Thursday, July 4, 2019

Dr. or not? In America....

 

Có người hỏi NN, full time faculty của đại học cộng đồng (2 năm học lấy bằng, city college or community college), có phải là "professor" trong hệ thống "đại học tự trị" của Mỹ?

câu trả lời là Không.

Các giáo sư đó có thể được sinh viên gọi là professor trong việc nói chuyện hàng ngày theo nghĩa "generic" (tổng quát), hoặc có thể là "community college professor" do Board of Trustees của đại học cộng đồng cho phép được gọi.

Nhưng họ không phải là "professor" trong hệ thống đại học tự trị của Mỹ (đại học công và đại học tư cũng theo một quy chế đó mà thôi).

Lý do: ban giảng huấn của đại học cộng đồng chỉ cần có bằng Master, không cần là Ph.D. hay tốt nghiệp hậu đại học ở mức Ph.D.. và họ được tuyển dụng ở địa phương (local hiring), không phải là "national search" (tìm nhân tài toàn quốc).

"Career path" -- đường công danh -- của ban giảng huấn đại học cộng đồng bao gồm việc đi học thêm Ph.D. để tìm dịp được tuyển dụng vào quy chế đại học tự trị ở các đại học 4 năm.

Chỉ có đại học 4 năm mới có quyền cấp cao học (ở VN gọi là Thạc Sĩ) và bằng tiến sĩ Ph.D. mà thôi. Đại học cộng đồng không được cấp bằng 4 năm (bachelor's), chỉ có thể cấp bằng "associate degree" (bằng công nghiệp 2 năm để đi làm). Đại học cộng đồng đào tạo trình độ học vấn đủ để đi làm có chuyên môn về công nghiệp.

Có người hỏi thêm Ph.D. khác với Ed.D như thế nào? Ed.D là tiến sĩ giáo dục thường thường do phân khoa sư phạm cấp. Còn Ph.D. mới là thực sự tiến sĩ tổng quát do đại học 4 năm (tức là quy chế đại học tự trị) cấp. Nó nôm na: Ed.D thực hành, để đi làm thăng quan tiến chức về cơ sở giáo dục, Ph.D. tổng quát, lý thuyết, chủ thuyết, và hàn lâm. ̣(Cha tôi là Ph.D. về giáo dục chứ không phải Ed.D.).

E.D. có cần viết dissertation cần được bảo vệ bởi ứng viên để ra trường hay không? Điều này phải tìm hiểu lại, tùy theo phân khoa sư phạm của đại học tự trị.
Còn Ph.D. thì chắc chắn ở ngành nào đi chăng nữa cũng sẽ phải viết và bảo vệ luận án tiến sĩ (dissertation).

Có người hỏi thêm vậy J.D. và LLM khác nhau như thế nào?

Có 2 nghiã: LLM cấp cho luật sư ngoại quốc có nghĩa là Cao Học (ở Vn bây giờ là Thạc Sĩ), vị luật sư ngoại quốc có nhiều người chỉ hoc cử nhân luật. Nhưng LLM cấp cho LS Mỹ có J. D. có thể có nghĩa là "hậu tiến sĩ,"̣ ̣(post-doctorate), nếu đòi hỏi luận án, và tuỳ theo chươbg trình học, vị J.D. ở Mỹ đòi hỏi phải có bằng cấp mức tối thiểu là cử nhân của một quy chế đại học tự trị. Bằng J.D. ít nhất là 7 năm và ở các trường đại học luật được Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ ABA cho tiến chỉ -- accreditation, chương trình được ABA chấp thuận đòi hỏi tốt nghiệp J.D. phải có phúc trình một hình thức luận án chuyên khoa về luật (tức là phải biết...viết, biết lý luận, và biết khai triển tư tưởng cũng như nghiên cứu và dẫn chứng qua các nguồ̉n tài liệu).

(Riêng ở đại học Harvard, bằng LLM cấp cho người Mỹ bắt buộc phải có thesis, luận án viết, vì LLM cho LS tốt nghiệp ở Mỹ (tức là tốt nghiệp cử nhân và J.D. của Mỹ), có thể sẽ đi chuyên về giáo dục luật học để đi dạy luật. Còn LLM Harvard cấp cho luật sư ngoại quốc thì được miễn, khỏi phải viết thesis, và chương trình học ngắn hơn nhiều, trong đó bắt buộc phải có một "cours" vỡ lòng về cơ chế luật pháp của nước Mỹ. LLM cho luật sư ngoại quộc chỉ đòi hỏi LLB, cử nhân luật. LLM Harvard cấp cho LS ngọai quốc chỉ có nghiã là Cao Học mà thôi.)

Riêng về dạy đại học luật ở Mỹ, phân ra làm 2 loại professor toàn thời gian trong ban giảng huấn: (1) doctrinal professor (dạy lý thuyết / chủ thuyết luật, khác với (2) clinical professor (dạy thực hành). Các lý thuyết/chủ thuyết luật thì mới có mặt là đề tài trong cuộc thi tuyển để lấy bằng hành nghề luật, còn việc thực hành (trong đó có học viết), thì không phải là một chủ đề có mặt trong cuộc thi tuyển vào luật sư đoàn -- state bar examination.

J.D. có phải la Ph.D. không? Theo tôi, không.

Vì J.D. là một bằng cấp cho người hành nghề, trong một nghề nghhiệp bị kiểm soát bởi nhà nước, tức là phải thi "bar" thì mới được cấp bằng hành nghề, và nhà nước có thể tước đi nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái hẳn với Ph.D. la một bằng hàn lâm, nói lên não trạng cuả người trí thức biết suy nghĩ có hệ thống hoá, chứ không phải là bằng cấp cuả một chuyên viên.

Vì thế cho dù rằng tôi có post-doc fellowship training/research, tôi sẽ không nhận nếu ở Mỹ có ai gọi tôi la Dr. Duong. Vì tôi không có Ph.D ở quy chế đại học tự trị.ḥoc "in-residence." Ở Mỹ, chỉ có hai thành phần được gọi là Dr., M.D. va Ph.D. Còn các bằng cấp với học trình tương đương tiến sĩ, theo tôi không cần thiết gọi la Dr. để tránh "confusion." Vì như thế sẽ có nhiều Dr. quá.

Bây giờ ở Mỹ có Ph.D. va bằng cấp "online," tôi không bàn đến, vì cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ học online làm gì. Nếu vậy thì ở nhà học lấy còn hơn. Cái bằng chỉ để được gọi bằng Dr. thì theo tôi tốn tiền trả học phí, chi bằng dùng tiền đó để sáng tác hoạc phát minh, tự mình. tuy nhiên đó còn tuỳ theo mục đích ghi tên đi học cuả mỗi cá nhân.

Xin nói lại một lần nữa -- như đã nói trong quá khứ: ở VN trước 1975 và trong ngôn ngữ Việt, "giáo sư" là dịch chữ “professeur" của Pháp, tức là giáo sư trung học cũng sẽ là "professeur," ngôn từ đó là .. giống đực, cho dù professeur là...một phụ nữ.

Vậy thì GS ở VN, chúng ta có thể đường đường dịch là professor, không cần hiểu theo nghĩa quy chế đại học tự trị của Mỹ. Chữ professor ấy không cần viết hoa, hay nếu viết hoa khi đứng trước tên cuả một vị đã từng đứng trên bục gỗ dạy trung học ở VNCH theo nền tảng từ chương cuả Pháp dịch từ chữ professeur, đều có thể chấp nhận được trong ngôn ngữ trước 1975, túc là ngôn ngữ Việt cuả tôi bây giờ.

Ở VN XHCN bây giờ, theo tôi hiểu: chia ra "giáo viên" khác với giáo sư....

Tôi không thích thú chút nào cả khi phải giải thích, nhưng ngôn ngử phải có hệ thống, tức là ý nghiã được cơ chế xã hội công nhận...tránh tình trạng lạm dụng hay gây hiểu lầm về cơ chế xã hội ấy.

Cái áo không làm nên thầy tu, nhưng không nên...mặc áo ngủ ra ngoài đường để đọc...diễn văn cho quần chúng....

Voila. DNN

No comments:

Post a Comment