Sunday, May 12, 2019

MOTHER'S DAY:


TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI, VÀ THÂN THẾ GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THI TỪ NGUYÊN

(dựa trên tin của gia đình, học trò, bạn hữu và đồng nghiệp)

THÂN THẾ:
Giáo sư Việt Văn Nguyễn Thi Từ Nguyên (Bà T/S Dương Đức Nhự) sinh ra ở Phan Rang, Ninh Thuận, là con gái út độc nhất sống sót trong 3 người con của ông Phán Trạm -- Nguyễn Văn Trạm tự Triết Đàm (một viên chức cao cấp của thị xã Hội An, thoi Tong Thong NDDiem), và bà Nguyễn Thị Quế Tức Tánh, hoa khôi Làng Ngọc Anh, tỉnh Thừa Thiên, vùng quê phụ cận thành phố Huế. Bà Từ Nguyên là cháu ngoại của Quan Đề Nguyễn Thống, và là cháu nội của Hường Lô Tự Khanh Nguyễn Liêm. Bà Từ Nguyên lớn lên trong nuông chiều yêu thương gắn bó của cha mẹ, gởi bà lên học Couvent des Oiseaux Đà Lạt, nhưng cô bé Từ Nguyên nhớ Huế, quay về với cha mẹ, và trở thành nữ sinh Đồng Khánh.

NGHỀ GIÁO VÀ GIA ĐÌNH:
Cô Từ Nguyên bắt đầu nghề dạy học ở Trường Trần Quý Cáp, Hội An, ngôi trường được gây dựng bởi chính phủ VNCH ở miền Trung" địa đầu chiến tuyến." Voc người thanh nhã, tóc đen huyền, đặc biệt tiếng nói trong thanh và da trắng mỏng, cô Từ Nguyên dạy Việt Văn đệ nhất cấp, cái nôi mở lòng cho học sinh trung học VN qua các tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục Văn Tiên, của chương trình Quốc Văn. Cô được học trò yêu quý, rất nhiều người nhớ cô giáo đã cho tiền học trò nghèo và cởi áo len cho học trò trong mùa đông lạnh của xứ Quảng. Ở Hội An, cô gặp thầy Dương Đức Nhự, di cu 1954 tu Bac, thay dạy đệ nhị cấp Anh Văn, bắt đầu cuộc gap go dan den hôn nhân giữa Thầy Nhự và cô Nguyên, sinh con gái đầu lòng đặt tên Như Nguyện. Vì đôi mắt rất to và sáng, đội mũ len có hai tai dài, giống con thỏ, Như Nguyện được cha mẹ ông bà gọi là "Thỏ." Cuộc tình duyên của thầy cô, học trò Trần Quý Cáp thời ấy ai cũng biết. Cô sinh con trai trưởng ở Hội An, đặt tên Tom ( phiên âm tiếng Việt là "Thắng," theo nhân vật Tom Sawyer của Mark Twain, vì̀ thầy Nhự dạy Anh Văn và thầy cô theo ngành văn chương chữ nghĩa. Cậu bé "Tom" được ông bà ngoại gọi trong tình yêu thương là "Tôm" (Shrimp).

Khi thầy cô đem hai con về Huế, thì cô đổi về dạy ở Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, môn Việt Văn. Khi thầy Nhự được học bổng British Council Scholar qua Anh du học, cô Nguyên sinh hạ con gái thứ ba, đặt tên là Như-Anh để kỷ niệm nước Anh đã đem chuyên môn ngôn ngữ học (linguistics) đến cho Thầy Nhự. Như Anh được chi Tho? gọi là "Ti" vì em bé bỏng nhưng bầu bĩnh giống poupée.

Trước Tết Mậu Thân, thầy cô đem 3 con vào Sài Gòn. Cô Từ Nguyên vào làm việc trong ban quản trị trường Nữ Trung Học Trưng Vương Saigon, và thầy Nhự là Chánh Sự Vụ Sở Du Học (chuyên tuyển chọn và duyệt sinh viên du học cho Bộ Giáo Dục VNCH dưới quyền Tổng Trưởng Trần Ngọc Ninh). Từ chức vụ này, thầy trở thành Chánh Sự Vụ Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch (chuyên hoạch định nghiên cứu giáo dục cho VNCH), và thầy được gửi đi tu nghiệp ở Mỹ. Từ Mỹ, thầy mang về VN máy vô tuyến truyền hình (TV) đầu tiên ở Sàigon, trước khi Băng Tần Số Chín được thiết lập hoàn toàn. Chương trình truyền hình các phi hành gìa Mỹ lên mặt trăng được lối xóm xúm vào coi trên máy truyền hình của thầy cô, thoi ay.)

Trước năm Mậu Thân, cô sinh hạ con trai út, thầy dat cho tên Dũng, để nối tiếp tên Thắng của trưởng nam -- nói lên đảm lược để chiến thắng. Sau khi gia đình dọn từ đường Công Lý về Lê Vàn Duyệt, thầy quay về dạy Anh Văn ở trường Trung Học Pétrus Ký, trước khi được bổ nhiệm vào dạy Anh Ngữ Thực Hành và Ngôn Ngữ Học tại Đại Học Văn Khoa Sàigon. Thập niên 70: thầy nhận học bổng Fulbright, qua Mỹ nghiên cứu tại Đại Học Nam Illinois và sáng chế bàn đánh chữ đầu tiên từ hệ thống IBM (tiền thân của các Fonts đánh máy tiếng Việt cho điện toán bây giờ).

ṬY NẠN VÀ HỘI NHẬP Ở MỸ:
Năm 1975, trước khi Tân Sơn Nhất bị pháo kích, cô Từ Nguyên theo gia đình chồng qua Mỹ bằng máy bay vận tải, bỏ cha mẹ già ở Viet Nam. Cô ngất xỉu ở phi trường.

Tới Mỹ, cô lập tức xắn tay áo đi làm ở một hãng sản xuất vitamin để nuôi con ăn học, và thầy làm trợ giảng tại đại học Illinois, lấy thêm mot bằng tiến sĩ nua về lãnh đạo giáo dục. Thân thể yếu ớt chỉ có 85 pounds, cô Tu Nguyen vẫn đứng làm việc thật nhanh, tóc thu vén vào khăn như một công nhân, đạt tới mức sản xuất đóng hộp vitamin theo chi? so^' khang dinh cho các nhân viên cao to của hệ thống dây chuyền sản xuất. Cô sinh trưởng trong một gia đình rất thọ và dai sức, du the xac manh khanh nhu mot cong nuong cua xa hoi phong kien. Trong thời gian này, em Như- Anh, con gái thứ của cô, được giải thưởng Pháp Văn của tiếu bang Illinois, và em Nhu-Nguyen, con gái lớn, được học bỗng báo chí của Mỹ, trở thành phóng viên và phó chủ bút đầu tiên gốc Việt cho tờ báo đại học ở Nam Illinois, the Daily Egyptian. 

Sau khi con gái lớn tốt nghiệp cử nhân báo chí (tối ưu) cùng một thời điểm với cha nhận bằng tiến sĩ giáo dục, thì cô Từ Nguyên ngã bệnh, phải mổ. Gia đình dọn về Texas, ở thời điểm mà Houston là thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ (1979). Thầy cô và con gái lớn mua cái nhà đầu tiên ở vùng Southwest, là một trong những gia đình lập nghiệp đứng vững tiên phong ở Houston, với con cái tốt nghiệp đại học ở Mỹ từ 1978. Cô Tu Nguyen trở thành nhân viên xã hội (social worker) trong chương trình chính phủ giúp đỡ người tỵ nạn, và thầy quay lại nghề dạy học, môn Anh Văn trong chương trình song ngữ ESL của vùng biển Texas. Cô được tin mạ mất o Saigon, nhưng không thể có mặt ở Việt Nam để trả hiếu ma chay. Số phận nghiệt ngã, cô ngã bệnh lần thứ hai, khi con gái lớn bắt đầu năm thứ nhất trường Luật ở Houston trong khi đi làm toàn thời gian là tổng giám đốc thương mại, phụ nữ gốc Á đầu tiên trong ban lãnh đạo của quận học chánh Houston (22 tuổi). Ngay dau tien trong giang duong cua truong Luat Houston, thang tam nam 1980, toi hom ay, em Nhu Nguyen ngu trong benh vien, goi dau len sach Luat, duoi chan giuong benh vien cua me nam, sau khi me da roi phong hoi sinh.

Với hai con lớn đi làm chuyên môn và hai con nhỏ học trung học, cô Từ Nguyên tự mình chăm sóc bản thân, chống trả căn bệnh hiểm nghèo tàn phá trong hai nam chua tri, và cô thoát hiểm qua những cố gắng phi thường.

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI: 
Sau đó, cô vẫn tìm cách đi làm để độc lập và nuôi cha già ở Việt Nam -- một trong những công việc đáng nhớ là việc cô săn sóc giáo sư cũ từ trường Đồng Khánh Huế, có bệnh Alzeimer). Đồng thời cô bắt̉ đầu hoạt động công tác xã hội bằng cách giúp người nghèo, học sinh, và đồng nghiệp ở VN (thí dụ: qua hệ thống đồng môn trường Trưng Vương và Đồng Khánh Huế). Các công tác xã hội âm thầm quá nhiều không thể kể, trừ thành quả sau đây: Em Như-Nguyen tốt nghiệp luật sư (ưu hạng) và chọn hành nghề tại Hoa Thịnh Đốn (một trong những tổ hợp danh tiếng nhất nước Mỹ, Wilmer Cutler & Pickering, noi hanh nghe cua nhieu co van cho tong thong va moi day nhat la Luat Su dac biet Robert Mueller, nguoi nhan lanh nhiem vu dieu tra Tong Thong Donald Trump). Cung thoi diem do, cô Tu Nguyen cùng Giáo Sư Quế Hương của Đồng Khánh Huế kêu gọi và thiết lập Hội Phượng Vỹ, một trong những hội đoàn đại diện xứ Huế có tầm vóc hoạt động kỳ cựu của cộng đồng hải ngoại người Mỹ gốc Việt. Hội Phượng Vỹ trải dài từ Houston Texas, bao gồm người Huế ở năm châu, rồi quay lại con dân xứ Thần Kinh, qua ngưỡng cửa các trường trung học danh tiếng như Đồng Khánh và Quốc Học. Hội chủ trương thiện nguyện cho đồng hương và đồng môn, cũng như “Vườn Hồng TV” cua gia đình Trưng Vương Texas mà cô Từ Nguyên cùng xây dựng và chăm lo đóng góp. 

Trong suot thoi gian o My, co Tu Nguyen la thanh vien cua Hoi Tuong Te Co Do Hue, do Dai Ta Truong Nhu Phung thiet lap.

BÁO HIỄ́́U CHO CHA MẸ VÀ HY SINH CHO GIA ĐÌNH:
Năm 1994, cô về Việt Nam để thăm mộ mẹ, và gặp lại cha già trước khi cha nằm xuống, cô mang theo nỗi buồn không đáy của người phụ nữ đi dân đã phải bỏ cha mẹ mà vượt đại dương, rồi lại phải chiến thắng những căn bệnh trầm kha, trong cuộc đời đổi bằng đau đớn tấm thân, nhiều nước mắt. Cùng với các con, cô mua nhà cho cha gia và chôn cất cha qua tiền mồ hôi nước mắt kiếm ra bằng sức lao động của cô ở Mỹ -- sự biến chuyển từ hình ảnh vị giáo sư thanh nhã, đứa con gái cưng độc nhất của gia đình quan lai phong kiến VN, cô trở thành người trăm công ngàn việc, xắn tay áo, không quản ngại gian lao, của xã hội người Việt đi dân, với đạo đức bản thân và nghề nghiệp rất cao -- hình ảnh một phụ nữ VN trong sạch, thông minh, đầy tình nghĩa con người, và hoàn toàn không kiêu ngạo hay mè nheo (cô đầy khí khái và chung thủy trong van de dao duc cong dong, va trong tương quan xã hội, co luôn nhận phần thiệt cho mình để người khác được vui). Co luon luon nhan ban ve cho cac hoi doan, va neu nguoi mua khong tra tien, thi co nhan lay tra tien cho hoi. Co nhan ban cac san pham do ban be nho va, va neu nguoi mua khong tra tien, thi co nhan lay tra tien cho ban. Di nhien cac viec mua ban nay hoan toan la de giup ban, giup hoi, chu khong bao gio la viec thuong mai cho ca nhan co Tu Nguyen. Nhan phan thiet cho minh de cho nguoi khac duoc vua long la can ban con nguoi cua co Tu Nguyen.

Cô là người cấp tiến, để các con bay nhảy chọn lựa trong các quyết định bản thân hay đời sống. Cô vun xới cho các con bằng sức lao động của một người mẹ hy sinh tất cả.

Và vi the, cô là người mẹ can đảm hy sinh cả thân mình cho 4 đứa con ăn học nên người ở Mỹ -- nhung nguoi con cua co la nhung ca nhan thanh cong di tien phong cua xa hoi nguoi My goc Viet trong giai doan da^`u khi cong dong VN tai My con phoi thai:  con gái lớn cua co Tu Nguyen ̣được coi la` thẩ̉m phán gốc Việt đầu tiên bo nhiem nam 1992, la một trong sáu giạ́o sư luật gốc Việt toàn nước Mỹ trong thập niên 2000s, và viết tiểu thuyết có giải thưởng ở Mỹ (ma chinh tac gia cung khong hay biet vi khong gui sach di du thi bao gio);  con gái thứ cua co Tu Nguyen chuyển nghề từ kỹ sư vi tính phần mềm qua thiết kế nữ trang tuyệt đẹp; con trai út đã trở thành phó biện lý Houston rồi m̉ở văn ph̀òng hành nghề luật; và trưởng nam là chuyên viên kien truc, sau doi nghe thanh chuyen vien điều hành, lãnh đạo về vi tính. Ca hai con trai cua co deu là nhạc sĩ, va hai con gai co khieu ve ca vu nhac kich va hoi hoa.

Bon nguoi con cua co Tu Nguyen co chung mot dac tinh tu` cha me: khong chay theo danh hao? hay tien bac trong cuoc doi ca nhan va nghe nghiep.

CHIẾN ĐẤU VỚI NGHỊCH CẢNH, TỰ LẬP, VA YÊU MẾN THA NHÂN:
Năm 2000, cô và chồng con bị tai nạn xe hơi vận tải. Cô được cứu sống trong đường tơ kẽ tóc, rồi lại tiếp tục làm việc. Suốt đời từ VN qua Mỹ, Cô Từ Nguyên luôn luôn tìm cách làm việc độc lập chừng nào hay chừng ấy để không mang gánh nặng cho chồng con, va là người dâu hiếu thảo với cha mẹ và gia đình chồng. Tuy chiến đấu với số phận, bệnh tật vì cơ thể mỏng manh, cô hoạt động xã hội mà không hề than thở, kể lể công lao, hay chính thức nắm giữ chức phận gì cả trong các đoàn thể cộng đồng người Việt hải ngoại. Cô chỉ là Cô Từ Nguyên của học sinh TQC, ĐK, và TV Saigon. Cô không bao giờ từ chối những gì học sinh cũ nhờ vả hay yêu cầu cô đảm nhiệm -- trong các cuộc trình diễn văn nghệ, vân vân, cô là người lo quần áo diễn viên, dựng màn dựng cảnh, đạo diễn sáng tạo mà không cần ai nêu tên tán dương. Cô đóng luôn vai lính cho "hai bà Trưng" lên sân khấu khi cần thiết. Cô là người vợ chăm sóc chồng, người bạn tốt, người mot than mot minh dung ra gây quỹ đem quà cáp tiền bạc trực tiếp đến cho những kẻ khốn cùng ở VN, giúp đỡ những người tỵ nạn mới đến nước Mỹ, chân ướt chân ráo, để họ trở thành rất giàu có sau này. Cô mang lòng yêu nước nhiệt thành, chọn chỗ đứng rất rõ ràng, và nặng nợ với chữ nghĩa văn chương VN. (Co lan co doc mot so bai vo van chuong viet tu Viet Nam trong ngon ngu "doi moi" bay gio, co da oa khoc vi do khong con la van chuong co day cho hoc tro TQC, DK ngay xua.)

NGHỊCH CẢNH SAU CÙNG: 
Sức khoẻ bắt đầu suy sụp từ 2013, qua năm 2014, cô xuất huyết não tại nhà riêng. Cấp cứu tại bệnh viện, rồi được chăm sóc ở nhà trong 4 năm dài (home care). Cô lại chiến đấu với bệnh tật qua tấm thân gầy yếu và đôi mắt vẫn nói, với nỗi buồn, trái tim hiền hoà, cơ thể chịu đựng, cho đến ngày cô không ăn và không nuốt được nữa. Khi hơi thở yếu dần, cô ra đi sáng ngày 2 tháng 12 vì y khoa của bệnh viện bó tay, để cô được êm ái trong giấc ngủ, trong tiếng khóc bi thương của con gái lớn, người bạn đồng hành của cô từ lúc sinh ra, trong môi trường chữ nghĩa, văn học, và văn hoá VN. Thầy Nhự, tuổi gần 85, mòn mỏi, bắt buộc phải tĩnh dưỡng ở nhà, không thể theo con gái đưa mẹ vào bệnh viện, thầy nằm mong tin vợ, hỏi, và nói: "cho bố đi thăm mẹ đi con... bệnh viện cho mẹ chất dinh dưỡng ra sao?"

Loi con gai lon cua thay Nhu va co Nguyen: 

"Vì tuổi già không thể leo thang, trong phòng khách hai chiếc giường sắt nằm song song cho Bố và cho Mẹ: Bo dặn người làm mở cửa đón mẹ về nằm giường của mẹ…

Ngoài thế giới linh thiêng, mẹ sẽ không bao giờ về nằm giường cuả mẹ nữa. Nhung trong
linh thiêng, mẹ biết tất cả, hiều tất cả, và con tin rằng mẹ sẽ chờ con…" 12/2-5/18 DNN


MẸ CỦA TÔI


NGÀY XƯA...
Mẹ tôi diễm lệ aó hoa cà
Nụ cười nhân aí cuả quỳnh hoa
Mẹ thơm mùi phấn ngày xuân chín
Mái tóc ̣đen tuyền không điểm pha

CUỘC ĐỜI...
Lúc bước chân đi, mẹ khóc hoài
Tôi là con gái cũng buồn lay
Khi tôi khôn lớn, rồi xa cách
Đời cuốn tôi theo, mẹ đắng cay

Trong cảnh bi thương cuả kiếp người
Tôi nhìn thấy mẹ mất niềm vui
Mẹ gánh lên vai nghìn khó nhọc
Không biết bao giờ mới thảnh thơi

BÂY GIỜ...
Năm tháng trôi qua, mẹ đã già
Không còn son phấn cuả quỳnh hoa
Lưng còng, tay mỏi, người run rẩy
Mái tóc thưa dần, sương điểm pha

Đời vẫn còn đây kiếp nhọc nhằn
Mẹ về nguyên thủy với người thân
Trời ơi khi mẹ tôi nằm xuống
Tôi biết tìm đâu chỗ trú chân?

                       Thố Ty [dnn] 2010-18

No comments:

Post a Comment