Monday, May 21, 2018

Y NGHIA CHU HUONG TRONG TAC PHAM CUA DNN


DNN ngay hom nay, tuoi 60+

(Trong Phần Hai cuả cuộc phỏng vấn "Mạn Đàm Văn Chương với tác giả DNN," Quê Hương có hỏi tác giả DNN về những tranh cãi mè nheo do một số rất ít người VN gây ra về tiểu thuyết “Con Gái của Sông Hương” khi tiểu thuyết vưà mới xuất bản năm 2005. DNN cho biết những tranh cãi đó bắt đầu từ ý nghiã chữ Hương trong tác phẩm cuả Bà.  Bà đề nghị nhữ ng chi tiết về vấn đề tranh cãi nên trao lại cho độc giả muốn viết bài nhận định về việc tranh cãi này).  Ćo ít nhất la hai bài cuả độc giả VN nói về vấn đề này.

Dưới đây là phần trích những gì DNN đã trả lời Quê Hương về ý nghiã chữ Hương.

TRÍCH TỪ BÀI PHỎNG VẤN PHẦN HAI:

QH: Để thay đổi đề tài, và để quay lại tiểu thuyết của chị, tôi xin nhận xét, có lẽ chị yêu thích hay bị ám ảnh bởi chữ “Hương”: Chị viết tập truyện “Mùi Hương Quế” và sau đó là “Con Gái Của Sông Hương.” Chị có thể giải thích motif nầy, và xin chị phân biệt hai tác phẩm này của chị.

DNN: Tập truyện Mùi Hương Quế mang tên của một tùy bút dựa trên chuyện có thật, không phải tiểu thuyết. Tôi viết về mùi hương ngào ngạt của một khúc quế, đặt trong phòng khách nhà cha mẹ tôi ở chung cư Nguyễn Trường Tộ, Phủ Cam, Huế, thập niên 60 (cũng là nơi cư ngụ của gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc đó—TCS là hàng xóm của gia đình tôi ở Huế). Quế là tên của bà ngoại tôi. “Hương” của khúc quế trở thành cái dây nối hiện tại của tôi với quá khứ là nguồn cội Việt Nam.

Sông Hương, trái lại, là một tiểu thuyết lịch sử giả tưởng, nói lên tâm tình của phụ nữ bị trị qua cuộc chiến tranh Đông Dương và sự mất mát cũng như giải thoát hoàn cảnh sau 1975. Giải thoát không toàn vẹn, mà mất mát thì quá lớn, vì nhân vật chính, Simone, đã phải ra đi, mang theo quá khứ là hành trang, và đã trở về đối diện với cội nguồn. Dòng sông tượng trưng cho sự chuyển tiếp của định mệnh và mùi hương từ quá khứ ấy chính là sợi dây máu mủ trong kiếp lưu vong. Sông Hương là motif, tượng trưng cho tình cốt nhục, nối liền 4 thế hệ phụ nữ, không phải chỉ là dòng sông địa lý.

QH: Theo Chị, thì chữ Hương trong “sông Hương’ có nghĩa là gì?

DNN:Theo khảo cứu và nhất là khi tôi nói chuyện với một vài dân Huế gốc gác từ chùa Thiên Mụ, thì chữ “Hương” không phải chỉ là mùi hương thơm.

Tục truyền rằng Chúa Nguyễn Hoàng, trong cuộc Nam tiến, đã dừng chân ven bờ một dòng sông, nơi mà ngài nằm mộng thấy bà lão khuyên nên thắp một bó hương và đi dọc theo bờ sông (đấy cũng là nguồn gốc của việc xây cất chùa Thiên Mụ). Theo lời bà lão trong giấc mộng của Chúa Nguyễn Hoàng, thì khi nào bó hương tàn, Chúa Nguyễn nên dừng chân để đặt nền móng cho xứ sở. Và Chúa đã làm điều này. Theo những người con của Huế đã nói chuyện với tôi, thì dòng sông từ đó có tên “Hương” cũng như nhiều địa danh ở Huế bắt đầu bằng chữ “Hương” như Hương Thủy, Hương Trà, v…v… Sông Hương, trước khi được Chúa Nguyễn Hoàng khám phá, chắc chắn mang tên Chàm, không phải tên Việt. Vậy chữ “parfums” của Pháp, hay chữ “perfume” của National Geographic hay các hãng du lịch, thực ra chỉ là vấn đề dịch thuật bởi người ngoại quốc. Hương có thể là mùi thơm của thiên nhiên, hoa cỏ, mà cũng có thể là bó hương hay mùi thơm của nhang, thắp bởi Chúa Nguyễn Hoàng, hoặc là cả hai. Tôi là tác giả cuốn tiểu thuyết, không muốn gọi dòng sông quê mẹ của tôi là “perfume.” Cho nên tác phẩm mang tên Daughters of the River Huong, ( thay vì “Daughters of the Perfume River”). Tựa này do chính mẹ tôi, người Huế chính thống, đặt cho cuốn truyện.

Nói rộng hơn, thành phố Huế, Saigon, Paris, Nữu Ước và những kỷ niệm của cô bé Simone trong tiểu thuyết của tôi, từ chiếc “sập gụ” vua ban, cho đến cây mộc lan, cái tên Quế, tên Sâm, tên Huyền Phi, màn đêm phủ trên sông Hương, bóng tối ngoài khung bán nguyệt của Tử Cấm Thành, lá vàng của Paris ở St. Germain des Pres, tiếng hát nhạc cổ điển Tây Phương hay giọng hò ca Huế, chim họa mi, và ngay cả tình yêu trái cấm hay hôn nhân không tình yêu của Simone, tất cả đều là motifs. Phân tích văn chương phải đi vào những “motifs” nầy. Phân tích văn chương bắt buộc phải là phân tích biểu tượng, không thể là phân tích “chân chất,” vì literary meaning không thể là literal meaning.

Xin xem thêm:

MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN. PHẦN MỘT
http://diemnhan.blogspot.com/2012/11/man-am-van-chuong-voi-duong-nhu-nguyen.html

No comments:

Post a Comment