Saturday, October 28, 2017

FOR VIET READERS: VIET POETRY: VỀ...CÙNG VỚI DÒNG THƠ TÔ THÙY YÊN


VỀ...CÙNG VỚI DÒNG THƠ TÔ THÙY YÊN

Dương Như Nguyện
Copyright 2013


Lời chú thích: Tôi cho rằng bài thơ TA VỀ của Tô Thùy Yên giống như một bài trường ca không phân đọan và là một trong những bài thơ ngậm ngùi nhất của thi ca VN hậu bán thế kỷ 20, giai đọan sầu khổ của lịch sử VN cận đại và hiện đại. Tô Thùy Yên làm thơ với tư tưởng của một người trí thức mang số kiếp của tù nhân và nạn nhân, sau một cuộc đổi đời, trong gông cùm lịch sử và xiềng xích của chính thân phận con người.

Để tặng chính mình - cho ngày sinh nhật, tôi làm bài thơ dưới đây, khởi đầu bằng ý thơ của TA VỀ, người về với sợi tơ trời … mười năm…, rồi đem vào vài câu của ông (trong ngoặc kép, chữ nghiêng italics) cũng như vài hình ảnh trong thơ ông, để diễn tả một số hình ảnh, tình cảm và âm điệu khác đến từ tâm khảm của riêng tôi. Nói là "họa" thì không hẳn đúng. Nói là "khai triển,” "chuyển tiếp” hay thay đổi cùng điệu (giống như nhạc sĩ đổi cung đàn (modulation) thì đúng hơn. Tôi xin cám ơn thi sĩ Tô Thùy Yên và xin lỗi đã không nói trước với ông, vì làm thơ hòan tòan tùy thuộc vào cảm hứng. Chắc ông, trong tâm trạng của người trí thức ngậm ngùi, sẽ không trách mà cũng không hòan tòan thất vọng … Mà trái lại, mong ông sẽ vui trong sự thông cảm của nguồn sáng tạo...

VỀ cuả DNN

PRELUDE:


“Hỡi ơi, dâu bể mòn thương nhớ
Gỗ đá còn trơ gỗ đá thôi”
(Cảm thông- Vũ Hoàng Chương)


"Xót xa một buổi soi gương cũ
Đã lệch bao nhiêu mặt chữ điền…”
(Sao chẳng về đây - Nguyễn Bính)


“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương…”
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)


Người về tim đã mồ côi
Người về với sợi tơ trời ... mười năm
(Dương Như Nguyện) 



I.
Ta về mang sợi tơ trời nặng
Tan tác trong lòng trang sử xanh
Ai tiễn, ai đưa, ai nín lặng
Vàng đá, rồi thôi, cũng độc hành

Ta về sương biến thành con suối
Trên: vẫn là mưa, dưới: nước nguồn
Mưa ở Tây ngàn mưa đổ xuống
Chảy vào Đông, biển, thủy triều tuôn

Ta về biển động thành mây trắng
Tảng đá quê nhà ai dám lăn?
Sườn núi ngây ngô còn thét gọi
Đáy vực vùi chôn nỗi nhọc nhằn

Lời thề truyền kiếp vai còn gánh
Tiếng vọng lưu đày buộc lấy chân
Lửa nóng chưa thiêu hồn buốt lạnh
Mười năm cho quỷ biến thành nhân

“Ta về như tứ thơ tiêu tán”
Rơi rớt qua vùng dốc lãng quên
Nhà cũ, tang thương: tường, vách, mái
Nhện khóc, trùn than, mối gập ghềnh

“Ta về khai giải bùa thiêng, yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!”

Ôn lại, mười năm bao ác mộng
Một lần nhắc nhớ, để rồi thôi!

II.
Chiều nay ta sẽ đi quanh quẩn
Thăm hỏi bùn, tro, mỗi góc nhà
Hoa bưởi bên thềm không nở nữa
Mười năm rêu mọc lót đời ta

Mười năm thành chiếc bóng già nua
Bóng đuổi theo ai, bóng nhạt nhòa
Mười năm tiếc mãi mùi hương cũ
Của bóng, hay là của chính ta?

Ta về, tang chứng thời phung phí
Khánh kiệt vì mang cuộc bể dâu
Mười năm, vẫn tưởng là con trẻ
Bác mẹ? Đèn khuya sắp cạn dầu

Ta gẫm lại đời: bao chiến bại?
Mơ cả trăm điều, một chẳng nên
Ngoài kia lá rụng, và sao rụng
Tóc rụng theo cơn mộng hão huyền

Ta về theo đám mây nhà Lý
Tìm Đại La Thành, tiếng nỉ non
Sử khóc người nên người khóc sử
Bút gãy, hay ai để bút mòn?

Ta về đơn chiếc như hờn tủi
Lục lọi không gian chẳng thấy mình
Phủi bụi mà thương hồn sách vở
Những hài, những cốt của vô danh

III.
Ta về mơ lấy nụ tầm xuân
Người cũ trùng khơi lãng đãng gần
Thương nữ đã theo chồng xứ lạ
Mười năm vướng vấn nợ tình quân

Ta về rọc hết con đường mía
Mong ngọt môi răng trót đắng rồi
Chua, chát, cay, nồng trong huyết quản
Làm sao cho hết, cội nguồn ơi!

Người về như thể nuôi thương nhớ
Người để tim người xuống biển Đông
Máu? Muối? Tanh tanh, con nước chảy
Lệ mặn, vì đâu? Nhỏ một dòng…

Dương Như Nguyện 
C 2013

__________________________

sau đây là TA VỀ cuả Tô Thùy Yên

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?

Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta

Tô Thùy Yên

Source: Đặc Trưng


Saturday, October 14, 2017

FOR VIETNAMESE READERS: Thế giới hội họa có là nơi tôn vinh người nữ trong tác phẩm cuả Georgia O'Keefe: DRAWING FLOWERS OR WOMANHOOD? THE ART OF GEORGIA O'KEEFE

L'ART POUR L'ART -- INTELLECT FOR THE SAKE OF INTELLECT
ART FOR SOCIETY:  TO WHAT END DOES ART SERVE? 

Nhân có v/đ nhận xét thế nào là mỹ thuật và bản ngã phụ nữ, the sacred vs. the profane; art vs. obscenity, tôi xin trưng bày một số hoạ phẩm cuả George OKeefe -- NỮ HỌA SĨ VẼ HOA 
đầu thế kỷ 20. 

Một số tác phẩm cuả OKeefe dưới đây có tính cách khơi dậy sự bàn cãi về v/đ nữ quyền qua thế giới sáng tạo cuả hội họa








TÁC PHẨM VẼ KHOẢ THÂN CUẢ GEORGIA O'KEEFE:



 tác phẩm dưới đây không rõ là cuả OKeefe hay là cuả ai đó dùng để tôn dương bà:

KHÔNG AI CHỐI CÃI ĐƯỢC NHỮNG TÁC PHẨM Ở ĐÂY LÀ SẢN PHẨM MỸ THUẬT



CHÂN DUNG NỮ HỌA SĨ HOA KỲ GEORGIA OKEEFE -- NHỮNG ĐƯỜNG NÉT VÔ GIỚI TÍNH -- VÀ CÁC NGÓN TAY CUẢ BÀ

Portrait of the androgynous OKeefe and her fingers
trên đây là bản vẽ tốc họa L'Art Brut cuả tôi để tưởng nhớ thế giới sáng tạo cuả George OKeefe
MY SALUTE TO O'KEEFE




Friday, October 13, 2017

a tribute to my FB friends ̣you know who you are: MY MOON: BROKEN YET INTACT --NÉT VỠ CUẢ MẶT TRĂNG: TRIBUTE TO THOSE FEW FB FRIENDS WHO HAVE CONVERSED WITH AND SUPPORTED ME

SEE MY NEW QUICKIE ART AND CLICK LINK HERE, THEN RETURN TO MY ARTWORK TO READ MY WORDS:  QUÝ VỊ CLICK NHẠC RỒI COI TRANH NHÉ, PHẢI CÓ NHẠC THÌ TRANH MỚI HẤP DẪN:   http://cothommagazine.com/nhac/BuonCMajor-NMTri.mp3




15 MINUTE CREATION ENAMELS AND ACRYLICS
UND C Oct 2017
appraisal beginning at $100 plus mat & frame

MẶT TRĂNG CUẢ TÔI TRONG TIẾNG NHẠC "buồn C major" CUẢ NGÔ MINH TRÍ

̣music POSTED HERE FROM CỎ THƠM UNDER THE "FAIR USE EXCEPTION" TO COPYRIGHT LAW

Khi đối diện: the sacred versus the profane, art versus obscenity, harm versus innocence, past versus presence, etc.

Khi thế giới đảo điên, nhân tâm đảo lộn, thực hư lẫn lộn, nhịp sống tan tành, nhân sinh quằn quại, dơ sạch trộn lẫn, nghệ sĩ và v/đ khôi phục lại lòng tin, nhận thức giữa bản năng, bản ngã, và tri thức, bên phải trái của rặng Pyrenees, tất cả trở thành một thử thách từng giây cuả hiện hữu:  mặt trăng trong đêm tối cuả nghệ sĩ đã bị phá vỡ, mà thật ra vẫn còn nguyên, long lanh dưới đáy nước để chờ đợi phục sinh và pḥuc hưng...

Tôi xin cám ơn một số ít bạn đồng hương FB đã không ngầ̉n ngại đồng hành với tôi trong tư tưởng và trong sáng tạo, nhạc, họa, thơ, văn, xã hội và nhân sinh, cùng nhìn America, cố hương đằng sau lưng cuả quá khứ, cũng như thực trạng ngày hôm nay...
Và tôi cũng xin tha thứ nệ́u có gì đường đột vô tình...

MY MOON...


Thursday, October 12, 2017

stereotype met with stereotype: An example from a musical

here is how much some of the younger vietnamese hated McKintosh's Miss Saigon. Yet I sang one (or two) of the featured tunes from it (Yvette and Kim). It is a nice, haunting tune. All this anger about a broadway musical is like stereotype met with stereotype. If Ms. Saigon is stereotype, then the reasons for disliking it so intensely are also based on stereotypes. Miss Saigon is West End/Broadway remake of Puccini's Madam Butterfly. the casting of both was always controversial. All this intense dislike of Miss Saigon and Madam Butterfly seems to be the making of something so gravely socio-political out of sheer beautiful music and spectacular stage setting, as though the tragic love story between an Asian woman and an American soldier were the humiliation of national identity on an international scope!
The truth is: the remake of Madam Butterfly in modern music was inspired by the sight of a real vietnamese woman putting her real AmeriAsian baby on the real baby-lift airplane to America: a true story!
So the story of Vietnam for the past century to date has all been about fighters and no victims? that's the reality? Give me a break!
Diep Tran reflects on how the musical “Miss Saigon” perpetuates Orientalist stereotypes and narratives in which the Vietnamese are victims, not fighters. This article was originally pub…
DIACRITICS.ORG

Tuesday, October 10, 2017

DAISIES hoa cúc



Cúc trong lọ kính, người mơ Cúc

Cúc giận người hay Cúc nhớ người??? 

Người đã quên chưa, lời Cúc hẹn? 

Cầm bằng như nước đổ vào khơi

Mai sau sương xuống phai màu Cúc

Nước chuyển thành sông, lụt quãng đời 

Sương biến thành mưa, mưa nước lũ


Khóc dùm cho Cúc, cố' nhân ơi!!!  

Daisies in a crystal vase, dream of daisies
wrath, or lovesickness of daisies?

forgotten promises of daisies
like water into the seven seas

water to become mist, faded daisies
water to river, flooded daisies

mist into rain, into flood
who is to cry, for old-love daisies?




The above are as painted, in enamels and inks.
The following two pieces of artworks have a pastel overlay


With pastel overlay

ABOUT MUSIC, LANGUAGES AND THE PERFORMING ARTS

NUDITY WITHOUT BEING NUDE
The beauty in music, languages, and the performing arts is kind of like this:
it is the  ability to express, and the sensitivity to perceive, nudity without being nude...


THE DIFFERENCE BETWEEN SEMANTICS AND THE BEAUTY OF SOUNDS:

This youtube tape is the "inter-marriage" between 1) beautiful Chopin, 2) "beau laid" Gerard Depardieu, and 2) Indo-European language/Francophone beauty, i.e. the beautiful, romantic French language:

...and I care little what the content (semantics) is: semantics is always socio-political. This is all about audio -- phonetics -- beautiful sounds: apolitical beauty.

Acting as a performing art is like the beauty of sounds. it is apolitical even though it becomes the tool to carry out socio-political messages.

For Chopin lovers, what is the Opus # for this beautiful Chopin? I can't remember things like that.

Monday, October 9, 2017

BEETHOVEN'S GERMANY: THE TEMPEST SONATA GLEN GOULD ON THE PIANO; POETRY IN ENGLISH BY UND N.N.



Tuesday, February 26, 2013


THE TRAIN TO GERMANY -- upon the tempest

Germany is the homeland of my Beethoven...

While in heat and cold I cry myself onto the dark
to wait for the light,
you are on a train to Germany
UPON THE TEMPEST

Dark as my days and light as your nights
Black and white in thunders and sun the train traverses
through my canvas...
UPON THE TEMPEST

Will we become one, us?
Oh my brush can't paint enough of the pain,
when facing tomorrow I still wait for your train,
not in Germany, but at the moment of destiny
Will you remember to step backward, one step only,
when days meet nights,
dark meets light,
black meets white,
thunder meets wonder...
Life exhausts love, us forever?
UPON THE TEMPEST

And in that crack of time,
we shall reunite...
in dark and light
in day and night
in white and black
UPON THE TEMPEST

UND copyright April 30, 2010

Saturday, October 7, 2017

FOR VIET READERS: thoughts on language


The Learned Man and His Alphabet
enamels and markers' inks on paper
UND C2016
appraisal beginning at $120 plus mat and frame


Vấn đề khuôn thước chính tả trong tiếng Việt qua thí dụ” “chạnh lòng” hay “trạnh lòng” – chữ nào sai, chữ nào đúng về phương diện chính tả? Cả hai đều là chữ Nôm, không có căn nguyên ngôn từ semantics, không đến từ chữ Hán.

Vì thế, phải nhìn lại vấn đề “sai/đúng” theo thói quen của người xử dụng. Đặc thù của ngôn ngữ học: Nếu nhiều người dùng, thì nó trở thành đúng, và nếu ít người dùng, thì nó có khuynh hướng trở thành sai. 

Nhiều người dùng chữ “chạnh lòng” thay vì “trạnh lòng” cho nên cách viết đó trở thành đúng.

Tuy nhien, “trạnh” hay “chạnh” đều đúng, nếu chúng ta định nghĩa khuôn thước chính tả trên khía cạnh thổ âm (dialectal) của người Bắc (tiếng Bắc là dialect – thổ âm -- chuẩn nhất của tiếng Việt, được dùng trong địa hạt truyền thông (broadcast) từ trước đến nay, cả hai miền Nam Bắc).

Qua giọng đọc của người Bắc (regionalism) thì cả hai cách viết đều đúng.

Trái lại, nếu quy luật chính tả được áp dụng qua khía cạnh nguồn gốc của ngôn từ (semantics), thì v/đ đúng, sai không thể thay đổi theo thổ âm được.

Trong Anh Ngữ, điều này xẩy ra rất thường. Lấy thí dụ: humor-humour; neighbor-neighbour: Cả hai cách viết đều đúng, một Anh, một Mỹ, vì gốc cuả ngôn từ đến từ tiếng Anh của người Anh, khi sang Mỹ thì cách viết đi theo số đông, tập tục của người Mỹ. Vì thế, cả hai cách viết đều đúng cả.

Trái lại, nếu người Mỹ vay mượn chữ “amour” của người Pháp, và vì Pháp với Mỹ không cùng chung thứ tiếng, rõ ràng là một sự vay mượn ngôn từ, thì cách viết chính tả phải đi theo nguồn gốc của từ: người Mỹ không thể viết “amour” thành “amor” được (trừ phi số đông ở nước Mỹ qui định sẽ viết như thế, từ đời này qua đời khác, biến đổi thói quen thành ngôn ngữ chính thức, và như thế những gì sai buổi đầu sẽ biến thành đúng, theo thời gian và theo thói quen cuả quần chúng. Dó là trường hợp đã xẩy ra với tiếng Việt ngày nay.

Tôi giảng nghĩa thí dụ này vì đây là vấn đề cốt lõi trong tình trạng ngôn ngữ VN hiện nay: Có quá nhiều tiếng và chữ đã bị quần chúng dùng sai một cách bừa bãi, không kể chi đến nguồn gốc của ngôn từ. Sự đảo lộn, rối loạn này làm ảnh hưởng đến tư tưởng, như học giả Levi Strauss đã phải nêu lên: Ngôn ngữ và tư tưởng, cái gì đi trước, cái gì đi sau? Con gà hay quả trứng?

Một xã hội mà tư tưởng bị đảo lộn, trắng thành đen, chó thành mèo, sự thật thành dối trá, thì nơi chốn đầu tiên chúng ta nhận thấy thảm trạng này sẽ nằm ở địa hạt ngôn ngữ.

Thursday, October 5, 2017

RHETORICS, IDEALS, AND COMMITMENT

all rhetorics must start firm with reality, so the vision of one man can become the ideals for all:
“Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe to assure the survival and the success of liberty...”
...And so, my fellow Americans, ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country.” -President J.F. Kennedy
A young JFK in Congress: commitment to politics and public service --
was it a privilege of the "have's" or love for the "have-nots," or both? 
NOBLESSE OBLIGE

US versus THINGS

PLAYING WITH WORDS: "US" versus "THINGS"

"...Love is the essential reality and our purpose on earth. To be consciously aware of it, to experience love in ourselves and others, is the meaning of life. Meaning does not lie in things. Meaning lies in us." (Marianne Williamson)

Wendynicolenn Duong: "....except that many of "us" rely on "things," define "us" by "things," and terrifically become successful at these "things" thereby making "things" become the definition of "us," without knowing or caring that "us" have so unfortunately becomed "things"....."