Friday, August 24, 2018

Senator John McCain

click on:

https://www.yahoo.com/gma/sen-john-mccain-discontinue-brain-cancer-treatment-family-153031530.html


The Senator's place as witness in the painful Vietnam War is something I will always remember....John McCain the pilot, John McCain the POW who survived the Hanoi Hilton, before John McCain the senator and U.S. politician...


Tuesday, August 21, 2018

my academic article on Vietnamese women, published by the University of Washington

Law Professor Colleen Murphy considers this piece the seminal article on Vietnamese women and gender issues in Vietnam, published in 1999-2000.

https://digital.law.washington.edu/dspace-law/bitstream/handle/1773.1/783/10PacRimLPolyJ191.pdf?sequence=2
CLICK ON:
The Vietnamese Woman: Warrior and Poet 


Sunday, August 12, 2018

FOR VIET READERS: Sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ và cuộc bàn cãi Tổng Thống Trump-Cự̣u Ngoại Trưởng Clinton, Dân Chủ Cộng Hòa, cự̣c hữu cự̣c tả..TRÔNG NGƯỜI THÌ NGHĨ ĐẾN TA, VÀ NGƯỜI CŨNG CHÍNH LÀ TA

Nói thì quý vị có thể cho rằng NN kiêu ngạo. Không có chuyện đó, vì nếu kiêu ngạo thì sẽ không nói: "Kẻ kiêu ngạo khinh người thường thường không thèm nói vì sự khinh mạn."

Khi nói là nói sự thật.  Nói vì nhu cầu đi đến sự thật.   

Cá nhân NN, khi nhìn các chị́nh trị gia ở mức địa phương, tại Texas:  

--Thống đốc Greg Abbott là đồng nghiệp của NN những ngày còn trẻ, tức là ông ta cùng thời với NN. 

--Ngḥi sĩ Ted Cruz có bà vợ rất ăn học, một luật sư, cũng như bà Clinton:  nếu các chị TV, quý vị đồng hương đọc resume của bà Cruz, thì thành quả cũng chỉ tầm cỡ NN mà thôi. 


--Dân biểu liên bang Sheila Jackson, địa hạt Texas, có resume và con đường nghề nghiệp, quá trình phục vụ rất tương tự nhu resume của NN.

Có điều, từ trước đến giờ, cộng đồng mình không biết, và chính bản thân NN không có như cầu nhắc nhở đến nghề nghiệp trong dòng chính của mình trước đồng hương.  

Nói tóm lại, những nhân vật chính trị gia không hẳn xuất sắc hơn chính người Việt của mình đâu, và khi tranh cử hay thắng cử, họ chỉ là những " servants" của chúng ta.

Nhìn lại:  

-- TT Trump làm giàu qua địa ốc, trong căn bản là nghề mượn đầu heo nấu cháo, vì các công trình địa ốc trong quốc gia này đều tuỳ thuộc vào financing, mượn tiền nhà bank hay gây quỹ xây cất. 

--Chính cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế năm 2008 đến từ thị trường địa ốc của Mỹ. 

--Những người giàu địa ốc như chúng ta biết thường là qua lãnh vực trung gian, mua đi bán lại.

--TT Trump không phải là người làm giàu qua manufacturing, hay technology, tức là những địa hạt rất nguy hiểm, đòi hỏi phát minh, tài năng, trực tiệ́p ảnh hưởng đến nhân loại, đời sống, bộ mặt quả địa cầu, như những tỷ phú Mỹ trong giai đọan lập quốc. 

--Cả tỷ phú Bill Gates  và TT Trump đều là con nhà giàu được hưởng thừa kế của cha mẹ, khác hẳn chúng ta là những người đi dân từ một đất nước nghèo, chiến tranh nô lệ, chỉ có mảnh vải che thân khi đến quốc gia này. 

--Cả hai, TT Trump và cựu NTr Clinton, đều là giòng giõi " Ivy League"  của nước Mỹ - Pennsylvania và Yale.  Trong 10 năm đầu sau 1975, hầu như không có Ivy League đào tạo cho cộng đồng người gốc Việt sau 75, nhậ́t là các ngành chính trị́ xã hội.  Thời điểm đó, cha mẹ VN chưa đủ tiền và học sinh VN chưa đủ thời gian phát triển.  Trong thời điểm thập niên 1980s, đầu 1990s, NN là phụ nữ gốc Việt độc nhất sánh vai với sản phẩm Ivy League trong môi trường làm việc cuả luật học.  

Cùng nhìn lại:  sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ từ cuộc bầu cử TTh vưà qua: 

--Nước Mỹ đã và đang đi xuống?  Trong cuộc bầu cử vừa qua: TTh Trump và cựu NTr Clinton bên tám lạng người nửa cân, bên vỏ quýt dày, bên móng tay nhọn, chẳng ai là chính khách đã từng xả thân cho dân như những hình ảnh cao đẹp của quá khứ. 

--Thế kỷ 20 có bà Aung San Siu Kyi  của nước Miến Điện là hy sinh, và Nelson Mandela vào tù ra khám.  

--Còn TTh Trump và cựu NTr Clinton đã đổ xương máu hy sinh cái gì, cho ai? Đã tài giỏi gì ở mức " lèo lái con thuyền đất nước" khi nguy biến???  

̣--Ở Mỹ cũng có tổng thống Kennedy, nhà hùng biện trẻ tuổi, tượng trưng cho " diversity" vì ông là người công giáo Ái Nhĩ Lan đầu tiên vượt qua được những kỳ thị của nước Mỹ để vào toà Bạch Ốc -- ông đã  ngã gục trên vũng máu, và sau đó, cuộc ám sát Dr. Martin Luther King, người tranh đấu cho dân quyền, và sau đó nưã là thượng nghị sĩ Bob Kennedy/cựu tổng trưởng tư pháp, đã ngã gục trước lòng súng.

--TTh Trump và Cựu NTr Clinton đã đổ giọt máu gì, cho ai, mà chúng ta phải bàn cãi nhiều đến nỗ́i gây chia rẽ trong cộng đồng người gốc Vịêt?  

Nhắc lại cộng đồng mình: 

--Ở Houston đã có những kẻ ăn hại bán đứng cộng đồng ra chính trường ứng cử, và một bè lũ đi theo nịnh bợ, dù là địa hạt địa phương. Các địa phương khác, chuyện đó cũng có thể xẩy ra, hoặc đã xẩy ra? Tệ nạn mạ lỵ phỉ báng lẫn nhau càng gia tăng. 

Quay lại bản thân NN: 

--Không chối cãi được NN đã mang hoài bão của trường trung học TV ngày xưa vào lòng nước Mỹ. Nhìn resume, ngay từ đầu thập niên 2000, các đồng nghiệp cuả̀ NN trong dòng chính đều công nhận đây là một cá nhân có thể được bổ nhiệm hay nên ra ứng cử. Thí dụ: LS Samuel Stern cuả tổ hợp Wilmer Cutler ̃ Pickering, người đã đại diện Tibet trước sự đàn áp cuả Trung Cộng; Wilmer Cutler là tổ hợp đã đại diện Cù Huy Hà Vũ và mang ông qua Mỹ.  LS Stern cho rằng resume cuả NN xứng đáng được bổ nhiệm thứ trưởng nếu NN đi theo đường chính trị để hoạt động đảng phái. (NN không thích chính trường, nhưng đã nghĩ đến public service. Vì điều đó, trong thập niên 1980s, NN mới bỏ cha mẹ, dọn nhà lên Washington D.C để hành nghề qua việc làm tại tổ hợp Wilmer Cutler,  rồi tham dự làm ứng viên White House Fellow đầu thập niên 1990, thời chính phủ Bush, và NN được chọn đại diện cho các tiểu bang miền trung Tây, trong đó có Texas.)  Nhưng sau đó NN không tiếp tục tham dự từ Hoa Thịnh Đốn, mà quay trở về Texas với cha mẹ, rồi nhận việc bổ nhiệm thẩm phán thành phố ở Houston. Thị trưởng Bob Lanier đề ngḥi bổ nhiệm dựa trên dossier thành quả cuả NN nộp vào hội đồng tuyển cḥon chuyên viên học giả xuất sắc cho Toà Bạch Ốc ̣(White House Fellows). Sau đó, qua đến cuối thập niên 1990s, khi NN từ b̉ỏ địa vị với hãng dầu Mobil đúng thời điểm có sự sát nhập vào Exxon -- một kinh nghiệm nghề nghiệp vô cùng quý báu mà NN đã hối tiếc: NN lo sưả soạn thi vào ngoạ́i giao, thì xẩy ra tai nạn đụng xe vận tải, NN chịu chung số phận với cha mẹ hiền lành ốm yếu, và sau đó NN quyết định đi dạy để viết sách.  

--Trên đường công danh: hai điều NN có thể làm nếu quyết tâm theo đuổi: trở thành thẩm phán liên bang hay đại sứ Mỹ tại VN đầu tiên là gốc Việt, nếu có sự hướng dẫn và nâng đỡ tinh thần của người đi trước để NN không thay đổi cái nhìn nghề nghiệp trong đời. (Điều này do chính một chị Cựu Nữ Sinh TV và một số thầy cô nói lên, lấy thí dụ Cô HDiệp chẳng hạn, năm 2000: "Con [NN] không đi vào chính trường từ Texas là điều đáng tiếc. Nếu con đi vào con đường đó, con sẽ khác hẳn bà Clinton." -- lời cố GS Nguyễn Hồng Diệp).  

--Nhưng trong thời điể̃m cuả NN, không có sự hướng dẫn hướng nghiệp cuả người đi trước.  NN đơn thân độc mã trong dòng chính, là con cái của nhà giáo VN, nhìn thấy sự cạnh tranh cuả nghề Luật ỏ môi trường rộng lớn nhất là Hoa Thịnh Đốn, sự mất tự do cuả chính trường, cái nghiệp viết văn tiềm tàng trong bản năng, cho nên NN quyết định chọn tự do cá nhân để theo đuổi nghề viết lách hơn là trường kỳ sự nghiệp public office.  Nhìn lại, NN thấy đó là một lỗi lầm, và đồng thời là một niềm hối hận vô  biên coi như mình đã quá ích kỷ và thiển cận, không nghĩ đến danh dự chung của trường, của cộng đồng, nguồn cội, chủng tộc, cũng như chỗ đứng đặc biệt cuả NN trong lòng nước Mỹ, đã thể hiện ngay trong cuộc ứng thí vào làm chuyên viên học giả Toà Bạch Ốc từ năm 1991.

Tệ trạng công kích đảng phái trên chính trường Mỹ và mạ lỵ phỉ báng nhơ nhớp trong cộng đồng thiểu số chúng ta:  

--Cá nhân nhỏ bé NN, trước đây chưa hề nói về resume  của mình, nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ bé của cộng đồng VN, cũng đã chịu đựng không biết bao nhiêu sự bịa đặt thị phi ngay từ đồng hương, ganh tỵ, nói xấu, chao ơi đủ thứ, nhất là khi NN rất  thẳng thắn, đặt tiêu chuẩn cao cho nguồn cội chủng tộc.  Thí du, trong năm vừa qua có kẻ đi xin việc cho văn phòng NN, cho gia đình NN, muốn xin ơn, muốn đến gần, muốn cộng tác với NN, muốn dùng tên, không được thi đi thù ghét, phao tin biạ đặt trên FB rằng NN là "con mụ điên," "bệnh tâm thần" bị tước bằng hành nghề, đi xin ăn, đi lừa gạt, v...v...Những hoang tưởng đầy ác ý, vưà rẻ tiền vưà xảo quyệt,  để gây thương tích danh dự và nghề nghiệp. 

--Ngoài NN, dĩ nhiên có những người khác, thành công trước cộng đồng, trong dòng chính, mà kẻ xấu lợi dụng không được, thì lập tức trở thaǹh nạn nhân cuả sự ganh tỵ, dè bỉu.  Một tệ trạng thoái hoá vô cùng cho cộng đồng VN.

Quay lại việc chính trường nước Mỹ:  

--Cho nên, nếu chúng ta tranh cãi về việc Trump- Clinton, Dân Chủ Cộng Hoà, thì trước hết chúng ta nên nhìn lại chính sự mục rưả trong cộng đồng của chúng ta. Tệ trạng nói xấu, nói láo, mạ lỵ, phỉ báng, biạ đặt để dìm uy tín, ganh tỵ, đố kỵ rồi phá hoại, đầy rẫy sau 40 năm tha hương, huống chi chuyện chính trường của Mỹ, bạc tỷ tỷ, ảnh hưởng cả nhân loại, dĩ nhiên phải có cái ác, cái xấu, tiềm tàng trong môi trường đó, ở bất cứ mọi khía cạnh.

--Nên đặt câu hỏi:  Cả  TTh Trump và Cựu NTr Clinton, trước khi tranh cử, ai đã sẵn sàng chịu chết để cứu người, cứu quốc gia, dân tộc, trong tuyệt vọng, trong nghèo đói, trong bạo tàn, như Bà Trưng, như Nguyễn Thái Học, như Phan Châu Trinh, như Phan Bội Châu cuả chúng ta? 

Định nghiã thành công để xứng đáng đại diện Quộ́c Gia có nghiã̉ là gì?  

NN xin nhặ́c lại chữ Noblesse Oblige m̀a tiếng Anh đã mượn, lấy từ cụm từ cuả Pháp. Cả hai ứng viên, có ai làm được những gì Bà Trưng đã phải làm cách đây 2000 năm ở xứ b̀̀ộ lạc cuả vua Hùng? Một sự hy sinh bản thân tuyệt đối? 

NN đã đem hai chữ noblesse oblige để nhắc lại câu chuyện về sự hy sinh cuả con voi hầu đức Trần Hưng Đạo, nói với tuổi trẻ VN, nhằm vinh danh sự hy sinh cuả thế hệ đi trước.  "Đến dã thú còn biết nghiã̉ vụ, huống chi chúng ta???"  (câu chuyện kể, lời Đức Trần Hưng Đ̣ạo).

Chúng ta có cho rằng bà Trưng thất bại, còn TTh Trump là tiêu biểu cuả thành công? 

--Vậy thì, xin vì lời thẳng thắn của NN nói ở đây:  tất cả chúng ta nên nghĩ xa hơn, thay vì đi theo hay lập lại những gì đã nói, đã có, về cuộc bầu cử TTh vừa qua tại Mỹ, hay làm chia rẽ thêm sự chia rẽ́ hiện tại ở nước Mỹ. 
.
--Và đây là lần độc nhất NN nói với đồng hương, với các bậc đàn chị TV, mà phải nhắc resume trong dòng chính của mình.  Nhắc chỉ vì lý do sau:  Bao nhiêu nước mắt mồ hôi tuổi trẻ, hy sinh nhan sắc, gia đình, để giữ chỗ đứng thật vững trong dòng chính, để không ai khinh khi người phụ nữ trẻ tuổi độc nhất bắt đầu ở những môi trường mà cả 20 năm sau, con cháu chúng ta mới bước vào được. NN không hề tranh dành cái gì với ai, trong cộng đồng mình, chỉ là một cá nhân nhỏ bé, mà còn bị nói xấu lia lịa, nạn nhân cuả những bịa đặt rùng rợn, huống chi là TTh Trump hay cựu NTr Clinton?  Trong tổ hợp LS Wilmer, Cutler, nơi đã đào tạo ra không biết bao nhiêu cố vấn pháp luật cho TTh Mỹ và toà Bạch Ốc, quý vị có biết NN làm việc một tuẩn bao nhiêu giờ kh̀ông, mà vẩ̃n cãi thiện nguyện cho người Việt?  Những thân chủ VN ấy, có còn nhớ người nữ LS ngày xưa hay không?  Bao nhiêu cay đắng nghề nghiệp, NN chẳng bao giờ kể hay nghĩ tới, nhưng lỗi lầm trong việc định hướng nghề nghiệp lúc tuổi trẻ NN sẽ thẳng thắn công nhận -- bao nhiêu cơ hội cho người phụ nữ đi tiên phong, NN đã bỏ qua để đi theo tự do cá nhân và ý thức đạo đức, đời sống cuả̀ riêng mì̀nh, thay vì hy sinh cho tập thề để dấn thân vào chốn gươm đao cuả chính trường...NN sẵn sàng nhận đó là một lỗi lầm uổng phí khả năng và cơ hội, dù không ai bắt buộc NN nhận lỗi lầm -- kết quả cuả sự ích kỷ thiển cận này, cộng thêm sự đơn thân đ̣ộc mã trên con đường công danh nghề nghiệp trong dòng chính...

Vì thế, hãy cho tuổi trẻ VN sự định hướng cần thiết, nói lên sự thật và kinh nghiệm đắng cay của người đi trước, thay vì cãi vã theo...dòng chính, hay tự mãn vì sự thành công phiến diện!

Và cũng vì thế, hôm nay NN đặt câu hỏi cho tất cả chúng ta, và cũng là một hình thức kết luận: 

RẤT CÓ THỂ! CẢ CẢ HAI ỨNG VIÊN TTh, THƯƠNG GIA TỶ PHÚ TRUMP VÀ LUẬT SƯ/cựu đệ nhất phu nhân CLINTON,  ĐỀU CHƯA PHẢI LÀ CƯƠNG VỊ LÃNH ĐẠO MÀ ĐẤT NƯỚC NÀY CẦN TRONG LÚC HIỂM NGHÈO?

SỰ HY SINH TUYỆT ĐỐI, TIẾNG GỌI ẤY, NOBLESSE OBLIGE, không tuỳ thuộc Dân Chủ Cộng Hoà, cực tả, cực hưũ̉ ̣(đó chỉ là những labels mà thôi). Sự dấn thân TRONG CAN ĐẢM VÔ BIÊN, MỚI ĐÚNG LÀ NỒNG CỐT CUẢ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC, NHẤT LÀ TRONG GIÔNG BÃO...

dnn c 2018 

Saturday, August 11, 2018

TRIBUTE TO MY FATHER AND ALL THE SCHOOL TEACHERS OF THE NOW DEFUNCT REPUBLIC OF VIETNAM:

PHÊ BÌNH VĂN HỌC: 

HÌNH ẢNH CON LƯÀ KÉO GỖ CUẢ TRÍ THỨC VÀ NGHỆ SĨ SÁNG TẠO...

FIRST POSTED Sunday, February 10, 2013


THE WOOD-PULLING DONKEY OF NG.UYEN NICOLE DUONG -- DƯƠNG NHƯ NGUYỆN VỚI CON LỪA KÉO GỖ

LITERARY CRITIQUE Phê bình và phân tích văn chương
SOURCE:   http://www.vietbang.com/index.php?c=article&p=1889

NOTE FROM UYEN NICOLE DUONG:  The following is a review written by Dieu-Tan, a Vietnamese writer from the first generation, who had won South Vietnam's literary prize before the Republic went defunct.  He said that he would not hesitate to name my short story, "My Father's  Accordion," as one of the best short stories in Vietnamese exile literature.  He explained why below.  
      I very much appreciate his review, which showed sensitive insight into my short story about the life of a Vietnamese school teacher, in Vietnam and in America.  The symbol of Vietnam in that short story was the schoolteacher's accordion, representing his artistic side, contrasted against an art review written by this school teacher about a painting that he compared to the portrayal of a wood-pulling donkey's life, representing his intellectual side.   One of my few pieces published in Vietnamese, the story was dedicated to my father. In Dieu-Tan's view, the short story is semi-autobiographical. This is INCORRECT. Dieu Tan viewed the narrator as myself. Note that I am a corporate lawyer; the narrator is an investment banker.  My father, however, is a school teacher, and he does play the accordion like the character.  The name of the narrator  is TRAN THI NHU HOAI AN, and the name of the school-teacher character is TRAN NHO, not "Nhu" (MY FATHER'S NAME).  My short story is a work of fiction, although I drew many details from memory of my own childhood in Hue, Vietnam. In a small number of copies circulated on the internet without my awareness, the narrator's name was changed into DUONG THI NHU HOAI AN, probably by those readers who thought of the short story as my memoir.  
For the Vietnamese version of my short story  (kind of a novella), see https://vvfhvietvoicefhouston.blogspot.com/2017/07/chiec-phong-cam-cua-bo-toi-my-fathers.html

chiec phong cam cua bo toi

     My only other "objection" to Mr. Dieu-Tan's review is his comment on my pun, "cai tieng nuoc non gi."   I meant for that Vietnamese phrase to be exactly the way it is, a play on word!   DNN

Review of "MY FATHER'S ACCORDION"  (Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi”) 

by DIỆU TẦN NGUYỄN TINH VỆ

Truyện ngắn “Chiếc phong cầm của bố tôi” viết xong từ tháng 9-1996, đã cho in thành sách, đến nay mới cho chạy trên liên mạng. Tôi định sẽ có ý kiến về cuốn truyện dài “Con gái của sông Hương,” tình cờ đọc được bài ‘nghiên cứu về bố tôi” của nhân vật xưng tôi Dương Thị Hòai An, bèn tạm ngưng để viết ngay về truyện ngắn này, đúng hơn là một hồi ức ngắn của gia đình họ Dương. Tôi không ngần ngại đánh giá đây là một trong những truyện ngắn hay nhất từ sau 1975 tại hải ngoại. Tôi hơi làm biếng bàn về “Con gái Sông Hương” bởi trong đó có rất nhiều hư cấu, dường như có chủ ý dành cho người Âu Mỹ đọc. Tôi cũng không ưa lắm lời giới thiệu của nhà xuất bản RavensYard rằng tác phẩm dài hơi này, viết bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, có một ít tầm vóc của Gone With The Wind, của The Thorn Birds và của Joy Luck Club.

Người ta biết Dương Như Nguyện là một nhà khoa bảng, một giáo sư dạy Luật, từng là chánh án một thành phố lớn, đã học về báo chí truyền thông, được đào luyện về diễn xuất kịch nghệ, hát nhạc cổ điển và ưa thích hội họa, chỉ còn thiếu môn điêu khắc nữa là tác giả đã có đủ bảy bộ môn nghệ thuật. Những kiến thức đó, những quá trình học hành đó, người ta hỏi có đủ bảo đảm cho tài năng và kinh nghiệm của một người nữ tay trái viết văn làm thơ, ve,ờ diễn xuất, tay phải lại bận rộn cầm sách giảng luật pháp? Qua xuất hiện trước thính khán giả vài nơi, nhất là lần ra mắt sách tại San Jose vừa qua, người ta thấy tác giả đã có tài ăn nói (miệng luật sư đấy), hát và ngâm thơ hay. Buổi ra mắt sách chuyển thành buổi nói chuyện giữa tác giả và thính giảợ, bởi có trở ngại kỹ thuật là sách không mang tới được hội trường. Vừa đóng vai một nghệ sĩ vừa khóac áo luật sư, Dương Như Nguyện đã trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực, dĩ nhiên cách giải đáp những câu hỏi liên quan đến chính trị, thời sự đã được lọc qua lăng kính luật pháp. Và Dương Như Nguyện đã thuyết phục được thính giả.

Tôi biết nhân vật Ann Dương rất độc lập, tân tiến.. nhưng đọc “Chiếc phong cầm của bố tôi” mới thấy cô còn lưu luyến “luân lý giáo khoa thư” lắm. Tuy cô muốn hướng dẫn mọi người đi vào “dòng chính”, cô hăng hái đề cao tinh thần Hồ Xuân Hương. Tôi ở tuổi chú như chú Hiếu Ðệ, chú M. của tác giả, nếu có xưng chú cũng không sao, tôi có con gái lớn của tôi bằng tuổi với tác giả và cũng được sinh ra từ Huế. Nhưng để cho công bằng cứ gọi nhau bằng anh chị em như nhà văn Bình Nguyên Lộc đã nói. Hồi này tôi ít viết, một phần vì mắt kém, một phần thấy trên liên mạng người ta gây gổ nhau, mạ lỵ nhau ghê quá. Tôi viết gửi tác giả có lẽ tôi yêu mến thành phố cổ Hội An, nơi tôi sống và làm việc 2 năm đầu đời quân ngũ, tiếp 2 năm sau đó ở thành phố có cầu Trường Tiền với những nữ sinh áo trắng guốc đỏ đội nón bài thơ đi trong bụi mưa dai dẳng. Ðó là những nơi chốn tác giả họ Dương được sinh ra và lớn lên.

Cô thanh minh là “Chiếc phong cầm của bố tôi “không phải là những lời kể về cuộc đời ông bố. Tôi đồng ý, ông Nhự giáo sư Ðại học, du học bên Tây, dạy con nít bên Mỹ là một điển hình cho lớp già nua đã sinh ra wrong nation, wrong century (thơ Vũ Hòang Chưong) trí thức, muốn làm một chút gì cho quê hương nhưng.. đành khoanh tay bất lực. Tất cả chỉ là con người yếu ớt ở một nước chậm tiến, chiến tranh triền miên. Không phải chỉ một thế hệ, có lẽ đến bốn thế hệ đã sinh nhầm thế kỷ. Kiếp người Việt trong khỏang 80 năm trở lại đây cũng chỉ là những “con lừa kéo gỗ”. Ông giáo Nhự “lành như bụt” có nhiều mâu thuẫn, ông hiền, nhưng có lúc lại Tây quá. Ông hà tiện cắt tóc lấy nhưng lại bỏ khá tiền mua tranh thưởng thức. Ông may mắn đã được tiếp nhận những tư tưởng tự do, dân chủ tại Phap, nhưng lại khư khư giữ chiếc đàn, chiếc cặp da cũ xì, mặc áo quần cổ lỗ sĩ, không bao giờ thay đổi món ăn trưa

Mới và cũ, tự do, dân chủ công bằng bác ái, nông dân và trí thức, ưu tư thời cuộc, nhưng chưa dấn thân, không quyết định dứt khóat, thủ cựu, lỗi thời, cúi đầu cam chiụ sự o ép kỷ luật của chính quyền đó là đặc tính của giai cấp tiểu tư sản. Người ta cho rằng cộng sản biết lợi dụng sự lưng chừng yếu kém của giai cấp tiểu tư sản và cái ngây thơ của trí thức sa-lông và trí thức dấn thân kiểu Dương Quỳnh Hoa. Cụ giáo Như và chú M. rốt cuộc lại tái ngộ trên đất ‘đế quốc”, sau một thời đã muốn đi vắng xa và nhà chú M. bị đốt cháy. Dương Thị Như Hòai An kể sơ vài dòng đến biến cố miền Trung năm đó. Phải, “cái gì đổ, chứ làm sao Phật đổ được, phật đây không chỉ là tượng Phật nhưng là cái tâm phật, là lòng lành của con người. Nhắc đến chuyện cũ để hiểu chuyện ngày nay, không ép được Thiên chúa giáo, họ quay ra ép Phật giáo vì đạo giáo này yếu về tổ chức, không có thế quyền mạnh.

Tác gỉa nhắc đến chi tiết ông bố nói chuyện một mình trong phòng với bà vợ. Những nhà trí thức bằng cấp đầy mình, cuồng chữ không biết tung mớ hiểu biết ra cho ai, và dường như không được đãi ngộ xứng đáng với tài học, chỉ còn cách “đọc kinh” kỳ quặc một mình. Lối độc thọai này bị bà vú chê là điên, nhưng ông giáo sư có điên đâu, ông rất tài giỏi. Trong những những cuộc đối thọai tay đôi, tay ba, tay mấy đi nữa, phía bên kia cứ bổn cũ sọan lại, cứ độc thọai, ai nghe thì nghe, không cần biết. Họ không tài giỏi, trên bảo sao nói y như vậy, nói như cuốn băng thu sẵn, đó là kinh nghiệm ở Việt Nam, ở Bắc Hàn, ở Iran bây giờ. Hòai An có nhắc đến đôi mắt Sơn Tây Quang Dũng, dẫn lời nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Sao cô không nhắc đến thơ Quang Dũng? Nhiều người mê thơ lãng mạn và dũng liệt của Quang Dũng, người ta khó ưa nổi nhạc sĩ họ Phạm qua kim tiền chủ nghĩa, nhục thể chủ nghĩa và cỏ đuôi chó chủ nghĩa.

Làm sao oai hùng bằng Tây Tiến, khi tác giả chưa biết mình bị lợi dụng:

Tây Tiến đòan quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Hay đầy ắp tình đồng bào, trong “Ðôi Bơ”:

Xa quá rồi em, người mỗi ngả
Ðôi bờ đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Họ tệ bạc bất công với Quang Dũng, bát nước hắt đi không bao giờ đầy lại dù sau này họ đã “cởi trói”, đã đúc tượng nhà thơ họ Bùi này.

Nhân vật Hòai An thừa hưởng nét thông minh vốn sẵn tính trời, tài giỏi, có tâm hồn nghệ sĩ của ông bố. Nhưng cô ta chỉ được coi như thế hệ 1 rưỡi thôi, chưa phải là nhị thế. Bởi cô còn biết mua cho được Quốc văn Giáo Khoa Thư để đọc, để yêu linh hồn, tinh thần luân lý giáo khoa thư. Thứ luân lý ấy vẫn ‘vất vưởng theo chân người việt tị nạn. Cô chưa thể nào dứt bỏ được quá khứ oai hùng và đau thương của những con lừa kéo gỗ. Vì cô đã cảm nhận được nỗi buồn khi nghe người ta độc thọai, cô đã chứng kiến Huế yên bình giả tạo năm đó. Cô đã bị ám ảnh, ghê sợ khủng khiếp một sự lật đổ. Cô sợ những khi đang ngủ vì một biến cố nào ó, bị dánh thức dậy. Cô đã lờ mờ hiểu thế nào là sự sụp đổ cả một chế độ. Nghĩa là cô còn bị quá khứ ràng buộc, chưa dứt bỏ được những kỷ niệm đau buồn thời lọan lạc, chiến tranh. Rất may cô đã đường hòang đi vào dòng chính và thành công trong nghề nghiệp.

Luân lý giáo khoa thư tưởng dễ mà khó đấy. Năm tôi 10 tuổi học lớp Ba trường huyện, học đến bài anh em nhà họ Ðiền, thày giáo giảng mãi mới hiểu. Cầm búa chặt cái cây cổ thụ chia nhau gia tài, có gì phải khóc?. Ðến bài Cái Lưỡi của anh chàng mổ heo thì mù tịt, cái lưỡi lợn có gì là ngon, thịt ba chỉ hoặc thịt heo nạc mới ngon chứ! Cái lưỡi của Esope thực ra phải dành cho bậc trung học, ngay cả đại học nữa. Cũng chỉ vì lo truyền đạt căm thù, nên sau này thiếu vắng những bài học Việt văn giáo khoa thư, như giúp đỡ người già cả, anh em như thể chân tay, ông tây làm lớn còn nhớ thày giáo làng thuở nhỏ, tìm về thăm. Hậu quả là cho đến bây giờ, từ 3 tuổi cho đến lớp tuổi lớn lên từ chiến tranh là cỡ 40, 45 vẫn thích nói “đồng minh” hơn là là thưa trình, cúi đầu :” Thưa thày con đi ạ” như học trò Quảng Nam trước 75.

Trở lại với ông giáo Nhự, thật tôi nghiệp ông và tội nghiệp cho những người già cả có quê hương nhưng chưa trở lại được với quê hương. Ông như chiếc đàn phong cầm cũ kỹ gầy gò, mảnh khảnh. Trước những phong ba đất nước những biến đổi khủng khiếp, chạy từ Bắc vào Nam, rồi từ Sài Gòn tuốt sang Mỹ. “Lúc nào mặt ông cũng chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại bởi phấn trắng bảng đen theo ông đến tận cuối đời. Thời gian trước khi về hưu là thời gian ông chiụ trận nặng nhất với lũ học trò con nít xứ người, đủ màu da, đùa nghịch theo bản năng. Ông bị mất giá phải dạy những lớp tiểu học. Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! Ông không oanh liệt tại chiến trường, ông oanh liệt trí tuệ. Ông mất đám học trò lễ phép xứ Quảng, ông mất đám sinh viên thông minh chăm chỉ. Tội nghiệp cho ông, tôi nghiệp cho những ông tổng thống, thủ tướng, tổng trưởng, tướng tá Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả hoa kia cỏ này

Cô D.T. Hòai An hay Uyển Nicole Dương cũng thế, tuy có 18 năm lớn lên ở quêạ nhà, có 30 năm hòa hợp với dòng chính, sử dụng tiếng nói và chữ viết quê mẹ lẫn quê người, rất thành thạo. Tuy nhiên, có lẽ phải tiếp xúc với Mỹ chính dòng nhiều hơn nên đôi khi “tần số Việt” cũng hơi sơ hở. Cô quên chưa tìm được chữ Việt thay cho chữ avocate, cứ nhắc mãi avocate, avocate, avocate. Curriculum là giáo trình, là chương trình giảng dạy; cắt tóc lấy bị so le, bị lệch chứ không nói bị méo; urban là nội thành, thành thị, không phải thị tứ đối lại suburban là ngoại thành, vùng quê. Câu: không ai để ý tôi hát cái tiếng nước non gì, nên sửa lại: không ai để ý tôi hát thứ tiếng xứ sở/ quốc gia nào. Nhiều dòng trong bài nhắc đi nhắc lại, không phải để nhấn mạnh, đã thừa ra. Nhưng đó là những lặt vặt, không quan trọng. Quan trọng là ở nội dung, ở triết lý cô đã nêu lên được, và cô đã thành công.

Dương Như Nguyện đã hiên ngang sánh vai với dòng chính, đã vượt trội đã nổi danh trong lĩnh vực giáo dục, luật pháp, cô sẽ tiếp tục thành công trong lĩnh vực văn chương chữ nghĩa Việt. Ðiểm thành công của cô về phần thơ văn dường như nhờ cô còn yêu, còn nương náu linh hồn Việt Nam, cô mệnh danh đó là luân lý giáo khoa thư. Qua truyện ngắn ““Chiếc phong cầm của bố tôi” cô đã nêu lên được cái Chân Thực, cái ‘ Ðẹp đẽ và cái Tốt Lành của văn chương. Chúc cô “đội hai mũ”, mũ luật học và mũ văn học được lâu bền, cô không bị khập khiễng đứng một chân đâu. Dương Như Nguyện sẽ không cô đơn, sẽ không phải độc thọai, bởi có nhiều người đã nghe, đã hiểu cô muốn nói, muốn viết gì. Tôi cũng chúc cụ Dr. Nhự bay sang Cali chuyện trò bằng tiếng Việt thỏai mái với đám cựu sinh viên đông đảo và ngoan ngõan của cụ

Wednesday, August 1, 2018

about the art of Van Gogh

Van Gogh: the writer who paints. 'I dream my painting and I paint my dream'. Instead of writing, he paints!

For Viet readers: tranh Van Gogh la mot su dien ta tinh cam noi tam ve con nguoi va doi song qua mau sac. Van Gogh la nghe si do^.c die~n qua mau sac va duong net. Ong dung mau sac va duong net de viet len tam tra.ng. Dung ra ong la nha van hon la danh hoa, vi ong chu trong su dien ta theo cai nhin va tam tu cua hoa si, chu khong chu trong den lam cach nao de dem canh vat doi song va con nguoi len gia' ve~cho that giong cuoc doi theo cai nhin cua nguoi binh thuong. Nhin tranh Van Gogh chung ta biet ngay do la tranh!

Van Gogh be gay nhung truyen thong hoi hoa tu truoc. Cuoc cach mang mau sac (mang len gia' ve mau xanh, vang va cam), cuoc cach mang ti~nh vat (mang su chuyen dong vao ti~nh vat hoa la, gan nhu bien hoa la thanh do^.ng vat), cuoc cach mang noi tam (mang len gia ve su hon loan cua tam tu, dien ta tuo?ng tuong ti'nh cua tri nao), va cuoc cach mang cua hoi hoa qua doi song (ve toan su a?m da.m cua canh tri ben ngoai, doi song cua nhung con nguoi co kho^? trong giai doan chuyen tiep tu nong nghiep qua ky nghe, gioi nong dan, gioi tho thuyen thay vi ve nguoi quy phai).

Tranh Van Gogh nhin vao chung ta nhan ra ngay, va chung ta se biet do la tranh, dien ta qua cay co. cua mot nghe si da~ song doi gian kho^?, mot van si dien ta noi tam giong bao cua con nguoi bang cach du`ng mau sac va duong net thay vi chu viet...



Van Gogh hoc va quyet tam theo hoi hoa, de lai khoang 2000 buc hoa, va rat nhieu la thu noi len tam trang cua ong...






Su xuat sac cua tranh truyen than Van Gogh: gia tri nhan ban va my thuat, khong tuy thuoc vao viec bien tranh thanh hinh, ma la su song dong cua cong trinh my thuat di sat vao doi song con nguoi qua su dien ta noi tam, bien noi tam thanh su chuyen dong cua vat the^?: buc tranh tro thanh doi song ma van la tranh, khong can den ky thuat nhiep anh bay gio.