DNN in Paris with French actress and journalist Claude Sarraute, Ile de la Cite Fall 2010 |
NOTE: DNN (NN) có mặt tai Paris cuối thu 2010 để dự hội nghị quốc tế do LS Đòan Hoa Kỳ ̣(American Bar Association) tổ chức. Bà đã gặp gỡ Ông Luu Van Dan, cuu hoc sinh Lycee Yersin Da Lat, truoc kia la nhan vien lien lac bao chi/dich thuat cho Phủ Tổng Thống VNCH, và là cộng tác vien cua nhat bao Ngay Nay, Houston, do các ông Nguyen Ngoc Linh va Truong Trong Trac chủ trương (hai ông thuộc giới bao chí cua VNCH truoc 1975). Cuoc phong van dưới đây nói về van hóa Phap, và so sánh tổng quát sự khac biet giua giáo dục Phap va giáo dục My. Đồng thời cuoc phỏng vấn có nhắc đến việc phát triển cộng đồng cho nguoi gốc Việt, nhất là về v/d bầu cử người goc Viet vao cơ chế công quyền của dòng chính tại các địa phương Mỹ. Ngoài gia tri giáo dục tổng quát của cuộc phỏng vấn, vi năm 2018 sẽ có cuoc bầu cử địa phuong ở Houston, bai phong van này vẫn có thời gian tính, lúc này. Xin đăng lại ở đây cho người đọc tiếng Việt.
PHỎNG VẤN NHÀ VĂN DƯƠNG NHƯ NGUY ỆN
(CỰU THẨM PHÁN THÀNH PHỐ
HOUSTON) TẠI PARIS
* LƯU VĂN DÂN thực hiện tại Paris, mùa thu 2010
Lời Giới Thiệu [cua Nhat Bao Ngay Nay]: Ba cuốn tiểu thuyết về đề tài người Việt tỵ nạn
tại Mỹ từ 1975 của Dương
Như Nguy ện sẽ được Amazon Encore xuất bản vào mùa Xuân 2011.
Đây là lần đầu tiên cả 3 tác phẩm của cùng một tác giả gốc Việt được một nhà xuất
bản Hoa K ỳ cho ra
đời cùng một lúc. Amazon sẽ phân phối 3 cuốn tiểu thuyết này ở thị trườngBắc Mỹ
và Âu Châu.
Cuộc đàm thoại giữa Lưu Văn Dân và Dương Như Nguy ện được
chia làm 2 phần: Phần thứ nhất nói về nước Pháp trong trào lưu toàn cầu hóa, tự
do bình phẩm, phát triển cộng đồng, giáo dục và văn hóa đối chiếu: Mỹ, Pháp, Việt.
Phần thứ hai sẽ nói về vấn đề xuất bản sách trong dòng chính để giúp đỡ các nhà
văn gốc Việt muốn góp mặt vào dòng chính.
HINH
1: Ông Bà Lưu Văn Dân cùng Dương Như Nguy ện tại Ile St. Louis , Paris ,
tháng 11, 2010.
HINH
2: Dương Như Nguy ện và Bà
Claude Sarraute tại tư gia nhà văn hóa Pháp gốc Nga, tại trung tâm thành phố Paris .
[hi`nh đăng ở Ngày Nay, Houston, cuối năm 2010]
PHẦN MỘTCUẢ CUỘC PHỎNG VẤN:
LVD:
Chị xuất thân từ trường trung học Trưng Vương Sàigòn trước năm
1975, được Việt Nam Cộng Hòa trao giải văn chương toàn quốc Lễ Hai Bà Trưng, và
chị đã tạo dựng một nhân vật tiểu thuyết tiêu biểu cho cái chết của lãng mạn
tính trong văn hóa Pháp ở Đông Dương. Vậy chị có liên hệ đặc biệt gì với văn
hóa Pháp?
DNN:
Ai đi vào văn chương nghệ thuật (chữ nghĩa, âm nhạc, và hội họa) mà không công
nhận chỗ đứng của văn hóa thời đại Phục Hưng (Renaissance) ở Âu châu trên
toàn thế giới? Văn hóa Pháp là một phần dồi dào của văn hóa Phục Hưng (không
dính líu gì đến chủ nghĩa thực dân của Pháp ở Đông Dương). Cũng chính văn hóa
và giáo dục Pháp đã đào tạo ra nhiều nhà tư tưởng thế giới, cũng như một số nhà
ái quốc Việt Nam .
LVD:
Chị đến Paris
mùa thu này [2010] vì lý do gì?
DNN: Ba lý do: nghề nghiệp luật,
vấn đề viết văn khảo cứu, và ý thích cá nhân: Tôi đến Paris để có dịp trò chuyện
với nhà văn hóa Claude Sarraute, ái nữ của nhà văn quá cố Nathalie Sarraute, một
trong những nhà viết tiểu thuyết Pháp lớn nhất của thế kỷ (trước khi viết văn là luật sư thời thế chiến
thứ hai). Bà
Claude Sarraute là góa phụ của triết gia Jean-François Revel. Đồng thời tôi muốn
gặp lại nhà văn-nhà báo Olivier Todd, người đã viết tiểu sử Albert Camus, và cuốn
"Cruel Avril" về sự sụp đổ của miền Nam. Ông đã bỏ chút thì giờ đọc
cuốn tiểu thuyết ngắn novella của tôi "Postcards from Nam", và Ông đã tỏ ra xúc
động về hoàn cảnh thuyền nhân được mô tả trong truyện. Trước đây tôi đã có dịp
phỏng vấn ông Todd theo lời yêu cầu của một số người Việt đồng hương.
Năm ngoái tôi dự định giảng dạy ở một trường
thương mại tư của Pháp để có phương tiện làm "fellowship" về giáo dục.
Tôi đã hoãn chuyến đi để năm nay dự đại hội luật sư đoàn Hoa K ỳ tổ chức tại khách sạn
Westin Paris tháng 11 vừa qua. Đây là cơ quan trao chứng chỉ cho các đại học luật
ở Hoa K ỳ.
LVD: Xin chị nói thêm về hội nghị này.
DNN : Đây là cuộc họp mặt của luật sư Mỹ và
luật sư chuyên về luật quốc tế trên toàn thế giới. Bà Bộ trưởng Kinh tế và Tài
chánh của Pháp, Christine Lagarde, cựu giám đốc văn phòng luật quốc tế Baker
& McKenzie, nơi tôi đã từng làm việc, là diễn giả danh dự của đại hội. Bà
nói về việc khối các quốc gia G-20 khắc phục cuộc khủng hoảng tài chánh hiện
nay, mà bà sẽ chủ tọa, nhân danh nước Pháp. Giải nghĩa thêm về khối G-20 là đề
tài cho ngày khác.
LVD: Chị đến
Pháp đã bao nhiêu lần? Xin chị vài nhận xét đối chiếu với Mỹ hoặc Việt Nam qua
con mắt của một giáo sư dạy luật thương mại và luật quốc tế.
DNN: Tôi đến nước Pháp lần đầu tiên vào thập niên
80. Sau đó tôi ghé Pháp nhiều lần trong thập niên 90. Với đồng Euro đắt đỏ, mức
sống ở Pháp và Paris khó khăn hơn ở Mỹ rất nhiều. Một thước vuông ở trung tâm
Paris, trung bình vượt lên trên 7,000 Euros. Nước Pháp là một nước lâu đời, các
vùng ngoại ô thì đa số vẫn còn kiến trúc thời đại 60,70, chen lấn với ảnh hưởng
kiến trúc Địa Trung H ải
hay thế kỷ 19. Trong địa hạt chấn chỉnh đô thị và phát triển ngoại ô, thì nước
Mỹ vẫn ở hàng đầu, nói về bề mặt hào nhoáng và tiện nghị vật chất. Ở địa hạt
này, các khu vực dân cư của Pháp giống Việt Nam nhiều hơn là giống Mỹ.
Tuy nhiên trong chuyến đi này, tôi thấy có một điểm rõ ràng là nước Pháp khác hẳn Việt Nam. Tôi đến Paris vào đúng thời điểm nước Pháp đang bị tê liệt vì biểu tình liên miên về vấn đề hưu bổng, làm chính phủ điên đầu. Điều này không thể có ở
LVD: Qua nhiều chuyến đi, chị thấy nước Pháp đã
thay đổi ra sao?
DNN: Trong
thập niên 80, cái đẹp của văn hóa Phục Hưng thấy rất rõ qua thành phố Paris,
kinh đô ánh sáng. Từ thập niên 90 tới ngày
hôm nay, ảnh hưởng và sự bành trướng văn hóa Mỹ thấy rõ hơn trong giới trẻ. Thí
dụ, McDonald’s và hiện tượng “fast food” của Mỹ đã thành công ở Pháp. Một thí dụ
nữa là bà Bộ trưởng Kinh tế Tài chánh Pháp Lagarde được đào tạo bên Mỹ nên thấm
nhuần văn hóa công ty, hợp thương của Mỹ.
Thêm vào đó, mức di dân, nhất là từ các quốc gia
LVD :
Chuyến viếng thăm nước Pháp lần này, có điểm nào đáng nhớ nhất đối với chị?
DNN : Điều
đáng ghi nhận nhất, đến hôm nay, vẫn là những tiếp xúc và hoạt động của tôi
trong hai thế giới Đông Tây hoàn toàn khác biệt. Trong hội luật sư Mỹ (American
Bar Association, ABA) tôi cố tìm mà không thấy một đồng hương Việt Nam nào, dù
rằng luật sư Việt Nam hành nghề ở Mỹ khá nhiều, thành ra tôi vẫn là người Việt
Nam duy nhất. Tôi «trốn» ra khỏi đại hội này để tiếp xúc với đồng hương Việt
Nam, trong số có vài anh chị cựu học sinh trường Yersin, Marie Curie, những trường
trung học Pháp có tiếng ở miền Nam, trước 1975. Một số người Việt thiển cận và
cực đoan hay lên án học sinh trường Pháp là "lai căng." Trái lại, tôi
thấy các anh chị tôi đã gặp rất ư là thuần túy... Việt Nam trong ý
nghĩa đẹp nhất! Chúng tôi đi ăn nhậu ở quận 13, còn đồng nghiệp Tây Phương của
tôi thì đi ăn chơi ở ...Place Vendôme! Lập lại câu nói bất hủ của Rudyard
Kipling, Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây, hai thế giới này không bao giờ gặp
nhau....(cười).
Tóm lại, cộng đồng người Việt ở
Paris có thể đã
thu nhỏ, trong khi đó ở Mỹ càng phát triển. Nhưng thế nào là phát triển cộng đồng?
Tôi cho rằng "mình phải kiểm mình." Ca tụng quá đáng hay chửi rủa lẫn
nhau đều là tệ trạng của gần bốn thập niên lập nghiệp.
LVD: “Mình tự kiểm mình.” Nói đến văn hóa Pháp, chị
vừa nhắc đến lời người Việt chỉ trích người Việt là "lai căng." Chị
nghĩ sao về việc này?
DNN: Thí dụ: Tôi đã nhìn thấy một cựu học sinh
Yersin ngâm bài thơ Hồ Trường xuất thần. Khi ngâm, anh ấy đã chạnh lòng chảy nước
mắt. Một cựu học sinh Yersin khác thuộc sử Tàu, sử Việt, và thơ tiền chiến nằm
lòng, chính ông lại bị một vài phần tử đồng hương đồn đãi: "Tây con nói tiếng
Việt lắp bắp." Nhiều cựu học sinh của ngôi trường nội trú Đà Lạt sương mờ
này đã hy sinh tính mạng cho dân tộc. Nhũng người thích mạ lỵ ngụy biện sẽ vơ
đũa cả nắm chỉ trích họ "lai căng," vì họ học trường Pháp, ở xứ
"Nam Kỳ Thuộc Địa," hồi nhỏ gọi mẫu thân là "maman,"
"măng," hoặc "me" (mère) như bao nhiêu gia đình Nam Việt
Nam trung lưu khác.
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc có viết blog trên đài VOA, tôi xin tạm tóm tắt lời ông như sau: chửi mắng một người Việt
Theo tôi, tự mãn về chuyên môn Pháp hay bài bác văn hóa Pháp đều là mặc cảm tự tôn, tự ti, của kẻ bị đô hộ. Từ đó một số người Việt sinh ra chỉ trích đả phá nhau qua chiêu bài: "bồi Tây, cầu Pháp," cứ dính đến Pháp là "vọng ngoại lai căng," cũng như cứ dính đến Mỹ là "xâm lăng, tài phiệt, là nguỵ." Chẳng qua là tệ nạn "ethnocentric" (mặc cảm dân tộc độc tôn) và một hình thức chiêu bài để đả phá và gây chia rẽ.
"Văn hóa Pháp" chỉ là cái cớ, bị đem ra dùng cho nhu cầu cá nhân, bởi những kẻ không hiểu thế nào là tinh thần văn hóa Pháp hay văn hóa Việt, xấu cũng như tốt.
LVD: Ngoài việc dự đại hội luật sự đoàn Hoa K ỳ, chị có dự án nào khác liên
quan đến nước Pháp trong chuyến đi này?
DNN : Tôi dự định khảo cứu và đối chiếu vài nét đặc thù về hệ thống giáo dục tư nhân ở Mỹ và ở Pháp (tôi dạy ở
LVD: Xin chị cho vài thí dụ đối chiếu. Đặc biệt là
cảm nhận của chị về giáo dục nước Pháp trong ngành nhân văn xã hội, là địa hạt
của chị.
DNN: Tôi xin nhận định tổng quát, đặc biệt trên
tiêu chuẩn hàn lâm. Ở Pháp, hệ thống giáo dục các trường lớn, gọi là
"Grandes Ecoles" cho thành phần ưu tú, là thể chế công lập, dựa trên
thi tuyển (concours). (Trai lai, ở Mỹ, đơn xin học đai học thường dựa
trên học bạ (GPA) và điểm khảo sát tiềm năng ̣(SAT, GRE); điểm thấp
thì vào các trường hạng ba hoặc hạng tư, tức là các trường không được xếp hạng cao ở Mỹ.
Bên cạnh hệ thống
"Grandes Ecoles" thì Pháp có hệ thống "đại học"
(universite) công lập, học phí tượng trưng, không cần thi tuyển.
Theo
tôi thì hiện giờ, về ngành thương mại, nước Pháp đang có khuynh hướng bắt đầu gia
tăng hệ thống trường tư để đáp ứng nhu cầu thương mại toàn cầu.
Ở
Mỹ thì khác hẳn. Đại học thường được phân loại thành 4 hạng. Giáo dục bậc nhất (first-tiered)
thường là các trường tư, học phí đắt như Harvard, Stanford, vân vân.. Thap hon
thi co hang nhi, hang ba, va thap nhat la hang bon, theo thu tự chia cấp và đánh giá cua
U.S. News and World Report. Các trường đại
học tư bậc nhì hay ba (2nd or 3rd-tiered), thì hay có vấn đề quản trị: học phí
cao, sinh viên xem giáo dục như món hàng thương mại, tự trị đại học không sáng
tỏ hoàn toàn (người Mỹ gọi là "lacking transparency"). Còn các trường
công hoac tư thuộc loại dưới hơn (3rd or 4th-tiered) ở Mỹ thì có chỗ đứng thấp
trong hàn lâm.
Thí
dụ về ngành luật, ở Houston ,
có một trường luật xếp hạng thứ 4. Con em xuất sắc của Việt Nam chúng ta thuộc
thế hệ thứ hai không muốn học, trừ phi các em nào không có sự lựa chọn, hoặc
sau này tính ra làm việc dựa hoàn toàn vào cộng đồng Việt Nam thế hệ thứ nhất,
để tránh ganh đua với dòng chính trong các môi trường lớn hơn như tòa án liên
bang, tối cao pháp viện, các cơ quan giám sát liên bang, các hãng luật chuyên
môn o Hoa Th ịnh Đốn,
Nữu Ước, hoac cac thanh pho lon, vân vân..
Trong quá khứ, mot
người Việt Nam đã thắng cử vào hội đồng tỉnh ở Houston, đã theo học ở
trường luật hạng tư này. Điều này không ngăn cản ông ta đắc cử, cho thấy tầm
quan trọng của vấn đề tiêu chuẩn mà cử tri Việt Nam đã dùng khi đi bầu. Nói chung, đồng bào Việt
Nam
cần tin tức chính xác để đánh giá các ứng cử viên.
Theo tôi, người dân cử tốt không cần thiết phải là người khoa bảng hay thành công nghề nghiệp xuất sắc. Điểm then chốt là liêm chính, ngay thẳng, đặt quyền lợi công của cử tri lên trên tư lợi của riêng mình. Nếu người đó bóp méo sự thật hay bưng bít, thổi phồng khả năng nghề nghiệp và học trình của mình để tranh cử, thì đó mới là vấn đề nguy hại, vì dã tâm lừa gạt cử tri.
Theo tôi, người dân cử tốt không cần thiết phải là người khoa bảng hay thành công nghề nghiệp xuất sắc. Điểm then chốt là liêm chính, ngay thẳng, đặt quyền lợi công của cử tri lên trên tư lợi của riêng mình. Nếu người đó bóp méo sự thật hay bưng bít, thổi phồng khả năng nghề nghiệp và học trình của mình để tranh cử, thì đó mới là vấn đề nguy hại, vì dã tâm lừa gạt cử tri.
Do
đó, vai trò của báo chí đứng đắn, lâu năm như Ngày Nay vô cùng quan trọng,
trong việc đem tin và dữ kiện chính xác, công bằng, cũng như đủ mọi quan niệm đến
cho độc giả Việt Nam. Mặt báo và danh nghĩa cầm bút không phải là chửi bới, hạ
nhục, khích động, trưng bầy hình ảnh ngôn ngữ cá nhân để thỏa mãn tự ái, mà báo
chi và hệ thống truyền thông cho giai đoạn bầu cử phải là cộng tác viên cho công tác giáo dục trường kỳ bằng cách tôn trọng sự
thật.
LVD: Theo chị thì đâu là điểm hay nhất của
giáo dục Pháp?
DNN: Theo một số tiêu chuẩn xếp hạng của các cơ
quan nghiên cứu gần đây, thì giáo dục của Pháp chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên,
theo tôi thì điểm son của nền giáo dục Pháp là hệ thống tuyển lựa dựa trên tài
năng và cố gắng cá nhân. (không tùy thuộc vào khả năng tài chánh của gia đình).
Thêm vào đó, Pháp có một hệ thống Trung học chú trọng kiến thức tổng quát; vì
thế theo tôi những người xuất thân từ hệ thống Pháp có sự uyển chuyển tri thức
về nhân văn. Ngược lại, ở Mỹ, trung học công lập thường bị sa sút về kiến thức
tổng quát, mặc dù sự giầu mạnh của nước Mỹ đã giúp họ đào tạo căn bản kỹ thuật
và chuyên môn rất giỏi, nhất là ở trình độ "hậu đại học" ở các trường
bậc nhất (first-tier).
Ngoài
ra tôi đặc biệt chú ý đến một định chế thật độc đáo của nước Pháp: Le Collège
de France. Ở đó, những giáo sư và chuyên viên bậc nhất thế giới đón nhận học
viên dự thính không điều kiện, dạy không cần lấy học phí, không ban phát bằng cấp,
để quảng đại quần chúng được thu nhập kiến thức ở mức cao nhất, không cần thi cử,
tuyển lựa gì cả. Ở địa hạt này, nước Pháp đã giữ chỗ đứng mà tôi cho là
"vương giả" trong địa hạt tri thức, trí tuệ, và giáo dục của nhân loại.
Ở
Mỹ có hệ thống "free university” cho quần chúng nhưng đó chỉ là kiến thức
căn bản phổ thông, hoc cho vui, hay de hướng nghiệp mà thôi, tùy vào địa phương,
và có lấy tiền học phí, các lớp ngắn hạn. Hai hệ thống khác hẳn nhau về phẩm lượng.
Tôi
thán phục nước Pháp ở hệ thống Collège de France, độc nhất vô nhị trên thế giới,
và tôi buồn cho nước Mỹ và giới hàn lâm
M ỹ, là nơi đã đào tạo ra tôi, chưa hề có một hệ thống tương tự
nhu Collège de France de phục vụ cho di sản trí tuệ con người, bất vụ lợi, phi
thương mại. Ở Mỹ, giáo dục ở mức thứ hai (second tier) trở xuống vẫn có thể chỉ
là "món hàng" (tôi tạm dịch chữ commodity) mua bán bằng cách trả tiền
đi học mãi. Trễ nãi bao nhiêu cũng sẽ có bằng!
LVD: Trong thời buổi kỹ thuật và kinh tế hiện đại,
văn chương văn hóa Pháp có còn giữ chỗ đứng quan trọng ngoài nước Pháp và các
nước thuộc địa cũ không?
DNN: Theo tôi thì địa vị đế quốc Pháp trên thế giới
bắt đầu thoái hóa từ 1914, nhất là sau thế chiến thứ nhất, Tuy nhiên giá trị của văn
hóa Pháp nằm ở chỗ khác. Văn hóa Phục Hưng Âu Châu (Renaissance) là một điểm
sáng của nhân loại, trong đó sự đóng góp của Pháp đã chiếm một phần không nhỏ.
Cái đẹp của Paris không phải ở chỗ một số người Việt hay thuộc địa chiêm ngưỡng
mẫu quốc, mà là ở dấu tích lịch sử và truyền thống kho tàng van chuong, van
hoa, va nghệ thuật của Pháp trong lòng Châu Âu và trên toàn thế giới.
LVD: Theo chị thì những nhà khảo cứu bậc
nhất về văn hóa, văn chương Pháp thường nằm ở hệ thống giáo dục nào?
DNN:
Theo tôi, những nhà khảo cứu thực sự về văn hóa, văn chương và nghệ thuật Pháp
đa số là những học giả xuất thân từ hệ thống tuyển chọn thành phần ưu tú của
giáo dục Pháp như tôi đã mô tả. Đây mới thực sự là "khu vực khảo cứu"
đáng tin cậy về văn chương/văn hóa Pháp.
LVD:
Người Việt Nam mình được hấp thụ giáo dục thuộc địa hoặc giáo dục ở Mỹ
có thể cũng là "khu vực khảo cứu" nhân văn ấy không, trong địa hạt
bình phẩm văn chương/văn hóa, nhất là văn hóa Pháp?
DNN:
Điều này tùy thuộc vào trường hợp cá nhân xuất sắc nếu họ cầu tiến và tự học,
nhưng không thể là một dữ kiện chung.
Giáo
dục của Pháp đã đào tạo một số người thuộc "thế hệ thứ nhất" của Việt
Nam. Tuy nhiên nói rằng tất cả tập thể này thấm nhuần tinh túy giáo dục về văn
hóa và văn chương Pháp thì không đúng. Thành phần xuất sắc của Việt Nam thường
được đào tạo bởi "grandes écoles" của nước Pháp trong các ngành khoa
học kỹ thuật, tuy nhiên hiếm người theo nhân văn Phá,p qua hệ thống thi tuyển
cho thành phần ưu tú (thi du, qua bằng thạc sĩ de giang day o Phap) và, them mot thi du khac, qua hai "trường
lớn" (Grandes Ecoles) về nhân văn: Đại học Sư phạm, phân khoa nhân văn
(nơi mà hai ông Trần Đức Thảo và Phạm Duy Khiêm đã theo học) và Ecole des
Chartes (nơi ông Ngô Đình
Nhu đã theo học).
Theo
tôi, giáo dục về văn chương và văn hóa Pháp ở Mỹ tương đối khá sơ đẳng. Tôi đã
nhận thấy điều này từ khi còn học cử nhân ở Mỹ (1975-78), lấy chuyên môn phụ
(minor) là văn hóa Pháp.
Thế hệ thứ nhất của Việt Nam khi sang Mỹ theo học văn chương Pháp có thể khá dễ dàng vì đã có vốn tiếng Pháp, lại được các đại học công lập Mỹ nâng đỡ người đứng tuổi.
Thế hệ thứ nhất của Việt Nam khi sang Mỹ theo học văn chương Pháp có thể khá dễ dàng vì đã có vốn tiếng Pháp, lại được các đại học công lập Mỹ nâng đỡ người đứng tuổi.
Lấy một thí dụ khác, cá nhân tôi đã đi duyệt một
số bản dịch thơ Baudelaire do các học giả Mỹ dịch ra tiếng Anh, tất cả đều chỉ
là phỏng tác theo cái nhìn chủ quan của học giả Mỹ, không có bản nào hoàn toàn
xúc tích hoặc sát nghĩa.
Vì
thế không thể cho rằng chuyên môn văn chương, văn hóa Pháp nằm o mot so người
Việt Nam mình theo giáo dục thuộc địa, hay sau 1975 quý vị gốc Việt đã biết tiếng Pháp đi học thêm chuyên môn nhân
văn ở bên Mỹ. Đây có thể là câu tự mãn nông cạn để làm lạc hướng công chúng, của
một số người thích thổi phồng hay trưng bầy bằng cấp mà thôi. Phải nhìn vào sản phẩm của họ: họ có
thẩm định nội dung, đối chiếu sâu sắc hay không, hay chỉ nêu những chi tiết lặt
vặt và cãi cọ lung tung để khoe khoang, khích bác lẫn nhau, mà theo tôi chỉ là một hình thức phá rối gây chia rẽ hay mạ lỵ?
Nếu
đi vào khảo cứu, nhất là về phẩm định văn chương văn hóa, thì căn bản trí thức
được đào tạo thực sự vô cùng quan trọng, vì tiếng nói của các vị này đặt khuôn
thước cho hàn lâm và cho người đọc. Các quý vị này có đi dạy văn chương, văn hóa Pháp toàn thời
gian không, dạy ai, hay chỉ là phụ giảng hay dạy buổi tối để bổ túc cho thời
khóa biểu cua trường, khi còn theo học lam “graduate assistants”?
Ở Mỹ, quy chế ban giảng huấn đại học rất phức tạp. Giảng viên (lecturer instructor) thường thường không thuộc vào ban giảng huấn thật sự có quyền bầu cử quy chế đại học tự trị (faculty) có thể cấp bằng bốn năm trở lên, kể cả bằng tiến sĩ.
Ở Mỹ, quy chế ban giảng huấn đại học rất phức tạp. Giảng viên (lecturer instructor) thường thường không thuộc vào ban giảng huấn thật sự có quyền bầu cử quy chế đại học tự trị (faculty) có thể cấp bằng bốn năm trở lên, kể cả bằng tiến sĩ.
Độc
giả cần phải am hiểu hệ thống giáo dục và giá trị hàn lâm trước đã, và sau đó
phải phẩm định từng cá nhân học giả theo những gì họ đã viết và làm, chứ không nên dựa
vào "bằng cấp" trưng bầy một cách mơ hồ. Nói tóm lại, nên nhìn vào sả̀n phẩm cuả con người, hơn là nhìn vào sự liệt kê bằng cấp, và phải đặt câu hỏi về tính khả thi cuả bằng cấp trưng bày, có tin được hay kh̀ông.
Ngày hôm nay, thì đáng buồn thay, những thành phần ưu tú nhất về văn chương văn hoá Pháp thuộc về giạ́o dục thuộc địa hay cuả thế kỷ hai mươi kề như không còn nữa. Còn các em trẻ tuổi sau này theo học vân chương văn hoá Francophone ở cả hai bên cuả quả địa cầu thì tôi chưa được tiếp xúc.
DNN
Ngày hôm nay, thì đáng buồn thay, những thành phần ưu tú nhất về văn chương văn hoá Pháp thuộc về giạ́o dục thuộc địa hay cuả thế kỷ hai mươi kề như không còn nữa. Còn các em trẻ tuổi sau này theo học vân chương văn hoá Francophone ở cả hai bên cuả quả địa cầu thì tôi chưa được tiếp xúc.
DNN
No comments:
Post a Comment