Saturday, December 21, 2019

PARIS CHIEU CHIA LY: BẢY ĐIỆP KHÚC

FAREWELL AFTERNOON,

IN THE DREAM OF PARIS

WND C2002, 2020


Poetic prose

(A very long poem written in free verses)

 

FAREWELL AFTERNOON IN THE  DREAM OF PARIS

(From a translation of childhood)

 

FROM THE NARRATOR:  When I was a child, I once found a letter from my father’s library, written by a man who said goodbye to his love, one Isabelle, in the City of Paris of the 1960s. It could have been my father, or any of his  friends, and Isabelle was their dream Parisian girl.  I never asked my father whether he was that young man, and who Isabelle was. 

 Instead, I began having this dream. In the dream, I was the poet speaking these words.

Now, my father is old and gray. Many of his friends are dead. Their dream city of Paris  is still there, but is it the same? Where is Isabelle?

I had waited for a long, long time, until I grew up, before I could  write down these words, spoken for a time and place that belonged to my father’s generation and his dreams. I wrote these words down for what was gone, and perhaps what is left…

 

~~~́́́ ~~~ 

 

 Who is leaving the dreamy afternoon, down a deserted street?

Who is gliding into the past, a misty river, in all that fantasy blue green, a la Parisien?

 

Farewell afternoon, handkerchief whitening the gloomy sky

Paris afternoon, no tear, no laughter

Whose departure?

A little sun left on Isabelle’s hair

Undying embrace

On a silky scarf, imprints an I , color of the rainbow, shape of a mermaid

 

Who strolls down the sparkling Seine, like almond eyes,

A Viennese waltz, drunken melody

A navy blue cab, passing by

A navy blue awning

Color of mint, in a champagne glass, in a heart

never forgotten

 

But farewell, yes farewell

Young love, early love, Paris

The Eiffel is drunk, too, tipping down in a whisper, Au Revoir

 

Farewell, antiquated Sorbonne, like an old mother’s cracked skin

Painting those blue veins on a wanderer’s wrists

 

Who is leaving in yellow autumn when the afternoon dies

The heart wilts, on wrinkled clothes after lovemaking in a jazz basement

Smoke-filled St. Germains

Shadowing into sunset

Sprinkling tears into dusty rain

The heart blossoming into a sunflower, upon Apocalypse

(Or just a plastic-toy flower left in the garden of Luxembourg?)

 

Who regrets a vow,

gathering pieces of a heartbreak?

Who follows sandy footsteps

on the path of love, the path of departure?

Or a windy boulevard leading to nowhere, without a soul?

Tomorrow is a stream of mercury

falling through cracks between fingers

 

But today,

 who is leaving on St. Michel?

A blond strand of hair between red lips, like a dying rose

Who plays Watteau’s Gabriel?

Oh yes take my farewell

From my gut, entangled love knots

In oceanic tides, my psyche

 

Follow you, like a dove’s wing, having seen a ripe autumn

Follow you, on a college girl’s pair of legs

Traces of wine stains, the color of Bordeau, on bulky sweater and a page of philosophy

Even a mindless tourist would throw me a bloom

Follow you, in waves of black coffee

dripping from a silver spoon, like exile

Follow you, upon Renoir’s cherry-blossom skin

And Prevert’s breath, greener than the vert of green beans

In the Louvre and upon the gray Aubervilliers

Find a laborer’s life, his smoke-stained apron flying toward the subway

 

Who knows the eight directions of love-filled river Seine?

Those early morning snow flakes, like a forest of white dogwoods

Give me a pot of hot coffee

For a pair of souls

Blond and black

Building a sand castle, on the North Sea shore, a vow lasting a millennium

 

Lusty afternoon, drunken afternoon, in a Verlaine pub

In streams of Rikle poetry, nostalgia

In the black iris of the Mediterranean girl

Bright like Sorrento sky

Dark like Pegasus’ shadow

Who knows where the night’s sorrow goes

To liberate a self, in solitude

A spiritual pregnancy imprisoned in wax

I would seize the paper-thin ivory skin of Madame Beautiful, Bella Senora, into my heart’s story

 

In between pages of a Sonata caught my intellect

Blow me out, wind of the Seine, that downstream of hair

I would still walk, leisurely like an aristocrat

My heavenly freedom and God-given liberty

I would still walk, like the young lad of the east named Thoi

Vast like the Red River

Originating in Tibet

Torching a Japanese tea garden

Melting the North Pole

With heat from the Equator

 

But tonight, who bears the exiled queen’s spirit, trapped in the ruins of Champa’s abandoned temples

Remembrance for the roses of Fontenay

The halls of Sorbonne turn into my sea

Or the pastorale of Montsouris

Remembrance, hands, feet and souls parallel in the center of St. Lazare

Farewell afternoon, where golden light christening on your hair, the fragrance of rice wine and fermented wheat

 

But tonight

The bordering trees of Champs Elysees bearing their fruits

Ruby red or emerald green

All in your eyes, octagon or the five edges of a star

The neighborhood of Auteuil becoming your jungle or my river raft

Your lips, too,

Becoming the stones of the Great Wall

Farewell despair

 

And who are you

Crooked soul yearning to build the universe outside Chagall’s window

Your silky hair entrapping the Eiffel tower under that full moon sketching your shoulder blade

And your eyes, white lily, black orchid in a cello’s sound, all in the valley of your palms

And your thoughts, like the veins of wood and the shine of marble in Versailles

Like the curve of Cinderella’s slipper after a Chaillot banquet

In a slender champagne glass I float the verses of Appollinaire

Yet I see

lovers drinking from the Yang Tze river, farewell, their pond of tears

A thousand-mile separation

Missing you, lifetime illusion

 

But tonight, airport night

My young love

Thought I could walk with you till the sun’s suicide

Your arms grow roots around me

Your feet break my walls, your face sinks into my heart

I want to drink up your mouth, Isabelle Isabelle

All of Paris, in you, and in the night

Sever our links, into strangers

Go with the wind, into my remembrance of Paris

 

On my death bed, the afternoon swoons

I lean on the night, my tomb

In wilderness, my soul walks on uneven steps, toward the desert of my thoughts

Leaping upon airport crowds, toward birth and death

My five fingers like winter branches, drawing pain and evening dews

Those spiral question marks, in dead-end alleys

Numbing my soul

 

Who is leaving

alone, passing barricades of the past?

Burning fire of the future

packing white clouds

into the intestinal routes inside a volcano

Looking for liquefied rocks, with the compass of life

Oh old-time autumn in tidal afternoon, unending tears

Across oceans and upon a aerial way

No guiding light, just the myth of galaxy

 

But tonight

Red, green and yellow lights

become decorating flowers for the airway

Where is our last night’s feast,

Or just our separation?

But tonight

The eagle tilts its silver wings

mourning for the one who leaves his heart on the steps of Sacre Coeur

All of a sudden,

Dawn arrives, a radiant smile

For Gabriel Paris

 

Farewell Paris

But no, no, no farewell!

Au revoir instead, meaning I will see you again

I will find you

Amid a forest of flower trees

The end is here, young love Paris

I salute you

 

Au revoir,

and rebirth,

Paris

 

 UND February 2002



Có ai biết tác giả bài tho XUỐI này là ai, trước 1975, 
xin nói dùm
Bài tiếng Anh là cuả tôi, năm 2002, tôi viết từ bài tiếng Việt, chép tay trong cuốn scrapbook cuả tôi, năm 1973, 
từ thư viện gia đình nhà cuả cha mẹ tôi, đường Lê Văn Duyệt, Saigon

cc
DNN (hiệu đính, phân đoạn, và đặt tên Bảy Điệp Khúc năm 2019  
(cũng như đã viết lại thành tiếng Anh, năm 2002)



Paris chiều chia ly --

Bảy điệp khúc





I.



Ai ra đi trong ánh chiều mơ yếu ớt về dạ hội trên phố vắng



Ai trôi trong quá khứ dòng sông sương

giữa thiên thanh mộng ảo cỏ cây

và tâm lòng Paris



Chiều chia tay mouchoir đan trắng trời ảm đạm

Chiều Paris không nhỏ lệ không cười vang



Ai ra đi nắng vương buồn tóc Isabelle

tay xiết chặt

trong khăn lụa có thêu chữ I hoa ngũ sắc hình thủy nữ



Ai nương theo nước biếc sông xanh như mặ't người em gái xa xăm

dạ.o vũ khúc thành Vienne với mình triền miên say đắm,

với ô tô hàng xanh,

ghế hiệ.u ăn xanh,

với nước bạc hà trong ly xanh,

sóng sánh trong lòng



Vĩnh biệt nhé tuổi xanh tình sớm Paris

tháp Eiffel ngà ngà say

nghiêng xuống cho ta thì thầm tái ngộ



Vĩnh biệt nhé Sorbonne

cổ như mẹ da mồi tóc bạc

vẽ gân xanh trên cổ tay lãng tử ngày về

II.



Ai ra đi trong vàng thu khi ráng chiều nghiêng đỏ
lòng héo hơn quần áo sau giờ yêu đương

trong hầm nhạc đen khói ám đường St Germain

Mắt ngưng dòng một hoàng hôn lệ rưng rưng mưa bụi

tim phồng như vầng dương ngày tận thế

như bông nhựa trẻ con vườn Louxembourg



Ai vương lời nguyện ước

ai lượm mảnh tình rơi

ánh nhạt dấu chân thương, giữa đường cát ngập ngừng



Trên nẻo tình

trong ngõ chia ly ngoài đại lộ

gió bốn phương vô định như lòng

ngày mai bằng thuỷ ngân rót qua mấy kẻ ngón tay cuồng nhiệt



Hôm nay ai ra đi trên đường St Michel

môi ngậm tóc tơ vàng và ánh hồng nhung gần úa

Ai là chàng vô thiên hướng của Watteau



Vĩnh biệt nhé xin dâng lòng quặn đau vì tình muôn mối

xin dâng đợt sóng nhỏ giữa đại dương tâm linh



Cho theo với

nhịp cánh chim câu đã thấy hơn chín mùa Thu



cho theo với
nhịp chân người nữ sinh viên tóc vướng áo rượu Bordeaux

và trang hiện sinh triết học,

bừng nở một hồng nhật giữa lòng băng dương của khách qua đường



Cho theo với

nhịp suối cà phê đen róc rách trong bình bạc sáng như đêm nào viễn xứ



cho theo với

nhịp da người Renoir phơn phớt đào hoa

và nhịp thơ Prevert xanh hơn một quả ve

trong bảo tàng Louvre và ngoài phố Aubervilliers

xám khói xưởng thợ

đời lầm than

chiếc áo tablier trẻ ngoại ô

chiều chia ly

chiều ảm đạm



III.



Ai biết về đâu tám hướng trời tình sông Seine

những sớm tuyết rơi trắng rừng mai trắng

một chén cà phê ấm

kết đôi linh hồn nhỏ

đôi mái tóc đen vàng

xây lâu đài trên cát Bắc Hải mà vẫn thề muôn năm



Những chiều ngả nghiêng trong quán rượu Verlaine

Suối thơ Rịckle thoảng u hoài trong mắt đen người gái biển Địa Trung sáng như trời Sorrento

Âm u như lòng gia mã xa



ai biết về đâu sầu đêm sâu

giải phóng một bản thân trong cô tịch

thai nghén một tư duy bên lệ sáp

tôi ghì ôm mảnh giấy ngà ngà da mỹ nữ

vừa ngả xong một tấm lòng



Giữa hai bờ sách ca nhạc thiều trí thức

Gió sông Seine ơi, suối tóc chảy xuôi xuôi

ta vẫn đi bước khoan thai, nặng lòng vương giả

mang thiên khí mang mang, niềm tự do không bến

ta vẫn đi phất phơ giải áo lụa chàng Thôi

mênh mông nước sông Hồng

dạt dào Thiên Trúc Hải

Óng ánh Hoa Phù Tang

say mê sương biển Bắc

nhiệt cuồng tình xích đạo




IV.




Nhưng đêm nay ai làm lòng em não nề dưới chân thành Phật Thệ

Nhớ một bông hồng Fontenay

Nhớ hành lang biển rộng Sorbonne

Một thảm cỏ đồi Montsouri

Nhưng đêm nay cây bên đường Champs Elysėes đỏ thắm

hay dâng màu bạch ngọc

Mắt hiển hiện lục lăng viên

hay năm cánh sao khuê

Phố Auteui là rừng sâu hay sông khuya vời vợi đôi bờ Xích Bích

Môi là Trường Thành

là ngao ngán mấy muôn trượng Hồng Hải tuyệt vọng

Và ai đây

tấm lòng xiêu để vừa dựng lên song, cả một vũ trụ Chagall

Với tóc tơ bên tháp Eiffel dưới trăng sáng như một đường vai non

Với mắt người lan huệ trắng và âm giai hồ cầm trong thung lũng bàn tay

Với tư tưởng ánh màu vân mẫu đẹp như tượng Versailles

như đường cong một gót giày thon nửa đêm dạ hội

trên thềm điện Chaillot

Với lòng chén nhỏ rưng rưng bọt Champagne

thơ Appolinaire tình Dương tử Giang đầu

lời vĩnh biệt

hồ nước mắt trên những vạn lý và trong lòng người tưởng nhớ vô biên



V.

Nhưng đêm nay

đêm phi trường

hỡi người em gái nhỏ

tưởng cùng sóng vai cho đến ngày mặt trời tuẫn tiết

tay quấn rẽ quanh mình

chân xiết sỏi, ảnh tượng chìm chìm

Anh muốn uống cạn hương môi em Isabelle Isabelle Isabelle

cả hồn Paris khi hôn em, và hôn cả hồn đêm

anh muốn tàn bạo dứt tay em lạnh lùng như không quen biết

anh muốn diu em trên cánh gió cùng đi về hướng nhớ thương

Chỉ còn hấp hối một mảnh hoàng hôn

ngã vào lòng đêm sâu, xây huyệt thẳm

chỉ còn hồn hoang dại bước thấp bước cao

đi về mấy ngả trong sa mạc của phi trường đông đảo

và của nỗi niềm sinh ly

chỉ còn cành khô năm ngón tay người ở lại

vẽ đau thương trên sương đêm thành dấu hỏi lớn xoay vòng trôn ốc thấu cùng đường ngõ cụt của tâm hồn tê buốt

Ai ra đi

lủi thủi qua những đồn phòng ngự của quá khứ

ánh tương lai lập lòe múa lửa sắc tiền trường trên mông lung

mấy vầng mây trắng

trong quanh co đường ruột hỏa sơn tìm những mãng từ thạch

của một la bàn trôi dạt mùa thu xưa

trong sóng chiều ràn rụa nước mắt mấy miền đại dương

không đường viễn đông không một chùm sao Bắc đẩu

không một ngọn hải đăng



VI.

Nhưng đêm nay

rập rình đèn xanh đỏ

hoa thắm nở phi trường

đâu nhỉ liên hoan tình hoa đăng hội

hay chỉ riêng ai bến Sở đường Tần



nhưng đêm nay

đại bàng xiêu cánh bạch kim

lệ nhỏ sương khuya rền rỉ với người đã để trái tim lại Ile de France,

trong như tim thánh đường Sacre Coeur dựa trời xanh

bỗng dưng lòng đêm thâu bừng chói nụ cười bình minh

và nắng sớm tóc người phụ nữ sứ giả Paris



VII.

VĨNH BIỆT NHÉ PARIS



Cổ,

Tân,

Tân,

Cổ,

Từ Tân đến Cổ,

Từ Cổ qua Tân,

Vĩnh biệt Paris thành viễn xứ,

Bằng những ngón ân cần

Vĩnh biệt, và muôn thu vĩnh biệt



Nhưng không, không

Sẽ không là vĩnh biệt

Sẽ phải là chào tái ngộ

lạc hoa lạc hoa tương dữ hận

thôi nhé chào Paris bé bỏng

CHÀO,

VÀ CHÀO TÁI NGỘ PARIS



###



DNN Hè 1972 - Đông 2019

(thêm thắt, hiệu đính, phân đoạn, và đặt tên Bảy Điệp Khúc)

Saturday, December 14, 2019

Ve^`....Death and the Maiden

My heartfelt thanks to chi NMN who devotedly selected and presented the following, unsolicitedly. This brought tears to my eyes humbled me with the love from readership.  This was done not for sale or profit, so it's under the fair use exception to copyright so far as the recorded music of Schubert is concerned. The artworks and images are mine. 


Monday, December 9, 2019

the ky.net va Duong Nhu Nguyen: van chuong nu quyen etc.

Bài ngḥi luận dưới đây, nguyên tác tiếng Anh, đăng ở Thế Kỷ Net giải thích rất rõ, qua hình thức nghị luận khoa bảng, sự khác biệt giưã văn khiêu dâm lá cải, cái thùng rác, và văn chương nữ quyền hay văn học.  Tôi xin tóm tắt:  Văn khiêu dâm tục tĩu không phải là văn học và không có chỗ đứng trong văn học.  Văn chương trữ tì̀nh literary erotica qua trường hợp cuà nhà văn Anais Nin được thế giới Tây phương ghi nhận chỗ đứng trong văn học vì bà viết rất đẹp, không hề tục tĩu, nhưng bà không được chỗ đứng lớn trong văn học nhân bản như Pearl S. Buck.  Lợi dụng tình dục để viết văn rẻ tiền kích thích độc giả để câu khách không phải là thế đứng cuả nhà văn, nhất là nhà văn  đúng nghĩa mang ưu tư trước nhân sinh.  Anais Nin mở một con đường cho người nữ víết văn đi ngược lại truyền thống vì thế có nhiều độc giả cho bà là cây bút cuả nử quyền, nhưng bà ṛach nát ranh giới cuả  căn bàn gia đình tôn giáo và đạo đức bản thân trong sự phát triền xã hội. Văn chương nữ quyền đã có mặt trước 1975 ở̃ Nam Việt Nam đặt lại v/d thân xác, đời sống, và khát vọng hôn nhân, tình yêu cũng như vai tr̀o xã hội cuả người nữ trong kinh nghiệm nhân sinh, có sự xung đột trong xã hội truyền thống vì ảnh hưởng tâm lý con người gây ra bởi chiến tranh, cho dù nhà văn nữ không nói ̣đến chiến tranh đi nưã. Đó là văn học, không phải văn khiêu dâm. Hiện nay ở VN có hiện tượng dùng đời sống pḥu nữ nhất là ở những nơi chốn lầm than để nói lên những biểu tượmg trăn trở về sự sống còn cuà văn hóa và dân tộc.  Đó cũng là văn học, không phải văn khiêu dâm.

Bài nghị luận này đươc dịch bởi người trong nước và tôi có xem lại cho đúng ý, nhưng không sưả văn phong, để nguyên tính cách hành văn cuả người VN bây giờ, trên tám mươi triệu...Dĩ nhiên không phải là văn phong cuả tôi khi tôi viết thẳng bằng tiếng Việt, trử những đoạn ngắn tôi thêm vào bằng tiếng Việt khi nói đến tác phẩm Bướm Khuya cuả Tuý Hồng... 

 https://www.diendantheky.net/2019/12/wendy-nicole-nn-duong-sang-tac-van.html#more

https://www.diendantheky.net/2019/12/wendy-nicole-nn-duong-sang-tac-van.html#more


Friday, December 6, 2019

Về -- the way homeward


Doc Doc Duong cua Thanh Tam Tuyen

https://thuvien-online.com/doc-duong-thanh-tam-tuyen/

https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2012/11/12/doc-duong-thanh-tam-tuyen/

Dọc Đường, Truyện Ngắn Thanh Tâm Tuyền

  

1 Vote


Thanh Tâm Tuyền nhìn bởi Đinh Cường

Thanh Tâm Tuyền

Ba người đàn ông ngồi quây xung quanh cái bàn gỗ tròn trong quán và cùng hướng về phía quốc lộ chạy mất hút vào trong rừng cao su ở hai bên. Quán bằng lá nằm cuối dãy phố mươi lăm chiếc nhà, sát cạnh con đường đất xe hơi có thể vào, ngăn phố với rừng cao su. Đầu trên dãy phố là đồn dân vệ rào ba lần thép gai trên treo lủng lẳng những ống lon rỉ. Người đàn ông ngồi ngoài cùng kế cây cột chống, mặc áo lá và quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế, tay bưng ly cà phê uống từ hớp nhỏ. Người đàn ông liền bên vận quần áo kaki sờn rách, đầu đội nón bẻ vành, chân đi giày không vớ, cầm chiếc muỗng nhỏ xíu gõ nhịp lên bàn. Người ngồi tách riêng một phía già hơn hết, tóc tiêu muối, vận quần lãnh đen bám bụi đỏ, áo túi trắng ngả màu, trước một ly cà phê sữa.

“Có lẽ tụi nó về hết rồi”. Ông già nói.

“Còn mà. Ít nhất còn cái 601 chưa về”.

“Vậy ai chơi nổi với mày nữa. Mày thuộc hết số xe còn gì? Thằng này điếm quá”.

“Ờ… tôi nhớ nhưng biết cái nào tới trước cái nào tới sau?”

Người vận quần áo kaki đỏ mặt cãi với ông già. Người vận áo lá quần xà lỏn nói:

“Ăn chung gì. Giờ mình chơi hết các thứ xe đi”.

“Đâu có được mày. Mắt tao nhìn không rõ. Xe ben chạy cà rề cà rề tao còn ngó thấy. Chớ bọn xe đò, xe nhà chạy giờ này nó chạy trối chết làm sao tao trông kịp”.

“Ai ăn lận tía mà tía sợ”.

Ông già lắc đầu:

“Tao không chơi nữa”.

Bà chủ quán mập bự, ngồi phía trong, nửa dòm vô trong nhà, nửa dòm ra trước, hỏi giọng khan như bị cúm:

“Nãy giờ cha nào ăn?”

“Huề. Không ai ăn thua hết”. Người đàn ông đội nón phân trần. Ông già xỏ dép, đứng lên thọc hai tay vô túi áo, móc tiền:

“Nè, trả tiền ly cà phê. Tao về cho sớm. Tối nay thế nào cũng có hành quân”.

dc3b3c-c491c6b0e1bb9dng

Ông đặt mấy đồng bạc cắc lên bàn, bỏ ra theo phía hông quán, bước ngay xuống con đường đất đi sang phía rừng cao su, vòng vào một gốc cây ngoài bìa đứng tiểu. Tiếng nước chảy mạnh soi vào thân cây, người đội nón nghiêng đầu ngó là to:

“Ông già gân dữ quá ta”.

Người ngồi ngoài cũng chợt vểnh tai nghe ngóng. Tiếng ầm ì ở tít xa.

“Còn tao với mày hả?”

“Đâu có ngán”.

“Bài cào hay sóc đĩa?”

“Thứ nào cũng được. Cho mày lựa”.

Người vận áo lá vừa nhíu mày suy nghĩ vừa lắng nghe tiếng động. Khuôn mặt dài ốm nhăn nhó. Người đội nón dở chiếc nón xuống nghĩ dò xét kín đáo hơn, cặp mắt mơ màng nhìn vào những lối cao su thẳng tối. Ông già từ sau gốc cây bước ra đường cũng ngửa cổ nghe.

“Đậu cái này rồi về tía”. Người đội nón gạ gẫm.

“Tụi bay tuột dù hết rồi. Máy trực thăng đó”.

Hai người đàn ông còn ngồi trong quán ngó nhau. Người đàn bà cũng nói:

“Trực thăng thiệt”.

Vài phút sau, tiếng động cơ nổi rõ, tới gần. Chiếc trực thăng, bay sà thấp ngang qua quán, sang phía rừng cao su bên kia lộ, quần vài vòng lớn rồi trở lại hướng cũ. Ông già nhìn theo, cười khoái trá biểu: “Tao biểu mà”. Rồi ông bước đi. Con đường đất chạy men bìa rừng cao su dẫn tới một xóm lá lơ thơ. Buổi chiều vàng rực ở phía sau đồn dân vệ, nhưng phía rừng cao su xanh thẫm. Xuyên qua những gốc cây thẳng tắp đến cả hai cây số là một chút chói sáng của quãng lộ quẹo như rớt xuống ngang tầm đất. Hai người dân vệ từ trong lối xóm trở ra, chân mang giày bó túm ống quần bám sình và bụi đất; một người đeo súng hai tay bưng trên miệng nút vào chiếc lá tre non kêu chít chít từng hồi như tiếng chim, một người quàng hai tay trên hai đầu súng đặt ngang cần cổ ngó phía trước, cả hai đều mặc đồ đen đội những chiếc nón vải đen có lưỡi. Họ rẽ vào quán, dựng súng vô vách, ngồi vào chiếc bàn gỗ còn dư trống. Một người kêu người đàn ông vận áo lá:

“Còn nước đá không?”

Người sau này vẫn ngồi nguyên thế co chân, chỉ xoay nửa thân trên hỏi lại người đàn bà:

“Còn nước đá không mày?”

“Để coi. Chắc còn…”

Người đàn bà vác tấm thân nặng, lê bước vô sau bếp, lục cục tìm kiếm và hỏi ra ngoài:

“Mấy chú uống gì?”

“La de”.

be1babfp-le1bbada

Người dân vệ vẫn bưng tay lên miệng hút kêu những tiếng chít chít, trong khi người bạn ngó lên tấm vách trong có cái giá bầy các chai nước hơi màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu nâu, xếp dài theo tấm vách ván ám khói đen. Chỉ còn hai chai la de trên giá. Người đàn ông vận áo lá, chủ quán, nhăn mặt ngó chỗ khác vì tiếng nút kêu của người dân vệ. Người đàn ông đội nón liệng chiếc muỗng xuống bàn kêu lên:

“Cha. Lâu thấy mẹ”.

Người đàn bà mang hai cái ly đá chặt cục bự nhô khỏi miệng ly đặt trước mặt hai dân vệ, rồi lại ì ạch quay trở vô giá lấy nước. Mụ dùng răng cắn mở nút chai xong rồi cất tiếng hít hà, đưa cánh tay áo quẹt ngang mồm. Ly của người dân vệ tràn bọt sủi tròn xuống bàn. Anh ta buông tay, chiếc lá tre xanh nõn ép dính dọc theo ngón tay bên phải. Anh thủng thẳng lột chiếc lá liệng vào vũng nước trên bàn. Người bạn hỏi:

“Uống lẹ đi mày. Bọn chúng đi qua thấy về lại cằn nhằn”.

Người đàn ông đội nón bỏ ghế ra ngoài hè đứng ngó mông hai đầu đường vắng ngắt như tờ. Đằng chân trời trước mặt, tiếng phi cơ ầm ỳ rồi tắt lặng không thấy dáng. Cách quán hai ba nhà là tiệm sửa xe máy. Một người thợ liu hịu làm việc với chiếc xe máy lật chổng bánh lên trời. Người đội nón quay vô biểu:

“Tối nay về Biên Hòa ngủ. Còn cái sáu lẻ một mà”.

“Ờ, để coi”.

Hai người dân vệ uống cạn ly đứng lên sửa lại quần áo, đội mũ đeo súng, trả tiền sửa soạn bước ra khỏi quán. Người đàn bà vừa nhét tiền vô túi vừa nói với chồng:

“Có đi Biên Hòa coi chừng giùm tôi đó”.

Hai người dân vệ đi ra khỏi quán, tiến về phía đồn, dáng đi nghiêm chỉnh hơn. Người nút lá tre đi trước cách bạn chừng hai ba thước, cả hai đều quay dòm vô các mặt phố. Có tiếng gọi trong rào kẽm gai ở đồng và họ cất bước chạy lúp xúp. Trong quán người đàn bà nói, trong khi người chồng mở hộc tủ của cái bàn trên bày mấy ve bánh kẹo, chai tôm khô củ kiệu chỉ còn thấy nước đục vàng, kê bên dưới giá xếp nước, lấy tiền. Trên đầu người đàn ông treo tòn ten vào móc sắt hai nải chuối già và chuối sứ:

“Mấy cha chỉ bày chuyện đi chơi không à?”

Người đàn ông đi tới chiếc ghế bố đặt bên vách, nơi người vợ ngồi để vừa ngó phía sau phía trước, lượm áo sơ mi khoác lên thân, nói:

“Mầy không thấy trực thăng quần nãy giờ sao. Bộ mày muốn tao chết…”

“Còn tôi dễ không chết hả. Cứ đi hoài tiền đâu chịu cho thấu”.

“Tao là đàn ông mày nghe chưa? Ở nhà để lỡ như lần trước chúng vô bắt kéo thây về rừng cho chúng. Một mình tao phải kéo bốn cái thây mày nhớ không, cả đêm cả ngày tới chừng về phát đau còn bị người ta kêu lên kêu xuống hỏi hoài… Đ.m. thứ đồ đàn bà ngu!”

Người vợ kéo quần tới bắp vế gãi, mặt mụ đờ đẫn không còn phản ứng. Người đội nón trở vô quán nói tiếp:

“Máy bay quần là có chuyện mà…”

Người đàn ông chủ quán tỏ vẻ khinh bỉ vợ, bỏ vô sau rửa mặt, rửa chân, rồi thủng thẳng trở ra xỏ quần. Hai người đàn ông ra đứng trước quán. Trong rừng cao su nghe tiếng còi xe nhấn inh ỏi, hai ba chiếc xe đò đua nhau chạy tới. Dẫn đầu là một chiếc “bờ dô” mũi khoằm theo sau là hai xe cá. Chiếc “bờ dô” thắng ngay trước quán, hai chiếc xe cá vượt đi luôn. Người đàn ông chủ quán quay vô biểu vợ:

“Tao đi nghe mày”.

Người vợ nặng nề bước ra, dặn dò:

“Mai sáng về ghé chợ mua đồ về nghe”.

Người đàn ông mới dớm đặt chân lên thang phía sau xe, đợi bạn chui vô khoang nói:

“Đ.m. Nhớ mà”.

Người lơ chạy vô quán nói: “Xin miếng nước chị Hai”. Không đợi trả lời, thót vô sau nhà. Người tài xế nhấn còi thúc hối, ló đầu ra ngoài:

“Tính ngủ trong đó sao mày?”

Người lơ xe chạy ra mặt còn nhẫy nước, nhảy bám vào đuôi xe la lên:

“Rồi, chạy đi”.

khuc3b4n-me1bab7t

Chiếc xe từ từ ngừng trước đồn dân vệ. Người lính gác trong chòi canh bắc loa tay kêu đuổi: “Tới trong kia đậu”. Chiếc xe chuyển bánh đi qua hết đoạn đường rào kẽm gai đậu trước quán hớt tóc. Người lơ nhảy xuống đất kêu vô trong:

“Xuống lẹ lên cha nội”.

Một người đàn ông tay ôm bọc giấy dầu, lom khom bước xuống. Tới đất, người đàn ông muốn trở lên, nói:

“Không phải đây…”

Người lơ đã bước lên bực gỗ đưa tay cản ngang:

“Vậy tía quên hay tía lầm đường rồi. Tía ráng đợi đây đón xe mà về. Chớ tôi cứ ngừng hoài đợi tía kiếm nhà tới đêm tụi tôi mới về tới nhà. Cô bác kêu quá trời”.

“Cho tôi đi khúc nữa”.

“Tía hết tiền rồi. Rồi, chạy đi”.

Chiếc xe rồ ga chạy vọt thẳng vào phía rừng cao su sẫm lạnh. Người đàn ông đứng lại bên đường ngơ ngác. Hắn vận đồ bà ba đen, chân đi săng đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao. Hắn ngửa mặt nhìn lên trời trông chiếc trực thăng từ phía rừng cao su bay tới. Tiếng nổ ù tai, cánh quạt bay cuốn bụi đất mù một khoảng; cỏ cây ngả rạp. Người lớn, con nít túa ra khỏi nhà ngắm coi, bọn con nít chạy băng ngang lộ tới đứng bên bãi cỏ, tiếng người kêu gọi bị gió và tiếng động cơ quạt bay tung mất hút. Chiếc trực thăng đáp xuống nhưng không tắt máy, nó đậu vài phút rồi lại từ từ cất lên và bay về hướng đồn dân vệ tránh xa quốc lộ. Trẻ con và người lớn còn đứng lại ngắm và bàn tán. Một vài người nhìn thấy người đàn ông vận bà ba đen ôm bọc giấy dầu đứng trước quán hớt tóc. Quán hớt tóc là một bức vách gỗ thùng sữa và hai cây cột ngoài, ba mặt bỏ trống. Trong quán không có người, thợ đã nghỉ, nhưng vẫn còn một chiếc ghế ngồi trước một tấm gương đóng chặt lên vách dưới tấm gương là một cái hộc gỗ buộc treo bằng dây kẽm, không có một vật dụng nào để trên. Người đàn ông ngó thấy mặt mình trong gương, con lộ, bãi cỏ, mộ đất cao xa mờ; hắn ngoảnh mặt bước tới quay lưng lại đồn dân vệ hướng về phía rừng cao su. Kế bên quán hớt tóc là một tiệm chạp phô của người Tàu tới một căn nhà ở đóng cửa, trên các cửa đóng dán những bích chương và khẩu hiệu tuyên truyền tới một tiệm trữ Âu dược, một tấm bảng gỗ treo ngang đong đưa với dấu thập đỏ. Qua khỏi tiệm trữ Âu dược là một nền nhà đổ rồi một khoảng đất vuông cao hơn mặt đồng trồng rau muống, làm chỗ họp chợ. Trên nền đất có vết cháy đen loang, cỏ vàng úa không mọc được. Sát chợ là nhà việc, mái thủng, tường lỗ chỗ vết đạn, các cửa sổ bể gãy, tấm bảng treo rớt chỉ còn một đầu dính trên tường, nhìn vào trong gạch ngói bừa bãi chưa thu dọn. Nhà kế bên nhà việc cũng bị sập mái trước. Khỏi gian nhà gỗ, dãy phố nguyên vẹn. Người đàn ông đi qua một tiệm một người con gái Tàu ngồi đọc báo sau quầy hàng; một tiệm bán sách vở và tạp hóa; một lớp học với mươi bộ bàn ghế và tấm bảng đen; tiệm sửa xe máy với người thợ đang lui hui sửa ngoài hè. Người đàn ông ôm gói đứng lại nhìn người thợ làm việc. Anh này chợt ngửng lên toe miệng cười với người đàn ông nhưng nụ cười tắt ngay tức thời. Anh thợ ngừng hẳn tay ngắm nghía người lạ. Người đàn ông cố gắng cười, gượng gạo hỏi:

“Giờ này xe còn trở xuống không anh Hai?”

“Có lẽ hết”.

tie1babfng-c491e1bb8dng

Nói xong, người thợ tiếp tục làm việc, bỏ mặc người lạ đứng ngẩn ngơ nhìn xuống. Một hồi im lặng người đàn ông nói:

“Cám ơn anh Hai”.

Người thợ không đáp, cũng không ngó lên. Và người đàn ông lại bước đi. Kế tiệm sửa xe là tiệm chạp phô của người di cư. Người đàn bà quần áo nâu răng đen, vấn khăn, mắt hấp háy đứng bên mấy bó củi và tĩn nước mắm ngó người lạ mặt chằm chằm. Người đàn ông ngó mông sang rừng cao su bên kia lộ. Hắn đi qua hai căn nhà nữa. Trước mặt căn nhà đóng cửa, đặt một cái lu nhỏ đậy nắp gỗ và một cái ca nhôm trên tường. Người đàn ông tiến lại bên cái lu, đặt gói giấy xuống hè, mở nắp lấy cái ca múc nước trong lu uống ừng ực. Uống xong hắn lại múc thêm một ca đầy đứng xích ra gần lộ để vào tay rửa mặt và cổ. Nước trà màu nâu đen. Lấy khăn trong túi áo lau khô mặt, hắn đậy nắp lu, mang ca trở lại chỗ cũ, ôm gói đồ đi tới chỗ tận cùng dãy phố là con đường đất đỏ vắng hoe ngăn cái quán và rừng cao su. Hắn đứng ở đầu đường đất ngó mông vào xóm, nhìn con lộ chảy ẩn giữa hai hàng cao su tối. Hắn bước vào quán ngồi bàn phía ngoài, đặt gói đồ lên một cái ghế. Người đàn bà mập từ sau bếp bước ra nói:

“Hết trơn nước đá rồi. Cà phê cũng hết…”

“Thím cho ngồi nghỉ đỡ đón xe”.

Người đàn bà ngó khách từ đầu tới chân. Trong rừng cao su tiếng ve bỗng kêu từ xa lan tới gần. Người đàn ông ngó quanh khắp quán hỏi:

“Thím có bán cơm không?”

“Không, không có cơm”.

Người đàn bà bỏ vô sau nhà. Người đàn ông ngồi thẳng lưng, mó máy lật cái dây thun buộc gói giấy dầu. Hắn móc trong một túi áo lấy ra một xấp giấy gói kỹ kiểm lại và đếm những tờ giấy bạc. Mấy tờ giấy năm đồng, mười đồng. Người đàn bà trở ra hỏi:

“Không có xe hả?”

“Không có. Sợ hết”.

Người đàn bà bỗng lắng nghe bảo:

“Có xe be tới đó”.

Người đàn ông vội ôm gói đồ chạy ra lề đường. Hai chiếc xe be kềnh càng rần rần từ trong rừng cao su, xe chạy chậm. Người đàn ông đưa tay lên cao vẫy kêu: “Cho quá giang…” Hai người tài xế đưa tay vẫy chào và xe vẫn chạy.

Người đàn ông thất vọng lầm lũi trở vô quán. Từ một trại binh xa lắc vọng lại tiếng kèn chào cờ buổi chiều. Ve kêu rộn hơn. Người đàn bà hỏi:

“Chú ở đâu tới?”

“Tôi kiếm thằng em của tôi làm đồn điền cao su. Có lẽ tôi đi lộn xe, mấy năm trước tôi có lên một lần nhưng không nhớ rõ. Tôi nhớ khu nó ở gần lộ”.

“Ôi, đồn điền cao su biết mấy mà kiếm? Đồn điền tên gì ở đâu mới được chớ?”

“Tôi không nhớ, tới đúng nơi thì tôi biết”.

“Chú nói chuyện trời đất không à”.

Người đàn ông đặt gói đồ lên bàn, hai tay ngồi ôm lấy nó. Người đàn bà đột ngột xẵng giọng hỏi:

“Giờ chú tính sao?”

“Tôi không biết tính sao hết. Tôi đón xe”.

Người đàn bà cao giọng hơn:

“Chú nói cà rỡn hoài. Giờ này kiếm xe… Chú tính mà mất toi. Bộ khi không chú ngồi đó không cho tôi đóng cửa tiêm đi ăn cơm hả. Chú tính chuyện gì? Tôi kêu lính trên đồn tới đây bây giờ…”

Người đàn ông sửng sốt, giật hai tay ôm gói đồ vào bụng ngó trân người đàn bà:

“Tôi nói thiệt mà thím. Tôi đón xe mà”.

“Mà tôi biểu chú không còn xe nữa. Chú tính cách sao?”

Người đàn ông ngó ra lộ, ra ngoài rừng, nói một mình:

“Ờ. Không còn xe”.

thc6a1-e1bb9f-c491c3a2u-xa-ttt

Tiếng ve kêu chỉ còn lẻ tẻ, rời rạc xa xa. Trời bắt đầu tím trên nền bóng núi xa. Người đàn bà tìm quẹt đốt cây đèn dầu hôi mắt vẫn dòm chừng khách lạ. Một chiếc xe díp vụt ngang ngoài lộ như một cơn gió. Người đàn ông dợm đứng dậy như tính rượt theo kêu, lại ngồi xuống ghế. Đèn thắp lên. Cửa bên hông mở ra phía con đường đất bên bìa rừng đã đóng. Người đàn bà đặt cây đèn lên bàn trong, tiến đến người đàn ông hỏi:

“Giờ chú tính sao?”

Người đàn ông ngập ngừng:

“Thím cho tôi ngủ đậu. Thím làm phước. Mai tôi đón xe về sớm”.

Người đàn bà kêu lên:

“Đâu có được chú. Nhà tôi đâu phải nhà cho mướn. Biết chú là người thế nào mà cho chú ngủ đậu. Lỡ đêm chú cắt cổ tôi sao? Chồng tôi đi khỏi, tôi không chứa đàn ông…”

“Thiệt tình mà thím, tôi đi kiếm thằng em tôi. Thím làm ơn làm phước… Chớ giờ này tôi biết tính sao?”

Người đàn bà suy nghĩ vài giây:

“Bộ chú lỡ đường thiệt à…”

“Thiệt mà thím. Chớ khi không tôi tới đây làm gì”.

Người đàn bà lại cao giọng:

“Không được! Chú ở đâu tới, tôi không biết. Chú xin ngủ dậu, không được. Lỡ đêm có chuyện gì người ta xét nhà, tôi nói sao. Không được. Tôi thương chú, ai thương tôi. Thôi chú đi đi, cho tôi ăn cơm. Tôi đói bụng rồi”.

“Tôi đi đâu?”

“Đi đâu thây kệ chú chớ. Mắc mớ gì đến tôi”.

Người đàn ông chậm chạp đứng lên nhưng chưa bước đi. Người đàn bà tự động lùi lại một bước thủ thế. Người đàn ông nài nỉ:

“Tôi đi đâu? Thím nghĩ coi…”

“Tôi không biết. Mấy người rắc rối lắm… Tôi không kêu lính trên đồn là may phước lắm”.

Người đàn ông ngập ngừng bước ra khỏi quán. Dãy phố và con lộ im lặng như tờ, chỉ nghe tiếng ve rộn rã và tiếng côn trùng khởi trỗi lẻ tẻ ở bãi cỏ. Người đàn bà khép cửa quán lại nhưng vẫn còn ló đầu dòm theo người lạ. Người đàn ông đi trở ngược dãy phố. Trong tiệm chạp phô, gia đình đang ăn cơm trên bộ ngựa ở ngoài. Người đàn bà vấn khăn đang bới cơm không ngó thấy bên ngoài.

Người lạ mặt đứng lại trước tiệm sửa xe. Người thợ đã tắm rửa, thay đồ, ngồi trên ghế ngay trong cửa ôm cây đàn ghi ta đang khẩy. Người đàn ông đứng lại, rồi tiến tới bên cửa:

“Chào anh”.

Người thợ ngừng tay khẩy, ngó lên hỏi:

“Gì anh?”

Người đàn ông đứng trân một hồi mới nói:

“Anh Hai làm ơn chỉ dùm tôi có chỗ nào ngủ đậu một tối, tôi lỡ đường hết xe về”.

Người thợ cười riễu, gác cẳng lên thềm cửa:

“Chỗ ngủ đâu. Anh tới quán kia hỏi coi…”

“Tôi hỏi rồi. Họ không chịu”.

“Vậy tôi cũng chịu”.

Người thợ lại tiếp tục khẩy đàn và cười một mình. Người đàn ông vẫn đứng yên tại chỗ:

“Anh Hai cho tôi ngủ đậu. Dưới đất cũng được. Mai tôi đón xe về sớm”.

“Cha này giỡn hoài ta. Tôi đâu quen biết anh”.

“Anh cho tôi ngủ đậu một tối thôi”.

“Bộ anh cho tôi khùng hả. Cha này kỳ quá…”

Người đàn ông quay mặt về phía rừng cao su trong ấy bóng tối đã dày. Ngoài rừng trời chạng vạng nhá nhem. Người đàn ông đi tới bên lề đường. Một vài tiếng đại bác nổ ầm ở xa. Hắn đi vài bước về hướng nhà việc rồi bỗng quay bước. Trong tiệm xe máy tiếng đàn dạo đến khúc mùi mẫn. Hắn đến trước căn nhà có đặt lu nước ở ngoài và đứng lại. Nhà cửa đóng kín không thấy ánh sáng. Hắn gõ nhẹ lên cánh cửa rồi nghe ngóng. Có cả mấy phút không tiếng trả lời. Trong nhà tiếng niệm Phật rất nhỏ. Hắn đứng đợi nghe tiếng mõ đều đều thỉnh thoảng đệm tiếng chuông. Trời cứ tối dần. Một hồi hắn lại gõ cửa và sau tiếng ho là tiếng hỏi nhỏ:

“Ai đó?”

Người đàn ông không đáp. Hắn lại gõ cửa. Trong nhà lại nghe tiếng hỏi: “Ai đó?” Tiếng động trên cửa và một lỗ hổng tròn được kéo ngang tầm ngực người đàn ông.

“Ai ở ngoài đó?”

Người đàn ông cúi nghiêng xuống ngang mặt với lỗ hổng:

“Tôi lỡ độ đường”.

“Chú kiếm ai?”

“Dạ không, thưa bác con kiếm chỗ ngủ tối nay. Bác cho con ngủ nhờ”.

Bên trong im lặng khá lâu, tiếng thì thào rồi nghe giọng già cả run rẩy:

“Thôi chú ơi, tôi tu hành chú đừng phá tôi”.

“Thưa bác, thiệt tình con lỡ đường. Con đi kiếm thằng em mần trong đồn điền cao su lại lên lộn xe. Giờ không có xe về. Bác cho con ngủ đậu một tối. Mai con đón xe về sớm”.

“Thôi mà chú, chú kiếm nơi khác. Tôi tu hành mà”.

“Không đâu họ chịu cả. Bác làm phước thương con”.

“Tôi biết chú nói thật. Nhưng chú thương chúng tôi. Chúng tôi không làm gì hại ai cả. Chú cảm phiền. Trong nhà chỉ có mấy bà cháu không có đàn ông. Lỡ ra tội nghiệp, chú ơi…”

“Thưa bác con thật tình. Con không gạt. Con đi kiếm người em”.

Bỗng trong nhà có giọng thiếu nữ ngắt ngang:

“Bà tôi nói thiệt mà. Khi không tới đòi ngủ đậu. Ai mà tin được. Tụi tôi la bây giờ là lính trên đồn nghe thấy xuống tới”.

“Tôi thiệt tình mà cô Hai”.

“Thiệt hay không thiệt cũng không ai chứa người lạ trong nhà”.

Một tiếng nổ ầm rung chuyển đất. Lỗ hổng đóng sập lại và tiếng chân chạy trong các nhà. Mọi cửa đều đóng vội. Những tiếng nổ tiếp theo còn cách xa. Người đàn ông dáo dác ngó ra đường. Trên trời phía rừng cao su trái hỏa pháo bắn vọt lên lơ lửng vài phút rồi tắt. Tiếp theo một trái hỏa pháo khác. Người đàn ông đứng ôm bọc giấy dầu bên lu nước.

Thanh Tâm Tuyền

My previous life: legal academia



https://www.law.du.edu/documents/faculty-highlights/Intellectual-Life-09.pdf

https://www.law.du.edu/documents/faculty-highlights/Intellectual-Life-09.pdf

Friday, November 29, 2019

rừng phong thu đã nhuộm màu quan san

 


...
Tôi vẫn thường yêu chiếc lá vàng
Khi buồn tôi chỉ biết lang thang
Tiếc thương một quãng đời xanh cũ
Đã úa như bài thơ dở dang

...
Và mỗi khi chiều chớm lạnh thu
Hàng cây thay lá giữa sương mù
Tôi đứng trông về bao lá chết
mà khóc thương mì̀nh kiếp lãng du
...
WND 1983

Thursday, November 28, 2019

Sunday, November 24, 2019

VIETNAMESE BOLERO OR TANGO OR WHAT IS IT? TO A NICE MELODY BY NGUYEN HUU THIET

the professional composers, please listen to the rhythm here and tell me whether it is the Spanish"bolero" or the Argentino Tango (using La Cumparsita's rhythm/tempo as the standard for Tango)?  Neither. This sounds more like the Tango to me, although many musicians have told me that the Vietnamese tango is no longer the real tango (I know that at least in couple's dancing, the vietnamese Tango has become a species in itself, not the Argentine tango nor the international tango...it's a vietnamese product)

The Vietnamese today call this song their "bolero," whatever that means.  I think "bolero" to Vietnamese today means something that they could get mushy mushy in singing, without too much vocal ability, something predictable, with a steady beat. 

The melody is by Nguyen Huu Thiet: very nice.  anything by Nguyen Huu Thiet has become a classique for Vietnamese...


Saturday, November 23, 2019

my favorite song SUN AND MOON





I love this song, the score, the lyrics and I love performing it with Ryan. It captured my younger days, although I did this one when I was 50+ years old.

***
There is a reason why I didn't want to stay just a lawyer, a judge, or a professor or to soar high in my profession...
...and how I might have broken my parents' heart wanting to travel this earth like a barefoot contessa...
Ryan and I had no practice. We just did it.

Friday, November 22, 2019

my favorite novel: The Sevigny Letters by William Eisner



no award, not even a (paid) Kinkus Review (I have never been too impressed with Kinkus Review or any review in America).
In my view, this novel is excellent in every aspect.  The author was a corporate executive, engineer, and writer. Only wrote two novels: this one and another one about corporate life (semini-autobiographical?)
This one was voted as best novel by some entity/some outfit/somebody (and myself):

https://www.amazon.com/Sevigne-Letters-Novel-William-Eisner/dp/1880909278https://www.amazon.com/Sevigne-Letters-Novel-William-Eisner/dp/1880909278

Thursday, November 14, 2019

I just want to be...wonderful (M.Monroe)

I just want to be...wonderful" (Marilyn Monroe)
WRITTEN 3 YEARS AGO, NOVEMBER 2016 AFTER THE PRESIDENTIAL ELECTION:

In the aftermath of the nation's "presidential crisis" type of election, I decided to google Huong Xua by Cung Tien...I found...myself listed as singing in the soprano range, and guess what...I found a new listener's comment, posted about 3 months ago. Calling him/herself Robeert Youngson (spelled with two e's in Robeert), the listener called me a "wonderful singer" and thanked me for bringing back his/her golden days, with the song. Surely the listener has to be Vietnamese to have his/her golden days tied to this piece of music.

There was a time when I, not yet 30 years old, left my mother and moved from Texas to Washington D.C. to work for the law firm of Wilmer Cutler, known in the legal community as "the lawyer's lawyer" -- a firm that has housed several presidential advisors: to Carter, Reagan, Bush (senior), Bush (junior), Clinton, and perhaps even to Obama (meaning now!). There, at Wilmer, I met the top of my profession. I then moved over to the SEC, an elite federal agency and the cops of Wall Street, credited for bringing about the downfall of very rich and powerful men like Ivan Boesky and Michael Milken. Before I resigned from my federal employment to return to Texas to be with Mom, I competed for the White House Fellowship competition and wrote an essay telling the perspective of a refugee girl looking at the White House from afar, having survived the end of the Vietnam War. With this essay, I was named regional finalist representing the Southwestern States (encompassing Texas). I ended up withdrawing from the competition, and accepted a municipal judgeship appointment in my "hometown" Houston. The White House Fellowship can wait, i reasoned. Well, I never reapplied.

While I was teaching law in Denver, I received emails from fellow Vietnamese telling me that i have under-performed their expectations...Why not the footsteps of Hillary, Condee, Justice O'Connor??? They complained. They expected this Viet girl who loved to sing and dance, who was first at this, first at that, to do better: she was to reach higher and go further, during a time when none of us had yet emerged as first this, first that, in all the "first places" in America -- the time when many of us were still crying SOS at sea, crowding Southeast Asian camps in despair, or barely sleeping a few hours after working convenient stores in low-income neighborhoods, or camping out in the Gulf of Mexico on shrimp boats (once burned by the KKK in the Seabrook tragedy that made headline news across America...Louis Mall also made a movie about the event).

Today, children of those Viet convenient store workers and shrimpers have gone to places where Trump went (Wharton University of Pennsylvania) and where the Clintons went (Yale Law School). The Ivy Leagues have Viet alums, not to mention other places, from Hollywood bylines to lists of political appointees. We can't run for president, but our children and grandchildren born here can, as they mature and learn from today's experience...

In 1920, American women earned the right to vote. Today, the country is yet to have a female president.

Tonight, listening to...my imperfect self singing Huong Xua in my pianist's living room (one can hear me turn the music sheets), I look back poignantly at my younger days and my time in Washington D.C.. I relive my naivete.

I realize now that the Viet girl who sang Huong Xua was the girl who did not want to follow footsteps of the ladies who seek the high (and visible) places in public service. In fact, once I did find an Attorney General's opinion in Texas, which stated that a female judge could not publicly sing opera while in office (what the heck!!!).

I would feel very sad if this election result was the punishment placed on Hillary Clinton because of her ambitions.

Well, thank you, Robeert Youngson, lover of Cung Tien's Huong Xua. Thanks for giving me the precious joy of knowing how, and why, ageless Marilyn Monroe must have felt at least once. She, the eternal symbol of femininity and also the tragedy of it, told the establishment of Hollywood studios, that all she ever wanted out of life was to be...WONDERFUL.

I am grateful to you, my fellow Vietnamese Robeert Youngson, for calling me...a WONDERFUL singer!


This version of Huong Xua is unique because it's bilingual (I wrote the English lyric and tried to sing it), AND, in the middle of the song was my pianist's playing of Chopin's Tristesse...Such as never done before, not even by Cung Tien.


I was 48 when this amateur tape was made...