Nói thì quý vị có thể cho rằng NN kiêu ngạo. Không có chuyện đó, vì nếu kiêu ngạo thì sẽ không nói: "Kẻ kiêu ngạo khinh người thường thường không thèm nói vì sự khinh mạn."
Khi nói là nói sự thật. Nói vì nhu cầu đi đến sự thật.
Cá nhân NN, khi nhìn các chị́nh trị gia ở mức địa phương, tại Texas:
--Thống đốc Greg Abbott là đồng nghiệp của NN những ngày còn trẻ, tức là ông ta cùng thời với NN.
--Ngḥi sĩ Ted Cruz có bà vợ rất ăn học, một luật sư, cũng như bà Clinton: nếu các chị TV, quý vị đồng hương đọc resume của bà Cruz, thì thành quả cũng chỉ tầm cỡ NN mà thôi.
--Dân biểu liên bang Sheila Jackson, địa hạt Texas, có resume và con đường nghề nghiệp, quá trình phục vụ rất tương tự nhu resume của NN.
Có điều, từ trước đến giờ, cộng đồng mình không biết, và chính bản thân NN không có như cầu nhắc nhở đến nghề nghiệp trong dòng chính của mình trước đồng hương.
Nói tóm lại, những nhân vật chính trị gia không hẳn xuất sắc hơn chính người Việt của mình đâu, và khi tranh cử hay thắng cử, họ chỉ là những " servants" của chúng ta.
Nhìn lại:
-- TT Trump làm giàu qua địa ốc, trong căn bản là nghề mượn đầu heo nấu cháo, vì các công trình địa ốc trong quốc gia này đều tuỳ thuộc vào financing, mượn tiền nhà bank hay gây quỹ xây cất.
--Chính cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế năm 2008 đến từ thị trường địa ốc của Mỹ.
--Những người giàu địa ốc như chúng ta biết thường là qua lãnh vực trung gian, mua đi bán lại.
--TT Trump không phải là người làm giàu qua manufacturing, hay technology, tức là những địa hạt rất nguy hiểm, đòi hỏi phát minh, tài năng, trực tiệ́p ảnh hưởng đến nhân loại, đời sống, bộ mặt quả địa cầu, như những tỷ phú Mỹ trong giai đọan lập quốc.
--Cả tỷ phú Bill Gates và TT Trump đều là con nhà giàu được hưởng thừa kế của cha mẹ, khác hẳn chúng ta là những người đi dân từ một đất nước nghèo, chiến tranh nô lệ, chỉ có mảnh vải che thân khi đến quốc gia này.
--Cả hai, TT Trump và cựu NTr Clinton, đều là giòng giõi " Ivy League" của nước Mỹ - Pennsylvania và Yale. Trong 10 năm đầu sau 1975, hầu như không có Ivy League đào tạo cho cộng đồng người gốc Việt sau 75, nhậ́t là các ngành chính trị́ xã hội. Thời điểm đó, cha mẹ VN chưa đủ tiền và học sinh VN chưa đủ thời gian phát triển. Trong thời điểm thập niên 1980s, đầu 1990s, NN là phụ nữ gốc Việt độc nhất sánh vai với sản phẩm Ivy League trong môi trường làm việc cuả luật học.
Cùng nhìn lại: sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ từ cuộc bầu cử TTh vưà qua:
--Nước Mỹ đã và đang đi xuống? Trong cuộc bầu cử vừa qua: TTh Trump và cựu NTr Clinton bên tám lạng người nửa cân, bên vỏ quýt dày, bên móng tay nhọn, chẳng ai là chính khách đã từng xả thân cho dân như những hình ảnh cao đẹp của quá khứ.
--Thế kỷ 20 có bà Aung San Siu Kyi của nước Miến Điện là hy sinh, và Nelson Mandela vào tù ra khám.
--Còn TTh Trump và cựu NTr Clinton đã đổ xương máu hy sinh cái gì, cho ai? Đã tài giỏi gì ở mức " lèo lái con thuyền đất nước" khi nguy biến???
̣--Ở Mỹ cũng có tổng thống Kennedy, nhà hùng biện trẻ tuổi, tượng trưng cho " diversity" vì ông là người công giáo Ái Nhĩ Lan đầu tiên vượt qua được những kỳ thị của nước Mỹ để vào toà Bạch Ốc -- ông đã ngã gục trên vũng máu, và sau đó, cuộc ám sát Dr. Martin Luther King, người tranh đấu cho dân quyền, và sau đó nưã là thượng nghị sĩ Bob Kennedy/cựu tổng trưởng tư pháp, đã ngã gục trước lòng súng.
--TTh Trump và Cựu NTr Clinton đã đổ giọt máu gì, cho ai, mà chúng ta phải bàn cãi nhiều đến nỗ́i gây chia rẽ trong cộng đồng người gốc Vịêt?
Nhắc lại cộng đồng mình:
--Ở Houston đã có những kẻ ăn hại bán đứng cộng đồng ra chính trường ứng cử, và một bè lũ đi theo nịnh bợ, dù là địa hạt địa phương. Các địa phương khác, chuyện đó cũng có thể xẩy ra, hoặc đã xẩy ra? Tệ nạn mạ lỵ phỉ báng lẫn nhau càng gia tăng.
Quay lại bản thân NN:
--Không chối cãi được NN đã mang hoài bão của trường trung học TV ngày xưa vào lòng nước Mỹ. Nhìn resume, ngay từ đầu thập niên 2000, các đồng nghiệp cuả̀ NN trong dòng chính đều công nhận đây là một cá nhân có thể được bổ nhiệm hay nên ra ứng cử. Thí dụ: LS Samuel Stern cuả tổ hợp Wilmer Cutler ̃ Pickering, người đã đại diện Tibet trước sự đàn áp cuả Trung Cộng; Wilmer Cutler là tổ hợp đã đại diện Cù Huy Hà Vũ và mang ông qua Mỹ. LS Stern cho rằng resume cuả NN xứng đáng được bổ nhiệm thứ trưởng nếu NN đi theo đường chính trị để hoạt động đảng phái. (NN không thích chính trường, nhưng đã nghĩ đến public service. Vì điều đó, trong thập niên 1980s, NN mới bỏ cha mẹ, dọn nhà lên Washington D.C để hành nghề qua việc làm tại tổ hợp Wilmer Cutler, rồi tham dự làm ứng viên White House Fellow đầu thập niên 1990, thời chính phủ Bush, và NN được chọn đại diện cho các tiểu bang miền trung Tây, trong đó có Texas.) Nhưng sau đó NN không tiếp tục tham dự từ Hoa Thịnh Đốn, mà quay trở về Texas với cha mẹ, rồi nhận việc bổ nhiệm thẩm phán thành phố ở Houston. Thị trưởng Bob Lanier đề ngḥi bổ nhiệm dựa trên dossier thành quả cuả NN nộp vào hội đồng tuyển cḥon chuyên viên học giả xuất sắc cho Toà Bạch Ốc ̣(White House Fellows). Sau đó, qua đến cuối thập niên 1990s, khi NN từ b̉ỏ địa vị với hãng dầu Mobil đúng thời điểm có sự sát nhập vào Exxon -- một kinh nghiệm nghề nghiệp vô cùng quý báu mà NN đã hối tiếc: NN lo sưả soạn thi vào ngoạ́i giao, thì xẩy ra tai nạn đụng xe vận tải, NN chịu chung số phận với cha mẹ hiền lành ốm yếu, và sau đó NN quyết định đi dạy để viết sách.
--Trên đường công danh: hai điều NN có thể làm nếu quyết tâm theo đuổi: trở thành thẩm phán liên bang hay đại sứ Mỹ tại VN đầu tiên là gốc Việt, nếu có sự hướng dẫn và nâng đỡ tinh thần của người đi trước để NN không thay đổi cái nhìn nghề nghiệp trong đời. (Điều này do chính một chị Cựu Nữ Sinh TV và một số thầy cô nói lên, lấy thí dụ Cô HDiệp chẳng hạn, năm 2000: "Con [NN] không đi vào chính trường từ Texas là điều đáng tiếc. Nếu con đi vào con đường đó, con sẽ khác hẳn bà Clinton." -- lời cố GS Nguyễn Hồng Diệp).
--Nhưng trong thời điể̃m cuả NN, không có sự hướng dẫn hướng nghiệp cuả người đi trước. NN đơn thân độc mã trong dòng chính, là con cái của nhà giáo VN, nhìn thấy sự cạnh tranh cuả nghề Luật ỏ môi trường rộng lớn nhất là Hoa Thịnh Đốn, sự mất tự do cuả chính trường, cái nghiệp viết văn tiềm tàng trong bản năng, cho nên NN quyết định chọn tự do cá nhân để theo đuổi nghề viết lách hơn là trường kỳ sự nghiệp public office. Nhìn lại, NN thấy đó là một lỗi lầm, và đồng thời là một niềm hối hận vô biên coi như mình đã quá ích kỷ và thiển cận, không nghĩ đến danh dự chung của trường, của cộng đồng, nguồn cội, chủng tộc, cũng như chỗ đứng đặc biệt cuả NN trong lòng nước Mỹ, đã thể hiện ngay trong cuộc ứng thí vào làm chuyên viên học giả Toà Bạch Ốc từ năm 1991.
Tệ trạng công kích đảng phái trên chính trường Mỹ và mạ lỵ phỉ báng nhơ nhớp trong cộng đồng thiểu số chúng ta:
--Cá nhân nhỏ bé NN, trước đây chưa hề nói về resume của mình, nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ bé của cộng đồng VN, cũng đã chịu đựng không biết bao nhiêu sự bịa đặt thị phi ngay từ đồng hương, ganh tỵ, nói xấu, chao ơi đủ thứ, nhất là khi NN rất thẳng thắn, đặt tiêu chuẩn cao cho nguồn cội chủng tộc. Thí du, trong năm vừa qua có kẻ đi xin việc cho văn phòng NN, cho gia đình NN, muốn xin ơn, muốn đến gần, muốn cộng tác với NN, muốn dùng tên, không được thi đi thù ghét, phao tin biạ đặt trên FB rằng NN là "con mụ điên," "bệnh tâm thần" bị tước bằng hành nghề, đi xin ăn, đi lừa gạt, v...v...Những hoang tưởng đầy ác ý, vưà rẻ tiền vưà xảo quyệt, để gây thương tích danh dự và nghề nghiệp.
--Ngoài NN, dĩ nhiên có những người khác, thành công trước cộng đồng, trong dòng chính, mà kẻ xấu lợi dụng không được, thì lập tức trở thaǹh nạn nhân cuả sự ganh tỵ, dè bỉu. Một tệ trạng thoái hoá vô cùng cho cộng đồng VN.
Quay lại việc chính trường nước Mỹ:
--Cho nên, nếu chúng ta tranh cãi về việc Trump- Clinton, Dân Chủ Cộng Hoà, thì trước hết chúng ta nên nhìn lại chính sự mục rưả trong cộng đồng của chúng ta. Tệ trạng nói xấu, nói láo, mạ lỵ, phỉ báng, biạ đặt để dìm uy tín, ganh tỵ, đố kỵ rồi phá hoại, đầy rẫy sau 40 năm tha hương, huống chi chuyện chính trường của Mỹ, bạc tỷ tỷ, ảnh hưởng cả nhân loại, dĩ nhiên phải có cái ác, cái xấu, tiềm tàng trong môi trường đó, ở bất cứ mọi khía cạnh.
--Nên đặt câu hỏi: Cả TTh Trump và Cựu NTr Clinton, trước khi tranh cử, ai đã sẵn sàng chịu chết để cứu người, cứu quốc gia, dân tộc, trong tuyệt vọng, trong nghèo đói, trong bạo tàn, như Bà Trưng, như Nguyễn Thái Học, như Phan Châu Trinh, như Phan Bội Châu cuả chúng ta?
Định nghiã thành công để xứng đáng đại diện Quộ́c Gia có nghiã̉ là gì?
NN xin nhặ́c lại chữ Noblesse Oblige m̀a tiếng Anh đã mượn, lấy từ cụm từ cuả Pháp. Cả hai ứng viên, có ai làm được những gì Bà Trưng đã phải làm cách đây 2000 năm ở xứ b̀̀ộ lạc cuả vua Hùng? Một sự hy sinh bản thân tuyệt đối?
NN đã đem hai chữ noblesse oblige để nhắc lại câu chuyện về sự hy sinh cuả con voi hầu đức Trần Hưng Đạo, nói với tuổi trẻ VN, nhằm vinh danh sự hy sinh cuả thế hệ đi trước. "Đến dã thú còn biết nghiã̉ vụ, huống chi chúng ta???" (câu chuyện kể, lời Đức Trần Hưng Đ̣ạo).
Chúng ta có cho rằng bà Trưng thất bại, còn TTh Trump là tiêu biểu cuả thành công?
--Vậy thì, xin vì lời thẳng thắn của NN nói ở đây: tất cả chúng ta nên nghĩ xa hơn, thay vì đi theo hay lập lại những gì đã nói, đã có, về cuộc bầu cử TTh vừa qua tại Mỹ, hay làm chia rẽ thêm sự chia rẽ́ hiện tại ở nước Mỹ.
.
--Và đây là lần độc nhất NN nói với đồng hương, với các bậc đàn chị TV, mà phải nhắc resume trong dòng chính của mình. Nhắc chỉ vì lý do sau: Bao nhiêu nước mắt mồ hôi tuổi trẻ, hy sinh nhan sắc, gia đình, để giữ chỗ đứng thật vững trong dòng chính, để không ai khinh khi người phụ nữ trẻ tuổi độc nhất bắt đầu ở những môi trường mà cả 20 năm sau, con cháu chúng ta mới bước vào được. NN không hề tranh dành cái gì với ai, trong cộng đồng mình, chỉ là một cá nhân nhỏ bé, mà còn bị nói xấu lia lịa, nạn nhân cuả những bịa đặt rùng rợn, huống chi là TTh Trump hay cựu NTr Clinton? Trong tổ hợp LS Wilmer, Cutler, nơi đã đào tạo ra không biết bao nhiêu cố vấn pháp luật cho TTh Mỹ và toà Bạch Ốc, quý vị có biết NN làm việc một tuẩn bao nhiêu giờ kh̀ông, mà vẩ̃n cãi thiện nguyện cho người Việt? Những thân chủ VN ấy, có còn nhớ người nữ LS ngày xưa hay không? Bao nhiêu cay đắng nghề nghiệp, NN chẳng bao giờ kể hay nghĩ tới, nhưng lỗi lầm trong việc định hướng nghề nghiệp lúc tuổi trẻ NN sẽ thẳng thắn công nhận -- bao nhiêu cơ hội cho người phụ nữ đi tiên phong, NN đã bỏ qua để đi theo tự do cá nhân và ý thức đạo đức, đời sống cuả̀ riêng mì̀nh, thay vì hy sinh cho tập thề để dấn thân vào chốn gươm đao cuả chính trường...NN sẵn sàng nhận đó là một lỗi lầm uổng phí khả năng và cơ hội, dù không ai bắt buộc NN nhận lỗi lầm -- kết quả cuả sự ích kỷ thiển cận này, cộng thêm sự đơn thân đ̣ộc mã trên con đường công danh nghề nghiệp trong dòng chính...
Vì thế, hãy cho tuổi trẻ VN sự định hướng cần thiết, nói lên sự thật và kinh nghiệm đắng cay của người đi trước, thay vì cãi vã theo...dòng chính, hay tự mãn vì sự thành công phiến diện!
Và cũng vì thế, hôm nay NN đặt câu hỏi cho tất cả chúng ta, và cũng là một hình thức kết luận:
RẤT CÓ THỂ! CẢ CẢ HAI ỨNG VIÊN TTh, THƯƠNG GIA TỶ PHÚ TRUMP VÀ LUẬT SƯ/cựu đệ nhất phu nhân CLINTON, ĐỀU CHƯA PHẢI LÀ CƯƠNG VỊ LÃNH ĐẠO MÀ ĐẤT NƯỚC NÀY CẦN TRONG LÚC HIỂM NGHÈO?
SỰ HY SINH TUYỆT ĐỐI, TIẾNG GỌI ẤY, NOBLESSE OBLIGE, không tuỳ thuộc Dân Chủ Cộng Hoà, cực tả, cực hưũ̉ ̣(đó chỉ là những labels mà thôi). Sự dấn thân TRONG CAN ĐẢM VÔ BIÊN, MỚI ĐÚNG LÀ NỒNG CỐT CUẢ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC, NHẤT LÀ TRONG GIÔNG BÃO...
dnn c 2018