Saturday, October 7, 2017

FOR VIET READERS: thoughts on language


The Learned Man and His Alphabet
enamels and markers' inks on paper
UND C2016
appraisal beginning at $120 plus mat and frame


Vấn đề khuôn thước chính tả trong tiếng Việt qua thí dụ” “chạnh lòng” hay “trạnh lòng” – chữ nào sai, chữ nào đúng về phương diện chính tả? Cả hai đều là chữ Nôm, không có căn nguyên ngôn từ semantics, không đến từ chữ Hán.

Vì thế, phải nhìn lại vấn đề “sai/đúng” theo thói quen của người xử dụng. Đặc thù của ngôn ngữ học: Nếu nhiều người dùng, thì nó trở thành đúng, và nếu ít người dùng, thì nó có khuynh hướng trở thành sai. 

Nhiều người dùng chữ “chạnh lòng” thay vì “trạnh lòng” cho nên cách viết đó trở thành đúng.

Tuy nhien, “trạnh” hay “chạnh” đều đúng, nếu chúng ta định nghĩa khuôn thước chính tả trên khía cạnh thổ âm (dialectal) của người Bắc (tiếng Bắc là dialect – thổ âm -- chuẩn nhất của tiếng Việt, được dùng trong địa hạt truyền thông (broadcast) từ trước đến nay, cả hai miền Nam Bắc).

Qua giọng đọc của người Bắc (regionalism) thì cả hai cách viết đều đúng.

Trái lại, nếu quy luật chính tả được áp dụng qua khía cạnh nguồn gốc của ngôn từ (semantics), thì v/đ đúng, sai không thể thay đổi theo thổ âm được.

Trong Anh Ngữ, điều này xẩy ra rất thường. Lấy thí dụ: humor-humour; neighbor-neighbour: Cả hai cách viết đều đúng, một Anh, một Mỹ, vì gốc cuả ngôn từ đến từ tiếng Anh của người Anh, khi sang Mỹ thì cách viết đi theo số đông, tập tục của người Mỹ. Vì thế, cả hai cách viết đều đúng cả.

Trái lại, nếu người Mỹ vay mượn chữ “amour” của người Pháp, và vì Pháp với Mỹ không cùng chung thứ tiếng, rõ ràng là một sự vay mượn ngôn từ, thì cách viết chính tả phải đi theo nguồn gốc của từ: người Mỹ không thể viết “amour” thành “amor” được (trừ phi số đông ở nước Mỹ qui định sẽ viết như thế, từ đời này qua đời khác, biến đổi thói quen thành ngôn ngữ chính thức, và như thế những gì sai buổi đầu sẽ biến thành đúng, theo thời gian và theo thói quen cuả quần chúng. Dó là trường hợp đã xẩy ra với tiếng Việt ngày nay.

Tôi giảng nghĩa thí dụ này vì đây là vấn đề cốt lõi trong tình trạng ngôn ngữ VN hiện nay: Có quá nhiều tiếng và chữ đã bị quần chúng dùng sai một cách bừa bãi, không kể chi đến nguồn gốc của ngôn từ. Sự đảo lộn, rối loạn này làm ảnh hưởng đến tư tưởng, như học giả Levi Strauss đã phải nêu lên: Ngôn ngữ và tư tưởng, cái gì đi trước, cái gì đi sau? Con gà hay quả trứng?

Một xã hội mà tư tưởng bị đảo lộn, trắng thành đen, chó thành mèo, sự thật thành dối trá, thì nơi chốn đầu tiên chúng ta nhận thấy thảm trạng này sẽ nằm ở địa hạt ngôn ngữ.

2 comments:

  1. Bài viết ngắn gọn và xúc tích vô cùng. Câu kết thật sắc bén... “Một xã hội mà tư tưởng bị đảo lộn, trắng thành đen, chó thành mèo, sự thật thành dối trá, thì nơi chốn đầu tiên chúng ta nhận thấy thảm trạng này sẽ nằm ờ địa hạt ngôn ngữ.”
    Chẳng phải giống ý của Hermann Hesse
    “The magic power of words”..



    ReplyDelete
  2. This posting is in response to readers' comment regarding "tranh long" or "chanh long" as used in one of my Vietnamese poems.

    ReplyDelete