm vào đó, sản phẩm quốc nội cuả VNCHXHCN lả Đặng Vỉ̃nh Phúc, hay các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác hoặc trình diễn khác. Lý do: hiện nay VN có rất nhiều người viết đọc tiếng Anh. Vai trò "chuyển ngữ" bớt cẩn thiết.  (Nhân tiện đây, theo tôi, chữ “chuyển ngữ” bị dùng sai lầm trong căn bản; chữ “dịch thuật” đúng hơn thì bị bỏ đi sau 1975, thay thế bằng “chuyển ngữ.” Công tác dịch thuật đòi hỏi nhiều hơn là chỉ ngồi “chuyển ngữ.” Tôi e rằng trong gẩn nửa thế kỷ vừa qua, ờ môi trường tiếng Việt, sự chân chính, sát nghĩa và rộng nghĩa cuà ngôn từ, ngôn ngữ, cho đến lịch sữ ngôn từ, etymology, cũng đã bị thoái hoá, ngay trong địa hạt danh từ và ngôn ngữ hoặc các khái niệm chuyên môn cuả ngành âm nhạc.)

Cần có những bài khảo cứu ngắn, cuả chính học giả Việt, gốc Việt, nhất là trong các  địa hạt có mnh lực ảnh hưởng quốc tế qua trực giác như âm nhạc. V/d người Á Châu ngày càng xuất hiện ở nhiều bộ môn khắp thế giới, đã xầy ra không phải chỉ ở địa hạt âm nhạc thi đua thế giới, mà còn ngay cả ở môi trường hàn lâm, academia, một số các ngành ở Mỹ, các công ty kỹ thuật, một thí dụ khác: ngành thự́c phẩm / tiêm ăn tại nhiều thành phố lớn cuả thế giới, làm thay đổi bộ mặt ẩm thực cuả nhân loại văn minh, ngay cả ở việc học hành tại các khuôn viên campus như đại học Harvard cuả Mỹ chẳng hạn, etc.etc..  Thế nhưng tình trạng k thị Á Đông vẫn còn, ở những tnh huống tinh vi nhất.  Các vụ án chống kỳ thị vẫn  có, mà chưa đủ, trái lại càng ngày càng kém con s̀ố đi, vì các bộ luật dân quyền, nhân quyèn ở Mỹ (Civil Rights Act, Alien Torts Claims Act) gần như bị vô hiệu hiệu hoá trong khía cạnh tranh đấu cá nhân, và các tổ chức tranh đấu ở Mỹ advocacy -- vẫn đặt v/d kỳ thị nhưng trời ơi, vẫn không nâng cao tỷ số các vụ án kỳ thị, dù rằng, lấy một thí dụ khác: các tổ chức đưa tiếng nói người Châu Á vẫn cho rằng ngay chính đại học Harvard vẫn kỳ thị chủng tộc khi áp dụng những gì có tính cách hạn chế người Á trong điều kiện nhập học tại Harvard, etc.etc. 

Những bài viết nhận đính mà tác giả là chính học giả người Việt hay gốc Việt như vậy sẽ có giá trị "critical thinking" bao quát, cân bằng, nhiều hơn là phổ biến "thông tin" qua hình thức dịch thuật các bài nghị luận. V/d đưa ra: Ai là "học giả" để viết đây? Ai thật tình có khả năng chuyên môn và áp dụng ̣đúng đắn chu trình khảo cứu, lại có khả nâng ngôn ngữ ở trình độ chuyên môn để dùng chữ chuyên môn cho đúng và̉ chuyên chất?  (Tôi xin đưa vài  thí dụ đã tửng xẩy ra qua mạng lưới trong việc dùng ngôn từ bất trách: một người đứng ra nhận định và phê bình thơ văn thì không thể "diễn giải" ý nghĩa cuà̉ việc "chơi chữ" hay "lồng ý" bằng cách "chuyề̉n ngữ" chữ "paraphrase" trong tiếng Anh có nghĩa là "đạo thơ" hay "bắt chước thơ" được. (Viết như thế có thể gây tác dụng mạ lỵ phỉ báng, defamation).  Không thể nói nhạc sĩ Cung Tiến đã "phổ nhạc" bài thơ Nguyệt Cầm cuả Xuân Diệu. Không thể  dịch chữ voice trong độc tấu piano có nghĩa là "tiếng hát" -- vocal (nhưng nên hiề̉u sự liên đới và̉ tương đông giưã ngành thanh nhạc với lịch sử phát triển sáng tạo và kỹ thuật "fugues" do Bach đưa vào sáng tác cuả ông, tiêu biểu cho giai đoạn baroque trong lịch sử nhạc cổ điển Tây Phương, thì mới lý luận thấu đáo về các dòng nhạc trong một bản độc tấu dương cầm).  Cũng không thể dịch chữ "legato" "crescendo""diminuendo" etc. là các "kỹ thuật thanh nhạc" được trong một bài nghị luận hay khảo cứu. Việc diển đạt legalo, crescendo, diminuendo, etc. chính là một phầ̀n cuả musicality -- tính chất cuả âm nhạc sáng tạo, chứ không hẳn chỉ là kỹ thuật hát.       

Cốt lõi cuả nhận định phê bì̀nh văn học nghệ thuật, nói chung, và viết lách về̉ ngành musicology, nói riêng, đòi hỏi lý luận và sự cẩn  trọng  --  việc công nhận hoặc phủ nhận các lý thuyết, hay đưa ra các lý thuyét mới, thesis, bằng luận lý và minh chứng, như một khoa học gia cuà ngành nhân văn.  Hay it́ nhất cũng là tác giả một "op-ed" editorial có tính cách công phu và công bằng.   

Người chọn bài và chủ trương cuả các websites uy tín có thể nhận định khách quan. Nhưng, một vấn đề khác lại hiện ra: đâu là các websites uy tín, hay rút cục chỉ là một chân trời “monopoly” có hệ thống, một tình trạng độc quyền trong sự xô bồ, “hỗn tạp pí lù” cuả mạng lưới?    

"Học giả" là một trạng thái, acquired status, không nhất thiết là bằng cấp giấy tờ. Tư cách học giả sẽ đến ngay từ nội dung và hình thức bài viết, ngoài việc bỏ thi giờ học cho có “bằng cấp giấy tờ” minh chứng trước người ̣đọc.  Lại một vấn đề kế tiếp: người đọc là ai, trong khi thế giới có tầm mắt cuả một đám đông "liêc" trên internet, ở môi trường cuả photoshop và wiki, etc.etc.???  

Quay trở lại với “musicology”: 

Viết về âm nhạc có thể mở rộng khung trời khảo cứu cho tất cả những ai biết nhạc, yêu nhạc, biết nhìn vào cấu trúc và lịch sử âm nhạc, cũng như sự áp dụng kỹ thuật lý luận cuả chu trình khảo cứu. Musicology là ngành khảo cứu luân lưu sinh động -- fluid, không phải là ngành nghệ thuật trình diễn, dù rằng các musicologists nên là nghệ sĩ trình diễn ở một khía cạnh nào đó, để thấu hiểu chu trình “trình diễn” "diễ̉n tả, "diễn giải," và "diễn đạt" các tác phẩm sáng tạo.   

DNN (c)Nov.2021        

No comments:

Post a Comment