Wednesday, May 22, 2019

tuong niem To Thuy Yen

Cam tac sau khi doc "Ta Ve" cua To Thuy Yen, nam 2013:

VỀ cuả DNN


PRELUDE:

Người về tim đã mồ côi
Người về với sợi tơ trời ... mười năm
(Dương Như Nguyện)


I.
Ta về mang sợi tơ trời nặng
Tan tác trong lòng trang sử xanh
Ai tiễn, ai đưa, ai nín lặng
Vàng đá, rồi thôi, cũng độc hành

Ta về sương biến thành con suối
Trên: vẫn là mưa, dưới: nước nguồn
Mưa ở Tây ngàn mưa đổ xuống
Chảy vào Đông, biển, thủy triều tuôn

Ta về biển động thành mây trắng
Tảng đá quê nhà ai dám lăn?
Sườn núi ngây ngô còn thét gọi
Đáy vực vùi chôn nỗi nhọc nhằn

Lời thề truyền kiếp vai còn gánh
Tiếng vọng lưu đày buộc lấy chân
Lửa nóng chưa thiêu hồn buốt lạnh
Mười năm cho quỷ biến thành nhân

Ta về như tứ thơ tiêu tán
Rơi rớt qua vùng dốc lãng quên
Nhà cũ, tang thương: tường, vách, mái
Nhện khóc, trùn than, mối gập ghềnh

Ta về khai giải bùa thiêng, yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Ôn lại, mười năm bao ác mộng
Một lần nhắc nhớ, để rồi thôi!

II.
Chiều nay ta sẽ đi quanh quẩn
Thăm hỏi bùn, tro, mỗi góc nhà
Hoa bưởi bên thềm không nở nữa
Mười năm rêu mọc lót đời ta

Mười năm thành chiếc bóng già nua
Bóng đuổi theo ai, bóng nhạt nhòa
Mười năm tiếc mãi mùi hương cũ
Của bóng, hay là của chính ta?

Ta về, tang chứng thời phung phí
Khánh kiệt vì mang cuộc bể dâu
Mười năm, vẫn tưởng là con trẻ
Bác mẹ? Đèn khuya sắp cạn dầu

Ta gẫm lại đời: bao chiến bại?
Mơ cả trăm điều, một chẳng nên
Ngoài kia lá rụng, và sao rụng
Tóc rụng theo cơn mộng hão huyền

Ta về theo đám mây nhà Lý
Tìm Đại La Thành, tiếng nỉ non
Sử khóc người nên người khóc sử
Bút gãy, hay ai để bút mòn?

Ta về đơn chiếc như hờn tủi
Lục lọi không gian chẳng thấy mình
Phủi bụi mà thương hồn sách vở
Những hài, những cốt của vô danh

III.
Ta về mơ lấy nụ tầm xuân
Người cũ trùng khơi lãng đãng gần
Thương nữ đã theo chồng xứ lạ
Mười năm vướng vấn nợ tình quân

Ta về rọc hết con đường mía
Mong ngọt môi răng trót đắng rồi
Chua, chát, cay, nồng trong huyết quản
Làm sao cho hết, cội nguồn ơi!

Người về như thể nuôi thương nhớ
Người để tim người xuống biển Đông
Máu? Muối? Tanh tanh, con nước chảy
Lệ mặn, vì đâu? Nhỏ một dòng…


Dương Như Nguyện
C 2013

Tuesday, May 21, 2019

FOR VIET READERS: TUONG NIEM TO THUY YEN

Hom nay toi moi biet ong la si quan chien tranh chinh tri,
viet bai tho nay tu 1972,
nam cua hoa dam Paris...  WND 5/21/2019

 Chiều trên phá Tam Giang
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
(Ca dao)

1.
Chiếc trực thăng bay là mặt nước
Như cơn mộng nhanh
Phá Tam Giang, phá Tam Giang
Bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát
Cát hôn mê, nước miệt mài trôi
Ngó xuống cảm thương người lỡ bước
Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi
Phá Tam Giang, phá Tam Giang
Nhớ câu ca dao sầu vạn cổ
Chiều dòn tan, nắng đọng nứt ran ran
Trời thơm nước, thơm cây, thơm xác rạ
Thơm cả thiết tha đời
Rào rào trận gió nhám mặt mũi
Rào rào trận buồn ngây chân tay

Ta ngó thấy ghe thuyền quần tụ
Từng đoàn như trẻ nhỏ ghê ma
Ta ngó thấy thuỳ dương gãy rủ
Từng cây như nỗi bất an già
Ta ngó thấy rào chà cản nước
Từng hàng như nỗ lực lao đao
Ta ngó thấy nhà cửa trốc nóc
Từng ngôi như mặt đất đang gào
Vì sao ngươi tới đây?
Hỡi gã cộng quân sốt rét, đói
Xích lời nguyền sinh Bắc, tử Nam
Vì sao ta tới đây?
Lòng xót xa, thân xác mỏi mòn
Dưới mắt người làm tên lính nguỵ

Ví dầu ngươi bắn rụng ta
Như tiếng hét
Xé hư không bặt im
Chuyện cũng thành vô ích
Ví dầu ngươi gục
Vì bom đạn bất dung
Thi thể chẳng ai thâu
Nào có chi đáng kể
Nghĩ cho cùng, nghĩ cho cùng
Ví dầu các việc ngươi làm, các việc ta làm
Có cùng gom góp lại
Mặt đất này đổi khác được bao nhiêu?
Ngươi há chẳng thấy sao
Phá Tam Giang, phá Tam Giang ngày rày đâu đã cạn?

Ta phá lên cười, ta phá lên cười
Khi tưởng tượng ngươi cùng ta gặp gỡ
Ở cõi âm nào ngươi vốn không tin
Hỏi nhau chơi thoả chút tính bông đùa:
Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh
Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...?
Các việc ngươi làm
Ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm
Các việc ta làm
Ta xét thấy chẳng ra chi
Nên ngươi hăng điên, còn ta ảm đạm
Khi cùng làm những việc như nhau

Ta tự hỏi vì sao
(Còn ngươi, có bao giờ ngươi tự hỏi?)
Và ta tự trả lời
(Có bao giờ ngươi tự trả lời?)
Chúng ta khác nào cánh quạt phi cơ
Phải quạt, phải quạt
Chỉ vì nó phải quạt
Ta thương ta yếu hèn
Ta thương ngươi khờ khạo
Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
Nên cả hai cùng mắc đường Lịch Sử
Cùng mê sa một con đĩ thập thành

Chiều trên phá Tam Giang rộn ràng tiếng chiến trận
Chiều trên phá Tam Giang im lìm âm cảm thông

2.
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận

Giờ này thương xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang
Những tủ kính tối om
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm
(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm
Sài Gòn không còn buổi tối nữa)
Giờ này có thể trời đang nắng
Em rời thư viện đi rong chơi
Dưới đôi vòm cây ủ yên tĩnh
Viền dòng trời ngọc thạch len trôi

Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối
Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn
Quyển sách mở sâu đêm
Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỷ
Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
Mà cô gái nào cũng nghĩ tới
Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
Một cách tự nhiên và khốn khổ
Giờ này có thể trời đang mưa
Em đi nép hàng hiên sướt mướt
Nhìn bong bóng nước chạy trên hè
Như những đoá hoa nở gấp rút
Rồi có thể em vào một quán nước quen
Nơi chúng ta thường hẹn gặp
Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ

Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nổi
Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Của chiến tranh mà em không biết rõ
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Một điều em sợ phải nghĩ tới
Giờ này thành phố chợt bùng lên

Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận

Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
Như những mặt trời con thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi
Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng
Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
Một cành mai nhị độ
Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
Để xé mình khỏi ác mộng
Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân

Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại!

3.
Chiều trên phá Tam Giang
Mày nhìn con nước xiết
Chảy băng bờ bãi ngổn ngang câm
Nghĩ tới, nghĩ tới những công trình mày có thể hoàn thành
Mà rồi mày bỏ dở
Nghĩ tới kiếp người đang lỡ độ đường
Trên mịt mùng nghi hoặc
Nghĩ tới thanh xuân mất tích tự đời nào
Còn lưu hậu chua cay hoài vọng
Nghĩ tới khu vườn ẩn cư cỏ cây khuất lấp
Căn nhà ma ám chầy ngày gió thổi miên man
Đụt tuổi già bình an vô tích sự
Như lau lách bờm sờm trên mặt sông nhăn
Cùng cái chết
Cái chết lâu như nỗi héo hon dần
Làm chính mình bực bội
Gió muôn ngàn năm thổi lẽ tuần hoàn
Cho cỏ cây thay đời đổi kiếp
Và mày kinh sợ nghe nhắc điều vượt sức bình sinh
Bởi mày không đủ dạn dày trình diễn tới lui cơn thất chí
Như gã hề cuồng mưu sinh giữa chốn đông người
Với từng ấy tấn tuồng bần tiện
Rút ra từ lịch sử u mê
Gió thổi thêm đi, gió thổi thêm đi
Cho cỏ cây mau chết, mau hồi sinh
Mày mặc kệ

Chiều trên phá Tam Giang
Có gã hề cuồng buông tiếng cười lạnh rợn
Khiến bầy ác thú mà lịch sử sanh cầm cũng chợt hãi hùng
Dớn dác ngó

6-1972

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn: Tô Thuỳ Yên, Thơ tuyển, Minesota, 1995

Thursday, May 16, 2019

tieu su biography

At 20
at 40


at 60
Tên thật Dương Như Nguyện; ten o My: Wendy Nicole NN Duong (Wendy N. Duong).
Cac bút hiệu khac: Uyển Nicole Dương, Ng.Uyen Nicole Duong, Nhung-Uyên, Tho Ty Uyen, Wyndi Nicole Duong Nhu-Nguyen
Sinh ở Hội An, Trung Việt; thời thơ ấu ở Huế và Sài Gòn
Con gai dau long cua GS Anh van/Ngon Ngu Hoc Duong Duc Nhu (Dai Hoc Van Khoa Saigon) va GS Viet van Nguyen thi Tu Nguyen (Tran Quy Cap Hoi An va Dong Khanh Hue); nu sinh xuat sac uu hang dac biet, tuan truong va toan quoc (1972. 1973, 1974); giai danh du van chuong phu nu Le Hai Ba Trung (nguời cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà nhận giải văn học toàn quốc cuả tổng thống, tháng 3 1975, truoc khi Saigon mat).
____________________________________

Tung theo hoc truong Kich Nghệ Hoa Kỳ (American Academy of Dramatic Arts), nhac kich, va kieu mau thoi trang; hoa si tu hoc (L'Art Brut); Cử Nhân Báo Chí Truyền Thông (Nam Illinois, hoc bổng Hearst); Tiến Sĩ Luật (J.D. Houston, tuyen duong đẳng cấp Coif (Order of the Coif), và giải thưởng Triết lý Luật học, American Jurisprudence Award); Hau Tien Si Luật Hoc (LLM Harvard) (Luan an: Phu Nu Viet Nam; Su lien doi giua Luat Hoc va Van Chuong).
Hanh nghe luat (Texas, Washington, D.C.); Giao Su Luat toan thoi gian, ngach trat thuc thu (Denver, 2001-2011); Tham phan dau tien goc Viet tai My (Houston 1992-95); Hoc Gia va Chuyen Vien Luat Fulbright, Việt Nam/Dong Nam A và Nga (2011-12, 2013). 
____________________________________

Tieu thuyet tieng Anh: Daughters of the River Huong (first edition Ravensyard; second edition AmazonEncore/Lake Union); Postcard from Nam (semifinalist) & Mimi and Her Mirror (multicultural fiction International Book Award 2011) (AmazonEncore/Lake Union).  Tieng Viet: Mui Huong Que (Van Nghe 1999); Chin Chu Cua Nang (Van Moi 2005); ban dich Con Gai Cu Song Huong (dich gia: Linh-Chan Brown 2005), Buu Thiep Cua Nam (dich gia: Doan Khoach Thanh Tam 2010).
_________________________________________

NGHI LUAN VA NGHIEN CUU (LIEN QUAN DEN SANG TAO VA CAC V/D VN): dang tai o cac tap chi han lam, xuat ban qua cac dai hoc luat, va sach giao khoa ve Luat:
---
LIST OF SCHOLARLY AND PROFESSIONAL PUBLICATIONS:

1. Te trang buon nguoi o Dong Nam A: The Southeast Asian Story and its Forgotten “Prisoners of Conscience”: Some Proposed Legal Measures to Combat Human Trafficking, 9 Seattle Journal for Social Justice Issue 2. 679 (Spring/Summer 2011)  

2. Thong minh nhan tao va v/d dau tu nuoc ngoai, dùng thí dụ cua VN: Ghetto’ing Workers With Hi-Tech: Exploring Regulatory Solutions for the Effect of Artificial Intelligence on “Third World” Foreign Direct Investment, 21 TEMPLE INTERNATIONAL & COMPARATIVE LAW JOURNAL, No. 20, 101 (2008) (book length).  

3 Effect of Artificial Intelligence on the Pattern of Foreign Direct Investment in the Third World: A Possible Reversal of Trend, DENVER JOURNAL OF INT’L LAW & POLICY (Summer 2008) (paper based on speech at International Law Symposium).

4. V/d Tranh Chap La~nh Tho^? o? Bien Dong: Following the Path of Oil: The Law of the Sea or RealPolitik – What Good Does Law Do in the South China Sea Territorial Conflicts? 30 FORDHAM INTENATIONAL LAW JOURNAL, No. 4, 1098 (April 2007) (book length).

5. Lien doi giua Luat Hoc va Van Chuong: Law is Law and Art is Art and Shall the Two Ever Meet? Law and Literature: The Comparative Creative Processes, 15 SOUTHERN CALIFORNIA INTERDISCIPLINARY LAW JOURNAL, No. 1, 1 (2005) (lead article).

6. V/d kinh tai nang luong va the gioi thu ba: Partnership with Monarchs – Two Case Studies: Case Two – Partnerships with Monarchs in the Development of Energy Resources: Dissecting an Independent Power Project and Re-Evaluating the Role of Multilateral and Project Financing in the International Energy Sector, 26 U. PA. J. INT’L ECON. L. 69 (2005) (book length)

7. V/d khai thac dau khi va the gioi thu ba: Partnership with Monarchs – Two Case Studies: Case One – Partnerships with Monarchs in the Search for Oil: Unveiling and Re-Examining the Patterns of “Third World” Economic Development in the Petroleum Sector, 25 U. PA. J. INT’L ECON. L. 1171 (2004) (lead article) (book length).

8. Nguoi Phu Nu VN : thi si va chien si: Gender Equality and Women’s Issues in Vietnam -- The Vietnamese Woman: Warrior and Poet, 10 PACIFIC RIM LAW & POLICY JOURNAL 191 (2001) (book length)

9. V/d chu~ ky' điện tử: The Magic of Digital Signatures in the New Age of Global-E-Commerce, 15 TEXAS TRANSNATIONAL LAW QUARTERLY No. 2, 26 (April 2001).

10. V/d Hoang Sa Truong Sa: The Long Saga of the Spratly Islands: An Overview of the Territorial Disputes Among Vietnam, China, and Other ASEAN Nations in the South China Sea, 13 TEXAS TRANSNATIONAL LAW QUARTERLY 26 (November 1997).

11. The Long Saga of the Spratly Islands “Elongated Sandbanks”: Overview of the Territorial Disputes Among Vietnam, China, and other ASEAN Nations in the South China Sea, CURRENTS [SOUTH TEXAS COLLEGE OF LAW] 47 (Summer 1997).

12. V/d luat pha san cua VN: Bankruptcy Law Comes Into Force in Vietnam, INTERNATIONAL FINANCIAL LAW REVIEW 33 (April 1994).

13. Vietnam’s Move to the Market: New Business Bankruptcy Law, 16 EAST ASIAN EXECUTIVE REPORTS No. 4, 7 (Apr. 15, 1994).

14. V/d su pham cua nganh luat: The Practice of Teaching Law: The Why is More Important Than the How, University of Denver College of Law Alumni Magazine 18 (2003).

 SACH GIAO KHOA VA NGHIEN CUU CHO LUAT SU QUOC TE VA SINH VIEN LUAT:

V/d xay dung ha tang co so quoc gia cua the gioi thu ba, qua kinh tai quoc te: Book Chapter, “Revisiting the Build-Operate-Transfer Structure for International Infrastructure Building: A Critique of International Economic Development in Lesser Developed Nations,” in International Business Law in the 21st Century: Challenges and Issues in East Asia, ed. (2012 Cambridge Independent Press).

~~~ 
BIOGRAPHY ON FILE WITH THE STATE BAR OF TEXAS,
MINORITY COUNSEL CONFERENCE 2018
Wendy Duong & Associates

Ms. Duong spent 18 years as federal litigator and transactional lawyer for 3 major international law firms, the SEC, and Mobil Asia Pacific (Mobil Corporation’s Global Major Transaction Group). She was the first Vietnam-born female lawyer hired by these employers, and believed to be the first Vietnamese law graduate to hold a federal district judicial clerkship in the mid-1980s (Honorable Hugh Gibson (deceased), Southern District of Texas, Galveston Division). From the federal judicial clerkship, she was recruited to leave Texas and began her law practice in Washington, D.C. with the international law firm of Wilmer Cutler & Pickering (now Wilmer Hale), which housed many Presidential legal advisors (Carter, Reagan, Bush, Clinton, Obama), including Special Counsel Robert Mueller.

Ms. Duong also spent 12 years as a law professor (including her tenure-tracked doctrinal faculty position at the University of Denver, as well as her overseas law teaching in Asia and Europe as  U.S. Fulbright Core Program scholar and legal specialist. She also served as guest lecturer for the ABA's "rule-of-law initiative" international program (2012). Her legal and scholarly publications are listed above.

A corporate law and legal international specialist, she has practiced mergers & acquisitions, corporate legal compliance, asylum law, and foreign direct investment (outbound under export control, OFAC and FCPA standards, and inbound into the U.S. under investor EB5 visas and M&A controlled by CFIUS.

A pioneer woman in her fields, she is known as the first Vietnamese American judge in America honored by the ABA in New York City among other “pioneer minority women in the judiciary,” due to her appointment as associate municipal judge and Texas magistrate (1992).  Houston Mayor Bob Lanier nominated her, based on her dossier as 1991 White House Fellowship Regional Finalist representing the Southwestern States (she withdrew from the final competition due to federal employment restriction (i,e, her then position as Special Trial Attorney for the Office of General Counsel of the SEC would prohibit her from serving as White House Fellow).

Ms. Duong holds a B.S. (high honors) from Southern Illinois University, a J.D. (cum laude) from the University of Houston Law Center, and an LLM from Harvard University (with a straight A transcript and thesis published by the University of Washington).

Prior to and during law school, Ms. Duong was Executive Director for Risk Management for the Houston Independent School District, making her the first Vietnamese woman promoted to the HISD executive rank at 22 years of age.  She attended U of H law school at night while working full-time and nursing her mother through chemotherapy.

PROFILE AS CREATIVE ARTIST:
NG.UYEN NICOLE DUONG 


A self-taught L'Art Brut artist, Ms. Duong received the 2011 International Book Award for Multicultural Fiction for her trilogy of novels on the Vietnamese American resettlement experience.  Her creative art endeavors are to raise fund for her private charity, the GO PROJECT (established under the name of her late mother, whose mission is to serve disadvantaged elderlies, children, and war invalids).  The first-born daughter of a linguist/British Council-Fulbright scholar/linguist and a Vietnamese literature high school teacher,  she thinks of law as her profession, and of the creative art as her vocation. 




Wednesday, May 15, 2019

POST MOTHERS DAY MAY 2019

hoi ky -- memoir:

MÀN ĐÊM CỦA MẸ ...

(Viết cho mẹ, tháng ba năm hai ngàn mười lăm)

Wendy Nicole Dương Như Nguyện C 2015,2019
Hoa tu vuon, bouquet cho me WND C May 2014

PHAN MOT:  VIEC CAT SAO CUA ME

(TOM TAT: TAC GIA NOI VE NGUOI ME GIA  CUA MINH VA TUC LE "CAT SAO" O MOT DEN THANH "DA CHIEN" TAI VUNG TAY NAM, THANH PHO HOUSTON, TEXAS)

 ~~~

Thành phố này đông người Việt cư ngụ, vì thế có đền Thánh Mẫu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh làm tại tư gia của người “giữ đền,” để phục vụ nhu cầu tâm linh của người Việt thế hệ thứ nhất. 

Thời điểm này, khỏang Tết Ta, là lúc mẹ tôi hay bảo tôi đưa bà đi đền Thánh Mẫu, để bà “cắt sao” cho gia đình. Thời điểm tháng 3, đầu mùa xuân, là lúc đại học có “Spring Break,” và tôi được nghỉ dạy, vì thế tôi nghiễm nhiên trở thành người con đưa mẹ đi “cắt sao.” (Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn giữ nhiệm vụ chở mẹ đi công việc hay thăm viếng. Ở Saigon trước 75 tôi chở mẹ bằng xe Honda PC, qua Mỹ thay thế bằng xe hơi.)

Mẹ tôi là phụ nữ có học, đã từng làm cô giáo. Nhưng trải qua bao thảm cảnh ở đời, bà đâm ra mê tín như bao mẹ già Việt Nam khác. Nếu “tuổi” các con bà có hạn sao xấu, thì bà thành khẩn vào đền cầu an và gieo quẻ, nhằm cắt bỏ ảnh hưởng những ngôi sao xấu để bảo vệ người thân. Niềm tin ấy dựa trên một vũ trụ thiêng liêng, có sự liên đới giữa các ngôi sao với tính mạng và số kiếp con người, chỉ giải thoát được bằng sự cầu khẩn với tất cả lòng thành và tình thương bao la, nhằm thay đổi được tiền định huyền bí ấy.

 Tin hay không tin, khoa học vẫn chưa cắt nghĩa được thế giới huyền bí, vì thế tôi kiên nhẫn ngồi trước bàn thờ bà chúa lên đồng để cắt sao cho gia đình như mẹ muốn. Có lúc ngồi cả buổi tối gieo quẻ vẫn chưa cắt được hết các sao xấu. Mẹ tôi buồn rầu, thở vắn than dài. Nhưng nếu tiếp tục gieo quẻ và cầu xin thì trước sau gì quẻ cũng hiện ra (theo xác suất) để trừ khử đi những ngôi sao xấu.

 Mẹ tôi không những cắt sao cho gia đình, mà bà còn nhận lời gửi gắm cắt sao luôn cho bạn bè và người quen. Bà cắt luôn cho người dưng nước lả. Đã có lần tôi phải gắt lên, vì làm sao tôi có đủ thời giờ ngồi lây lất ở đền cho bà cắt sao, hay tự tôi phải ngồi cắt sao để phụ giúp bà.

 Khi tất cả các sao xấu đã bị trục xuất, mẹ tôi hỷ hả ra về thì trời đã tối đen.

Chưa hết, tôi còn phải nhận “lộc” ở đền Thánh, thường thường là xôi, chuối và các thứ hoa quả khác. Tôi lãnh nhiệm vụ đậu xe, rồi dắt mẹ đi bộ trong đêm (không khôn ngoan chút nào về an ninh ở Mỹ, nhưng mẹ tôi muốn như thế). Hai mẹ con đem thả trôi sông các “lộc Thánh” cho các cô hồn khắp thập phương ăn nhờ chút “lộc."

 Ở trung tâm thị tứ nước Mỹ làm gì có sông, cho nên mẹ tôi hướng dẫn tôi lái xe đến con rạch hệ thống thải nước của thành phố. Tôi nghe lời mẹ len lén trốn cảnh sát, đậu xe ở đầu đường, rồi trong bóng đêm, hai mẹ con tôi đứng trên cầu con rạch, thảy “lộc” xuống nước để chia xẻ cho các cô hồn không nhà không cửa, không người thờ cúng.

Đó là thủ tục cắt sao đầu năm. Sao La Hầu, Sao Kế Đô, vân vân và vân vân, những sao xấu sẽ bị cắt, cho con cháu và người quen của bà được an tòan hạnh phúc.

 Quá nửa đêm trời tối mịt hai mẹ con mới về đến nhà. Sau đó tôi lại phải về nhà riêng. Công cuộc cắt sao là cả một vấn đề tốn thì giờ và lao lực.

 Việc cắt sao đem đến cho mẹ tôi sự an tòan về tâm lý trước những nghịch cảnh trớ trêu. Cho nên tôi lấy sức khỏe tinh thần của mẹ làm điều an ủi khi phải ngồi trong hương khói lên đồng, mà gieo quẻ cắt sao phụ mẹ. Rồi lại phải cúng tiền cho đền Thánh nữa chứ.

 Để khỏi tức bực phải trốn cảnh sát đi đổ “lộc” xuống rạch nước cho mẹ tôi vui lòng, tôi ngước mắt nhìn bầu trời tối đen để ví von độc thoại với những vì sao lấp lánh. Tâm hồn nghệ sĩ giàu tưởng tượng của tôi cho tôi mường tượng thấy hình ảnh mẹ tôi – một bà già yếu đuối nhỏ bé nhiều bệnh tật, xanh xao, với đôi mắt hiền từ và nụ cười thân thiện, mò mẫm trong bóng đêm giữa một vũ trụ hằng hà sa số, rón rén đến gõ cửa những ngôi sao xấu, đem lòng thương yêu mà cầu xin cho các ngôi sao đó bỏ đi không còn chiếu mạng con cháu hay người quen của mình. Mẹ tôi là người đi tìm, đi đuổi, đi trừ sao xấu trong vũ trụ của màn đêm, cùng với Bà Chúa Liễu Hạnh đã “vượt biên” qua Mỹ trụ trì ở đền Thánh “dã chiến,” và người lên đồng là tác nhân – cái gạch nối -- giữa vụ trụ siêu hình đó với trái tim người mẹ nhân ái của tôi. Bà Chúa Liễu Hạnh sẽ là Thánh mang những lời cầu khẩn của mẹ tôi chỉ đường chỉ lối cho mẹ tôi đến tìm sao trong cái vũ trụ huyền bí kia …

May mắn hay kém may mắn, tôi là đứa con gái đầu lòng, được đi cắt sao với mẹ lần cuối cùng. Đó là năm ngóai, khi mẹ tôi chưa gặp nạn, vẫn còn khỏe đủ để đi đứng bình thường. Không có năm nào mẹ tôi quên đi cắt sao cho con cháu và người quen…

---

Khoảng bốn tháng sau lần cắt sao cuối cùng thì mẹ tôi bị xuất huyết trong não…

(coi tiep Phan Hai)

_____________________________________________________

Me va Con, tranh cua tac gia DNN C2010,2019

PHAN HAI:  KY NIEM GIUA ME CON TOI


(TOM TAT PHAN MOT: NGUOI ME GIA CUA TAC GIA VI XUAT HUYET TRONG NAO CHO NEN LIET GIUONG LIET CHIEU, KHONG CON DI "CAT SAO" O MOT DEN THANH TAI HOUSTON. TAC GIA ON LAI NHUNG KY NIEM VOI ME MINH.)

~~~

 Bây giờ, tôi e rằng mẹ tôi sẽ chẳng bao giờ khỏe đủ để đi cắt sao ở đền Thánh với tôi nữa.

Nước mắt tôi lưng tròng mà nghĩ về những kỷ niệm với mẹ của quá khứ. Cách đây trên 40 năm, cũng vào dịp lễ Tết, ở Sài Gòn, tôi chở mẹ tôi đi xem ciné "The Sound of Music" ở rạp Rex, và sau đó là "Toute La Ville Danse" … Tiếng hát của Julie Andrew và đại sảnh của giới quý tộc thành phố Vienna nhảy luân vũ (điệu valse) lúc ấy trở thành thần tượng và mơ ước của tôi. 

(Mãi đến năm 28 tuổi, tôi mới có đủ cơ hội học hỏi để biết rằng nếu theo nghề ca hát, thì tôi cũng leo lên được nấc thang cao nhất cuả âm thanh, độ cao âm nhạc cuối cùng cho giọng nữ, như Andrew; và năm 40 tuổi, thì tôi mới có dịp đi dự cuộc nhảy valse của giới quý tộc thành phố Vienna, nhưng lại từ chối không đi.)

 Tôi chưa được nói với mẹ tôi điều này: Thật ra, Andrew hát nhạc thời trang bằng giọng nữ trung (mezzo-soprano), thành ra nốt cao nhất cuả bà mà quần chúng biết đến thường thường là note DO, C-6 (high C), trong khi các sopranos cuả sân khấu opera có người đạt đến mức tuyệt đỉnh cuả giọng nữ, ở note Fa bên phải cuả phím trắng dương cầm, mà các nhà kỹ thuật gọi là F6).

 Không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, tôi cũng đã đẩy mình đi lên đến độ cao cuả C6, nhưng ngay cả giấc mộng Hoa Kỳ (The American Dream) cũng không cho tôi cơ hội mơ tưởng đến F6. Riêng về khung cảnh sàn nhảy luân vũ của Vienna (chỉ tổ chức một năm một lần), thì tôi cũng chẳng còn hứng thú, vì trong tầm tay hạn hẹp, tôi không tìm đâu ra đối tác.

 Bốn mươi năm trôi qua ở Mỹ, tôi đã quên không nói chuyện với mẹ tôi về những gì đã xẩy ra cho mơ mộng đầu đời – điệu luân vũ của Vienna va giọng hát của Julie Andrew, mà chính mẹ tôi là người đã vun xới trong đầu óc của tôi những ngày tấm bé… Bà đã trồng cho tôi cái mầm để tôi leo dốc thang âm, đến một nơi chốn không còn thực thể -- ở đó, tôi hiểu ra rằng giá trị tuyệt đối của cái đẹp và sự trường tồn của âm nhạc không nằm trong khung cảnh thời thượng của một buổi khiêu vũ, cho dù đó là buổi khiêu vũ bên bờ sông Danube của thành phố Vienna, trong thế giới sáng tạo của Johann Strauss…

 Tôi mất đi dịp nói chuyện với bà về khám phá này. Tôi không còn được nghe câu trả lời qua giọng nói trong trẻo của mẹ…

 Và bây giờ, thì hình như tất cả đều đã muộn..
---

Ở thời điểm này, tôi đã bỏ nghề nghiệp, bỏ những ước mộng cao vời, để trở về với mẹ. Chưa kịp cười nói, san xẻ với mẹ niềm vui, từ mua sắm thường tình cho đến bài hát, câu văn, thì định mệnh oái ăm và các ngôi sao xấu nào đó trong vũ trụ đã quyết định không dung tha tấm thân nhỏ bé và tâm hồn nhạy cảm của mẹ tôi.

Than ôi, số phận …
---
Hồi tưởng lại năm ngóai khi mẹ tôi còn khỏe, tôi giật mình nhận ra: Hình như trong những buổi cắt sao, mẹ tôi quá bận rộn nghĩ đến người mà không cắt sao cho chính mình thì phải??? Hình ảnh của mẹ tôi làm kẻ độc hành đi mò mẫm giữa màn đêm huyễn hoặc của vũ trụ bao la đầy rẫy những vì sao kia -- người phụ nữ đi tìm sao để ngăn chận ảnh huởng các ngôi sao xấu chiếu mạng con cháu mình, mà chẳng thiết gì đến ngôi sao chiếu mạng chính mình, là hình ảnh tuyệt vời của kẻ cho đi mà không nhận lại, với trái tim hy sinh tuyệt đối.

Chao ơi, công việc “cắt sao”! Màn đêm và vũ trụ các vì sao, của mẹ tôi!

 ---

Những ngày tháng này mẹ tôi là người liệt giường liệt chiếu. Bà không ăn được bình thường, và không đi đứng được. Tôi trở thành kẻ hầu hạ mẹ giỏi hơn người trợ tá được cấp bằng ở các viện dưỡng lão. Những giấc mộng cao vời và cuộc đời bay nhảy ngày xưa, bây giờ tôi thu hẹp lại vào đôi mắt xót xa nhìn bờ môi run run của mẹ khi bà gắng nuốt, và nỗi mừng rỡ khi bà thải được chất cặn bã ra ngòai với hệ thống tiêu hóa đã gần như kiệt quệ …

Tôi bắt đầu nằm mơ thấy bà ngọai, quay trở về đứng bên cạnh cửa để giúp đỡ tôi, cho mẹ tôi chóng lành. Bà ngọai sẽ đem đến sự nhiệm mầu của các vì sao tốt và mẹ tôi sẽ bình phục đi đứng trở lại như xưa. (Bà ngọai tôi qua đời ở Việt Nam, trong cảnh nghèo đói thiếu ăn, trước khi Việt Nam mở cửa “đổi mới”, 37 năm trước đây.)

 Khi tôi tỉnh dậy thì hình ảnh bà ngọai biến mất đi, chỉ còn mẹ tôi nằm cô độc thiêm thiếp trên chiếc giường nhỏ bé.

 ---
Mẹ tôi vẫn hiểu, vẫn cố gắng nói, vẫn cố gắng ăn, thỉnh thỏang bà vẫn cười. Có lần tôi viết xuống trên trang giấy:

 Me ráng ăn đi để sống với con. (Theo phong cách của người Huế ở tỉnh thành, tôi gọi mẹ bằng “Me," tu chữ “me`re”, tieng Phap.)

Bà viết xuống câu trả lời:

Ừ!

Tóc bà bạc trắng (tôi đem cắt ngắn), nét mặt đã đổi vì sự thụt lùi của sức khỏe, nhưng nước da mịn màng và đôi mắt vẫn long lanh buổi sáng. Bà đẹp như chưa bao giờ đẹp như thế. Và tôi bám víu hy vọng vào các nhân viên vật lý trị liệu cho bà cử động thân thể, dần dần biết đâu y khoa sẽ cho mẹ tôi hồi lại sức sống bình thường … Nếu không được 10 phần thì tôi xin Trời Phật cho 4, 5…

Mẹ tôi hay tát vào mặt tôi khi tôi phải bồng bế bà. Vì bà quá yếu, cái tát của bà chẳng khác chi lời mắng yêu. Tôi không đủ sức lực hay tầm vóc để bồng bế mẹ tôi lên như bế em bé cho bà khỏi phải đau đớn. Tôi chỉ có thể vòng tay kéo lê hay nhắc bà lên, theo lời y tá chỉ dẫn, cách ấy làm cho bà ê ẩm bắp thịt và xương cốt. Nhưng đành chịu vậy.

Ngôi sao xấu nào đó đã chiếu xuống bà? Tôi tự hỏi.

Bà cau mặt lại, không bằng lòng khi thấy tôi nhỏ nước mắt … Để khỏi buồn thảm, tôi giả vờ đóng vai Marilyn Monroe cho bà xem, bà lắc đầu tỏ ý không bằng lo`ng.

A kiss on the hand is far too sentimental

But diamonds are a girl’s best friend…

("Hon tay thi qua uot at, deo nhan kim cuong vao tay cho kim cuong thanh ban than thiet cua em thi tot hon nhieu!" Loi bai hat trong film Dan Ong Thich Toc Vang do tai tu boc lua Marilyn Monroe dong vai chinh, thap nien 60.)

---

Bỏ tất cả, trở về thành phố để được gần mẹ, tôi cứ tưởng mình sẽ được đem mẹ đi mua kim cương, cho mẹ chút niềm vui vật chất ở tuổi 80, sau một đời khổ cực, làm vợ một giáo sư thanh bạch, và làm mẹ một người con gái mang hòai bão ngòai đời sống bình thường như tôi…

 Diamonds are a girl’s best friend…Kim Cuong moi la ban thiet cua phu nu!!!

 Các vì sao trong màn đêm huyễn hoặc, không phải cái nào cũng là viên kim cương hiền lành sáng long lanh trên bàn tay những phụ nữ nhiều may mắn hơn mẹ tôi … Có những vì sao trông thì đẹp nhưng đầy ác tính, như mảnh lụa bị đốt cháy trở thành ngọn lửa cuồng nộ của một vũ trụ không công bằng…

Tôi lại miên man tự hỏi: Tại sao vũ trụ đã thiếu công bằng với người mẹ mang hết lòng thành đi cắt sao cho các con cháu, và cắt luôn cho tha nhân đã nhờ vả bà – Vâng, rất nhiều người không có thì giờ hay…làm biếng nên đã đến nhờ vả lòng thành của bà – bà sẵn sàng cầu nguyện và cắt sao cho bất cứ ai cần tấm lòng thành của bà để họa may hóan chuyển định mệnh của tạo hóa.

 Tren giuong benh, ban ngày mẹ tôi hay thiếp đi. Tôi phải cố lay bà dậy để nhân viên vật lý trị liệu tập thể dục, làm bà đau đớn. Bà lại tát vào má tôi bằng những ngón tay gầy yếu.

 Tối đến, sau khi làm vệ sinh, đo áp huyết, tôi hay nằm bên cạnh bà để cho mẹ tôi khép mắt ngủ yên. Đây là những dịp hiếm hoi tôi được ôm thân thể gầy ốm của mẹ. Tôi hay hỏi bà:

 -- Me ơi, hai tay của me đâu???

 Mẹ tôi trả lời bằng sự giao động của những ngón tay …

 Mẹ tôi nhắm mắt, nhưng hai bàn tay gầy yếu của bà mò mẫm nắm giữ lấy tấm chăn. Bà nắm giữ lấy sự yên bình êm ấm của đời sống, do tấm chăn mang đến. Thỉnh thỏang bà nắm lấy những ngón tay của tôi. Tôi tìm tay mẹ dưới tấm chăn.

 Khỏang 3 giờ sáng, mỗi đêm, tôi đều thức dậy để chăm sóc vệ sinh cho bà. (Đây là tiêu chuẩn của các viện dưỡng lão.)

 Đi về phía giường của bà, có một hôm, đột nhiên tôi rùng mình lạnh buốt …

 ~~~
(coi tiep Phan Ba)


Hoa tu vuon:  Nu Hong Don Doc, cho Me WND C 2013

PHAN BA:  MAN DEM

(TOM TAT PHAN MOT VA HAI:  TU BO NGHE NGHIEP DE SAN SOC NGUOI ME  DAU YEU, TAC GIA TRO THANH NGUOI TRO TA LO VE SINH CHO ME GIA.  BA CU, MOT CUU GIAO SU VIET VAN CUA VNCH, KHI CON KHOE MANH, THUONG HAY DI 'CAT SAO' O MOT DEN THANH DO NGUOI VIET NAM LAM CHU, DE CAU NGUYEN CHO NGUOI THAN YEU.  TRONG PHAN BA SAU DAY, TAC GIA KE LAI CUOC DOI CUA NGUOI ME THAO THUC TRONG DEM, TREN GIUONG BENH.)
~~~
Khỏang 3 giờ sáng, mỗi đêm, tôi đều thức dậy để chăm sóc vệ sinh cho bà. (Đây là tiêu chuẩn của các viện dưỡng lão.)

Di ve phía giường của bà, có một hôm, đột nhiên tôi rùng mình lạnh buốt …

---

Tôi thảng thốt nhận ra, trong ánh đèn lờ mờ, tôi đã bắt gặp ánh mắt nhìn chăm chú của mẹ tôi. Ánh mắt buồn rầu như muốn nói lên trăm nghìn chữ mà không nói được. Ánh mắt sâu như màn đêm bên ngòai.

Tôi run lên, đau đớn suốt thân mình. Me tôi không ngủ được suốt đêm? Hay bà chỉ mới vừa thức giấc? Bà nghĩ gì? Muốn gì? Trong màn đêm, tâm hồn và trí nhớ của bà đã du hành những đâu?

Đây không phải là màn đêm của những buổi tối đầu năm trong thủ tục cắt sao khi mẹ con tôi lái xe đi tìm rạch để đổ lộc Thánh cho cô hồn.

Đây là một màn đêm khác.

Tôi muốn mắt tôi xuyên thủng màn đêm ấy. Tôi muốn đi vào bóng đêm ấy để đuổi cho hết những ngôi sao xấu đã tạo nên nỗi đau thuơng của mẹ. Trời hỡi, làm sao tôi lay chuyển được, quay ngược được bánh xe của số phận? Chữ hiếu của Mục Kiền Liên ư? Nhưng mẹ tôi nào phải là người mẹ hung ác của Mục Kiền Liên?

Ở đây, khép đời sống còn lại vào chiếc giường sắt chung quanh có “hàng rào” giống như giường bệnh viện, mẹ tôi có còn đi tìm những vì sao xấu, để tấm lòng thành đẫy rẫy thương yêu của bà tìm cách ngăn chận ảnh hưởng của những vì sao ấy, cho người chung quanh?

Nhìn vào mắt bà, tôi thấy hết màn đêm của bà, trong những ngày tháng này.

Tôi có thấy màn đêm, mà không hiểu được màn đêm ấy chứa đựng những gì.

Trong màn đêm của những ngày tháng này, tôi cố gắng mà không thể nào biết thật rõ, hay hiểu hết được tất cả những ước nguyện, những kỷ niệm hồi tưởng ngày xưa, hay những ý niệm của tương lai trước mắt, của mẹ tôi…

Màn đêm ấy là một vũ trụ bí mật, ngòai tầm tay với hay tri thức của tôi.

Mẹ tôi ở trong thế giới của riêng mình?

Ôi, màn đêm của mẹ tôi …

---

Tôi không có câu trả lời tại sao -- ngôi sao nào đã quá độc ác với người mẹ hiền lành của tôi, nhưng sáu tháng vừa qua, tôi ở bên mẹ và nhìn thấy một hình ảnh màn đêm khác, trong thế giới của riêng mẹ tôi, với sự thóai hóa sức khỏe và tuổi già của bà.

Thế giới mới của mẹ tôi, thế giới chật hẹp quay chung quanh giường bệnh.

Mới hay cũ, tôi cố nhìn màn đêm ấy trong tuyệt vọng. Tôi không còn muốn tưởng tượng, như đã tưởng tượng ra vũ trụ bao la trong đó mẹ tôi bước những bước nhẹ nhàng rón rén đi tìm sao, những lúc tôi đi đổ lộc Thánh xuống con rạch thành phố để làm vui lòng người mẹ hiền lành, học thức, sâu sắc nhưng mê tín vì bà đã chịu khổ quá nhiều trong đời, cho nên cảm thấy bất lực trước số mệnh và phải đi tìm một thế giới tâm linh ngoài phạm vi minh chứng của khoa học.

---

Nhưng rút cục thì tôi vẫn phải đối diện với màn đêm ấy, như chuyến tàu chuyên chở những hồi tưởng của mẹ tôi.

Bà là giáo sư Việt Văn và là người rất yêu thơ, mớm cho tôi không biết bao kiến thức văn hóa và văn học nguồn cội. Bà yêu thuơng cái đẹp của “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo” của "cỏ cây xanh ngắt một màu xinh sao".

Trong thế giới văn chương của bà, có hình ảnh của màn đêm. Của ánh trăng. Của thơ văn Hàn Mặc Tử một ngày “về thăm thôn Vỹ".

Bà xa xót cái không may của Thúy Kiều và bà chỉ nổi giận khi có ai khen tặng tôi "tài sắc.”

Bà thích tôi ca hát như Jennette McDonald, như Thanh Nga, hơn là cãi vã lý luận trước tòa án, trong chính trường, chắc nịch, đanh đá như bà Ngô Đình Nhu.

Mẹ tôi là người con gái mảnh mai của xứ Thần Kinh, mang theo tâm hồn giàu cảm lụy của xứ Huế và nỗi buồn ảo não của bà ngọai tôi.

Mẹ tôi tốt với bạn hơn chính bản thân mình, cho nên ai bà cũng quen biết như “bà chủ nhật trình” hay “bà chủ nhà giây thép” (ngôn từ mô tả những phụ nữ giao tế rộng cuả xứ Huế, khác hẳn với tôi, rất hài lòng với bản mệnh là sao Vũ Khúc (ngôi sao chiếu mệnh mang tính cách độc lập của những kẻ thích sống một mình).

Me tôi lấy chồng người Bắc di cư, cho nên bà đã mang luôn nỗi buồn xa xứ của bà nội tôi, khi người phụ nữ gánh gạo trên bờ đê phải rời bỏ ruộng lúa của đồng bằng sông Hồng vì bản án oan ức của thảm kịch “đấu tố” "cai cach ruong dat" năm 1954.

Năm 1975, mẹ tôi đã phải bỏ cha mẹ ở bên kia bờ đại dương để theo chồng và các con vượt đường trường khi chiến tranh chấm dứt. Những ngày giờ của cuộc sống sau đó là những ngày giờ của nước mắt … Vậy mà mẹ tôi vẫn cố cười vui với bạn bè bà con. Trong những ngày tha huơng, bà lấy lòng thuơng yêu người mẹ chồng đức độ để tự an ủi cho sự trơ trọi của bản thân bà. Và lấy cái học của các con làm sự thôi thúc của con đường đi tới trước mặt trong xã hội Mỹ.

Khi mẹ chồng nằm xuống, mẹ tôi khóc mẹ chồng bằng bài điếu văn của đứa con dâu có nghĩa và có tài văn học. Ai có lòng và biết gia đình tôi đều phải sa nước mắt khi đọc bài điếu văn này. Những ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu, tôi thu dọn phòng bà, và góp nhặt những tờ giấy rời, trong đó có bài điếu văn mẹ tôi da viết cho bà nội của tôi. Mẹ tôi, người con dâu làm nghề dạy học, đã ghi lại thành văn những lời bà nội tôi hay nói khi bà còn sống. Tôi giật mình tìm thấy căn bản đạo đức cho cả một văn hóa tha hương, nằm ngay trong lời nói giản dị của người mẹ già đã từng gánh gạo trên bờ đê Việt Bắc ngày xưa, rồi mất tất cả và bà gánh nước trên hè phố Sài Gòn để nuôi đàn con đi học, những ngày đầu mới di cư vào Nam:

Mẹ ơi, lưu lạc xứ người có bát cơm đầy nuôi thân là nhờ đức mẹ.

Đàn cháu thành người hữu dụng nơi xứ người, là nhờ lộc bà…

Lời mẹ dạy ve cach xu the o doi: “Giúp người ta, cho người ta, kẻo phải tội!” Vâng, nếu không giúp người,, tức là có tội với trời.

Lời mẹ nói về việc trông nom đàn cháu: "Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ.” Vâng, nuôi dạy và lo cho con cháu bất kể thân mình, đó là nhiệm vụ của mẹ già như kẻ làm vườn: mừng hoa, mừng nụ của trời đất ban cho…”

(trich tu bai dieu van khoc me chong cua Giao Su Nguyen Thi Tu Nguyen)

---

Khi mường tượng rằng tôi gặp việc bất như ý trên đường công danh, không vui hay nản chí, mẹ tôi luôn nói:

--Con ơi, “mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ?”

Câu thơ Nguyễn Công Trứ mà bà đã giảng trong lớp học ở Việt Nam trở thành phương châm cho con gái bà. Tôi mang câu thơ ấy và lời nói dịu dàng của mẹ để tiếp tục bắt đầu trở lại sau những lần bỏ dở con đường công danh. Và tôi chua chát hiểu ra rằng, hình như anh hùng chỉ có thật ở cõi đời này khi họ còn… vị ngộ!

Để tránh cho bà sự lo nghĩ và để…tiết kiệm thì giờ giải thích, tren duong cong danh va doi song ca nhan, tôi bắt buộc không cho phép mình tâm sự nhiều với mẹ.

Trong kiếp di dân ở Mỹ, sự xa cách giữa tôi và mẹ tôi là kết quả của con đường công danh và những thử thách khac thuong mà tôi chọn lựa, trong do co tinh doc lap cua phu nu lam viec ngoai xa hoi va muon thoat ly khoi su kiem che cua van hoa nguon coi. 

Đến một lúc nào đó, mẹ tôi không hiểu và không biết tôi làm cái gì, động cơ từ đâu, như thế nào. Khi gặp tôi về thăm nhà, bà hay nói:

--Con ơi, làm người, có số!

Trong thế giới rất “Việt Nam hải ngọai” của bà, bà theo dõi chính trường, chọn những thế đứng rất rõ ràng về những vấn đề đạo lý. Bà rất hay đi quyên tiền để giúp người nghèo ở Việt Nam, một công việc làm nhiều người kính phục mà cũng làm rất nhiều người khó chịu -- ở đời này, ai là kẻ thích mở hầu bao cho những người không quen biết chỉ vì một bà cụ già (thay vì một đoàn thể có tiếng tăm) đứng ra xin??? Dần dần thì thiên hạ hình như ai cũng biết mẹ tôi là người… dễ sai và hay đi làm việc…chùa. Ai cũng có thể đem việc đến nhờ bà, và hình như chẳng bao giờ bà từ chối. Không những thế, người ta nhờ một phần thì mẹ tôi vui vẻ mà làm…mười phần, nhan het nhung thua thiet cho chinh minh, den noi co khi con cai phai keu len "Troi oi, me "kho`" qua!" Bà lấy việc giúp người làm căn bản cuộc đời và làm niềm vui cho mỗi ngày trôi qua, dù rằng có rất nhiều ngày bà vẫn khóc vì những tâm sự riêng tư không lối thóat...

---

(coi tiep Phan Bon)




Sinh Nhat Me 83 tuoi, ben giuong benh:  Uat Kim Huong Mau Tim 2016

PHAN BON:  NHUNG GIOT NUOC MAT CUA ME

 (TOM TAT PHAN MOT, HAI VA BA: NGUOI ME CUA TAC GIA, VI TAI NAN XUAT HUYET NAO, KHONG CON DI 'CAT SAO" CAU NGUYEN CHO NGUOI THAN O "DEN THANH" TAI HOUSTON, TEXAS. TAC GIA QUAY VE HOUSTON, SAN SOC ME, VA KE LAI CUOC DOI CUA ME MINH, TRUOC VA SAU KHI BI NAN LUC CU BA DA VAO TUOI 80. O VIET NAM, CU BA LA GIAO SU VIET VAN. VA DA UN DUC VAN HOC NGUON COI CHO TAC GIA. TRONG KHI SAN SOC ME, TAC GIA  BAT GAP ANH MAT CUA ME KHI CU BA NAM THAO THUC TRONG MAN DEM: "OI, MAN DEM CUA ME TOI!!!"

 ~~~


Mẹ tôi hay khóc những ngày giỗ ông bà trước bàn thờ tổ tiên.

Khi quay trở về thăm lại quê cuối năm 1994 (năm tổng thống Clinton bỏ lệnh cấm vận của Mỹ ở Việt Nam), sau gần 20 năm, bà mới được khóc trước mồ cha mẹ. Đó là lần đầu tiên và sẽ là lần cuối cùng. Đó cũng là kỷ niệm hiếm có giữa mẹ con tôi.

 Y hệt như ngày mới ra trường làm cô giáo ở Hội An (khi mẹ tôi, mot giao su rat tre, đã cởi áo len cho học trò nghèo), năm 1994, mẹ tôi, ở tuổi 60, trong chuyến về thăm quê, đã cởi áo khoac ngòai, cởi đồng hồ, vòng đeo tay để cho người nghèo ở Việt Nam trên bước đường du hành.

 Bà cởi luôn đôi giày Reebox cho người bà con xứ Huế trước khi lên máy bay.

 Về lại Mỹ, bà nhận việc đi trông coi cô giáo cũ ở truong Đồng Khánh Huế bị bệnh Alzeimer’s, công việc làm khong phải vì tiền mà là vì tình nghiã. (Tôi chua xót tự hỏi: Ngày nay, khi bà khắc khỏai trên giường bệnh, ai là kẻ ghé thăm hay trông coi bà, như bà đã chăm sóc cô giáo của bà ngày xưa?)

 ---

Trong màn đêm, như cuốn phim, như chuyến tàu đi ngược dòng thời gian, tôi quay trở lại cuoc doi doi nam 1975.

 Để nuôi con nuôi chồng những ngày đầu đến Mỹ, mẹ tôi đã đứng sắp hàng làm việc trong xí nghiệp, nai lưng bên cạnh với những con người xốc vác, sức khỏe như lực sĩ vượt hẳn bà trong môi trường làm việc chân tay. (Tôi vẫn nhớ hình ảnh mẹ tôi xanh xao đi bộ trên vỉa hè trong mưa tuyết của mot tiểu bang Bắc Mỹ, sáng sớm mỗi khi tôi đậu xe lề đường để bà vào xí nghiệp làm việc.

 Khi tôi tốt nghiệp cử nhân, thì bà không còn phải làm việc chân tay ở xí nghiệp nữa. Tôi đi làm để bắt đầu dành dụm tiền giúp bố mẹ mua căn nhà đầu tiên, và bắt đầu theo đuổi công danh cho riêng mình, không còn sự che chở của mẹ.

 Khoảng cách bắt đầu từ đó, và mẹ tôi không còn nắm vai trò hướng dẫn công danh cho tôi được nữa.

 Không quay trở lại nghề dạy học, mẹ tôi trở thành nhân viên Bộ Xã Hội, một nghề nghiệp rất thích hợp với bà, cho đến khi bà mang bệnh hiểm nghèo …do la nam dau tien toi vua di lam toan thoi gian vua moi duoc nhan vao hoc luat o My. Vi toi ban di lam va di hoc moi ngay tat ca la 14 tieng, bà phai đi một mình vào nhà thuơng để làm giảo nghiệm (biopsy), rồi từ đó bác sĩ giải phẫu mang bà vào thẳng phòng mổ, một mình, không ai biết. Khi tôi biết, duoc bao tin, thì mẹ tôi vẫn còn hôn mê trong phòng hồi sinh. Tôi là người đầu tiên đứng bên giường hồi sinh khi mẹ tôi mở mắt. Hai dòng nước mắt chảy dài trên gương mặt hốc hác của bà khi bà nhận ra tôi. Đó là những ngày tôi bắt đầu học luật o giang duong dai hoc Housotn (và toi đi làm full-time giam doc dieu hanh thuong mai o quan hoc chanh Houston, bước đầu theo đuổi công danh).

 Ngày đầu tiên vào giảng đường lớp Luật đầu tiên là ngày mẹ tôi rời phòng hồi sinh, và tối hôm đó, tôi gối đầu lên cuốn sách luật, ngủ ben chân giường bệnh viện của mẹ.

 Sau đó là những tháng ngày đau khổ của mẹ tôi. Bà rụng hết tóc, không còn đi đứng vững, nhưng mẹ tôi can đảm tự chăm sóc lấy mình chống trả bệnh nan y, để con gái rảnh tay đi học. Tôi là người dẫn mẹ đi mua tóc giả và các dụng cụ cần thiết cho người bệnh. Ngày hạnh phúc đầu tiên là ngày tôi dẫn mẹ đi ăn nem nướng ở một trong những tiệm ăn Việt Nam đầu tiên của thành phố, sau một thời gian dài -- 2 nam chua benh bang hoa chat tiem vao mau, bà da nôn mửa không ăn được …

 Suốt đời, mẹ tôi can đảm chiến đấu với bệnh tật, với những tai nạn hiểm nghèo, và mang trong tim nỗi đau đớn tinh thần, sự chịu đựng của phụ nữ Việt Nam: đối với tôi, cuôc chiến đấu của bà còn dũng cảm hơn võ sĩ của đấu trường La Mã …

 Sức khỏe èo uột, nhưng mẹ tôi rất dai sức và có óc khôi hài. Bà nói chuyện rất văn chương, thành thật, tinh ý, và nhạy cảm. Bà thông minh và biết xoay xở tình thế, nhưng luôn luôn nhận chịu sự thua thiệt vì bà không thể ăn thua với người chung quanh.

 Khi nói về bố tôi, có lần bà ngậm ngùi:

 --Suốt đời, chỉ còn lấy cái học để leo bước thang xã hội…

 Tôi ớn lạnh toàn thân: bà nói về chồng, hay nói về đứa con gái đầu lòng chính là tôi, hay về nguyên cả một văn hóa nhược tiểu của nguồn cội, nguyên cả một quá trình lập nghiệp và những mộng ước của số kiếp di dân?

 Về những nỗi buồn tinh thần của bà, thì tôi chỉ có thể nói một câu: Mẹ tôi rất ủy mị, rất yếu ớt, nhưng cả đời, bà đã đưa tấm thân mảnh dẻ cua mình ra nhận lãnh tất cả những ngôi sao xấu cho chồng con, đến từ chồng con.

 Tôi, đứa con gái hiểu cuộc đời của bà nhiều nhất, biết tất cả những niềm đau của mẹ, cũng không tránh được việc làm cho mẹ phải lo âu phiên não vì những sự chọn lựa khác thuờng của tôi. Khỏang cách giữa tôi và mẹ chính là nỗi buồn tôi đã mang vào đời mẹ, tạo thành một phần trong màn đêm của mẹ. Và mẹ tiếp tục lo lắng cho tôi: từ miếng ăn, sức khỏe, cho đến ngôi nhà bỏ hoang khi tôi đi vắng, cho đến tiếng bấc tiếng chì trong mot cộng đồng di dân han hep.

 Nỗi lo lắng tiếp tục cho đến ngày bà liệt giường liệt chiếu…

 Tôi biết rằng, trước cơn hoạn nạn cuối cùng, kể từ 1975, hình như mẹ tôi mang bệnh mất ngủ và gần như uống thuốc triền miên, dù bà vẫn nói cười và hết lòng trong việc từ thiện …

 ---

 Màn đêm của mẹ tôi: hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mang trái tim tha thiết vì tha nhân, cặm cụi đi tìm tia chiếu của những ngôi sao xấu, để mang tấm thân mình ra làm bình phong ngăn chận những tia chiếu vô cùng hung hãn ấy. Lúc nào bà cũng chịu thiệt thòi cho tha nhân được huởng phần hơn. Và bà gọi đó là tình bạn, tình người ….

 Những ngày tháng mẹ tôi liệt giường liệt chiếu vẫn tiếp tục trôi qua. Những người đã chịu ơn sự giúp đỡ của bà, người Mỹ có, người Việt có, lần lượt đến thăm... Có người ghé thăm rồi thảng thốt và mủi lòng đứng khóc. Nhưng rồi, càng ngày càng thưa thớt đi, những thắm thiết và bịn rịn của mọi người chung quanh.

 Còn lại là màn đêm của bà, và đứa con gái đầu lòng là nhân chứng bất đắc dĩ của màn đêm ấy.

 Mẹ tôi chỉ còn có 74 pounds, bà không thế gượng ngồi dậy một mình. Bà không thể xoay đổi thế nằm. Phải có người bế, có người đẩy. Nhưng khi được mang ra ngồi ở bàn ăn, mẹ tôi nắm lấy cạnh bàn để ngồi cho thẳng. Rồi bà đan hai tay vào với nhau, để ngay ngắn trên bàn -- phong cách ngồi của một cô giáo, không phải của người đầu hang trước sức khỏe èo uột, hay gục ngã trước căn bệnh trầm kha.

Tôi vẫn làm người đầy tớ trung thành cho mẹ. Vẫn chăm chú nhìn đôi môi run rẩy của mẹ hé mở đón từng muỗng cháo, từng miếng trái cây đã cắt nhỏ hoặc xay mềm. Vẫn mừng rỡ cho mẹ thải ra được chất nhơ qua hệ thống tiêu hóa.

 Tôi chống đỡ với số mệnh. Tôi làm người “cắt sao” cho mẹ tuy không bước chân vào đền thánh, không còn đeo mang “lộc thánh” để chia xẻ với những linh hồn côi cút trong thế giới siêu hình.

 Và tôi vẫn bắt gặp, vẫn nhìn thấy ánh mắt chăm chú hết gan hết ruột của mẹ trong màn đêm, dưới ánh đèn mờ … ánh mắt thăm thẳm như cả một vũ trụ đối diện người phụ nữ vì thuơng chồng con và hết lòng với mọi người mà lần mò trong bóng đêm để đi tìm những vì sao…

 ---

 Ngày lại ngày, mẹ tôi vẫn thường mở mắt lúc nửa đêm, hay lúc trời tờ mờ sáng, những khi tôi phải thức dậy làm vệ sinh cho bà trong ánh đèn leo lét. Đôi mắt bà nói lên cả ngàn lời mà tôi không nghe được. Bà đã thao thức từ bao giờ? Màn đêm ấy bao phủ bà như thế nào? Đâu là giải ngân hà để bà đi qua bằng tâm thức?

 Càng suy nghĩ về mẹ tôi, tôi càng tin tưởng rằng: Trong kiếp này, mẹ tôi đã tạo được cho chính bà một giải ngân hà kết toàn bằng những vì sao thánh thiện, sẽ che chở cho tấm thân nhỏ bé và trái tim vô cùng vị tha của bà. Suốt cuộc đời, mẹ tôi chưa hề làm ác hay hại ai bao giờ. Bà cho đi rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Nếu có trách móc ai, đó chỉ là lời mẹ tôi than thở về định mệnh: số kiếp của những kẻ giàu tri thức, giàu tình cảm, nghèo vật chất, có tất cả, mất tất cả, hay cho đi tất cả, chung quy cũng chỉ là sự chịu đựng tia chiếu của các sao Địa Không, Địa Kiếp!!!

Có chăng, chỉ là câu than thân trách phận của người phụ nữ Việt Nam, khi phải một mình đi tìm cắt những vì sao…

 ***


Hoa Huong Duong cua Me Toi, WND C2014,2015,2019


DOAN KET:  MAN DEM VA NU HOA HUONG DUONG 

(TOM TAT CAC PHAN TRUOC: TAC GIA KE LAI CUOC DOI CUA ME MINH VA CONG TAC 'CAT SAO' CUA CU BA O MOT DEN THANH TAI HOUSTON, TRUOC KHI CU BA BI NAN XUAT HUYEt NAO O TUOI VAO 80. TRONG KHI SAN SOC ME, TAC GIA  BAT GAP ANH MAT CUA ME TREN GIUONG BENH, TRONG MAN DEM CUA NGUOI ME GIA PHAI CHONG TRA VOI DINH MENH.  VA SAU DAY LA DOAN KET CUA HOI KY 'MAN DEM CUA ME TOI," TAC GIA DUONG NHU NGUYEN, VIET THANG BA NAM 2015, CHIN THANG SAU KHI ME TAC GIA NAM LIET GIUONG).

~~~

Rồi từ đó, từ khái niệm của màn đêm, ở thời điểm này, tự nhiên tôi bắt đầu đi tìm mua cho mẹ những món đồ dùng hàng ngày có mang theo hình ảnh hoa hướng dương: tôi chỉ có thể tìm thấy ít chén bát, khăn ăn, khăn lau mặt…

 Tôi loay hoay muốn có hình ảnh của hoa hướng dương chung quanh thế giới cô đọng vào chiếc giường bệnh của bà. …Tôi không muốn đi hái hướng dương ở ngoài đồng hay mua ở tiệm, vì e rằng phấn hoa có thể làm mẹ tôi bị khó khăn hay gây ô nhiễm đường hô hấp. Tôi sẽ phải quay về với nhũng cánh hướng dương tưởng tượng trong thế giới sáng tạo của hội họa.

 Tại sao lại là hoa hướng dương?

Tôi suy nghĩ mãi về màn đêm của mẹ tôi và cho rằng con đường của mẹ tôi đi tìm những vì sao ác tính để cắt bỏ chúng, bắt buộc phải có sự hướng dẫn của một nguồn ánh sáng rực rỡ, trong lành. Tôi kết luận rằng nguồn ánh sáng ấy đến từ trái tim vượt bực của mẹ tôi. Với nguồn sáng ấy, màn đêm, sự lẫn lộn giữa sao ác và sao hiền trong vũ trụ bao la dầy đặc một màu đen kia sẽ trở thành vô nghĩa lý. Sự khác biệt hay ngăn chận giữa sao tốt, sao xấu bằng một giải ngân hà tốt đẹp sẽ không còn cần thiết nữa nếu mẹ tôi nương theo nguồn ánh sáng trong lành của mặt trời để cắt bỏ tất cả những vì sao hung hãn.

 Cánh hướng dương của mẹ tôi nằm ngay trong tâm khảm của bà: ý niệm của lòng thành tuyệt đối, đã thôi thúc bà không quản ngại đi vào vũ trụ tối tăm để cầu xin sự buông tha của các vì sao xấu, để ngăn chận những tai ương của định mệnh, tất cả cho người chứ không phải cho mình.

---

Ấy thế mà trong những chuỗi ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu, như một định mệnh oan nghiệt tạo ra bởi những vì sao xấu – những oái oăm tôi không thể ngờ tới, những khúc quanh tôi không muốn giải nghĩa cho tha nhân -- tôi đã phải để mẹ tôi nằm một mình với màn đêm của bà. Những vì sao độc vẫn còn ngự trị nhưng mẹ tôi sẽ không còn hay biết nữa. Tôi trở thành người chống đỡ tia chiếu của những ngôi sao ác độc hướng vào bà và vào tôi – tôi biến tôi thành tấm bình phong che chở, để bà được yên bình không biết gì về những thầm kịch của cuộc đời chung quanh vẫn còn tiếp tục. 

Thay vì khóc lóc, tôi chỉ còn biết đem đến để chung quanh mẹ một vài món đồ mang hình ảnh đẹp của hoa hướng dương.

 Để tiếp tục bước đi, tôi phải tự cho rằng mình là kẻ độc hành, kẻ mồ côi, không còn mẹ để chia xẻ những đau đớn trong đời, dù rằng mẹ tôi vẫn mở mắt nhìn đêm tối.

 Những óai oăm, oan nghiệt của cuộc đời ấy đang tiếp tục xảy ra chung quanh cái giường sắt kiểu bệnh viện tại gia của bà. Nếu tôi ghi tất cả vào một cuốn nhật ký, thì đó sẽ là cuốn nhật ký cần đem đi đốt, để tro bụi của những trang giấy bi thảm ấy sẽ không làm vướng bận đến giấc ngủ và trái tim mang bông hoa hướng dương của mẹ tôi.

 Tôi nghĩ rằng những khắc nghiệt bất công của cuộc đời, những độc dược đến từ con người, chính là mớ tro bụi ấy. Tôi sẽ không bao giờ để cho mớ tro bụi ấy vướng lụy đến chỗ nằm thánh thiện của mẹ tôi.

 Và tôi vẫn tiếp tục cầu mong cho mẹ tôi lành bệnh, được chừng nào hay chừng ấy. Tôi tin vào sức sống bền bỉ của mẹ tôi (life force), tin chất mầu nhiệm của sự nhiệm mầu (the miraculous nature of miracles). Và tôi vẫn tin tưởng y khoa. Nhưng tôi cũng chấp nhận rằng, ở kiếp này, chắc tôi không bao giờ còn được dịp đưa mẹ đi cắt sao buổi tối ở đền Thánh. Tôi không còn được giúp mẹ đem thảy lộc Thánh vào con rạch giữa thành phố, trong màn đêm, lam le^~ cung cho nhung co hon vat vo vat vuong khong noi nuong tua trong man dem day dac ay.

Tôi chỉ còn có thể nhớ mãi ánh mắt của mẹ tôi chăm chú nhìn tôi khi tôi thức giấc làm vệ sinh cho bà và đó sẽ là hành trang còn lại độc nhất trên con đường thiên lý tôi đi. Trên con đường ấy, tôi chỉ có thể giữ lại cho bà, và cho mình, cánh hướng dương độc nhất. Cánh hướng dương không bao giờ tàn phai, vì ánh sáng của nó là muôn thuở. Nụ hướng dương ấy nở tung trên những ngón tay gầy guộc của mẹ tôi đi tìm những ngón tay của tôi dưới nếp chăn hay níu vào thành giường những ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu. Đóa hoa nở tung trên khóe mắt xúc tích của bà. Nó tạo nên nụ cười trên đôi môi của bà, những buổi sáng trên giường bệnh, bà thức dậy và nhìn thấy tôi. Nụ hoa hướng dương ấy sẽ là giải ngân hà cho chặng cuối đời bà, sáng óng ánh giữa màn đêm dày đặc.

 ---

Tôi nhớ mãi giây phút sau đây, trong những ngày tháng săn sóc mẹ:

“Mẹ quay qua bên này với con,” tôi nói với bà một buổi sáng đứng bên cạnh giường.

 “I don’t know how to “qua,” bà trả lời bằng tiếng Anh, nhưng lại dùng chữ “qua” tiếng Việt. (Câu nói rất ngộ nghĩnh. Điều này nói lên tình trạng bệnh lý của bà: Khi một số tế bào não phia dưới, bên trái, đã mai một hay bị hư hại, trí nhớ gần (recent memory) và sự điều động khả năng ngôn ngữ bị xáo trộn hay rối loạn.)

 Đôi tay gầy guộc của bà di động dưới tấm chăn như những lúc tôi nằm ôm mẹ, và tay tôi đi tìm tay bà. Rồi bà ngơ ngác nhìn tôi, đưa đôi tay gầy guộc ra trước mặt để phân bày. Như một trẻ thơ…Và rồi đôi tay gầy guộc ấy níu lấy thành giường để giúp tôi đẩy bà, vì bà biết bà không tự xoay người được nữa.

 Tấm chăn và thành giường trở thành giải ngân hà cho mẹ tôi bám víu???

 Giải ngân hà ở đâu, mẹ yêu thuơng của con?

 Ở đây, ở nụ hướng dương quý báu của mẹ.

 Tôi đã có câu trả lời, cho dù tôi rơi lệ.

 ---

 Nụ hướng dương bất tử, ươm mầm, đến từ trái tim sáng ngời của mẹ tôi, nở trên những ngón chân yếu đuối, những ngón tay gầy guộc, mi mắt và khóe môi nhăn nheo, trên lồng ngực mỏng manh như tờ giấy của bà.

 Nụ hướng dương sẽ chẳng bao giờ tàn … cánh nở tung, rồi sẽ khép, quay về, lại bắt đầu ươm nụ, và bất tử, ở khởi điếm bắt đầu hay cứu cánh cuối cùng, tất cả trở thành một vòng tròn như luân hồi của đạo Phật, như giải ngân hà vòng quanh mặt đất bao bọc con đường đi của bà.

 Nụ hướng dương làm rực rỡ màn đêm, vượt tất cả các vì sao. Xấu hay tốt, các vì sao sẽ nghiêng mình, lu mờ trước cành hướng dương rực rỡ. Mẹ tôi sẽ không còn phải mò mẫm trong màn đêm của vũ trụ đảo điên để ngăn chận ánh sáng mục rửa của cái ác.

Ở đó, trên cành hướng dương, mẹ tôi tìm thấy hạnh phúc, yên bình, và sự che chở.

Nụ hướng dương bất tử ấy……

… chính là trái tim, TÂM THIỆN,* của mẹ tôi.

~~~

*Chú thích cua tac gia: Ngày xưa ở chùa Từ Đàm, Huế, mẹ tôi cho tôi, đứa bé lên bốn, quy y nhà Phật, lấy pháp danh là TÂM THIỆN.

DƯƠNG NHƯ NGUYỆN Copyrighted March 2, 2015, 2019


DOAN KET SAU DOAN KET (POSTCRIPT) --LOI CHU THICH NAM 2019: Sang ngay 2 thang 12, 2018, sau 4 nam dau yeu, cu ba Nguyen Thi Tu Nguyen da menh chung trong giac ngu sau khi cap cuu tai benh vien. Tac gia om xac me trong 2 tieng dong ho tai benh vien, thanh pho Houston, truoc khi nhan vien nha quan den lam thu tuc tang che.

Nghiến răng, lệ nhỏ hai hàng
Nhục hình sẽ nhận, vinh quang đã vừa
Chín tầng, hương khói đong đưa
Mẹ ngồi, thanh thản, bên bờ Sông Hương

Tat ca nhung dong dang tai tai day,  vo cung kinh can va muon van thuong nho dang len huong hon cua me toi, GS Viet Van Nguyen thi Tu Nguyen
WND C 2019

Ba Duong Duc Nhu, nhu danh Nguyen Thi Tu Nguyen, Hoi An 1957
Giao Su Viet Van Tran Quy Cap Hoi An, va Dong Khanh Hue (1956-1966)

__________________________________
 
 


NOI CHUYEN VOI BUI GIANG VE VIEC 'DICH' THO EMILY DICKINSON:

BUI GIANG VIẾT:

"Tiện đây, tôi xin dẫn một thí dụ để làm sáng tỏ phần nào đường lối dịch thơ. Dịch thơ Emily Dickinson:

My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell.

Một bài ngắn như thế của Emily Dickinson dịch còn khó hơn dịch cả một cuốn Lá Cỏ [Leaves of Grass] của Walt Whitman... Ấy bởi vì, nó thuộc loại thơ bất khả dịch diễn.

Những điệp ngữ và điệp âm và đảo ngữ mà Emily Dickinson sử dụng, là riêng Mỹ Ngữ một lần được thiên tài cho phát tiết anh hoa ra ngoài:

my life closed – its close
to see – to me
twice before – twice befell
parting is all – and all
all we know – all we need
of heaven – of hell
to see – to me – to conceive
a third event – as these that twice
so huge – so hopeless ...

Tôi thử chép ra như thế, những thanh-âm-vận song trùng nhị bội liên tồn giao hưởng nhau trong bài thơ, xoay vít quanh nhau trong tám câu huyền diệu đó. Thế cũng đủ nhận ra tính chất phong phú đìu hiu dị thường trong lời thơ tài tử. Thế mà, vẫn còn những giao hưởng giao thoa ngấm ngầm âm ỉ trong tiết nhịp rung rinh, không làm sao ghi ra song đôi cho được. Bởi vì những giao hưởng ngầm nọ vừa như giao nhau vừa như xô đẩy nhau, ly khứ nhau... Bây giờ thử đọc lại toàn bài:

My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell.

Nếu dịch ra văn xuôi ắt sẽ thành cái gì? Chẳng lẽ vất vơ thành ra cái như sau:

Cuộc đời tôi khép lại hai lần
Trước buổi chung cục của nó
Nó vẫn ở lại để xem
Thử sự Bất Tử có mở ra
Một sự cố thứ ba cho tôi không
Bao xiết đồ sộ khổng lồ tuyệt vọng cho quan niệm
Là ấy những gì đã hai lần xảy ra
Ly biệt là tất cả những gì chúng tôi biết về Thiên Đường
Và tất cả những gì chúng ta cần (của) nơi Địa Ngục

Thật là không thể tưởng tượng được. Chẳng những nghe ra lớ ngớ, mà còn chẳng ai biết nói cái gì. Không một chút ý nghiã nào tồn tại, đừng nói chi là tinh thể tinh hoa. Thế mà thường thường tôi vẫn thấy người ta dịch theo lối đó một cách rất hồn nhiên, và còn cho rằng mình dịch rất sát."


DUONG NHU NGUYEN TRA LOI:

Co gi dau la kho'? NOT AT ALL DIFFICULT JUST NEED TO UNDERSTAND THE LANGUAGE AND POETRY. NEED TO CROSS CULTURES AND BOUNDARIES OF THOUGHTS. Nam phut ma thoi de transfer (let's call it transfer and not translate). khong co thi gio de "react," ban cai lam chi, cho nen toi se "transfer" tho dickinson nhu sau (chi can 5 phut):  ̣Theo tôi, không nên dịch, mà chì nên nắm ý bài thơ, rồi diễn ta thành thơ tiếng Viột trong âm, vần, điệu cuả nó. 

NGUYEN TAC:

"My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell."
 Emily Dickinson, American poet


CHUYE^?N QUA TIENG VIET BANG THO LUC BAT:

Đời tôi đóng lại hai lần
Một lần nữa nhé, xem ngần ấy thôi
Nếu là bất tử gọi mời
Ba lần chắc đủ một đời cưu mang
Hai lần ở cõi trần gian 
Đủ chưa? bao nỗi lầm than tỏ tường
Lớn lao, tuyệt vọng, bẽ bàng
Bỏ đi mới biết thiên đàng ở đâu
Địa ngục cần có cho nhau
Tiễn đưa là cửa, kinh cầu là xa
                    Duong Nhu Nguyen, a Vietnamese American woman


NOTE: Bai tho tieng Anh cua Emily co 8 cau. Ban "transfer" cua DNN cung chi 8 cau. 
Chinh ra, tho cua Emily dien dat ra luc bat tieng Viet chi co 7 cau.  Cau thu 8: tThe last sentence is my ADDITION. EMILY IS KNOWN FOR HER MORBIDITY. END OF LIFE. END OF HOPE. So I wrote and added the following as a postcript to her poem:

"Farewell is the gate, prayer is the distance

Tien dua la cua, kinh cau la xa"

wnd C MAY 2019

~~~

THO DUONG NHU NGUYEN:

Nghiến răng, lệ nhỏ hai hàng
Nhục hình sẽ nhận, vinh quang đã chừa
Chin tầng, huong khói đong đưa
Mẹ ngồi, thanh thản, bên bờ Sông Hương

Emily Dickinson hay Bui Giang co dich 4 cau nay ra tieng Anh, von ven trong 4 cau, ma hoi du? tat ca y nghia cua "nghien rang' "le nho" "nhuc hinh," "vinh quang" "chin tang" -- ̣chữ hiếu Mục Kiền Liên, "huong khoi" va "hinh anh nguoi me ngoi thanh tha?n,YEN BINH, ben bo Song Huong" khong?

Trong tho va van hóa cua Emily khong co dien tich, khong co Phat Giao, khong co chu "HIEU" va hinh anh  Muc Kien Lien di tim me  cua Phuong Dong.

There is a paradox in this Vietnamese poem. What is the paradox?










WND C May 2019

v/d van hoc: qua con mat mot nha van VN viet tieng Viet

http://baotreonline.com/quyen-sach-tren-hoang-dao/

Sunday, May 12, 2019

MOTHER'S DAY:


TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI, VÀ THÂN THẾ GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THI TỪ NGUYÊN

(dựa trên tin của gia đình, học trò, bạn hữu và đồng nghiệp)

THÂN THẾ:
Giáo sư Việt Văn Nguyễn Thi Từ Nguyên (Bà T/S Dương Đức Nhự) sinh ra ở Phan Rang, Ninh Thuận, là con gái út độc nhất sống sót trong 3 người con của ông Phán Trạm -- Nguyễn Văn Trạm tự Triết Đàm (một viên chức cao cấp của thị xã Hội An, thoi Tong Thong NDDiem), và bà Nguyễn Thị Quế Tức Tánh, hoa khôi Làng Ngọc Anh, tỉnh Thừa Thiên, vùng quê phụ cận thành phố Huế. Bà Từ Nguyên là cháu ngoại của Quan Đề Nguyễn Thống, và là cháu nội của Hường Lô Tự Khanh Nguyễn Liêm. Bà Từ Nguyên lớn lên trong nuông chiều yêu thương gắn bó của cha mẹ, gởi bà lên học Couvent des Oiseaux Đà Lạt, nhưng cô bé Từ Nguyên nhớ Huế, quay về với cha mẹ, và trở thành nữ sinh Đồng Khánh.

NGHỀ GIÁO VÀ GIA ĐÌNH:
Cô Từ Nguyên bắt đầu nghề dạy học ở Trường Trần Quý Cáp, Hội An, ngôi trường được gây dựng bởi chính phủ VNCH ở miền Trung" địa đầu chiến tuyến." Voc người thanh nhã, tóc đen huyền, đặc biệt tiếng nói trong thanh và da trắng mỏng, cô Từ Nguyên dạy Việt Văn đệ nhất cấp, cái nôi mở lòng cho học sinh trung học VN qua các tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục Văn Tiên, của chương trình Quốc Văn. Cô được học trò yêu quý, rất nhiều người nhớ cô giáo đã cho tiền học trò nghèo và cởi áo len cho học trò trong mùa đông lạnh của xứ Quảng. Ở Hội An, cô gặp thầy Dương Đức Nhự, di cu 1954 tu Bac, thay dạy đệ nhị cấp Anh Văn, bắt đầu cuộc gap go dan den hôn nhân giữa Thầy Nhự và cô Nguyên, sinh con gái đầu lòng đặt tên Như Nguyện. Vì đôi mắt rất to và sáng, đội mũ len có hai tai dài, giống con thỏ, Như Nguyện được cha mẹ ông bà gọi là "Thỏ." Cuộc tình duyên của thầy cô, học trò Trần Quý Cáp thời ấy ai cũng biết. Cô sinh con trai trưởng ở Hội An, đặt tên Tom ( phiên âm tiếng Việt là "Thắng," theo nhân vật Tom Sawyer của Mark Twain, vì̀ thầy Nhự dạy Anh Văn và thầy cô theo ngành văn chương chữ nghĩa. Cậu bé "Tom" được ông bà ngoại gọi trong tình yêu thương là "Tôm" (Shrimp).

Khi thầy cô đem hai con về Huế, thì cô đổi về dạy ở Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, môn Việt Văn. Khi thầy Nhự được học bổng British Council Scholar qua Anh du học, cô Nguyên sinh hạ con gái thứ ba, đặt tên là Như-Anh để kỷ niệm nước Anh đã đem chuyên môn ngôn ngữ học (linguistics) đến cho Thầy Nhự. Như Anh được chi Tho? gọi là "Ti" vì em bé bỏng nhưng bầu bĩnh giống poupée.

Trước Tết Mậu Thân, thầy cô đem 3 con vào Sài Gòn. Cô Từ Nguyên vào làm việc trong ban quản trị trường Nữ Trung Học Trưng Vương Saigon, và thầy Nhự là Chánh Sự Vụ Sở Du Học (chuyên tuyển chọn và duyệt sinh viên du học cho Bộ Giáo Dục VNCH dưới quyền Tổng Trưởng Trần Ngọc Ninh). Từ chức vụ này, thầy trở thành Chánh Sự Vụ Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch (chuyên hoạch định nghiên cứu giáo dục cho VNCH), và thầy được gửi đi tu nghiệp ở Mỹ. Từ Mỹ, thầy mang về VN máy vô tuyến truyền hình (TV) đầu tiên ở Sàigon, trước khi Băng Tần Số Chín được thiết lập hoàn toàn. Chương trình truyền hình các phi hành gìa Mỹ lên mặt trăng được lối xóm xúm vào coi trên máy truyền hình của thầy cô, thoi ay.)

Trước năm Mậu Thân, cô sinh hạ con trai út, thầy dat cho tên Dũng, để nối tiếp tên Thắng của trưởng nam -- nói lên đảm lược để chiến thắng. Sau khi gia đình dọn từ đường Công Lý về Lê Vàn Duyệt, thầy quay về dạy Anh Văn ở trường Trung Học Pétrus Ký, trước khi được bổ nhiệm vào dạy Anh Ngữ Thực Hành và Ngôn Ngữ Học tại Đại Học Văn Khoa Sàigon. Thập niên 70: thầy nhận học bổng Fulbright, qua Mỹ nghiên cứu tại Đại Học Nam Illinois và sáng chế bàn đánh chữ đầu tiên từ hệ thống IBM (tiền thân của các Fonts đánh máy tiếng Việt cho điện toán bây giờ).

ṬY NẠN VÀ HỘI NHẬP Ở MỸ:
Năm 1975, trước khi Tân Sơn Nhất bị pháo kích, cô Từ Nguyên theo gia đình chồng qua Mỹ bằng máy bay vận tải, bỏ cha mẹ già ở Viet Nam. Cô ngất xỉu ở phi trường.

Tới Mỹ, cô lập tức xắn tay áo đi làm ở một hãng sản xuất vitamin để nuôi con ăn học, và thầy làm trợ giảng tại đại học Illinois, lấy thêm mot bằng tiến sĩ nua về lãnh đạo giáo dục. Thân thể yếu ớt chỉ có 85 pounds, cô Tu Nguyen vẫn đứng làm việc thật nhanh, tóc thu vén vào khăn như một công nhân, đạt tới mức sản xuất đóng hộp vitamin theo chi? so^' khang dinh cho các nhân viên cao to của hệ thống dây chuyền sản xuất. Cô sinh trưởng trong một gia đình rất thọ và dai sức, du the xac manh khanh nhu mot cong nuong cua xa hoi phong kien. Trong thời gian này, em Như- Anh, con gái thứ của cô, được giải thưởng Pháp Văn của tiếu bang Illinois, và em Nhu-Nguyen, con gái lớn, được học bỗng báo chí của Mỹ, trở thành phóng viên và phó chủ bút đầu tiên gốc Việt cho tờ báo đại học ở Nam Illinois, the Daily Egyptian. 

Sau khi con gái lớn tốt nghiệp cử nhân báo chí (tối ưu) cùng một thời điểm với cha nhận bằng tiến sĩ giáo dục, thì cô Từ Nguyên ngã bệnh, phải mổ. Gia đình dọn về Texas, ở thời điểm mà Houston là thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ (1979). Thầy cô và con gái lớn mua cái nhà đầu tiên ở vùng Southwest, là một trong những gia đình lập nghiệp đứng vững tiên phong ở Houston, với con cái tốt nghiệp đại học ở Mỹ từ 1978. Cô Tu Nguyen trở thành nhân viên xã hội (social worker) trong chương trình chính phủ giúp đỡ người tỵ nạn, và thầy quay lại nghề dạy học, môn Anh Văn trong chương trình song ngữ ESL của vùng biển Texas. Cô được tin mạ mất o Saigon, nhưng không thể có mặt ở Việt Nam để trả hiếu ma chay. Số phận nghiệt ngã, cô ngã bệnh lần thứ hai, khi con gái lớn bắt đầu năm thứ nhất trường Luật ở Houston trong khi đi làm toàn thời gian là tổng giám đốc thương mại, phụ nữ gốc Á đầu tiên trong ban lãnh đạo của quận học chánh Houston (22 tuổi). Ngay dau tien trong giang duong cua truong Luat Houston, thang tam nam 1980, toi hom ay, em Nhu Nguyen ngu trong benh vien, goi dau len sach Luat, duoi chan giuong benh vien cua me nam, sau khi me da roi phong hoi sinh.

Với hai con lớn đi làm chuyên môn và hai con nhỏ học trung học, cô Từ Nguyên tự mình chăm sóc bản thân, chống trả căn bệnh hiểm nghèo tàn phá trong hai nam chua tri, và cô thoát hiểm qua những cố gắng phi thường.

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI: 
Sau đó, cô vẫn tìm cách đi làm để độc lập và nuôi cha già ở Việt Nam -- một trong những công việc đáng nhớ là việc cô săn sóc giáo sư cũ từ trường Đồng Khánh Huế, có bệnh Alzeimer). Đồng thời cô bắt̉ đầu hoạt động công tác xã hội bằng cách giúp người nghèo, học sinh, và đồng nghiệp ở VN (thí dụ: qua hệ thống đồng môn trường Trưng Vương và Đồng Khánh Huế). Các công tác xã hội âm thầm quá nhiều không thể kể, trừ thành quả sau đây: Em Như-Nguyen tốt nghiệp luật sư (ưu hạng) và chọn hành nghề tại Hoa Thịnh Đốn (một trong những tổ hợp danh tiếng nhất nước Mỹ, Wilmer Cutler & Pickering, noi hanh nghe cua nhieu co van cho tong thong va moi day nhat la Luat Su dac biet Robert Mueller, nguoi nhan lanh nhiem vu dieu tra Tong Thong Donald Trump). Cung thoi diem do, cô Tu Nguyen cùng Giáo Sư Quế Hương của Đồng Khánh Huế kêu gọi và thiết lập Hội Phượng Vỹ, một trong những hội đoàn đại diện xứ Huế có tầm vóc hoạt động kỳ cựu của cộng đồng hải ngoại người Mỹ gốc Việt. Hội Phượng Vỹ trải dài từ Houston Texas, bao gồm người Huế ở năm châu, rồi quay lại con dân xứ Thần Kinh, qua ngưỡng cửa các trường trung học danh tiếng như Đồng Khánh và Quốc Học. Hội chủ trương thiện nguyện cho đồng hương và đồng môn, cũng như “Vườn Hồng TV” cua gia đình Trưng Vương Texas mà cô Từ Nguyên cùng xây dựng và chăm lo đóng góp. 

Trong suot thoi gian o My, co Tu Nguyen la thanh vien cua Hoi Tuong Te Co Do Hue, do Dai Ta Truong Nhu Phung thiet lap.

BÁO HIỄ́́U CHO CHA MẸ VÀ HY SINH CHO GIA ĐÌNH:
Năm 1994, cô về Việt Nam để thăm mộ mẹ, và gặp lại cha già trước khi cha nằm xuống, cô mang theo nỗi buồn không đáy của người phụ nữ đi dân đã phải bỏ cha mẹ mà vượt đại dương, rồi lại phải chiến thắng những căn bệnh trầm kha, trong cuộc đời đổi bằng đau đớn tấm thân, nhiều nước mắt. Cùng với các con, cô mua nhà cho cha gia và chôn cất cha qua tiền mồ hôi nước mắt kiếm ra bằng sức lao động của cô ở Mỹ -- sự biến chuyển từ hình ảnh vị giáo sư thanh nhã, đứa con gái cưng độc nhất của gia đình quan lai phong kiến VN, cô trở thành người trăm công ngàn việc, xắn tay áo, không quản ngại gian lao, của xã hội người Việt đi dân, với đạo đức bản thân và nghề nghiệp rất cao -- hình ảnh một phụ nữ VN trong sạch, thông minh, đầy tình nghĩa con người, và hoàn toàn không kiêu ngạo hay mè nheo (cô đầy khí khái và chung thủy trong van de dao duc cong dong, va trong tương quan xã hội, co luôn nhận phần thiệt cho mình để người khác được vui). Co luon luon nhan ban ve cho cac hoi doan, va neu nguoi mua khong tra tien, thi co nhan lay tra tien cho hoi. Co nhan ban cac san pham do ban be nho va, va neu nguoi mua khong tra tien, thi co nhan lay tra tien cho ban. Di nhien cac viec mua ban nay hoan toan la de giup ban, giup hoi, chu khong bao gio la viec thuong mai cho ca nhan co Tu Nguyen. Nhan phan thiet cho minh de cho nguoi khac duoc vua long la can ban con nguoi cua co Tu Nguyen.

Cô là người cấp tiến, để các con bay nhảy chọn lựa trong các quyết định bản thân hay đời sống. Cô vun xới cho các con bằng sức lao động của một người mẹ hy sinh tất cả.

Và vi the, cô là người mẹ can đảm hy sinh cả thân mình cho 4 đứa con ăn học nên người ở Mỹ -- nhung nguoi con cua co la nhung ca nhan thanh cong di tien phong cua xa hoi nguoi My goc Viet trong giai doan da^`u khi cong dong VN tai My con phoi thai:  con gái lớn cua co Tu Nguyen ̣được coi la` thẩ̉m phán gốc Việt đầu tiên bo nhiem nam 1992, la một trong sáu giạ́o sư luật gốc Việt toàn nước Mỹ trong thập niên 2000s, và viết tiểu thuyết có giải thưởng ở Mỹ (ma chinh tac gia cung khong hay biet vi khong gui sach di du thi bao gio);  con gái thứ cua co Tu Nguyen chuyển nghề từ kỹ sư vi tính phần mềm qua thiết kế nữ trang tuyệt đẹp; con trai út đã trở thành phó biện lý Houston rồi m̉ở văn ph̀òng hành nghề luật; và trưởng nam là chuyên viên kien truc, sau doi nghe thanh chuyen vien điều hành, lãnh đạo về vi tính. Ca hai con trai cua co deu là nhạc sĩ, va hai con gai co khieu ve ca vu nhac kich va hoi hoa.

Bon nguoi con cua co Tu Nguyen co chung mot dac tinh tu` cha me: khong chay theo danh hao? hay tien bac trong cuoc doi ca nhan va nghe nghiep.

CHIẾN ĐẤU VỚI NGHỊCH CẢNH, TỰ LẬP, VA YÊU MẾN THA NHÂN:
Năm 2000, cô và chồng con bị tai nạn xe hơi vận tải. Cô được cứu sống trong đường tơ kẽ tóc, rồi lại tiếp tục làm việc. Suốt đời từ VN qua Mỹ, Cô Từ Nguyên luôn luôn tìm cách làm việc độc lập chừng nào hay chừng ấy để không mang gánh nặng cho chồng con, va là người dâu hiếu thảo với cha mẹ và gia đình chồng. Tuy chiến đấu với số phận, bệnh tật vì cơ thể mỏng manh, cô hoạt động xã hội mà không hề than thở, kể lể công lao, hay chính thức nắm giữ chức phận gì cả trong các đoàn thể cộng đồng người Việt hải ngoại. Cô chỉ là Cô Từ Nguyên của học sinh TQC, ĐK, và TV Saigon. Cô không bao giờ từ chối những gì học sinh cũ nhờ vả hay yêu cầu cô đảm nhiệm -- trong các cuộc trình diễn văn nghệ, vân vân, cô là người lo quần áo diễn viên, dựng màn dựng cảnh, đạo diễn sáng tạo mà không cần ai nêu tên tán dương. Cô đóng luôn vai lính cho "hai bà Trưng" lên sân khấu khi cần thiết. Cô là người vợ chăm sóc chồng, người bạn tốt, người mot than mot minh dung ra gây quỹ đem quà cáp tiền bạc trực tiếp đến cho những kẻ khốn cùng ở VN, giúp đỡ những người tỵ nạn mới đến nước Mỹ, chân ướt chân ráo, để họ trở thành rất giàu có sau này. Cô mang lòng yêu nước nhiệt thành, chọn chỗ đứng rất rõ ràng, và nặng nợ với chữ nghĩa văn chương VN. (Co lan co doc mot so bai vo van chuong viet tu Viet Nam trong ngon ngu "doi moi" bay gio, co da oa khoc vi do khong con la van chuong co day cho hoc tro TQC, DK ngay xua.)

NGHỊCH CẢNH SAU CÙNG: 
Sức khoẻ bắt đầu suy sụp từ 2013, qua năm 2014, cô xuất huyết não tại nhà riêng. Cấp cứu tại bệnh viện, rồi được chăm sóc ở nhà trong 4 năm dài (home care). Cô lại chiến đấu với bệnh tật qua tấm thân gầy yếu và đôi mắt vẫn nói, với nỗi buồn, trái tim hiền hoà, cơ thể chịu đựng, cho đến ngày cô không ăn và không nuốt được nữa. Khi hơi thở yếu dần, cô ra đi sáng ngày 2 tháng 12 vì y khoa của bệnh viện bó tay, để cô được êm ái trong giấc ngủ, trong tiếng khóc bi thương của con gái lớn, người bạn đồng hành của cô từ lúc sinh ra, trong môi trường chữ nghĩa, văn học, và văn hoá VN. Thầy Nhự, tuổi gần 85, mòn mỏi, bắt buộc phải tĩnh dưỡng ở nhà, không thể theo con gái đưa mẹ vào bệnh viện, thầy nằm mong tin vợ, hỏi, và nói: "cho bố đi thăm mẹ đi con... bệnh viện cho mẹ chất dinh dưỡng ra sao?"

Loi con gai lon cua thay Nhu va co Nguyen: 

"Vì tuổi già không thể leo thang, trong phòng khách hai chiếc giường sắt nằm song song cho Bố và cho Mẹ: Bo dặn người làm mở cửa đón mẹ về nằm giường của mẹ…

Ngoài thế giới linh thiêng, mẹ sẽ không bao giờ về nằm giường cuả mẹ nữa. Nhung trong
linh thiêng, mẹ biết tất cả, hiều tất cả, và con tin rằng mẹ sẽ chờ con…" 12/2-5/18 DNN


MẸ CỦA TÔI


NGÀY XƯA...
Mẹ tôi diễm lệ aó hoa cà
Nụ cười nhân aí cuả quỳnh hoa
Mẹ thơm mùi phấn ngày xuân chín
Mái tóc ̣đen tuyền không điểm pha

CUỘC ĐỜI...
Lúc bước chân đi, mẹ khóc hoài
Tôi là con gái cũng buồn lay
Khi tôi khôn lớn, rồi xa cách
Đời cuốn tôi theo, mẹ đắng cay

Trong cảnh bi thương cuả kiếp người
Tôi nhìn thấy mẹ mất niềm vui
Mẹ gánh lên vai nghìn khó nhọc
Không biết bao giờ mới thảnh thơi

BÂY GIỜ...
Năm tháng trôi qua, mẹ đã già
Không còn son phấn cuả quỳnh hoa
Lưng còng, tay mỏi, người run rẩy
Mái tóc thưa dần, sương điểm pha

Đời vẫn còn đây kiếp nhọc nhằn
Mẹ về nguyên thủy với người thân
Trời ơi khi mẹ tôi nằm xuống
Tôi biết tìm đâu chỗ trú chân?

                       Thố Ty [dnn] 2010-18

mother's day without mother

http://www.msn.com/en-us/video/lifestyle/oprah-pens-touching-essay-about-her-1st-mothers-day-without-her-mom/vi-BBW2236?ocid=iehp

Saturday, May 11, 2019

more of French singer Barbara, the sentimental Edith Piaff


FOR VIET READERS: Ngôn ngữ và phụ nữ

NGÔN NGỮ PHÁP TRẢ CHO CHỒNG bất nghiã
Ngôn ngữ Anh? chính nghĩa?  giữ cho mình
Tiếng Việt  còn hay mất ở tâm linh
Xin gửi lại cố hương và bố mẹ

Không cần nói, cũng chẳng cần viết nhé
Chỉ nhìn gương, ̣đối kính, tưởng rằng quên

DNN C May  2019
̣