Monday, July 29, 2019

Văn chương cuả cô Từ Nguyên ̣(Trần Quý Cáp, Đồng Khánh, Trưng Vương)...


Đạo đức cuả người mẹ Việt Nam

Trích ti điếu văn khóc M Chng ca Bà Nguyn Th T Nguyên, cu giáo sư Vit Văn trường Trần Quý Cáp Hội An và Đng Khánh Huế (bây gi là trường Hai Bà Trưng, Huế, Vit Nam).
Con dâu trưởng, khóc Cụ Bà Khuất T.Kh. (mệnh chung ở California, 1998):

“M ơi, lưu lc x người có bát cơm đy nuôi thân là nh đc m.

Đàn cháu thành người hu dng nơi x người, là nh lc bà…

Li m dy:  Giúp người ta, cho người ta, ko phi ti! Vâng, nếu không giúp người,, tc là có ti vi tri.

Li m nói v vic trông nom đàn cháu:  Có hoa mng hoa, có n mng n.”  Vâng, nuôi dy và lo cho con cháu bt k thân mình, đó là nhim v ca m già như k làm vườn: mng hoa, mng n ca tri đt ban cho

MY LAST LOSS


Thơ Cho Mẹ


Ngày Xưa...
Mẹ tôi diễm lệ áo hoa cà
Nụ cười nhân áí cuả quỳnh hoa
Mẹ thơm mùi phấn ngày xuân chín
Mái tóc đen tuyền không điểm pha

CUỘC ĐỜI...
Vì lấy cha tôi,* mẹ khóc hoài
Tôi là con gái, cũng buồn lây
Khi tôi khôn lớn, rồi xa cách
Đời lũ con buồn, mẹ đắng cay

Trong cảnh bi thương cuả cuộc đòi
Tôi nhìn thấy mẹ mất niềm vui
Mẹ gánh lên vai muôn khó nhọc
Không biết bao giờ mới thảnh thơi

BÂY GIỜ...
Năm tháng trôi qua, mẹ đã già
Không còn thơm phấn cuả quỳnh hoa
Lưng còng tay mỏi người run rẩy
Mái tóc phai màu, sương điểm pha

Đời vẫn còn đây nỗi nhọc nhằn
Mẹ tôi vẫn khóc bởi người thân
Nay mai tôi sẽ về bên mẹ
Để viết cho đời một chữ Nhân

ĐOẠN CUỐI...
Những ngày xum họp ngắn làm sao
Mà suối sinh ly đã ngút trào
Cớ chi, con tạo nhiều khe khắt
Để mẹ con mình chẳng có nhau?

Thế rồi tôi phải chít vầng khăn
Mẹ về nguyên thủy với mây ngàn
Trời ơi khi mẹ tôi nằm xuống
Tôi biết tìm đâu chỗ trú chân?

...

Thế mà tôi vẫn phải lên đường
Mà gánh hành trang là khói sương
Mẹ dạy cho tôi từng mặt chữ
Tôi trút thành thơ, cuộc hý trường

Trời ơi mẹ đã thành thiên cổ
Tôi viết cho mình, trong xót thương

Mẹ ơi, chân mẹ vào thiên cổ
Xin mẹ chờ con, ở cuối đường...

2013-Dec 2, 2018-July 29, 2019
Thố Ty ANN.N

* Mẹ tôi là con gái một, vì lấy chồng người Bắc di cư, mẹ tôi phải b̉ỏ cha mẹ ở xứ Huế mà đi, năm 1975 bỏ cha mẹ già một mình ở VN để theo chồng...cô độc trong văn hoá̃ xứ Bắc, không bà con giòng họ Thần Kinh ở bên cạnh suốt cuộc đời làm dâu, làm vợ, và làm mẹ...Suốt thời gian ở Mỹ, tôi theo đuổi công danh là phụ nữ tiên phong trong nghề nghiệp và vì thế đứng, để mẹ tôi một mình cũng như mẹ tôi đã phải bỏ ông bà ngoại, khi tôi quyết định b̉ỏ công danh để trở về với mẹ, thì đã quá muộn...thảm kịch gia đình bắt đầu... khi mẹ tôi ra đi, mẹ con chỉ nhìn nhau bằng mắt, mẹ tôi không còn nói được...

Sunday, July 28, 2019

Justice Ginsburg: an American Institution

https://www.heyalma.com/the-quiet-jewish-resistance-of-ruth-bader-ginsburg/?fbclid=IwAR2SM0bAzkrQZuaN4SAlMgf83Gh3ytMIvsT5RoO40aP1VR_KbeT_mMyN3wM

I disagree with the writer, whose expertise and "beat" are feminism and Jewish Studies.

I do not think of Justice Ginsburg's statement as a reminder of Jewish resistance. She has long raised above her ethnicity, religion, or gender. She has become an American institution.

I interpret her statement to be a reminder of the rule of law, an American pride.  What holds up democracy is the underlying foundation called the rule of law.  We pride ourselves as a "rule of law" nation, not a "rule of man" creature.  Not at all. Not in the least.

Especially when she placed her statement in the context of a "prediction" of her death, by a Senator (whose name she has...forgotten!).

He's gone, but she's still here (against all odds, her illnesses and health struggles reported in the press, and all that!)   All true, not "fake news" but, so what?

In today's climate, I took Justice Ginsburg's  tongue-in-cheek reminder that she has survived the Senator as a reaffirmation that America's rule of law will prevail over...nasty politics!  (To predict that someone like her will be dead in 6 months is such an ill-willed, nasty thing to say...Sounds like...politics to me!)

Saturday, July 27, 2019

practice tape for Voi Que Sapete -- vulnerable, amateur vietnamese chirubino!

I found my practice tape for Mozart's Voi Que Sapete the day before my stage recital.  The rhythm is slower, less rushed, and my Italian is a little better. My pianist forgot to put in the counterpoints in the middle part because it was practice so he made it easier for himself.  Courtesy of chi NMN (my pix were basically from my early 30s to 50s; the piano shot in the pink dress was from my 20s; compare it against my 50s at the end of the tape!).  Again, i don't consider myself a trained vocalist.  and I still dislike my "e" in my Italian; in many places, it needs to be purer, no diphthong, just the sound "Ê."  For a practice, perhaps this is the most vulnerable Chirubino in the making, an amateur Vietnamese Chirubino in "her" 50s!  For FB friends only:


Thursday, July 25, 2019

ave maria bach gounod amateur live performance

one whole note or at least half tone lower than the original score, per my pianist. the vietnamese lyrics  are mine.
the sudden volum increase at "mortis" was the result of my uneven voice projection. When this was done, i was into my ̀50s, and was no longer able to project on every line.
---
ôI vinh danh là kiếp lưu đày
Mẹ chờ mong con mãi
cứu rỗi con về
nơi chốn thiên đường cuả bao linh hồn đã đi tìm Jesus
---
i post my amateur recording of Ave Maria, against all odds. I don't "revamp," only picking up the courage to sing the most celebrated tune of this world (and I will be the first to tell you what I did wrong with the piece here, where the tension in the vocal cord was, where the stream of breath or vibrato should be, the unevenness, the taking a rest rather than legato, and how I am always dying to do it over and over again, this time a little better than the last, and how I wish I could raise the bar for myself, a bit at a time). But, this was a live performance so I am stuck with it!
Naturally I had to stay very faithful to the score (no rubato), boldly testing my amateur self, having been so tired after all the other numbers in my one-woman show on this recital stage as an untrained singer (I consider "trained" to mean having the luxury of at least a bachelor's in voice with practice and warm-up every day). My next life, then!
Nonetheless...
This is the only one piece where i know if I am to sing it again today, I will do better despite aging, despite lack of training or practice, because the song itself calls for constant self-awareness and self-reflection, to oneself and not just to an audience, even if one is just an amateur singing for relaxation. To the sacred prayer one kneels, and to the epitome of beauty in voice and in music (globally performed by the very best already), one has to lower oneself, all to the ground, in the smallest hope of elevating oneself to a supreme, untouchable standard...It's the individual journey that counts, hopeless maybe, yet ongoing as courage, because, that is THE HUMAN SPIRIT...
The artwork on display here is among my favorites. Done in 2009, I spent hours, each line, each brush...so this is not my usual quickie art. Multi-media (but no water color, no oil--I did not want to handle the fuss), wall display without frame, 22 x 28. I meant to draw someone's bride, someone's mother, so she is faceless, sitting in solitude, in waiting...A Vietnamese female motif on the universal theme of sacred motherhood and humans' eternal longing for love and peace, against betrayal, oppression, imprisonment...in sufferings, and in faith...

Tuesday, July 23, 2019

"SEND HER BACK" -- what is happening to America?

https://www.washingtonpost.com/outlook/in-trumps-vision-of-a-white-america-immigrants-should-be-grateful-and-servile/2019/07/18/0afb70c6-a8e3-11e

While I don't agree with everything Viet Thanh Nguyen said, his article raises several issues that should be pondered upon by Vietnamese Americans, if not to say all Americans.

Naturally, one should not listen to Viet Nguyen simply because he is a Pulitzer winner or because he is of Vietnamese origin...That's a label in itself.

Yet, "labels" such as the "hyphenated Americans" are important in history and in law because the entire framework of civil rights legislation in this country (product of the 1960s) is based on the recognition that certain groups in America, due to history, are recognized by law as "protected groups." When certain Americans feel they should chant "send them back," this means that notions of "protected groups" in U.S. civil rights law based on tragic and bloody history are being shaken up, to the core!

I am very concerned about the chanting "Send Her Back" and how it came about in mainstream American politics as the signal from certain hateful pockets of the "America the Beautiful" that has welcomed me and my family: a country of immigrants! I am so sad and disturbed that there are Vietnamese Americans who join in such chanting, with equally hateful and even obscene language, because they think the mainstream establishment (i.e., what can be more American than American politics?) has encouraged and endorsed it.  They consider it their own sentiment!  These Vietnamese Americans may feel that by joining such chanting, they are being grateful to America as patriotic citizens who are anti-communist, without realizing that such chanting hurts Vietnamese Americans! i.e., these Vietnamese American chanters hurt themselves!

National origin is among the hardest form of discrimination to  decipher, and to fight against, more so than race or  gender, because national origin becomes intertwined with the rhetoric of nationalism and patriotism. National origin is played out in ways of speaking, ways of dressing, ways of life, food, drinks, beliefs, viewpoints, history, perspective, everything that makes up a human being. All such cultural traits are interpreted so hatefully and totally subjectively in the eyes of extremists as "unwanted," "unpatriotic," "un-American" and therefore "SEND HER BACK."

When national origin, race, and gender all become one, the issue of discrimination becomes extremely complex, especially when it is played out in the context of border/national security and asylum law -- the very essence of how Vietnamese Americans have become part of America,  The voice of Viet Thanh Nguyen is important, because he, too, bears the "label" of the hyphenated and hence, he is witness of such human experience (so do I and so am I; so do we, and so are we the hyphenated!).

ON the other hand, there is the enduring, shocking aftermath of something as terrible as nine-eleven and terrorism, directed at America, feeding upon the worst kind of prejudice: something foreign -- privilege not earned, is something bad, destructive, competitive, hurtful to America. 

The "Squad" on Capitol Hill and their "women of color" success story are exactly that -- the combination of national origin, race, and gender, and how such complexity in history (and in law) has become the backdrop of another critical issue, right at the forefront of national (and international) attention: the implementation and application of U.S. asylum law, which goes back to international human rights and the core values of America: the Statute of Liberty offers herself as "refuge" for the oppressed! Then, national origin, race, and gender become intertwined with "social groups" and "political belief."  All has cross-fired with "America first," "America great" -- the rhetoric of patriotism.

Next to "women of color" is the "white male privilege" -- dichotomies recognized in U.S. cultural and social studies of several past decades.  It has taken so much sacrifice, understanding, empathy, and scrutiny, years and years, studies and studies, for us Americans to even have discussions about "women of color" and "white male privileges."  Yet, the discussion has been limited to academia and certain "pockets" of American known under the labels of "progressive," "leftist,"  "Democrats," etc.

And then there is political correctness that simply cloaks hypocrisy.

But what is the reality, today?

Let me review:

--In U.S. civil rights law, there are national origin, race, and gender -- the "protected groups."

--In U.S. asylum law, there are "social groups" "religious and political belief," grounds of persecution elsewhere, which become grounds of admittance here, because America stands with the Statute of Liberty.

--In the U.S. constitution, there is "freedom of speech," the backbone of democracy.

And then,

--In U.S. immigration law, there is also family reunification, plus the notion that America has always attracted and welcomed the best and the brightest, as well as "les miserables" who risk dying for freedom -- the persecuted who work so hard to survive and to rebuild themselves to become part of their new "great" country.  Family and the American dream (i.e. to be the best one can) are part of this country's core values, reflected in its very "immigration visa" system.

Yet, what makes America "great" is now the debate that has become the soil of terrifying hatred and divisiveness, today, while it should NEVER be!

In sum, history should not be wiped out, or betrayed.

Those legal and historical frameworks I mentioned above, should stay intact, and that is the duty, and pride, of every American, hyphenated or not.

So, please think twice, thrice, again, again, and again, about chanting 'SEND HER BACK."

It is happening now...and what does that mean, to America?

WND C2019

Sunday, July 7, 2019

THO 7 CHU -- dnn



Ba trăm năm nước mắt 

Đừng vội than thân để bận lòng
Đôi lời an ủi cũng bằng không
Ba trăm nưã ai mơ tưởng
Khấp Tiểu Thanh hề mong nhớ mong

Đừng vội chia xa, tránh ngập ngừng
Ôm thì mang nặng, bỏ thì thương  
Ba trăm năm nữa ai dong duổi
Để bụi sơn hà lấm gót chân

Nhỏ dòng dư lệ cũng bằng quên
Ba trăm năm một... gánh ưu phiền
Em ơi, nước mắt là trăn trối,
Che khuất tâm tư, cạn nỗi niềm  

WND C July 7 2019

VE, TA VE, VA TA DI: còn gì? còn chi? và còn không? BA GIO.NG NO'I, BA CÂU HỎI, BA TAM THUC, CU`NG MOT NOI CHON, cu`ng mo.t kho?i da^`u ...

POETRY AND DERIVATIVES: THE METAPHORIC SYMBOL OF HOMECOMING...THREE VARIATIONS OF THE SAME THEME (LIKE IN CLASSICAL MUSIC)!
for viet readers:
VỀ (DNN) TA VE (TTY) TA DI (Vi KHUE)
PRELUDE:
Người về tim đã mồ côi
Người về với sợi tơ trời ... mười năm
(Dương Như Nguyện, ca?m hu'ng tư` va`i ca^u va ta^m su. TTY, 2013)

I.
Ta về mang sợi tơ trời nặng
Tan tác trong lòng trang sử xanh
Ai tiễn, ai đưa, ai nín lặng
Vàng đá, rồi thôi, cũng độc hành
Ta về sương biến thành con suối
Trên: vẫn là mưa, dưới: nước nguồn
Mưa ở Tây ngàn mưa đổ xuống
Chảy vào Đông, biển, thủy triều tuôn
Ta về biển động thành mây trắng
Tảng đá quê nhà ai dám lăn?
Sườn núi ngây ngô còn thét gọi
Đáy vực vùi chôn nỗi nhọc nhằn
Lời thề truyền kiếp vai còn gánh
Tiếng vọng lưu đày buộc lấy chân
Lửa nóng chưa thiêu hồn buốt lạnh
Mười năm cho quỷ biến thành nhân
“Ta về như tứ thơ tiêu tán”
Rơi rớt qua vùng dốc lãng quên
Nhà cũ, tang thương: tường, vách, mái
Nhện khóc, trùn than, mối gập ghềnh
“Ta về khai giải bùa thiêng, yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!”

Ôn lại, mười năm bao ác mộng
Một lần nhắc nhớ, để rồi thôi!

II.
Chiều nay ta sẽ đi quanh quẩn
Thăm hỏi bùn, tro, mỗi góc nhà
Hoa bưởi bên thềm không nở nữa
Mười năm rêu mọc lót đời ta
Mười năm thành chiếc bóng già nua
Bóng đuổi theo ai, bóng nhạt nhòa
Mười năm tiếc mãi mùi hương cũ
Của bóng, hay là của chính ta?
Ta về, tang chứng thời phung phí
Khánh kiệt vì mang cuộc bể dâu
Mười năm, vẫn tưởng là con trẻ
Bác mẹ? Đèn khuya sắp cạn dầu
Ta gẫm lại đời: bao chiến bại?
Mơ cả trăm điều, một chẳng nên
Ngoài kia lá rụng, và sao rụng
Tóc rụng theo cơn mộng hão huyền
Ta về theo đám mây nhà Lý
Tìm Đại La Thành, tiếng nỉ non
Sử khóc người nên người khóc sử
Bút gãy, hay ai để bút mòn?
Ta về đơn chiếc như hờn tủi
Lục lọi không gian chẳng thấy mình
Phủi bụi mà thương hồn sách vở
Những hài, những cốt của vô danh

III.
Ta về mơ lấy nụ tầm xuân
Người cũ trùng khơi lãng đãng gần
Thương nữ đã theo chồng xứ lạ
Mười năm vướng vấn nợ tình quân
Ta về rọc hết con đường mía
Mong ngọt môi răng trót đắng rồi
Chua, chát, cay, nồng trong huyết quản
Làm sao cho hết, cội nguồn ơi!
Người về như thể nuôi thương nhớ
Người để tim người xuống biển Đông
Máu? Muối? Tanh tanh, con nước chảy
Lệ mặn, vì đâu? Nhỏ một dòng…
Dương Như Nguyện
C 2013
---

FROM Lê Hoàng Tuấn Kiệt, FACEBOOK:

Tô Thùy Yên viết bài thơ vĩ đại Ta Về với phong vị người trở về nhà sau 10 năm tù rạc, thì Vi Khuê họa lại bằng bài thơ Ta Đi để ghi dấu 20 năm xa xứ theo ngả thuyền nhân. Lịch sử trầm luân, bi thiết của một thời được chép lại bằng những vần thơ xúc động.

TA VỀ
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang.
Ta về - một bóng trên đường lớn.
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai…
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu.
Mười năm, mặt xạm soi khe nước,
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.
Ta về qua những truông cùng phá,
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may.
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ,
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay.
Chỉ có thế. Trời câm đất nín.
Đời im lìm đóng váng xanh xao.
Mười năm, thế giới già trông thấy.
Đất bạc màu đi, đất bạc màu…
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa.
Ai đứng trông vời mây nước đó,
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ.
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi…
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động.
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?
Ta về cúi mái đầu sương điểm,
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.
Cám ơn hoa đã vì ta nở.
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa,
Làng ta, ngựa đá đã qua sông,
Người đi như cá theo con nước,
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng.
Ta về như lá rơi về cội.
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay.
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta.
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó,
Người thức nghe buồn tận cõi xa.
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời.
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt.
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ.
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây.
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi,
Đành uống lưng thôi bát nước mời.
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh.
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?
Lời thề truyền kiếp còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra.
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ.
Mười năm, ta vẫn cứ là ta.
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên.
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách,
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền.
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ.
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ.
Giậu nghiêng, cổng đổ, thềm um cỏ.
Khách cũ không còn, khách mới thưa…
Ta về khai giải bùa thiêng yểm.
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Hãy kể lại mười năm mộng dữ.
Một lần kể lại để rồi thôi.
Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn,
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà.
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu.
Mười năm, con đã già như vậy.
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu…
Con gẫm lại đời con thất bát,
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên.
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn.
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên.
Ta về như tiếng kêu đồng vọng.
Rau mác lên bờ đã trổ bông.
Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông.
Ta gọi thời gian sau cánh cửa.
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu.
Ta nghe như máu ân tình chảy
Từ kiếp xưa nào tưởng lạc nhau.
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em.
Đau khổ riêng gì nơi gió cát…
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm.
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa.
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ,
Quờ quạng khua từng nỗi xót xa.
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui.
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng.
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi.
Bé ơi, này những vui buồn cũ,
Hãy sống, đương đầu với lãng quên.
Con dế vẫn là con dế ấy,
Hát rong bờ cỏ, giọng thân quen.
Ta về như nước tào khê chảy.
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ.
Thân thích những ai giờ đã khuất?
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa.
Người chết đưa ta cùng xuống mộ.
Đêm buồn, ai nữa đứng bờ ao?
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng.
Tuổi hạc, ôi ngày một một hao.
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian, kiếm chính mình.
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh.
Ngồi đây, nền cũ nhà hương hỏa,
Đọc lại bài thơ buổi thiếu thời.
Ai đó trong hồn ta thổn thức?
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi.
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua.
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn,
Đành không trải hết được lòng ta.
7-1985
TÔ THÙY YÊN

-----
TA ĐI
[Vọng âm bài Ta Về của Tô Thùy Yên]
Biển rừng im tiếng nghe ta khóc
Ta nào mơ ước cảnh giàu sang
Từ con thuyền nhỏ ra tàu lớn
Ta gạt tay chùi má phấn phai
Mở mắt ra nhìn xem thế sự
Đảo điên từ ngựa giữa dòng thay
Thôi nhé, xin chào non nước mộng
Mẹ hiền chưa đợi giấc ngàn thu
Năm mươi năm quyện câu hò Huế
Giờ tiễn con, thầm nguyện cố sơ
Ta đi, bước ngập ngừng theo gió
Thả ống quần cho dính cỏ may
Ngơ ngác nhìn chim hôm bỏ tổ
Sao tàn cuộc chiến lại còn bay?
Ta đi. Rừng biển im, ta khóc
Dặm khổ muôn trùng sóng xác xao
Bước một bước đau lòng một bước
Còn nguyên, dẫu áo vẫn nguyên màu
Ta đi, chẳng hẹn cùng mây nước
Đời khác chi cây gió chuyển mùa
Xanh mướt ngày Xuân chưa kịp ước
Đã chiều Đông giá tuyết phơ phơ
Nào ai biết được từ thơ dại
Lớn sẽ quê nhà bỏ - mấy khi
Ngắm những vì sao tan đáy biển
Đau lòng nát dạ, chỗ nào ghi?
Tàu lắc lư theo từng lượn sóng
Một câu khấn nguyện bốn phương trời
Ô kìa, những kẻ nằm co ngủ
Giữa chốn xô bồ sao lẻ loi!
Bỗng nhớ những ngày êm ả cũ
Những ngày nắng ửng mặt con sông
Chiến tranh từ thuở dăng dây thép
Vẫn đó đây vang điệu hát mừng
Ta đi, như thể chim lìa tổ
Như lá lìa cành tự tối nay
Một tiếng tiễn đưa là tiếng sét
Oan khiên là cuộc chiến tranh này
Ôi tiếng cười khan hay tiếng khóc
- hổ ngươi là tiếng khóc người ta -
Một đi không hẹn không hò nhỉ
Thì ngại ngùng thêm mỗi bước xa
Ta đi, trời ạ, tàu trôi giạt
Bốn phía vây quanh chẳng phải đời
Vớt nhánh rong nhìn không thấy Phật
Ba ngàn bể khổ đó, người ơi!
Hải âu bay lượn trên đầu sóng
Người khát gào lên khắp đó đây
Bờ bên Tự Do nào thấy bóng
Đành nâng nhắp cạn chén ai mời
Một đêm say sóng bao nhiêu đợt
Mặn chát môi đầy hơi muối hanh
Phật độ Chúa che còn đến vậy
Số Trời đã định há ai can?
Quê hương, ừ nhỉ, muôn đời đẹp
Nhớ thuở thanh bình mới ló ra
Tố khổ tố giàu trăm thứ tố
Phồn vinh cười mỉa nước non ta
Ta đi, chẳng gọi người đi trước
Cho thiếp đi cùng, chỉ muốn quên
Mộ chị mồ em, nhà với cửa
Chẳng còn mong đắp móng xây nền
Một liều, ba bảy thôi liều vậy
Tựa cánh diều dây đã đứt. Ơ!
Thì có mong chi ngày trở lại
Quỳ bên gối mẹ dạ và thưa
Ta đi, sống chết cầm như bỏ
Tóc biếc, lòng son, phận gái ơi
Tình tự còn chi trăng bến nước
Qua cầu cổi áo tặng cầu thôi!
Ta đi, lệ đẫm khăn cầm nhỏ
Giữa biển ngồi mơ một mái nhà
Bến Ngự tàn cây còn có bóng
Trùng dương chỉ có biển trời xa!
Cảm ơn Mẹ nhắc khi lâm biệt
“Phận gái không cầm nổi nhánh dâu”
Con nguyện dẫu chân trời góc biển
Nhớ về Mẹ nắng dãi mưa dầu
Ngoảnh lại quê hương nhòa khói sóng
Biết rồi cơm cháo có làm nên
Chút gì trên đất người xa lạ
Mà đổi đời cho cuộc biến thiên?
Ôi sao mắt nhắm còn tuôn lệ
Lệ cứ trào hoen vạt áo bông
Lại nhớ Cha xưa vào cuộc chiến
Máu đào cũng thấm dải non sông.
Rồi lịm hồn trong cơn sóng dữ
Lời kinh trút xuống biển đen sâu
Những bàn tay níu khung tàu mục
Sống chết xin Trời cho có nhau
Tàu đi. Chẳng thấy mình di động
Một chỗ ngồi co chị với em
Trái đất tưởng đâu là khoảng trống
Mặt trời biến mất, chỉ còn đêm.
Ừ nhỉ, còn trăng đâu mất nữa
Chưa lên khỏi núi đã trăng tà?
Cửa trần gian khép từ nay lại
Thì có mơ gì một bến xa!
Bến xa chưa thấy. Đây lòng biển
Nào có gì cho một chút vui
Hải tặc còn thêm bầy quỉ hiện
Ào ào. Để biển réo khôn nguôi…
Thiếp đi. Thoắt thấy người xa lạ
Nắm lấy bàn tay, bảo: “Cố quên!
Đã tới đây thì, thôi ở lại
Đất lành chim đậu sẽ thành quen!”
Đến nơi… chưa phải là nơi đến
Nhưng chẳng còn cá lặn sao mờ
Đèn sáng hoa giăng đầy mọi lối
Như thần thoại vẽ tự nghìn xưa…
Biết đâu Cha vẫn theo từng bước
Để biển trời gom tụ ước ao
Con khóc, hỡi ôi, còn khóc được
Mẹ già, hỡi Mẹ, mấy gầy hao!
Ta đi. Ta đến. Ta về chứ!
Đi. Đến. Về. Ôi! Đất nước mình
Muôn nẻo chia xa rồi hợp lại
Một ngày, ai biết rạng uy danh…
Hai mươi năm nhắc ngày xa xứ
Vang bóng, ồ thôi, chuyện một thời
Nước rẽ trăm con về rốn biển
“Kiều thu hề Tố” hãy rong chơi…
Ta đi lầu Hạc còn nguyên đó
Mong đợi ta về ghé bước qua
Bến Hán Châu Anh cây cỏ biếc
Xin hồi sinh với cõi lòng ta.
VI KHUÊ

Về ̣-- DNN -- là cuộc lưu đày cuả trí thức VN quay về để đi tìm nguồn cội, như cuộc hành trình của Ulysses, Homer's Odyssey trong kiệ́p người qua kinh nghiệm nhân bản cuả VN...MỘT CÂU HỎI xoáy v̀ong tr̀on không lối thoát, LỚN HƠN THÂN PHẬN: CÒN GÌ???
Ta Về -- TTY -- la` tiếng than cuả người tù chính trị ngay trên gốc gác lãnh thổ và quê quán cuả mình, từ kinh nghiệm VN trở thành kinh nghiệm chung cuả một thế giới trong đó lịch sử được viết laí trên máu xương cuả những kẻ không còn quyền năng để viết lị̣ch sủ...MỘT SỰ CHẤP NHẬN, đau đớn HƠN NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT: CÒN CHI?
Ta Đi -- Vi Khuê -- là tiếng khóc nỉ non cuả phụ nữ bước chân xuống thuyền nước mắt nhu mưa, bỏ lại đằng sau quê quán trong cuộc viễn du cũng máu và nước mắt, ma hành trang độc nhất có thể mang đi trong giông bão và sóng biền chỉ còn là những lời khuyên cuả mẹ...MỘT TIẾNG KHÓC, NỨC NỞ HƠN MỆNH BẠC: CÒN KHÔNG?