Đây là thể loại "personal essay": bài dài, di suốt con đường văn chương và nghệ thuật trình diễn ở Mỹ từ hậu bán thế kỷ 20 qua 21: cũng chính là con đường lập thân cuả người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ 1975 cho den nay: vì có việc "coordinate" sưả morasse giữa tác giả và toà soạn Diễn Đàn Thế Kỷ ̣post-real-time/delayed time) và đăng thành hai kỳ, tôi sẽ đưa lên mạng lưới riêng, toàn bài sau khi Thế Kỷ đã đăng hết hai kỳ: ̣bài đưa lên mạng lưới riêng là bài chính thức từ tác giả, từ đầu đến cuối. Hơn thế nưã, có một số độc giả yêu cầu phổ biến nguyên bài vì Diễn Đàn Thế Kỷ có bị ngăn chận bởi tường lưả.
Bài của Wendy N. Dương
Như Nguyện (nguy
ên tác bằng tiếng Anh: "from Puccini's Madam Butterfly to Vietnam's Statue of the Awaiting Wife: Womanhood between Two Worlds")
Dịch giả: Thường Đức Ái Chân (viết lại và hiệu đính bởi tác giả)
LỜI GIỚI THIỆU:
Wendy Nicole NN Duong (Dương Như Nguyện) sinh ở Hội An, rời Việt Nam năm 1975 khi cô khoảng trên 16 tuổi, vưà mới nhận giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng cuả Việt Nam Cộng Hoà. Tốt nghiệp luật học từ Đại Học Houston và Harvard. Bắt đầu hành nghề tại Hoa Thịnh Đốn (1886). Năm 1991, cô từ bỏ vị trí ứng viên chung kết đại diện các bang vùng Tây Nam tranh học bổng Tòa Bạch Ốc (White House Fellowship) đề̉ quay về Texas với gia đình, và năm 1992, trở thành thầm phán gốc Việt đầu tiên tại Houston, được Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ vinh danh là một trong những phụ nữ da màu tiên phong cuả ngành tư pháp Mỹ. Sau đó, cô từ chức thẩm phán Texas để hành nghề luật sư thương mại quốc tế, làm việc ở Châu Âu và Châu Á (Who’s Who in the World 1996). Đồng thời cô theo đuổi nghệ thuật trình diễn và viết văn. Năm 2000, cô chọn nghề dạy luật toàn thời gian, cống hiến gần 12 năm đời sống vào địa hạt giáo dục. Năm 2011, bộ ba tiểu thuyết cuả cô về lịch sử người tỵ nạn Việt Nam ở Mỹ qua tiếng nói của nhân vật nữ, chưa hề được gửi đi tham dự bất cứ giải thưởng văn chương nào trong dònh chính nước Mỹ, lại được nhà xuất bản cuả cô, AmzonEncore, gửi đi và nhận giải văn học quốc tế bộ môn tiểu thuyết đa văn hoá, do một cơ quan ở Mỹ tổ chức cho tác phẩm tiếng Anh từ phía ngoài nước Mỹ. Sau khi phục vụ chương trình Fulbright cuả Mỹ, cô quyết định quay trở về săn sóc và cận kề song thân trong tuổi già ở Texas.
***
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ:
Năm 1989,
tôi dự thi cuộc tuyển lựa diễn viên cho vở nhạc kịch “Miss
Saigon” ra mắt lần đầu ở thành phố New York.
Trong cuộc thi tuyển bán kết cattle call ở Broadway, không có ai là
Việt Nam thực sự, ngoài tôi. Trong cuộc tuyển lựa, Cameron Mackintosh,
lúc đó còn rất trẻ, hỏi tôi tại sao một luật sư lại muốn...đi hát
kiểu này. Tôi trả lời, đó là vì ...Giọt Mưa Trên Lá!!!
Lúc đó, tôi vừa rời công việc ở tổ hợp luật Washington DC., Wilmer Cutler & Pickering, để trở
thành luật sư tố tụng Cấp Một cho cơ quan liên bang giám sát
thị trường chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Cha mẹ tôi bay từ Texas đến Washington nhằm hỗ trợ tinh thần trong thời điểm phiên xử đầu tiên tôi phải xuậ́t hiện ở tòa án để đại diện SEC nhằm truy tố và
phạt các chuyên viên kiểm tra kế toán, tranh biện với đội ngũ bào
chữa gồm thành viên cao cấp cuả tổ
hợp Arnold & Porter ở
thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Đầu
não đội ngũ bào chưã cho các kế toán viên là một luật sư lão thành
trước kia là thành viên trẻ nhất cuả đội ngũ truy tố tổng thống
Nixon trong vụ Watergate. Vậy mà bây giờ ông ta lại phải tranh biện với
"con bé Việt Nam vô danh tiểu tốt" là...tôi! Phiên
tòa này đem đến kết quả tôi được SEC tăng thưởng lên chức vị tố tụng
đắc biệt (Special Trial Attorney), Cấp Ba, ngay năm đầu tiên tôi làm việc cho chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Nhưng ngay sau đó thì vùng Đông Bắc xôn xao
với sự xuất hiện cuả nhạc kịch Miss Saigon, thực hiện bởi đội ngũ
đã thành công rực rỡ với vở Les Miserables, dựa trên tiểu thuyết nhân
bản cuả văn hào Victor Hugo mà tôi...thần tượng!!! Qua năm thứ ba làm việc cho chính phủ liên bang, sau khi hỏi
ý kiến luật sư lão thành Paul Gonson, đại diện cho SEC trước Tối Cao
Pháp Viện Hoa Kỳ (Solicitor General), và cũng là một nghệ sĩ nhảy "tap dancing" rất tuyệt
vời mà công chúng bên
ngoài SEC chưa chắc đã biết, tôi nghe lời ông, quyết định xin nghỉ giả hạn không lương, để theo học nhạc kịch tại viện kịch nghệ
Hoa Kỳ (American Academy of Dramatic
Arts), và từ đó tôi có cơ hội trở thành người học vai chính vở
"Cô Gái Saì-Gòn," một loại diễn viên...đàm thụ!)
Tôi viết một bài nghị
luận về hình ảnh phụ nữ Á Châu trong thời điểm ấy, khi tôi phải
chọn lựa những gì mình “thích” cho cuộc đời, không người hướng dẫn,
ngoại trừ luật sư Paul Gonson khi ông và tôi ngồi chung chuyến tàu
subway từ văn phòng SEC đi về Northern Virginia một buổi tối đầu hè năm
1991. Cha mẹ tôi, những nhà giáo tỵ nạn, với lòng yêu
thương con gái tuyệt đối, không hề có ý kiến gì trên những chặng
đường tôi đi qua, mà chỉ hỗ trợ bằng những cử chỉ ân cần nhỏ nhoi
nhưng với tất cả nỗ lực cuả trái tim cha mẹ, khi cần thiết. Sau cuộc
thử nghiệm với sân khấu ở Mỹ, tôi không trở lại SEC để tiếp tục
nghề nghiệp của mình với chính phủ liên bang, một quyết định mà cho đến giờ, tôi thật sự hối tiếc.
Trong thời điểm kế tiếp, cha tôi có lẽ đã đưa bản sao bài nghị luận ấy (đăng lại dưới đây) cho giáo sư Lê Văn, cựu khoa trưởng sư phạm thuộc viện đại học Huế.
Giáo sư Lê Văn là thầy mà cũng là đồng nghiệp của ba tôi trong nghề giáo. Trong hai thập niên 1980 và 1990, giáo sư Lê
Văn tổ chức nhiều hội thảo cho các diễn giả về Việt Học, liên kết với Bộ giáo dục tiểu bang California ở Sacramento. GS Lê Văn nhã ý mời tôi đến phát biểu ở một buổi hội thảo
do ông đề xuất, và đón tiếp
tôi tại nhà riêng của ông bà.
Tôi không được biết giáo sư Lê Văn và các cộng sự viên đã
đưa bài viết cuả tôi vào hợp tuyển nghiên cứu người Việt gọi là Dòng Việt (Viet
Stream), hiện vẫn còn trên mạng lưới. Có lẽ đây là dịp độc nhất tôi
được "xuất hiện" qua giấy bút bên cạnh những tên tuổi xuất
sắc cuả thế hệ đi trước, các đồng nghiệp/bạn hữu cuả cha tôi (cha tôi là một nghệ sĩ nghiệp dư,
dưới nếp áo cuả bục gỗ, phấn trắng bảng đen, từ trước 1975 của cố hương mà tôi đả bỏ lại sau lưng).
Đây là lý do cá nhân khiến tôi muốn làm sống lại bài viết này.
Nhưng lý do chính, lý do xã hội bao quát chứ không phải lý do cá
nhân, là việc khởi phát phong trào "ME TOO" ở Mỹ, trong đó
tôi chưa thấy rõ rệt bóng dáng cuả phụ nữ Việt, hay gốc Á...
Lần cuối tôi gặp giáo sư Lê Văn
là khi ông bà ghé thăm cha mẹ tôi ở Houston khoảng năm
1999-2000, trước thiên niên kỷ, thời
điểm tôi đang chuyển từ hành nghề luật qua công việc giảng dạy. Khoảng thời gian đó, trong số
bạn bè và đồng nghiệp cuả tôi, có một ít nữ luật sư đã đưa đơn tố giác ở EEOC (cơ quan liên bang bảo vệ dân trước vấn nạn
kỳ thị), với mục đích khiếu
nại, thưa kiện, chống lại các tổ hợp luật sư lớn và các tổng công ty đa quốc gia về tệ nạn quấy rối tình dục. Tôi được
người hướng dẫn (mentor), một nữ luật sư kỳ cựu, cố vấn trưởng của một công ty viễn thông Fortune
500, bà bảo rằng các nguyên đơn khiếu kiện hoặc cáo giác nạn kỳ thị hay quấy rối tình dục chắc chắn phải đối mặt với một
tương lai bị lọt vào sổ đen, đồng nghĩa với việc ô uế thanh danh và mất luôn con đường sự nghiệp, cho dù mình là nạn nhân. Vì vậy, tốt
hơn nên cắn răng cam chịu và tiếp tục xây dựng nghề nghiệp mới, ở một nơi chốn khác.
Tôi không bao giờ quên cuộc bàn
luận thân tình rất thẳng thắn
này, qua điện thoại với người
nữ luật sư kỳ cựu ấy, người đã ngồi ở bục thang cao nhất cuả điạ
hạt công ty thương trưởng Mỹ: cuộc đàm thoại khẳng định một thực tế khắt khe trong một nước Mỹ
bình đẳng, một xã hội nơi mà
mọi người cứ tưởng ai cũng có
thể tiếp cận công lý và tự do ngôn luận. Lời khuyên giữ “yên lặng” rất phù hợp
với hình ảnh truyền thống của phụ nữ châu Á, phần tử "yếu mềm" của “một nền văn
hóa yên lặng, một mô tả khá thịnh hành trong nước Mỹ, rằng phụ nữ yên lặng là những thành
viên khuôn mẫu của một “thiểu số yên lặng” -- Châu Á yên lặng trong một thế giới...không yên lặng.
Song song với phong trào “ME TOO”
của nước Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 mở ra một chương mới về hình ảnh phụ nữ taị Mỹ: Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã phá vỡ những
rào cản, vượt qua những hình
ảnh người mẫu gợi cảm phô trương,
công khai bỏ qua các cáo buộc
hành vi thiếu chuẩn mực về tính dục của chồng. Bà tuyên bố với truyền thông Mỹ là bà xem đó như “chuyện đàn
ông con nít” (boys' talks), và các cáo buộc chính khách ngoại tình “chẳng
phải là quan tâm của tôi,” bà nói.
Bà Trump không phải là người đầu
tiên nâng cao hình ảnh người mẫu và phụ nữ trong giới giải trí lên tầm vóc
“nguyên thủ quốc gia” nhờ kết hôn. Đệ nhất phu nhân Pháp quốc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng: quay ngược lại thời gian, Marilyn
Monroe xinh đẹp với tấm lưng
ong đã có thể biến nghệ thuật trình diễn của mình trở thành ngôi vị Đệ nhất phu nhân, thập niên 1960, bằng cách thoát khỏi hình
mẫu của biểu tượng tính dục (sex
symbol), số mệnh đàn bà, và tiêu
biểu đau khổ cuả một mỹ nhân
có số phận bi thảm. Gần như nửa thế kỷ sau cái chết của Monroe, và sau hàng chục
và hàng chục diễn viên nữ đứng lên bày tỏ tiếng nói về kinh nghiệm ghê rợn của họ trong thế giới
của những người đàn ông quyền lực ưa “sờ mó”, “xô đẩy”, và hành động vũ phu, ngay cả hãm hiếp. Nếu Monroe còn sống, bà cũng sẽ thì thào, “ME
TOO!” bằng giọng nũng nịu, hơi khàn
khàn nhưng ngọt lịm từ cầb cổ trắng nõn của
bà.
Phong trào “ME TOO” ở Mỹ
đã đi quá xa, theo
ý kiến cuả người đẹp Catherine
Deneuve mẫu mực, một
diễn viên quốc tế và là báu vật cuả nước Pháp, và cũng là người
hâm mộ Monroe.
Ngôi sao cao sang
cuả nước Pháp
này tham
gia với hơn 100 phụ nữ Pháp trong ngành giải trí, xuất bản, và hàn lâm,
đưa lập luận trong một bức thư gởi
tới tờ
Le Monde rằng phụ nữ và đàn ông
ngày nay đã dùng phương tiện
mạng xã hội như một diễn đàn táo bạo mô tả những hành vi sai quấy
tình dục, bằng cách công khai theo đuổi
, trưng bày những
kinh
nhgiệm cá nhân, từ đó tạo ra một không khí
độc tài toàn trị. Bức thư có đoạn viết
: “
Hiếp dâm là tội ác. Nhưng tán tỉnh lỳ lợm
hay xô bồ không phải là tội ác, cũng không phải dâm ô, hay vồ vập coi thường phụ nữ.” Deneuve sau này đã xin lỗi
vì có ký tên trên
lá thư đó
, lá thư đã mô tả phong trào “ME
TOO”
ở Mỹ là “trò săn phù
thủy” “khắt khe
.” Trong một
bài viết mục xã luận, Deneuve giải thích lời xin lỗi của bà:
“Tôi làm diễn
viên từ khi tôi 17 tuổi…Tôi chứng kiến nhiều tình huống còn hơn là tế nhị nhạy cảm…Đơn giản hoá, tôi không cần phải lên tiếng nói thay cho chị em của mình.”
Dĩ nhiên, trong những "chị em" của Deneuve bắt buộc phải có những phụ nữ gốc Á "trầm
lặng," có mặt ở châu Âu, Mỹ, Á,
Phi, trong các nền “tiểu văn hóa của sự yên lặng,” nơi
mà câu nói “ME TOO” có thể là
biểu hiện của nỗi hổ thẹn ở quê
nhà, nơi mà “ẩn số của yên lặng”
áp đặt lên người phụ nữ bởi
một "thế giới bên ngoài vô cảm.”
Gần đây nhất (tháng 11 năm 2019),
cũng trong chính quyền Trump, một phụ nữ châu Á duyên dáng, Mina Chang, người
được bổ nhiệm phụ tá thứ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đã bị cáo buộc gian lận, làm ô danh
“con gái châu Á hiền lành nghiêm
túc và chăm chỉ.” Đây là một
phụ nữ bị cho rằng đã leo bậc
thang danh vọng nghề nghiệp trong
khi không xứng đáng, cho nên phải "gian lận" về thành quả
xuất sắc của mình, nào là tốt nghiệp Ivy League Harvard, vân vân.
Nói một cách khác, Chang đã
lộ liễu đi ngược lại chuẩn mực văn hóa và đạo đức cuả phụ nữ châu Á đến nỗi cô ta đã ngang nhiên tạo ra "một thực tế hư ảo thay thế thực trạng có thật" (alternative
reality), để củng cố cho mình
trước quần chúng: theo cáo buộc,
thì cô ta đã gian trá bằng cấp Harvard, thổi phồng
thành quả nhiều kinh nghiệm trong công tác nhân quyền quốc tế, tổ chức từ thiện,
và khả năng lãnh đạo, để được
cất nhắc vào một chức vụ chính
trị của chính phủ Trump. Trong lịch sử cuả phụ nữ cộng đồng Mỹ gốc Á, Chang đã trả một giá rất đắt.
Trường hợp Chang đã tạo nên thành kiến gì cho biểu tượng phụ nữ
gốc Á xinh đẹp?
Lại mới đây nưã, trước thềm năm 2020, năm bầu cử quyết định vận mạng nước Mỹ,
một nữ ứng cử viên tổng thống, gốc Á và da màu, cựu công tố viện
tiểu bang California, và đương kim nghị sĩ liên bang Kamala Harris, đã
bước ra ngoài vòng tranh cử tổng thống cuả đảng Dân Chủ, từ bỏ
"ánh đèn sân khấu gay go nhất" ấy, sau khi công chúng biết
rằng khi còn trẻ, bà đã "hẹn hò tình aí" với một người
đàn ông quyền lực quá nhiều tuổi so với bà. Theo bà, thì ngay hôm
nay, việc bà "bỏ cuộc chơi" nơi chốn chính trường của
"siêu quốc gia quyền lực thế giới" này, chung quy cũng chỉ
vì bà "không tiền rừng bạc bể."
Đối mặt với tất cả bối cảnh này,
trong một giây phút hoài niệm, tôi dùng Google internet
để tìm kiếm và phát hiện bài
viết của mình trong Viet Stream của
giáo sư quá cố Lê Văn. Tôi quyết định cập nhật bài
viết và
đưa ngòi bút đến độc giả Việt Nam
dưới hình thức dịch thuật,
với sự giúp đỡ đánh máy cuả độc giả Việt (vi
̀ rất đáng tiếc tôi lại không có khả năng
đánh máy tiếng Việt), bởi lẽ tôi tin t
ập thể người Việt tỵ nạn có nhu cầu
nhìn lại
quá khứ cho hành trình
trước mặt cuả phụ nữ gốc Việt tại Mỹ, ở đủ các loại "sân
khấu," kể cả sân khấu cuả "yên lặng" (nh
ưng thật ra đóng cưả che nhau thì cũng
chẳng yên lặng gì lắm)
,
nơi chốn mà chúng ta gọi là "nguồn cội."
Nhìn lại tổng quát thế kỷ 20 và nhìn trước mặt, chúng ta cần hỏi:
Có một sự tiến bộ,
hay chỉ là nuối tiếc hoặc thoái
hoá, hay là kết hợp cả hai thái cực, trong cái nhìn
biểu tượng nhưng thấu đáo về phụ nữ gốc Á trong dòng chính cuả thế
giới Âu Mỹ?
Từ thời điểm
tuổi trẻ của tôi, những năm
trước và sau 2010
, tôi đã chứng kiến
và ghi nhận rất nhiều
chu trình trưởng thành lớn mạnh
cuả phụ nữ Mỹ gốc Á và gốc Việt:
nhiều gương mặt xuất hiện, chiếm những vị trí cao ở chốn công quyền, các chức vụ
dân cử,
môi trường nghệ thuật,
giải trí,
hàn lâm và doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật: sau gần nưả thế kỷ, chưa
có được một nữ đại sứ, nữ thượng
nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ, nữ giám đốc chủ tịch điều hành CEO Fortune 500, nữ chủ tịch viện trưởng đại học, người nữ đoạt giải Nobel, nữ thẩm phán tòa án liên bang tối cao U. S. Supreme Court, nữ diễn viên hay nữ đạo diễn giải Oscar, mà là phụ nữ
Mỹ gốc Việt. Và còn nhiều
vai trò khác mà chúng ta có thể hình dung, kể từ khi tôi đựợc "lôi ra" đảm nhận việc ngồi tòạ
khiêm nhường ở địa phận Houston, và kể từ khi tôi tạm tháo bỏ áo
luật sư, đơn thân độc mã trên đaị lộ Broadway cuả Nữu Ước, với tờ
giấy nhạc đơn sơ bản Giọt Mưa Trên Lá, không chút kinh nghiệm hay huấn
luyện công phu trường kỳ nào, mà lại dám gõ cưả văn phòng Casting
Agency cuả Johnson Liff.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, không có
một nguyên thủ quốc gia là phụ
nữ Việt nào, thực sự so với hình ảnh 2000 năm trước của Hai Bà Trưng (người dựng nước Việt Nam năm 40 sau công nguyên), hay môt Triệu Thị Trinh muốn chém cá Tràng
Kình ở Bể Đông, khoảng 200 năm sau đó?
Nhưng điều này có ý nghĩa gì, khi gương mặt một
người nữ Việt Nam hay một phụ
nữ Mỹ gốc Việt nào, cuối cùng thì cũng sẽ xuất hiện trong bất kỳ những
vai trò này, có thể thực sự
làm nên khác biệt? Khác biệt như
thế nào? Và đó là sự khác biệt gì, ra sao?
Có phải chúng ta sẽ chỉ nhìn một gương mặt, nguồn gốc di truyền và sắc tộc, hay là
chúng ta nên nhìn sự hy sinh, cá nhân hay tập thể, từ một người, nhiều người, rất nhiều người, có tên hay không tên, được nêu danh hay không hề được biết đến,
tất cả những ai đã góp phần xây đắp vun trồng và dấn thân, đặt mình xuống để trở
thành những viên đá đầu tiên qua sự hy sinh, đầu óc xuất sắc, thái
độ kiên trì, và lòng can đảm, kể luôn cả cá tính lập dị, để chiếm
lấy cơ hội, hay để bỏ qua cơ hội, cuả từng người, nhằm đưa sự thành tựu hay chí hướng cuả cá
nhân trở thành dấu ấn cuả tập thể?
Đó mới là nguyên nhân tôi muốn khôi phục lại bài viết này trước hết là để tưởng nhớ Giáo Sư
Lê Văn – một cái nhìn về quá khứ, cần thiết để bắt đầu phản ảnh sâu xa hơn, về con đường trước mặt, bước ra bên ngoài “VietStream” của cố giáo sư Lê Văn khả kính và nhân ái. (Tôi cũng chỉ mới được biết chính con
gái Giáo Sư Lê Văn lả một phụ nữ tiên phong đã nhận giải thưởng cuả
McArthur Foundation ở Mỹ,
qua chu trình tác phẩm nhiếp ảnh cuả cô, mô tả chiến
tranh Mỹ ở Trung Đông.)
Tôi muốn đưa ra thách thức, và
dành câu trả lời cho mỗi người, hay
tất cả mọi người, đàn ông cũng
như đàn
bà, coi như bất kỳ một câu trả lời khả thi nào, ở
mọí tầm nhìn với mỗi chọn lựa cá nhân cũng như sự chuẩn bị tập thể. Quan trọng nhất, là
nhìn cho ra chân dung một lý do thật chính đáng, đi đến sự chung tay hỗ trợ, sự đoàn kết tối cần thiết cho gánh nặng can
đảm nhất: việc chung góp
nhau gìn giữ, làm tồn tại và gây khởi sắc cho văn hóa và tập thể
Việt Nam, ở Việt Nam hay ở Mỹ̉ thì cũng thế.
~~~***~~~
BÀI VIẾT NĂM 1991, CẬP NHẬT HOÁ THÁNG HAI, 2020
NHÌN LẠI THẾ KỶ 20 RỒI QUA THẾ KỶ 21:
TỪ MADAM BUTTERFLY (HỒ
ĐIỆP TỬ) ĐẾN HÒN VỌNG PHU -- PHỤ NỮ GỐC Á GIỮA HAI THẾ GIỚI
Tôi, một người đàn bà Phương
Đông
đứng giữa những bức tường hỗn
loạn…
Đang kiếm tìm một lối về quê
Tôi không còn ngóng trông chồng
trên đỉnh núi cô đơn
không còn ru con nữa
Giờ đây
tôi phải chấp nhận di sản
thanh gươm của người chinh phu
Phần Một:
TỪ THÂN PHẬN HỒ ĐIỆP TỬ CỦA
NHẠC KỊCH CỔ ĐIỂN PUCCINI…
I-
Hình ảnh cánh bướm
Tình yêu lớn của tôi trên đời là âm nhạc Madam Butterfly của
Puccini. Dĩ nhiên, âm nhạc trong tác phẩm tuyệt vời này dựa trên câu chuyện cảm động về một
người phụ nữ Nhật chết vì một
người đàn ông Mỹ không xứng đáng với nàng, cưới nàng
nhưng không thật lòng, bỏ rơi nàng trong tuyệt vọng với ảo tưởng chàng sẽ một
ngày quay lại.
Nhưng cái nhìn của Puccini về số
phận bi thảm của phụ nữ biểu tượng phương Đông không chỉ là cái nhìn trên sân
khấu. Chiến tranh Triều Tiên, tiếp theo là cuộc chiến Việt Nam, sản sinh ra những
người Mỹ lai Á “bị ruồng bỏ,”
mắc kẹt trên những đường phố quê mẹ.
Tuy nhiên, hình ảnh cánh bướm của Puccini, ngay cả khi được trình bày bởi
một ca sĩ luống tuổi, có đôi mắt kẻ viền trắng như hạt hạnh nhân nằm nghiêng, vẫn
còn là niềm say mê của phương Tây đối với phụ nữ Châu Á.
Hình ảnh cánh bướm, dẫu sao,
trong văn chương và triết học phương Đông, thật ra tiêu biểu những gì sâu xa hơn là sự mảnh mai và trang nhã của phụ nữ Châu Á. Hình ảnh cánh bướm là sự giao tiếp của người quân tử với thế giới
siêu hình – sự kết nối giữa cái “tôi” và một vũ trụ huyền bí. Trang Tử, triết gia cổ đại người Trung Hoa, học
trò Lão Tử, một lần mơ thấy mình biến thành bướm. Ông viết nhiều sách nổi tiếng
về triết lý vũ trụ như muốn
bày tỏ về giấc mơ này.
Trong giấc mơ Trang Tử, cánh bướm
là một hóa thân được chọn để kết nối thế giới phàm tục con người với thế giới ảo,
đầy tưởng tượng, một nơi mà tất
cả ràng buộc trần thế không còn vương vấn, linh hồn con người giải thoát khỏi
chính cái tôi, cái "ngã." Cánh bướm do đó trở thành biểu
tượng của những giấc mơ, tiềm thức, sáng tạo, và bí mật của bóng đêm, chỉ được thắp sáng bởi sự giải
thoát khỏi cái tôi. Phải qua
quá trình tự giải thoát khỏi cái tôi thì con người mới có
thể hòa nhập vào vũ trụ. Khái niệm hòa nhập với vũ trụ là nền tảng
của cả Phật giáo lẫn Lão giáo
– cốt lõi triết học và văn hóa phương Đông.
Cánh bướm, hay chuyện thần bí biểu
tượng cuả cánh bướm, cũng là biểu thị hình thái nguyên thủy
của nữ tính trong văn chương phương Đông. Một nhà văn thời xưa khác cũng người
Trung Hoa, ông Bồ Tùng Linh, viết cuốn Liêu Trai Chí Dị, một cốt truyện huyền bí đầy tưởng tượng, trong đó có những mẫu chuyện về loài bò sát như thuồng luồng, hoặc cáo, gấu, chồn, bướm, hay côn trùng, hóa thân thành “phụ nữ” để kết hợp với đàn ông có học hay danh giá trong mọi tầng lớp xã
hội, nhiều khi là học trò nghèo
không tiến thân được trong xã hội Trung Hoa. Những “phụ nữ” này cực kỳ
xinh đẹp, thông minh, thường có phép thuật và theo đuổi một thứ chuẩn mực đạo đức rất thực dụng
nhưng linh hoạt, không phù hợp những giá trị Khổng-Nho giáo đang thống trị xã hội hồi ấy.
Với tự do khám phá tình yêu
và quan niệm cấu trúc gia đình mới mẻ, những “phụ nữ” này khẳng định nữ tính của
mình và xác định ý thức hệ về công bình hay chính nghiã. Vì lẽ không hoàn toàn
là con người, họ không bị xét đoán bởi những lễ nghi, tục lệ, và giá trị đạo đức cuả xã hội Trung Hoa.
Tuy nhiên, để tuyên dương loại phụ nữ mới xuất hiện này,
Bồ Tùng Linh đã lồng các nhân vật của mình vào hình ảnh bò sát, cáo
chồn, chim, gấu, ngay cả thực vật, hay cánh bướm,
có khi là con ong hay những con côn trùng khác, hoặc đơn giản là những...hồn ma. Tiểu thuyết trở thành công cụ để bình
thườg hoá các phụ nữ không bình thường này, nhằm thay đổi đời sống Trung
Hoa qua cách vẽ ra một chân trời hoang tưởng. Tác phẩm của Bồ Tùng
Linh vẫn còn nổi tiếng đến hôm nay, không
những trong các nền văn hóa nói tiếng Hoa mà còn ở những nước láng giềng như Việt
Nam. Chỗ đứng của tiểu thuyết Bồ
Tùng Linh trong văn học Đông
Á, dẫu còn tranh biện,
thực sự không thể chối cãi.
II-
Định kiến về cánh bướm hay mặc cảm tự kỷ
Ý nghĩa triết học, tinh thần, và
nữ tính của hình ảnh “Cánh Bướm” trong văn chương phương Đông, tuy nhiên, lại
ít được biết đến ở phương Tây. Qua âm nhạc của Puccini, phương Tây làm quen với
việc xem hình ảnh Hồ Điệp Tử tiêu
biểu cho nữ tính Á Đông, tôi gọi đó là “Định kiến
Cánh Bướm” hay “mặc cảm Cánh Bướm” (một loại ám ảnh tự
kỷ). Bài viết này là một cố gắng khám phá mô thức này, nhìn lại và xử dụng các ví dụ từ văn
chương và nghệ thuật biểu diễn cuả nước
Mỹ trong thế kỷ 20:
--khi có sự kết hợp
trao đổi giưã hai khối văn hoá Á và Mỹ sau thế chiến thứ hai, khi Nhật đã đầu hàng vì sự tàn phá
cuả bom nguyên tử từ Mỹ;
--khi vấn đề căng thẳng chủng tộc và sự bình đẳng về quyền làm
người trở nên tiên quyết ở cường quốc như Mỹ và Âu Châu;
--và khi cuộc chiến tranh lạnh giưã hai khối tư bản – cộng sản đem
đến những rối rắm phức tạp giưã Âu Mỹ và Á, cùng với những cuộc
chiến tranh “đại diện” đẫm máu xẩy ra ở Á Châu (tôi tạm dịch chữ “proxy war,” thí dụ như chiến trường Triều Tiên và Việt Nam), lại qua chiến trận Trung Đông và thảm kịch 9/11 tái mở màn cho chiến tranh tôn giáo;
--và sau cùng là việc tạo dựng một thế giới mới về tin học
trước thềm ngưỡng cưả thế kỷ 21.
Tất cả những dữ kiện lịch sử xuyên thiên kỷ ấy bắt buộc tạo nên
sự thay đổi về cách xử dụng nhân tố toàn cầu, đem lại những điều
kiện mới “ắt có mà vẫn chưa đủ” về cách nhìn phụ nữ và Châu Á.
Trước những bối cảnh khá nhiễu nhương đó, tôi quay lại ý nghĩa
triết học, tinh thần, và nữ tính của hình ảnh “Cánh Bướm” trong văn chương
phương Đông; tuy nhiên, “cánh bướm triết lý vô giới tính,”
rất truyền thống ấy ở phương Đông lại ít được biết đến ở phương
Tây. Hãy so sánh những “motifs” này với thực trạng cuả thế kỷ 20,
thế kỷ cuả cấu xé, tranh thủ, đọ sức, thử lưả, nhưng lại là
bước sưả soạn cho thế kỷ 21 – chúng ta ngày nay, những khuôn
mặt phụ nữ cuả cội nguồn Châu Á ở Tây Phương, đang tiến hay lùi?
III-
Phụ nữ Á Đông trong nghệ thuật trình diễn
Hãy lấy màn bạc làm ví dụ đầu
tiên. Theo thông lệ truyền thống, chúng ta luôn luôn thấy phụ nữ Á Đông như là những cô gái bán hoa,
người hầu, hay nông dân chân lấm tay bùn. Năm phút trên màn hình, họ bị làm
tình, cưỡng hiếp, đánh đập hay bắn chết. Nếu không bị cưỡng hiếp hay bắn chết,
thì họ là những “đàn bà mê hoặc”: nhiều âm mưu, ưa đồng lõa, nham hiểm nhằm mục
đích giết chết hay đứng về phía kẻ thù, có khi là cướp lấy...đồng đô la (!!!): hình ảnh của
những con rồng cái hay cọp cái!
Sau khi Saigon thất thủ năm 1975, trong nhíều thập niên, có nhiều sản phẩm
cuả Hollywood về chiến tranh Việt Nam. Một trrong những phim về chiến tranh Việt Nam là "Casualties of War" với tài tử
Michael Jay Fox, Tổn Thất Chiến
Tranh. Trong đó,
hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới mắt các nhà làm phim
Hollywood là một cô gái trẻ yếu đuối, bị bắt cóc, tra tấn, lạm dụng, cưỡng hiếp,
đánh đập, đâm chém, và sau đó banh thây vì lựu đạn trên một cái cầu!!!. Trong một cảnh đáng nhớ, tài tử Sean Penn cầm cổ cô gái nhỏ người
Việt nhấc lên, y như cách người ta cầm cổ một con gà để cắt tiết. Không kể thông điệp đạo đức của
bộ phim và giá trị hiện thực, tôi quan tâm sâu xa đến hình ảnh “con gà chết” thảm thương hiền
lành này, một cách hoàn toàn vô thức (subliminal), sẽ in đậm và trở thành hình ảnh phụ nữ Việt Nam trong tâm trí của
công chúng Mỹ: một nạn nhân của chiến tranh, trơ trọi, không còn là con người,
và đánh mất bản sắc tự lập, tự
điều khiển sự sống còn cuả chính mình.
Mấy thập niên trước đó ở Mỹ, sau thế chiến thứ hai, tài tử Nancy
Kwan khởi sự cái việc có vẻ là một sự nghiệp đóng phim đầy hứa hẹn, với một vai
tên tuổi trong The World of Suzie Wong bên cạnh William Holden. Cô Wong đầy cá tính và nhập vai rất
tốt – một sự cải thiện rõ ràng từ các vai tiêu chuẩn của phụ nữ Á Châu là đàn bà dụ dỗ đàn ông, mê
hoặc, gái điếm, gái quê nông
thôn hay công nhân giặt ủi, nhưng sau cùng, nhân vật Cô Wong vẫn đại diện niềm đam mê của phương Tây với phụ nữ Á đông mà thôi. Nữ tài tử Kwan
xuất hiện trong vài phim nữa, nhưng sự nghiệp cũng ngắn ngủi. Lần cuối cùng, công chúng nhìn thấy cô trong vài
quảng cáo kem xoa mặt châu Á dành
cho phụ nữ lớn tuổi.
Thập niên 1980 trình làng ở
Hollywood một nữ minh tinh sinh ở Trung Quốc, Joan Chen, nhưng lúc ấy thật tình không rõ Chen có tránh
được hoàn toàn cái mẫu rập khuôn “Thiếu nữ Á Đông” hay không. Kế
tiếp, Chen được đạo diễn David Lynch cho một vai trong drama series Twin
Peak, và rồi cô nhuộm răng đen để đóng vai mẹ Việt Nam trong phim cuả
Oliver Stone (lại một sản phẩm rập khuôn thành kiến
nưã (stereotype): con gái Việt Nam sống ở đồng ruộng thì bị
cột lại, rồi lính Mỹ
hoặc lính Việt Nam Cộng Hoà cho rắn bò vào ngực áo như thể gái quê
sợ rắn không bằng, và giữa chiến tranh du kích khi xác người nổ tung
thành mưa bụi, quân nhân thì nổi điên bắn hàng loạt như Mỹ Lai, ai có
thì giờ để đạo diễn rắn bò vào
áo con gái quê như...Oliver Stone ̣(đã tùng có mặt ở chiến trường Việt Nam, nhưng chắc...không lâu và
chắc không sinh hoạt với dân quê Việt).
Sau cùng, cô Chen, gương mặt sáng giá cuả Châu Á ở
Hollywood, cũng thăng
tiến nghề nghiệp, trở thành đạo diễn (cô chỉ đạo một phim có mặt Richard Gere và Winona Ryder là vai chính trong
đó). Đi đến đâu?
Chẳng thấy giải thưởng Oscar. Rút
cục, Chen làm đám cưới
với một bác sĩ giải phẫu,
và trở về Trung Quốc làm
phim.
Trên sân khấu và trên sàn diễn kịch nghệ (không phải màn bạc của Hollywood), sau thời Puccini, hiếm thấy một
nhân vật nữ châu Á nào. Thập
niên 1980 và 1990, tuy nhiên, đánh dấu hai sản phẩm nghệ thuật làm hồi sinh
hình ảnh Cánh Bướm.
Cuối thập niên 1980, giải Tony
Award đến tay David Henry Hwang,
một di dân Trung Hoa thế hệ
thứ hai, với sáng tác kịch bản sân khấu lấy từ một vụ
tai tiếng có tính cách do
thám-điệp viên, gây chấn động
cộng đồng ngoại giao và quốc tế của thập niên ấy. Gọi tác phẩm mình là "M. Butterfly" (thay vì tên Monsieur
Butterfly như trước đó), Hwang kể chuyện một nhà ngoại giao Pháp đem lòng
yêu một nữ diễn viên opera người Trung Quốc, theo đuổi tương quan với cô trong hơn 10 năm, chỉ đi đến kết quả là chàng khám
phá ra nàng Butterfly lý tưởng của lòng anh thực ra là một gã đàn ông, một gián điệp Trung Quốc. Nhà ngoại giao đã yêu
thương, vun đắp, và giữ mãi hình ảnh một người phụ nữ Châu Á hoàn mỹ, trong vai Butterfly, và đã thực hiện mơ tưởng
đó thành...sự thật, dù rằng sự thật cuả lừa dối.
Tác phẩm của Hwang là một chủ đề
phức tạp, dấy lên các câu hỏi thật khó
về cuộc sống, tình yêu, hận thù, tình dục, chính trị, sự giao hảo giữa Đông và Tây, giữa đàn ông và đàn
bà, giữa đàn ông với đàn ông. Đưa ra những câu hỏi rất khó giải đáp này, Hwang tự
kiến tạo lại “hội chứng
Madam Butterfly” – một định
kiến về phụ nữ Châu Á – chỉ để
thách thức và lên án nó. (Sau đó nưã thì M. Butterfly cuả thập niên 1980 cũng được đem lên màn bạc Hollywood, với tài tử đẹp trai Jeremy Iron; thật ra
chỉ làm cho khán giả nhớ đến và đối chiếu tính lãng mạn hoá qua
hình ảnh con người đam mê và liên hệ mờ mịt đầy tính cách sương mù
giữa phương Tây với Trung Cộng, so với maù sắc nặng nề chính tri cuả
miền Nam quả địa cầu trong "Kiss of a Spider Woman" (Nụ Hôn Cuả Nàng Nhện), thập niên 1980, với tài tử lừng khừng William Hurt bên cạnh
những bức tường cuả ngục tối...). Kịch bản và phim “Nàng Nhện” được dựa trên một sản phẩm văn
chương nổi tiếng cuả Châu Mỹ La-Tinh.
Ngay sau thành công của Hwang,
hình ảnh Madam Butterfly được nhắc lại, lần này bởi sân khấu West End cuả thủ phủ Luân Đôn, và Broadway của
thành phố Nữu Ước. Các nhà sản xuất và sáng tác không hề giấu diếm sự thật: cốt truyện cuả Miss Saigon được tái tạo từ Madam Butterfly của
Puccini. Thời gian, địa điểm và nhân vật đã được thay đổi. Butterfly, cánh bướm,
bây giờ là cô gái bán “bar” cuả Sài Gòn trong thời điểm cuối cùng cuả chiến tranh Việt Nam. Cảnh
“tự vẫn” thương tâm và nổi
tiếng toàn cầu trong tiếng hát
nức nở cuả Maria Callas, bây giờ xảy ra một nơi nào đó, gần một trà điếm ở Bangkok.
Người yêu cuả định
mệnh chia tay bây giờ là một anh chàng lính Mỹ GI điển trai, có lẽ nhạy cảm hơn, hát những ca khúc jazzy đẹp mượt mà về sự hỗn loạn và rối rắm cuả thành phố Saigon, gây ra do
sự vô nghĩa của chiến tranh đè lên cuộc
sống của chàng, và cũng do những
tình cảm âu yếm chàng dành cho một cô gái Việt bán quán ngây thơ, trơ trọi giữa chợ đời, mà chàng đã đem lòng yêu thương, một buổi tối chàng bỏ trại lính đi uống
rượu.
Nhưng kết cuộc thì vẫn là, chàng đã làm tan vỡ
quả tim nàng, trong giờ phút cuối cùng, và rồi nàng cũng đã đi đến cái chết thảm thương: tự vẫn để giao con lại cho chàng và người
vợ Mỹ.
Mâu thuẫn chủng tộc chung quanh các vai đóng Miss Saigon làm cho nhạc
kịch tăng thêm phần nổi
tiếng. Hoặc là một nữ diễn
viên-ca sĩ rất trẻ gốc Phi sẽ đóng vai một thiếu nữ Việt Nam, hoặc là
diễn viên phong cách Shakespeare người Anh Jonathan Pryce sẽ đóng vai nam Mỹ lai, tất cả đã gây ra các cuộc tranh cãi trong
cộng đồng nghệ thuật diễn viên người
Mỹ gốc Á. Nhưng không nên để cho những
cuộc tranh cãi này làm xao nhãng vấn nạn thật sự -- làm thế nào để một tác phẩm nhiều triệu
đô la này mô tả được nền văn
hóa, lịch sử và con người Việt Nam trên
sân khấu Broadway một cá̃ch mẫn
cảm và chính xác.
Chắc chắn, nhạc kịch sẽ phải là một sản phẩm phương Tây
cho một công chúng phương Tây, nhưng Việt Nam và người dân Việt -- chuyện xảy ra ở Việt Nam -- trở thành cốt truyện, là chủ đề của tác phẩm! Âm nhạc sẽ là âm hưởng Jazz, nhưng nhà soạn nhạc tài ba Claude Michel
Schonberg cũng đã cố gắng tìm một chút âm hưởng dân ca Việt qua vài nỗ lực sáng tác để đem lại phong cách Á Đông cho phần nhạc. Chẳng có hàng chữ nào cho thấy có cố vấn người Việt tham gia vào tác phẩm
hay chu trình dựng kịch. Một
vài chữ tiếng Việt được quăng
vào phần ca từ, nhưng lại bị
phát âm sai một cách khá thảm
hại! Trang phục không mô tả chính xác hay tương ứng với y phục người Việt trong
thập niên 1970, cho dù là trang
phục cuả gái “bán bar” đi chăng nữa,
Các cảnh dàn dựng cho cốt truyện cũng vậy thôi!
Tôi tìm thấy giá trị duy nhất và điểm sáng ở nhạc kịch Miss Saigon -- ngoài phần nhạc Jazz, giai điệu và tiết điệu khá hay cuả nhạc thời trang loại “cao,”
và cảnh “trực thăng” mà bây
giờ người Việt gọi là “hoành tráng,” cũng như cảnh “vĩ đại” nhẫn tâm cuả đoàn
quân “đỏ” vào Saigon -- đó chính là sự kiện nhà sản xuất Cameron
McKintosh quyết định đưa ra những hình chiếu thật sự “đời thường” về trẻ em Việt Nam để mở đầu sân khấu. Có lẽ việc thu nhập hàng triệu triệu đô la từ đề tài mẹ Việt Nam đã khiến
cho nhà sản xuất Miss
Saigon xen vào nhạc kịch một
phần trình bày ít ỏi nhằm nói lên lương tâm nhân loại, một “nhận thức có tính cách lương tâm xã hội” cuả tập đoàn sản xuất! Ít ỏi, nhưng theo tôi là quan
trọng.
Thành công về mặt thương mại của Miss
Saigon nằm ở hình ảnh lãng mạn của một người con gái bán quán bia rượu, phải chăng một thứ “nhà chưá trá
hình,” như Truyện Kiều gần gũi với văn
hoá Việt Nam, nhưng lại có thêm hình ảnh Romeo là chàng lính
đồng minh lương thiện mà đảng cộng sản Việt Nam cho là “kẻ thù dân
tộc,” một hình thức ngang trái éo le cuả kịch phẩm Shakespeare: tình
yêu cao thượng giưã hận thù truyền kiếp. Nàng Juliet xấu số nhà quê cuả Việt Nam
phải cặ́t lìa nắm ruột, đem cho đứa con thân yêu, xa quê hương, bị bỏ rơi, nàng yêu nhiều
nhưng chẳng nhận được bao nhiêu, và là nạn nhân của một người đàn ông phương Tây, như lính...viễn chinh cuả thời Pháp thuộc (???). Sự tán thưởng của quần chúng đối với Miss Saigon còn
bắt rễ sâu xa hơn từ cái “bắt mắt” cuả một sân khấu vĩ đại: lòng thán phục cuả khán giả địa phương
về kỹ thuật dàn dựng rậ́t điêu
luyện, tạo dựng lại trên sân
khấu một Sài Gòn hoảng loạn trong những ngày hấp hối. Để
báo hiệu cuộc tháo chạy “nhẫn tâm” của đồng minh người Mỹ: nhà
sản xuất Miss Saigon mang luôn một chiếc trục thăng lên sân khấu. Trong thực chất, nhạc kịch Miss Saigon chỉ là một phiên bản khác, cũng vẫn là khả năng tưởng tượng của
phương Tây về câu chuyện huyền thoại mang bóng hình phụ nữ phương Đông, và cách phương Tây đã
tạo nên hình ảnh này qua âm nhạc
Puccini trong quá khứ: phủ phục, vị
tha, dâng hiến và chịu đựng là
điển hình cho phụ nữ đang yêu cuả Châu Á: nạn nhân cuả tình trường khi Đông và
Tây yêu nhau. Như thế,
Miss Saigon khẳng định lại
thành kiến đã lâu đời về phụ nữ Châu Á, diễn tả từ sân khấu.
Ngày hôm nay, thế kỷ 21, Miss Saigon đã lưu diễn, và vài bé gái Việt sinh trưởng ở Mỹ đã
tách rời truyền thống cũ “xướng ca vô loài” bằng cách học nhạc, học diễn xuất, làn hơi phong
phú và với giọng Anh ngữ cuả bản xứ, đã thủ diễn vai chính vai phụ trên sân khấu đ̣ia phương, cũng như
tái diễn kịch bản Miss Saigon tại Nữu Ước. Nhiều bé gái Việt lớn lên ở Mỹ đã
bày tỏ sự tức tối về kịch bản này. Việc chống đối Miss Saigon ngày
hôm nay không chỉ nằm ở khía cạnh chọn diễn viên, mà còn là một ấm
ức văn hoá nào đó được diễn tả trên mạng lưới, tiếng Việt cũng như
tiếng Anh: nhiều người bất mãn
không còn thấy cái đẹp cuả Miss
Saigon như tôi đã thấy qua biểu thượng tì̉nh mẫu tử cuả những kẻ
khốn cùng. Bất mãn cũng không thay
đổi thực thể status quo, vì Miss Saigon vẫn nổi tiếng, được ăn
khách trong giới khán giả cuả giải trí “thời thượng,” và tạo nên
“sự nghiệp sân khấu ca hát Broadway” cho các diễn viên-ca sĩ như trường
hợp cuả nữ danh ca tài ba gốc Phi Luật Tân Lea Salonga. Nếu các soạn giả gốc Việt muốn cái gì
khác hơn, thì họ có quyền tạo dựng bằng cách xây nghề nghiệp trong
dòng chính, nhưng khi họ thành công, lẩy trường hợp gần nhất cuả
soạn giả Quý Nguyễn cuả vở kịch “rap” Viêtgone, sản phẩm ấy cũng
vẫn mang cạ́i khung văn hoá cuả người Mỹ ̣(nhạc “rap,” và đầy rẫy một số ngôn ngữ
chửi thề cùng với hình ảnh cuả nḥuc thể, dù rằng các cảnh trí được xây dựng
ở thời điểm 1975 hay trong
không khí gia đình Việt Nam, giữa người Việt với nhau: cha với con, hay giữa tình nhân với nhau
trong bối cảnh tâm lý cuả người di tản thế hệ thứ nhất: gia đình
trung lưu cuả Việt Nam thời ấy có ai chửi thề hay diễn tả lộ liễu
về tình dục như các diễn viên sân khấu như thế không? Và sự thác
loạn nhất thời giữa hai thể xác nam nữ, có thật chăng nữa, cũng sẽ
không xẩy ra ngang nhiên trước mặt mẹ già trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan, mà sẽ phải là sự dấu diếm và che đậy ??? Nói tóm lại, vở nhạc kịch Vietgone cuả
soạn giả Quý Nguyễn có thực sự phản ảnh văn hoá Việt Nam thời 1975
hay không?).
IV – Phụ nữ Châu Á trong tiểu thuyết
Trong lĩnh vực văn chương cuả thế kỷ 20, người phụ nữ châu
Á đã được coi trọng hơn.
Nhưng sự coi trọng ấy tự nó
cũng vẫn dựa trên định kiến.
Trong cuốn tiểu thuyết thương mại
nhưng rất hay, The Immigrant (Người Di Dâṇ), của Howard Fast, thập niên 1950, nhân vật chính
– một triệu phú tự lập thân, Daniel Lavette – thuê một anh “ba Tàu” làm kế
toán, lại đem lòng yêu con gái ông ta, bỏ bà vợ Knob Hill xinh đẹp sang trọng, con gái chủ nhà băng nhưng lạnh
lùng vô cảm cũng như “tảng băng”
vậy đó, để rồi Lavette phải đeo đuổi cô nhân
tình người Hoa. Người vợ “bé” châu Á dạy Lavette văn hóa, truyền thống,
văn chương, chuyện thần thoại, cùng với tính liêm khiết và sự tử tế làm người,
trái ngược với sự cách biệt và hợm hĩnh thường hay biểu lộ ở bà vợ Mỹ giàu có mà...tính
tình kiêu ngạo thối nát. Sau cùng, người phụ nữ Châu Á, một nhân viên thư viện, hân hoan đón nhận một Lavette trắng tay
khi vương quốc hàng hải của ông ta đổ sụp.
Nhưng cô tình nhân người Hoa của Lavette vẫn rất giống Madam Butterfly mà
phương Tây đã quen nhìn, trừ
chi tiết cô ta không phải chết tức tưởi thương tâm. Bản thân Lavette từ
đầu không thể quyết định xem cô ta có hấp dẫn không trong con mắt của ông. Cũng giống như Madam Butterfly ̣(và Miss Saigon), để có Lavette, cô gái Hoa làm nghề mọt sách
quản thủ thư viện đã phải sinh đứa con ngoài giá thú, chịu đựng sự ruồng bỏ cuả văn hóa mẹ.
Cô là người vợ Châu Á
hoàn hảo, thu hút, hay giúp đỡ, khôn trước tuổi, xây cho Lavette trắng tay một mái ậ́m gia đình khi tinh thần ông hoảng loạn, không còn phương hướng.
Phụ nữ Châu Á xuât hiện ở nhiều vị trí phức tạp hơn trong các tác phẩm của nhà văn đoạt giải
Nobel Pearl S. Buck. Nhân vật
nữ chính của Buck lộ rõ phẩm chất thông minh, linh hoạt, có chiều sâu, quyết
đoán, tận tụy, phức tạp, và thường
mang những ý thức nên thơ về
hoài niệm nguồn cội. Nhờ
Madame Buck (người đã trải gần cả cuộc đời ở Châu Á vì bà là ái
nữ một nhà truyền giáo), đất nước Trung Hoa huyền bí tự mở ra trước con mắt của
người phương Tây, vào thời điểm Mao
Trạch Đông đã đóng cửa Trung Hoa,
tách rời lục địa ra khỏi tia nhìn từ phương Tây của thế giới tư bản tự do. Thế nhưng, Madame Buck vẫn viết về châu Á, đàn ông, đàn bà, và lối sống Đông phương theo nhãn quan của người ở bên
ngoài, nhãn quan ấy xem xét, rồi xâu chuỗi lại. Theo chữ nghĩa
của nhà nhân chủng học về văn hóa (thí dụ như Margaret Mead chẳng hạn),
thì Madame Buck là người “quan-sát-trong-cuộc,” nhưng vẫn không phải là người đã trải qua kinh nghiệm như một thành viên sinh ra của bộ tộc! Những
người phụ nữ của Madame Buck
luôn luôn tự chủ. Họ tự khẳng định theo cách riêng rất Châu Á, trên lãnh địa của
chính mình – một Châu Á đang
thay đổi, mặt đối mặt với một
phương Tây xa lạ, và họ đang
chống lại ảnh hưởng của Tây phương, trong
lúc vẫn cố gắng dung hòa với
những mâu thuẫn văn hóa phức tạp.
Buck
viết về phụ nữ Trung Hoa và Ấn Độ ở trong nước Trung Hoa và Ấn Độ. Trên lãnh thổ của chính mình, những phụ nữ Châu Á này được phép làm người Châu Á, và trong cung cách truyền thống, họ làm chủ số phận của chính mình. Bối cảnh đó đặt những nhân vật nữ của
Buck tách khỏi những phụ nữ Mỹ gốc Á bây giở – chúng ta -- phải thật sự sống một vai trò hai mặt, tách hẳn khỏi cái nôi văn hóa của xứ mẹ bên kia bờ đại dương.
Bởi lẽ những nhân vật của Madame Buck được mô tả trên lãnh địa của chính mình, họ không
cần thiết phải đại diện cái “hội
chứng” (thật ra tôi rất ghét chữ này, dùng tạm thôi), cái “nghịch cảnh” mà bây giờ
tôi tạm gọi là “phụ nữ giữa
hai thế giới.” Không giống những nhân vật nữ Châu Á của Buck, được cơ hội chống lại một phương Tây đang xâm nhập, những
phụ nữ gốc Á ngày nay ở Mỹ lại
phải đóng vai trò xâm nhập. Họ phải phá bỏ định kiến cuả đám đông bằng cách tự chứng minh rằng bản thân mình là một hữu thể khác biệt với định kiến từ xưa. Sau đó họ lại phải mở một cánh cửa (hay đúng ra tôi nên nói là phá bức tường
bằng đá (nhìn thấy được) hoặc trần nhà bằng kính (không nhìn thấy được) để tìm lối đi, dẫn
họ vào một thế giới không
quen nhìn thấy gương mặt người
Châu Á dưới bất cứ hình thức nào, chứ đừng nói chi đến việc nhìn gương mặt Châu Á
mà không theo định kiến. Khá thường xuyên, định kiến được sinh
ra, không những bằng suy nghĩ định khuôn
sẵn, dễ chuyển biến thành những thiên lệch có ý thức hoặc vô ý thức, mà định kiến còn được nuôi dưỡng bởi sự
thiếu hiểu biết mà nhiều nhà văn
gọi là “xuẩn động,” vì đám ̣đông không có khả năng hay sự tò mò đủ để nhìn sâu
vào một sự vật mà bề ngoài quá khác lạ so với kinh
nghiệm hằng ngày cuả đám đông, đến nỗi sự kỳ bí khó hiểu cuả “cái
thực thể nhỏ bé” nhưng “lạ lùng này” (tôi tạm dịch chữ “exotic” ), sẽ tự nhiên bị biến thành...một
đe dọa đầy nguy hiểm cho thực tại cuả đám đông. Hoặc giả đám đông quay mặt làm ngơ trước
cái vật thể họ không hiểu được, cho nên nhu cầu cuả vật thể ấy coi
như là...không có!
Tiểu thuyết gia lão thành Graham Greene mô tả khía cạnh định kiến này trong cuốn tiểu
thuyết nổi tiếng của ông, “Người Mỹ
Trầm Lặng,” viết từ thập niên 1950 (Các nhà phê bình xếp hạng tiểu thuyết này
như một dự báo về hậu quả việc người
Mỹ can thiệp vào Việt Nam, tiên tri rằng kết cuộc người Mỹ...sẽ
chết ở Việt Nam, hai thập niên trước khi chiến tranh chấm dứt).
Thông điệp về chính trị của
Greene mang hương vị một cuộc tình tay ba giữa một cô gái Việt Nam rất trẻ, một nhà báo Anh tuổi
trung niên, và một nhà ngoại giao Mỹ cũng…trẻ trung mà lại...khá đẹp trai và...tử tế.
Tôi xin gọi sự mô tả của Greene
về người phụ nữ Việt Nam – trọng tâm của cuộc tình tay ba – là “mô tả bằng cách ...không
mô tả.” Nhân vật và tính cách
của của cô gái trẻ Việt Nam được mô
tả hoàn toàn qua những suy nghĩ và các cuộc nói chuyện giữa hai người đàn ông yêu nàng. Để giới thiệu
nhân vật, Greene viết bằng lối nhạo
báng: “Tên cô là Phượng, hay Phoenix - Phượng Hoàng, nhưng ngày nay, chả
có gì quá tuyệt vời, vì con chim
Phượng chẳng bao giờ có thể tung cánh bay lên từ một đống tro
tàn.” Thế giới nội tâm của Phượng là cả một vòm trời bí
mật trước mắt hai người đàn ông yêu cô, cho nên cũng trở thành bí mật trước mặ́t độc
giả. Hai
chàng của nàng, một già một trẻ,
một Mỹ một Anh, một thì chua chát, một thì lý tưởng, đều hướng
tâm trí vào nàng, quyết định theo lăng kính của họ những gì họ cho là nhu cầu của nàng. Nàng rất ít nói. Gần
như...không biết nói. Diễn đạt của nàng gồm một vài từ, vài câu ngắn
tiếng Pháp: “comment” (thế
nào, cái gì), “enchanté” (vui vẻ, vui thích, hãnh diện),
“Je ne comprend pas” (em không hiểu).
Sinh hoạt của nàng gồm có việc
ngồi chơi ở quán bán sữa, đi
xem phim Pháp, coi các cuốn sách ảnh về
hoàng gia Anh, mồi thuốc phiện cho người tình Ăng-lê, và sẵn sàng cởi cái quần
lụa đen rất nhiều lần ngay cả khi...chưa
được yêu cầu. Biểu lộ suy nghĩ của nàng
thường là cái chau mày hơi lâu và chăm chú (đặc biệt sau khi nghe tin người
tình Mỹ của nàng đã bị ám
sát), trằn trọc thâu đêm, thức
giấc khi nàng vừa có ác
mộng, lặng lẽ giải thích với người yêu:
“les cauchemars” (ác mộng). Vật tùy thân ít ỏi của nàng gồm mươi cái
khăn quàng cổ nhiều màu để mang
cho hợp với những chiếc áo dài, vài chiếc quần lụa, và có lẽ còn một vài tạp
chí thời trang tiếng Pháp.
Sau khi nhà ngoại giao Mỹ bị ám sát chết, Phượng trở lại
với người yêu Ăng-lê, mang theo các chiếc khăn quàng và mấy cái quần lụa dài, mà Greene tả là “của hồi môn” (có tộị nghiệp không???). Tuy nhiên, nhân vật nhà báo người Anh (có lẽ là “bản ngã” của Greene) viết một bức thư gởi
về người vợ Ăng Lê của mình
đòi ly dị. “Chia tay với người phụ nữ này (Phượng) đối với tôi sẽ là bắt đầu
cái chết.” Ở một vài đoạn trong
cuốn tiểu thuyết, Greene cho rằng tình yêu của nhà báo Anh dành cho Phượng chỉ
là biến dạng của thói quen nghiện thuốc phiện, càng ngày
càng nghiện nhiều vì nỗi cô đơn và tuổi già bất lực.
Nhân vật Phượng giống như bản chất
cuộc chiến tranh Việt Nam trong con mắt của những người quan sát và can dự từ phương Tây. Thế giới nội tâm của
Phượng không thể xuyên thấu,
như núi rừng nhiệt đới Việt Nam đối với quân lính Mỹ. Có lẽ Greene chủ tâm mô tả phụ nữ Việt Nam như một ẩn dụ
về sự bí hiểm của cơ cấu chính trị bá đạo (Machiavellian) ở Việt Nam, và cuộc chiến không giải thích được, một
cuộc chiến “vắt kiệt” làm bàng hoàng tâm trí người Mỹ.
V – Câu chuyện
thành công hiếm hoi và hình ảnh đang thay đổi
Xét từng trường hợp cá nhân, những phụ nữ Châu Á xuấ̀t sắc khác thường, đã làm đảo ngược được định kiến. Trong những ngày đầu
là sinh viên báo chí năm 1976, tôi thường khâm phục nữ phóng viên truyền hình Connie Chung
trong những bản tin màn ảnh buổi
sáng. Bà Chung lập thân như
một phụ nữ có nghề chuyên môn tiêu
biểu cho nước Mỹ trong cạ́c thập niên 1970-90, một nhà báo thành đạt trong giới truyền thanh truyền hình (có lần Chung đã được coi là nhà báo truyền hình cạnh tranh chính thức với Barbara Walters): Chung là một phụ nữ xinh đẹp có tư cách đúng đắn và ăn bận
nề nếp phù hợp với vai trò
công việc, đủ tầm để kết hôn với một người đàn ông thành công tương tự; lại quyết định chậm sinh con. Cộng thêm những gì có
vẻ là một cá tính văn hóa rất mạnh mẽ – tôi đọc đâu đó trong một cuộc phỏng vấn
thời gian đầu khởi nghiệp của bà,
Connie Chung có lần nói với báo chí kèm theo một nụ cười tươi: “Tôi chỉ là một cô gái Trung Hoa dễ
thương.”
Thế nhưng, trong các thập
niên 1970, 1980, và 1990, một triệu người chỉ có một Connie Chung. Nhiều phụ nữ
chuyên môn khác gốc châu Á dẫm chân tại chỗ mà không có lấy một vinh quang, với nỗi đau và chiến đấu của họ
không ai biết tới. Sau cùng, họ được cho là những nữ anh hùng Châu Á, sinh ra với tố chất phi thường là
cam chịu số phận, hy sinh khi được đòi hỏi vì quy tắc ứng xử, miệt mài che dấu những nỗi buồn, tận tụy không một chút băn khoăn, chỉ
có âm thầm nuốt nước mắt vào lòng. Những
người Châu Á thường thường được gọi là “thiểu số thầm lặng” -- việc lên tiếng trước
công chúng không phải là đặc trưng văn hóa được ưa chuộng trong truyền
thống phương Đông: chúng tôi
không được hét to, đòi hỏi hay đánh nhau với ai!!! Ngay cả chiến trường Việt Nam cũng được thế giới mệnh danh là một cuộc chiến
tranh du kích, cho dù vũ khí Nga Tầu Mỹ! Một người phụ nữ Châu Á đầy tham vọng theo truyền thống
thì phải buông rèm nhiếp
chính, đứng sau một người
đàn ông “bù nhìn,” qua hình ảnh đó
mà hợp thức hóa sự hiện diện quyền lực của người phụ nữ đứng sau rèm. Những câu chuyện tương tự phản ảnh cách thức như vậy, cho rằng phụ nữ phải kéo bè kết
cánh và giở các thủ đoạn, thí dụ
như trường hợp Thái Hậu Võ Tắc Thiên nhà Đường. Trường hợp Bà Ngô Đình Nhu ở Đệ Nhất
Cộng Hoà Việt Nam thì bị báo chí Mỹ so sánh ngay là một “Con Rồng
Cái.”
Từ thập niên 1950 và 1960, sau thời của người nhận giải Nobel văn chương Pearl S.
Buck, hàng chục thập niên trôi qua không
có lấy một tác phẩm văn chương tầm cỡ tập trung về người phụ nữ Châu Á (mãi cho đến năm 2015 thì giải Pulitzer trao cho người gốc Việt đầu tiên
lại là tiểu thuyết về nhân vật đàn ông, caí gì cũng làm đúng y theo
tiến trình đàn ông Việt tỵ nạn vào nước Mỹ đã hay có thể làm:
gián điệp nhị trùng ở miền Nam, con lai Pháp, thuyền nhân, ̣đóng phim
Hollywood theo Francis Coppola, kháng chiến Hoàng Cơ Minh, Việt Kiều, rồi
vào tù cộng sản, ôi thôi tất cả không thiếu cáí gì, chỉ không ứng
cử, thưa kiện, đi lính Mỹ tác chiến bên Trung Đông, học Yale, Harvard,
Stanford, etc., hay l̀àm luật sư, bác sĩ, thẩm phán, doanh nhân, để đem
tiền bạc chức phận cho bản thân và hãnh diện cho cha mẹ, mà thôi!!!).
Tuy nhiên, ở thập niên 1980, nỗi trăn trở của người
phụ nữ Mỹ gốc Á – tiến thoái lưỡng nan trong cuộc sống giữa hai nền văn hóa, bị
ám ảnh bởi những bóng ma quá khứ khi lớn lên trên nước Mỹ - đã bắt đầu được biểu hiện. Thập niên ấy sản xuất ra hai nhà văn nữ gốc Á, những cuốn tiểu thuyết đầu tiên lập tức chiếm danh
sách tác phẩm bán chạy nhất trên
thị trường chữ nghĩa cuả Mỹ. Tác giả Maxine Hong Kingston và Amy
Tan là hai phụ nữ di dân gộ́c Hoa thế hệ thứ hai. Mô tả tương quan của họ với người mẹ, người dì, với
anh chị em, và toàn bộ thế hệ
những phụ nữ di dân gốc Á đầu tiên bị trầm cảm, đè nén, hoài niệm quá khứ, hai
nhà văn này phóng chiếu kinh nghiệm
người Mỹ gốc Á vào dòng chính nước Mỹ.
Có lẽ sự thành công của những nhà văn hiếm hoi này có cái gì đó liên
quan tới sự kiện sau đây: tính đa dạng tức là “diversity” đã trở thành “thời thượng” ở nước Mỹ đương đại, phần cuối thế kỷ thứ 20. (Lấy ví
dụ, năm 1990, Barbara Bush phát biểu về tính đa dạng “diversity” trong
một bài diễn văn quan trọng, công khai gây nhiều tranh cãi ở đại học Wellesley, một đại học nổi tiếng dành cho các
nữ sinh viên ưu tú). Hoặc có lẽ, sự thành công của Kingston và Tan trong dòng chính chắc phải có cái gì liên quan với sự kiện
thương mại thế giới ở vòng đai
Thái Bình Dương, đã trở nên càng ngày càng quan trọng sau khi
Nixon đi Trung Quốc, và do đó, độc
giả Mỹ có sự tò mò hoặc
nhu cầu hiểu biết các cô cậu
Thái Bình Dương trong lòng nước
Mỹ. Có
lẽ các thành công về văn chương này cho thấy cộng đồng Mỹ gốc Á đang dần dần đảo ngược hình ảnh “thiểu
số yên lặng.” Cũng có thể Kingson và Tan thành công chỉ
vì họ diễn đạt những cảm xúc và kinh
nghiệm nhân sinh phổ
quát làm lay động trái tim con người –- các vấn đề như quan hệ giữa mẹ và con, khủng khoảng bản sắc, quá khứ và hiện tại, sự đấu tranh nội tâm của con người “mắc kẹt” ở khoảng giữa tranh tối tranh sáng – tất cả các “hội chứng” này đã lên tiếng
khẩn khoản khắp nơi, bất kể màu
da hay giới tính.
Tuy nhiên, những diễn tả văn chương về kinh nghiệm sống của Kingston và Tan
không thay thế được một cấu trúc hỗ
trợ có hệ thống, thiếu vắng trầm
trọng trong đời sống các nhà
chuyên môn nữ gốc Á, một thế giới
chủng tộc thường bị lãng quên trong dòng chính nước Mỹ hậu bán thế kỷ thứ 20.
Trong những năm cuối thập niên
1980, hai tờ báo chuyên môn American
Lawyer và National Lawyer phát hành các bản khảo sát của mình về cơ
cấu chủng tộc và tỷ lệ nhân viên thiểu
số của các tổ hợp luật danh tiếng trên toàn nước. Tỷ lệ
các luật sư nữ gốc Á nằm trong các những bộ phận đầu não này là một con số đáng
buồn: 0,1 phần trăm. Tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên nếu tỷ lệ phần trăm phụ
nữ gốc Á nằm trong đầu não những
chức vụ quản lý các công ty Fortune 500 ở Mỹ sẽ rất nhỏ nếu không nói là gần như không có. Những gương mặt
nữ gốc Á có lẽ thường được thấy hơn
trong ngành quản lý cấp trung (mid-management),
hay các vị trí thuần về kỹ thuật và khoa học trong thế giới thương trường tư nhân. (Trong
thập niên 1980, về lĩnh vực chính trị của Washington, chính quyền Bush vinh
danh hai gương mặt nữ gốc Á: chủ tịch Uỷ ban liên bang giám sát thị trường đầu tư các sản phẩm tiêu thụ
(CFTC) Wendy Graham, và bộ
trưởng bộ Lao ̣Động Elain
Chao, người sau đó được bổ nhiệm đứng đầu Peace Corps). Cả
hai bà đều lấy chồng là chính trị gia thủ cựu danh giá trong dòng
chính, ở ngoài cộng đồng thiểu số cuả hai bà. Không có phụ nữ gốc
Á nào giữ vai trò gì quan trọng
trong hành chánh chính phủ
Clinton và Obama ở mức tổng hay
bộ trưởng, dù rằng Obama bổ nhiệm nử thẩm phán liên bang gộ́c Việt
đầu tiên ̣(18 năm sau khi
Thị Trưởng Houston bổ nhiệm nữ thẩm phán gốc Việt đầu tiên vào toà
án thành phộ́ cho tiểu bang Texas). Bà Elaine Chao, bắt
đầu sự nghiệp chính trị qua học bổng chuyên viên Toà Bạch Ốc (White
House Fellowship) dưới thời chính
phủ Reagan, hiện nay là khuôn mặt phụ nữ gốc Á độc nhậ́t cuả chính phủ Trump trong điạ vị Bộ
Trưởng Giao Thông. Nhưng
chính bà cũng đã từng là tâm
điểm gây ra bàn cãi chính trị trong dòng chính về vấn đề đạo đức
nghề nghiệp.
Nói tóm lại, ở hậu bán thế kỷ thứ 20, phụ nữ gốc Á thành công trong nghề nghiệp tạo được cảm hứng thành đạt cho thế hệ mai sau, nhưng có thể lại bị chính cộng đồng thiểu số cuả họ buộc
phải chấp nhận lối sống, triết lý, cung cách ứng xử, xa lạ với dòng chính, hoặc bị thế giới chuyên môn cuả
dòng chính bắt đi ngược lại truyền thống cuả thiểu số bảo thủ tiêu biểu cho cội nguồn gốc Á. Thông thường, những phụ nữ này hoặc được gắn cho cái danh đã vượt khỏi tầm văn hóa chủng tộc, hoặc bị kết án đã từ bỏ cội nguồn, hoặc cả hai. Một khi mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn của họ đã
được thực hiện, thì những
phụ nữ tiên phong này được cộng
đồng thiểu số thán phục, nhưng trong cái vòng gắn bó ấy, họ lại bị người khác e
dè và trở thành đối tượng cho sự tò mò, soi bói, hay đố kỵ, ghen tuông, dè bỉu. Ngay cả khi mạng
lưới ủng
hộ bắt đầu được hình thành,
những vấn đề được bàn luận thường
chỉ tập trung chung quanh những cố gắng
chuyên môn cuả nghề nghiệp.
Vấn đề bản sắc văn hóa và sự rối rắm sinh ra bởi những mâu thuẫn vì giá trị văn hóa xung đột, vì bản chất
cá nhân hay các vấn đề nhạy cảm khác, thường không được biết tới, hay bị bỏ qua, “phớt
tỉnh” coi như không có (tình
trạng tâm lý chối bỏ thực tại, “falling on deaf ears,” hay “blind spot”), nếu không nói là còn bị đem ra đàm
tiếu hay dè bỉ̉u, có nhiều khi là mạ lỵ, phỉ báng.
Phần hai
…QUA ĐẾN HÒN VỌNG PHU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Còn quá nhỏ chưa biết miền Bắc Việt
Nam, tôi vẫn được sống qua những nét đẹp phong cảnh cuả
Bắc Việt nhờ đọc tiểu thuyết văn chương hay nghe lại những câu chuyện
kể từ người lớn.
Trong những cảnh đẹp nhiều người ca tụng ở miền Bắc Việt Nam là một khối đá giống tượng một phụ
nữ đang bồng con. Đứng trên đỉnh núi hay ở đèo cao chênh vênh, bức tượng nhìn xuống vùng vịnh nối liền
rừng núi với biển Đông. Khối đá có mặt ở
đó hàng mấy trăm năm, có khi cả mấy nghìn năm. Hình như có nhiều khối đá như vậy suốt chiều dài nước Việt, ở
những đường đèo hiểm trở, dù rằng khối đá nổi tiếng nhất có mặt
ở vùng núi gần biên giới Hoa-Việt ̣(Lạng Sơn/Cao Bằng, Đồng Đăng/Kỳ Lừa), tiêu biểu cho cuộc chiến tranh biên
giới trường kỳ trong sự sống còn cuả lãnh thổ Việt. (Lịch sử 4000 năm
của Việt Nam là lịch sử của chiến tranh, tựu trung là việc giữ nước trước
sự xâm chiếm thường xuyên cuả phương Bắc và cuối cùng là thực dân
phương Tây, và nhiều lần nội chiến vì sự tranh giành quyền lực).
Có truyền thuyết éo le trong kho tàng văn học dân gian Việt
Nam về tảng đá này. Tôi nghĩ
truyền thuyết ấy trình bày một
cảnh huống nghịch lý, tương phản với Madam Butterfly
của Puccini.
Theo truyền thuyết, khối đá mang hình thể người đàn
bà trước kia là một phụ nữ trẻ tuổi có chồng đi đánh giặc phương xa. Vừa nuôi nấng con, người phụ nữ
vừa trông ngóng chồng mình trở về từ cuộc viễn chinh…cho đến lúc cuộc đợi chờ trở thành thiên thu, và nàng không thể ôm lấy nỗi buồn
thêm nữa.
Nhưng nàng không bỏ cuộc. Vì vậy,
một ngày kia, nàng ôm đứa con thơ trèo
lên đỉnh núi, nơi nàng có thể nhìn thấy khung cảnh thuyền bè trên biển
và đoàn ngựa phi băng rừng vượt núi. Người phụ nữ
đứng đó, tay bồng con, trông chờ người chinh phu, dõi mắt xuống biển, lên rừng,
để được trông thấy chồng trong ngày đoàn quân trở về, ca khúc khải hoàn. Đợi chờ, đợi chờ, và đợi
chờ, nàng đợi chờ mãi mãi, dạn gió, dầm mưa, dãi nắng, cả những mùa đông giá rét, những
mùa hè sôi bỏng. Nàng quên hết
khái niệm thời gian hay ý niệm không
gian, cảnh vật chung quanh. Nàng đứng đó, ngày này qua ngày khác, tháng
này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
Cuối cùng nàng hoá đá…
...Khối đá cô đơn ấy trở nên trường cửu, gắn liền với lịch sử, và trở thành lịch sử, trên đỉnh núi
nhìn xuống biển mênh mông và núi rừng bát ngát cuả Việt Nam. Người Việt Nam đặt cho tảng đá cái tên “Hòn Vọng Phu.” Tảng đá cuả sự đợi chờ trong chiến
tranh và tình phu phụ.
Như Madam Butterfly của
Puccini, bức tượng người nữ Việt Nam là người vợ ngóng trông, phó thác cả cuộc
đời mình vào một hy vọng duy nhất: người chồng sẽ trở về. Bản chất hy vọng của
nàng là sự vô vọng! Nhưng
người vợ trông chồng Việt Nam vượt lên
trên sức mạnh của sự hủy diệt. Cho nên nàng hóa đá. Sự đợi
chờ trống vắng khiến nàng kết tinh thành vĩnh cửu. Sự kết tinh là biểu
tượng một tinh thần quá mãnh liệt, sự bền
gan đầy sức sống, đến nỗi thân xác vô thường
dễ hủy hoại phải kết
tinh thành hình tượng khối đá trơ gan cùng tuế nguyệt, thách thức thời gian và
chịu đựng mọi thử thách trong không
gian, duy trì và trường tồn maĩ maĩ trước hoàn cảnh vô cùng tuyệt vọng. Nguyện ước của người
phụ nữ trông chồng trở nên trường tồn và bất tử, và như thế, tinh thần cuả nàng cũng trường tồn và bất tử.
Butterfly có thể biến mình trở
thành một mơ tưởng, một hình ảnh sao chép lãng mạn của người đàn bà bạc mệnh.
Butterfly đã đầu hàng, buông xuôi và tự trả thù bằng cách hủy hoại chính cuộc đời mình, và để bảo đảm được số phần cuả
đứa con do nàng xếp đặt. Sự quyên sinh của nàng là cách thể hiện lòng tự tôn để đối phó với nghịch cảnh, và để tỏ bày lòng khao khát một kết cuộc cao quý qua sự toàn mỹ, để giữ lấy ảo vọng tình yêu và tinh thần
“tử vì đạo,” làm chủ đích cuả
đời mình. Chết đi, nàng buông xuôi. Nhưng ở hình ảnh Hòn Vọng Phu cuả Việt Nam, không có sự đầu hàng, buông xuôi, không có
khái niệm gì về một mơ tưởng do lòng
tự tôn. Thay vào đó, ở Hòn Vọng Phu Việt Nam có sự tồn tại cuả một
ý chí bất diệt. Tảng đá sừng
sững trước thời gian và không gian, năm này qua tháng khác.
Có rất nhiều cách để phân biệt
Butterfly và Hòn Vọng Phu Việt Nam. Ví dụ, Butterfly là một nạn nhân tàn bạo của
sự bội phản và bỏ rơi cuả tình
trường, nhưng Hòn Vọng Phu Việt
Nam thì khác. Hòn Vọng Phu chịu sự chia cách vì sứ maṇg
thiêng liêng cuả dân tộc phảỉ trường tồn trước ngoại xâm. Nàng không tự tử, mà nàng...hoá đá như
đã được tạc tượng bởi thượng đế trong cảnh đợi chờ̉ mỏi mòn tượng
trưng cho ý chí cuả nhân loại.
Đồng hoá hay so sánh
và đố chiếu, hình ảnh Butterfly
và Hòn Vọng Phu Việt Nam có thể dấy lên nhiều tranh cãi, dựa vào việc mổ xẻ văn hóa Nhật Bản vốn
đề cao danh dự qua cái chệ́t,
đối nghịch với văn hóa Việt Nam vốn trân quý cuộc sống, mang giá trị lịch sử cuả nền tảng phấn đấu để trường tồn.
Nhưng so sánh hợp lý không phải là trọng tâm cuả ̉tôi ở đây. Mục đích của tôi
không phải để phân biệt văn
hóa Việt Nam với văn hóa và lối sống Nhật Bản, trong đó sự tự tử cuả người Nhật mang ý nghĩa văn hóa như một hành động cao cả và can đảm. Tôi mượn hình ảnh Cánh Bướm,
Butterfly của Puccini, chỉ để nêu lên câu hỏi này: Chúng ta, những người phụ nữ
Mỹ gốc Á của thế kỷ 20 và 21, có
mang canh cánh trong tâm hồn, trong trái tim mình một Cánh Bướm nhỏ, bởi
vì hình ảnh Cánh Bướm luôn
luôn là kiểu cách thế giới phương
Tây nhìn chúng ta, và có lẽ đó
cũng là kiểu cách cộng
đồng chúng ta đòi hỏi, hay
cách ta tự nhìn lấy mình, từ lúc nền văn hóa chúng ta mở cửa cho phương Tây nhìn vào qua sự chủ quan cuả họ?
Là người Mỹ gốc Á, chúng ta trở thành cầu nối và là chất xúc tác giữa Đông và
Tây. Nếu có một giá trị Mỹ mà thế giới đòi hỏi và thèm muốn, đó là giá
trị của sự tự do chọn lựa. Trong thế giới mới sáng tạo của mình, ở đó phương
Đông và phương Tây phải đón nhận sự trao đổi và giao hòa thì chính Butterfly, Cánh Bướm, sẽ phải vẽ lại hình ảnh, viết lại kết cuộc, và định nghiã số mệnh của chính mình.
Thế giới của nàng không còn là một
cửa sổ nên thơ hình bán nguyệt nhìn ra Thái Bình Dương, nơi nàng ngồi lặng lẽ,
mong chờ một chiếc thuyền sẽ không bao giờ xuất hiện (hay một khi xuất hiện, thì chiếc thuyền sẽ báo hiệ̣̣u…cái chết của nàng!). Cánh Bướm có thể
không còn phảỉ đóng vai trò
một ước mơ tuyệt vọng cuả một thế giới lễ nghi, truyền thống, nơi mà định kiến vững chắc và ăn sâu đến nỗi không thể
bị phá vỡ - một thế giới mà trong
đó phẩm hạnh của nàng được đo lường bằng những hy sinh nàng phảỉ làm vì các nguyên tắc sống
không phải tạo ra cho nàng, bởi
nàng, hay vì nàng.
Tối cần thiết, thế giới đó phải thay đổi bởi lẽ Cánh Bướm,
Butterfly, nếu đúng là nàng, sẽ phải
học cách bay đi thay vì ngồi đó đợi
chờ trong yên lặng, rồi trở thành nạn nhân cho nỗi cô độc của sự đợi chờ vĩnh viễn…Những đứa cháu và người
thân còn trẻ của tôi ở
California lớn lên trong một thế giới khác xa những gì những người mẹ của họ đối
mặt hàng chục thập niên trước. Thế hệ mới gánh vác những cố gắng nghề nghiệp chuyên môn cho bản thân, có lẽ vẫn đang chiến đấu trong sự xung đột giữa các nền văn hóa, vì thế kỷ vẫn còn là một thế giới chưa hoàn hảo. Những
người trẻ này vẫn còn phải chiến đấu để có cùng một ý thức bản sắc
mà tôi đã phải kiếm tìm suốt
những năm cuối cuả thế kỷ 20, và nếu tôi phải cho họ lời khuyên, rất giản dị tôi sẽ nói thế này:
“Là một phụ nữ Mỹ gốc Việt thế hệ đầu
tiên trong một thế giới không phải là phương Đông cuả
mẹ tôi, tôi đã phải khám phá ra rằng thế giới phụ hệ bao quanh tôi đã xác định tôi như một
cánh bướm có số phận không may, tôi phải hy sinh cho người khác, luôn
luôn và luôn luôn, thì tôi sẽ không gồng mình để thực hiên lời nguyền
về số phận nữ nhi bi thảm để làm hoàn hảo cái mơ tưởng mà văn
hoá cội nguồn buộc tôi phải tạo nên. Nếu tôi phải chiến
đấu để không còn là một cánh bướm
sẽ phải...tự tử vì hoàn cảnh ngoài tầm tay với, và vì thế tôi vẫn
phải sống để gánh lấy những trọng trách nhằm thay đổi một thưc tế
dường như là vô vọng, tôi sẽ nhìn đến sức mạnh cùng sự kiên gan bền bỉ của
Hòn Vọng Phu Việt Nam, và tôi sẽ phải nói câu:
“Đôi
khi, sự bất tử chỉ có thể xảy ra khi khí phách con người
phải đọ sức với sự vô vọng của các nỗ lực
tinh thần, để tuyệt vọng có thể trở thành hy vọng."
THE END
WND copyrighted 1996, 2019
Thành kính và trìu
mến dâng lên linh hồn cuả mẹ tôi, Giáo Sư Việt Văn Trần Quý Cáp Hội An và Đổng Khánh
Huế, Bà Dương Đức Nhự nhữ danh Nguyễn Thị Từ Nguyên
(1933-2018).
Affectionately dedicated to my late mother, who taught me literature and
bought me Pearl S. Buck’s East Wind
West Wind, the Vietnamese translation, before I turned 12. Not only did my mother give me the book, she also read it with me.
She also bought me Buom Khuya, the
Night Butterfly, by Tuy Hong, when I turned 16 in Saigon. During my
formative years spent in Vietnam, the first 16-plus years of my life, I saw so
much suffering in Vietnamese society, in war as well as in urban peace, and
what saved us was the fact that I was my mother’s artistic creation, a
laissez-faire product, in chaos as well as in order, and that to me was my
greatest fortune. My mother created the writer-artist in me. She let me stand and walk on shoes as well as on bare feet, by showing
me conformity, distinction, and
contrast. She tossed me into life to experience happiness and sorrow, mine and
hers, such that I can call them my own, and ours. The understanding of a human
being, a woman, is the greatest gift that only a mother can give to her
daughter, and that is the greatest love I have experienced. I am blessed to receive, and to earn.
### ~~~~ ####