Sunday, November 5, 2017

Thế nào là Đại Hợp Xướng? (cont'd)

INSTALLMENT #2

Sau ̣đây là hai bản đại hợp xướng nhạc tôn giáo nổi tiếng toàn thế giới mà tôi được hát ở Harvard-Radcliffe Chorus Society  (gồm tất cả lả bốn ban đại hợp xướng; ban cuả chúng tôi có 117 giọng hát, nam và nữ), trình diễn  ở Sanders Theater, Cambridge, MA,  dưới sự điều khiển cuả Tiến Sĩ âm nhạc DeFotis, cách đây 17 năm, năm tôi 40 tuổi, thời kỳ sung mãn cuả giọng hát:

NGHE TRONG NHẠC HÝ VIỆN HAY HƠN YOUTUBE NHIỀU LẮM.

1. Haydn's Salve Regina: tiếng kinh cầu con người gửi đến Đức Mẹ, có sự nức nở bi thương -- tiếng than cuả nhân loại và hình ảnh màu nhiệm cứu rỗi cuả Mẹ Maria:   AD TE SUSPIRAMUS 







Ad te clamamus exsules filii Hevæ,
Ad te suspiramus, gementes et flentes
in hac lacrimarum valle.

Loài người, các con của Eva, đã bị bỏ rơi, chúng con xin dâng Đức Mẹ tiếng thở dài bi thương, than khóc trong thung lũng cuả nước mắt...

Quả đúng là run như run hơi thở chạm  tơ vàng...HMT

The soloists were perfect, bel canto. 




1.  Mozart's Misericordias Domini K. 222: tiếng kinh cầu Lễ Easter cuả Thiên Chuá Giáo, trình bày bởi ban đaị hợp xướng cuả Hung Gia Lợi, với giàn nhạc giao hưởng.  Baì này không có soloist làm chủ lực.


Sau đây cũng bản hợp xướng ẤY cuả Mozart, trình bày bởi một ban hợp ca ở Pháp, ̣ít giọng hát hơn và chỉ một keyboard, nhưng tất cả cao điểm cuả ý nhạc, tứ nhạc, tiết nhạc vẫn giữ được:


Cũng một bản thánh ca tuyệt đẹp của Mozart trên đây, trình bày bửi ban đại hợp xướng cuả Đại Học Trinity ở Texas:


Và sau đây là Trường Ca Mẹ VN, trình bày bởi ban hợp xướng Ngàn Khơi ở California, cùng với giàn nhạc giao hưởng full orchestra: Như tôi có nói, nhạc PD ở đây có sự nỉ non dịu dặt uốn éo cuả nhạc truyền thống dân tộc, chập chùng, hào hùng đủ cả, nhưng chưa khai thác đúng mức, và choir có thể hùng hậu hơn, cùng với sự khai triển tối đa một số kỹ thuật ca hát hoà âm phối khí, cũng như tăng cường phẩ̀n hồn của sự diễn tả có thể làm Trường Ca nổi bật và tràn đầy nhạc tính hơn, phong phú hoá kịch tính nồng nàn cuả bản này qua nghệ thuật trình diễn, với giọng ca và dòng nhạc.  Các giọng solo  cần đào luyện thêm để đạt đến mức xuất sắc, có giọng vẫn còn mang ảnh hưởng âm mũi làm mất đi sự nhẹ nhàng bay bổng cao vút cuả nghệ thuật hợp xướng. Tuy nhiên về kỹ th̃uật âm thanh  thì trường ca VN tốt hơn các trường ca Tây Phương nhạc tôn giáo ở trên, vì các soloists có dùng microphone, làm thay đổi natural acoustic khiến cho gịọng solo có dynamic lớn hơn ca đoàn.

 Lòng yêu mến cuả khán giả nằm ở tình tự quê hương. Về khía cạnh nhạc tính, nên tăng cường bằng cách áp dụng kỹ thuật thanh nhạc Tây Phương cũng như phẩ̀n hồn LÊN BỔNG XUỐNG TRẦM NH̉Ỏ TO DỊU DĂT NHẸ MẠNH VUI BUỒN cuả nghệ thuật ca hát, thay vì tuỳ thuộc vào kỹ thuật âm thanh nhân tạo thì tốt hơn.

Tôi muốn thấy tất cả k ỹ thuật và nghệ thuật trình bày đại hợp xướng cuả nhạc classic  được áp dụng vào trường ca Mẹ VN.  Tôi nghĩ chúng ta làm được.  Chỉ cần sự quyết tâm cuả ca đoàn và nhạc trưởng.




No comments:

Post a Comment