Sunday, January 28, 2024

IN ANTICIPATION OF APRIL 30:

THƠ SÁNG TÁC cuà Dương Như Nguyện
nhân dịp SOLFEGE BUI GIANG




CUỘC RA ĐI  -- định nghĩa hồng hoang:
 BUỒNG TIM LÀ PHIẾN CỦA BĂNG THANH

Tôi đã ra đi tự buổi này
Đất rung, chứa lá, nhổ tung cây
Đôi bóng chim non là nhật nguyệt
Nghĩ rằng trăng đã rách vì mây


Môi se, tiềm ẩn NỤ TINH KHÔI
Màu mắt xanh như biển tụ trời
Trời biển một màu xanh nhỏ xuống
Một lần nguyên thủy LỆ tuôn RƠI

Nước có cau mày vì giận mây
Tưởng rằng hoa lá mọc đêm nay
dường như đã vướng màu thiên cổ
Đỏ ửng da mòn đứt mạch tay

Nếu đã ra đi chớ hẹn vê
Dẫu người trông đợi, xót tình quê
Đêm nằm trăn trở bờ mi khóc
Đâu đấy, oan khiên, lỡ hẹn thề

Chớ hỏi vì sao không sớt chia
Có cũng như không, mộng đã lìa
Ai nhớ, ai quên, ai khó nhọc
Nhìn quanh, hổ thẹn với trăng khuya

Bên trong cố dấu giọt tràn dâng
Ngoài cửa không gian lạnh bẽ bàng
Thao thức vì đâu, thôi ĐỊNH NGHĨA
Đổ cho nhân thế, cuộc HỒNG HOANG?

Nếu có trầm ngâm giữa khói chiều
Thở dài khi nắng đổ, đìu hiu
Đứng tựa không gian mà hỏi ngượ́c
Gỏt chân đi trước, cánh tay theo

Cứ thế mà đi, chẳng tiếc gì
Níu trời, che đất, để c̀ùng ghi
Xuân đến hạ về thu tựa cửa
Đông nằm yên ngủ, giọt sầu bi

BUỒNG TIM LÀ PHIẾN CỦA BĂNG THANH
TRONG CUỘC CHIA LY, LÁ RỤNG CÀNH
Hôm ấy tôi đi, đời đứt nhịp
Hồi tườ̉ng hôm nay, tống biệt hành


HÔM ẤY TÔI ĐI, CÂY NHỔ RỄ
HÔM NAY HỒI TƯỞNG, BỤI VÂY QUANH


HÔM ẤY TÔI ĐI, KHÔNG NHỎ LỆ
HÔM NAY, MỚI KHÓC, LÁ VỜN QUANH


Jan. 29, 2024
 

Saturday, January 27, 2024

Kỷ Niệm với Chú Tô Thuỳ Yên-- nhà thơ v̀a tâm hồn/tư tườ̉ng lớn cuả người Việt Nam không cộng sản

Vô tình tìm thấy trên yahoo emails cũ. Đọc rất buồ̀n. Bây giờ chú nằm trên chuà Linh Sơn Houston cùng với cha mẹ tôi trong căn phòng nhỏ gọi là chỗ đựng hài cốt. Chú đi dự cuộc nói chuyện cuà tôi cho bạn b̀è đồng nghiệp cha mẹ tôi ở Houston. Quả̀ đúng l̀à một trí thức VN với tài năng triết lý và ngôn ngữ.

Cái quý nhất̉ là tư tưởng cuà nhà thơ đúng nghĩa. Sự chết lấy đi cái quý nhất ấy khi hình hài không còn giữ được tư tường...và con người kể cả bộ óc tuyệt vời trở thành cát bụi.





_____________


Re: Chào Buổi Sáng

Yahoo/Inbox


From:tiendinh38@comcast.net

To:wendynicolennduong@post.harvard.edu


Wed, Jul 24, 2013 at 8:25 AM


Chào Cô Em buổi sáng, cô đã thức dậy chưa? Chuyện tôi tự tử đã lâu lắm rồi kể lại được, không ảnh hưởng gì, nhưng tôi nghĩ khi nào chúng ta rảnh rang có điều kiện mặt đối mặt mới kể được cặn kẽ, nên xin khất lại...

Cảm ơn cô đã mở lòng cho đọc bài thơ về nhà ái quốc Trần Qúy Cáp và xem tranh Kẻ Sĩ (quả từ này không dịch được vì Tây Phương vốn không có một truyền thống ý niệm tương tự)

Thân,

TTY




From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Tuesday, July 23, 2013 6:14:47 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen



Chau khong biet chuyen chu tu tu trong nha tu...Neu chu nho lai, ke^? duoc, ma khong bi...traumatized thi chu cu ke cho chau nghe!

cai gi lam cho chu tu tu, va ai cuu chu song?

Tu tu:

1) trong thien chua la...sin!

2) trong khoa hoc cua y duoc (medical): mental illness.

3) trong dao duc hoc cua phuong Dong: giu tiet thao! (samurai says it all).
4) trong Piaget va ngay ca Sartre(???): tron tranh mot hien tai qua bat nhu y bang cach xi?u. va neu xi?u permanently thi thanh tu tu?!

5) trong Phat Giao va Nguyen Du's fatalism: tu minh cham dut cai nghiep trong khi vay, tra? tren ca'n cân cua nhan qua, để duoc quan bang...

Chau gui cho chu bai tho cua chau nguoi VN lay tu vignettes sap sua di pho bien. Co nguoi ban vong nien trong cong dong nguoi Viet (cua the gioi) che bai nay do? oi la do?.

Con buc tranh nguoi VN cho.n thi co' hinh hoa sen chau tuong tuong ra to tuong nam o giua, chung quanh toan la su hon tap giong nhu brain cells te bao oc hay thought waives lan song cua oc, trong cai so. nguo`i, nhung duong hinh tron nam chang chit ben nhau...That ra original chau ve bang crayons va but nguyen tu, cong them thuoc danh mong tay. roi chau digitize tu` ma`u go^'c ma ra..That ra luc ve chau cung chang biet chau ve cai gi. Luc thanh hinh roi thi chau goi do la buc tranh cho "kẻ sĩ." Hinh nhu chau ve hoa sen o tren nen te bao oc. That ra chữ ke si chau nghi khong dich duoc ra tieng Phap hoac tieng Anh. Do la mot truyen thong cua Dong A.
Tranh son dau vua ton tien vua ton cho^~ (studio). chau rat it khi du.ng den son dau.


(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...


From: "tiendinh38@comcast.net" <tiendinh38@comcast.net>
To: wendy nicole duong <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
Sent: Tuesday, July 23, 2013 3:45 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Cô em thân mến,

Thời nào, ở đâu cũng có bọn giả hình, philistins láo lếu, vậy ta không nên lấy đó làm buồn. Văn nghệ sĩ thông thường nói lên những vui buồn nổi trôi của một dân tộc, thể hiện được cái hồn tính sâu thẳm cội nguồn. Điều đáng tiếc là khá đông người một bước tới trời, làm công việc đó mà lại it chịu học hỏi, thua cả người sửa xe gắn máy còn phải học nghề chuyên môn của mình kia.
Tôi thường suy gẩm về chính cuộc đời tôi, quả đã trải nghiệm nhiều thảm kịch, chiến trận, tù đày, đói khổ (ngay cả lần tự tử trong nhà tù...) mà còn được may mắn toàn vẹn, từ đó vươn lên là cũng nhờ những duyên lành hỗ trợ, quới nhơn đùm bọc...Nên tôi luôn luôn thầm nhủ đừng bao giờ được phép quên ơn đời rất nặng...Có lần tôi đã viết mấy câu thơ:

Khách dăm bận tìm qua chốn cũ,

Hỏi chẳng ra nhà mỗi quới nhơn...

Nên về yết lớn nơi sân mình

Một lời thâm tạ trăm năm chung.

Ối thôi, tôi lại lèm bèm tâm sự chuyện riêng tư rồi, cô chán nghe chưa? xin lỗi vậy.


From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Tuesday, July 23, 2013 4:39:49 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen


Chu oi, rat nhieu nguoi VN minh khong biet nhung chuyen di ra ngoài con rong chau tien, Pham Duy, TCS, etc.etc.etc. Vi the khi co ai cung mot coi nguon noi len dieu chau muon noi, tuc la mot an su?ng roi.

I don't think many of our people know Ode to joy hay Schiller chu TTY a, noi chi den "international brotherhood" trong loi tho va cau ca do. Vay ma "our people" lai mang "international brotherhood" cua Marx va Lenin vo ap dung vao than phan Viet, qua...anh Ba Dua^?n, de roi tu do moi co bai tho "Ve^`" va noi ngam ngui cua chu (theo chau hieu bai tho cua chu...)

thoi chau lai lac de^` qua chinh tri chinh em roi.

Chau lay thi du: cach day kha lau chau nhac den greek mythology ve Eurydice va Orpheus. I wrote a play on that. Chau "phu de^`" rang Eurydice la "love" cua Orpheus. Mot nguoi VN no^?i tie^'ng noi rang chau noi sai, vi Eurydice la "vo." cua Orpheus chu khong phai tinh nhan! (Actually, the Greek myth does not talk about...the two of them ever going to a Justice of the Peace to get a marriage license, va Orpheus cung khong thay dem Eurydice ve lam lễ gia tiên truoc ba noi ba ngoai!!!)

Chau co the ke them khoang 100 thi du nhu the ve viec nguoi VN minh ban luan van chuong chu nghia, du rang ai cung tu nhan minh la nha tho, nha van, nha phe binh het...chán oi la chán! Vi the chau chang pho bien cai blog cua chau lam chi.

Chau thay phan van nghe cua buoi Chu Nhat vua roi rat hay chu a. Of course it can even be better, but at least there was an aura of artistic endeavor never found elsewhere in the Vietnamese community (or their entertainment products).

(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...


From: "tiendinh38@comcast.net" <tiendinh38@comcast.net>
To: wendy nicole duong <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
Sent: Tuesday, July 23, 2013 11:07 AM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Đồng ý với cô về sự phát sinh của những luxury của nhân loại, tuy nhiên tôi vẫn nhớ cuộc mặc cả giữa thần Apollo và Zeus: Apollo muốn xin Zeus ban cho lòai người chữ viết để ghi nhớ, Zeus đồng ý với điều kiện lấy lại bớt trí nhớ của con người, cũng như con người có được đòn bẫy và bánh xe thì sức mạnh phải kém hơn một số loài vật vậy...Cái chuyện Beethoven viết kiệt tác Ode to Joy lấy cảm hung từ một bài thơ cùng tên của Schiller, ai mà chẳng biết, cô khen tôi ngượng.

Tôi cũng hoàn tòan đồng ý với cô sở dĩ chúng ta được như vầy là nhờ thấm nhuần ơn đức của tổ tiên gia hộ, ngoài ra, tôi còn tuyệt đối tin tưởng ở luật nhân quả, duyên nghiệp đan chéo trùng trùng từ những tiền kiếp xa xăm nào đó...

Chúc cô vui khỏe.

TTY


From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Tuesday, July 23, 2013 12:39:27 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Chu oi, chau tro^`ng hoa do? ec vi khong co thi gio va khong thich sau bo ran ret trong long dat. Vuon dang hu hai het tat ca. Nhung buc hinh dep deu la hoa cua nguoi khac trong.

Chu TTY a, co ruot cua chau ten la Duong Thuy Yen.

Chau dang co deadline ngay 1 thang 8 thanh ra khong viet nhieu duoc. Thinh thoang chau se drop mot vai cau.

Chau muon chu xem cai blog de giai tri, vi luxury con lai cua cuoc doi chi la chung do thoi chu. Cuoc doi, giong nhu nguoi do^i da' leo nui cua than thoai Hy Lap that ra khong cho con nguoi luxury bao gio ca...vi the moi co viec lam tho va ve tranh. Nhu~ng luxury vat chat phu phiem ben ngoai, loai nguoi co duoc la vi ban nang sinh ton lam nay sinh ra nhu cau, roi con nguoi ap dung tri tue vao viec thoa man nhu cau, di den su kham pha ra phuong tien, tao ra he thong kinh ta`i (finance/econ) va cong nghe (techno). Nhung do khong phai la luxury that su. Luxury cua phan ho^`n con nguoi khong co. Vi the moi sinh ra tho va họa cung nhu nhac. Chi co mot so rat it nguoi trong nhan loai duoc ban cho kha nang tao ra cai cầu (bridge) di den luxury thuc su nay.

ngoai ra, nhan loai di tim ton giao cung chi vi khao khat luxury that su ma thoi.

Internet cho minh phuong tien cua ky thuat va cong nghe de communicate chut luxury doc nhat voi nguoi khac, cho nhanh va de dang hon ma thoi...

Tho cua chu cho thay phan hon rat dep. Cuoc doi thi chac chu gap tragedy nhieu, nhung van song con vui vẻ tuc la theo tam linh chu co rat nhieu phuoc duc tu truoc de lai. chau cung the: tu tragedy moi biet rang minh duoc phuoc duc tu dau dem toi, moi duoc song con lanh lan...

Chau quy chu va phai cam on chu nua vi chu la nguoi doc nhat nhan ra tho cua ong nguoi Duc khi chau noi ve Beethoven...

(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...


From: "tiendinh38@comcast.net" <tiendinh38@comcast.net>
To: wendy nicole duong <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
Sent: Tuesday, July 23, 2013 2:16 AM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Thành công, thành công, cái link sau cùng cô cho đã dẫn tôi vào được blog của Dương Như Nguyện, cảm ơn cô. Cô đa tài quá, văn, thơ, nhạc, họa và cả trồng hoa nữa...Xin nhớ để phần cho người khác với.

Thân quý,

TTY




From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Monday, July 22, 2013 11:33:28 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen



try this, chu To Thuy Yen: click below



http://vignettesofnguyen.blogspot.com/

(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...


From: "tiendinh38@comcast.net" <tiendinh38@comcast.net>
To: wendy nicole duong <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
Sent: Monday, July 22, 2013 8:59 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Cô Nguyện thân mến,

Tôi dở quá, dù cố gắng mày mò vẫn không vào được những blogs của cô, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Thôi thư thả, tôi sẽ ra công dò tìm lại.

Chúc cô vui khỏe.




From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Monday, July 22, 2013 9:01:19 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen



chu oi, neu duoc chu bam vao vignettesofguyen.blogspot.com de xem tranh va nghe nhac classiques chau chon. listen to Chopin's waltz of the funeral. Plasir d'amour victoria de losangeles hát. (tieng hat khi thien than chien thang...)



Co bai tho cua chu o tren blog do. Chau se noi chuyen them sau. bay gio chau met qua ma lai co deadline...

con neu chu muon doc tho cua chau thi lai phai di blog khac...houseofduongnhunguyen.blogspot.com.





Chau khong co thi gio thanh ra bo? be^ may vu blogs nay. Bat buoc phai lam ma thoi. chau se giai thich sau.

(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...


From: "tiendinh38@comcast.net" <tiendinh38@comcast.net>
To: wendy nicole duong <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
Sent: Monday, July 22, 2013 6:40 PM
Subject: Re: Hello Nhu Nguyen

Chào Cô Dương Nhu Nguyện. Tôi thật sự vui mừng được email của cô, mong mỏi chúng ta sẽ có được một thân tình khắng khít lâu bền. Đồng thời cũng rất cảm ơn cô đã có nhã ý khen tặng thơ tôi. Xin nhớ bất cứ khi nào rảnh và buồn, xin cô gọi phone tôi: 832-512-0022, tôi rất hân hạnh...

Thân mến,

TTY

TB- Internet của tôi vừa mới sửa xong nên chậm hối âm, xin thông cảm.




From: "wendy nicole duong" <wendynicolennduong@post.harvard.edu>
To: tiendinh38@comcast.net
Sent: Saturday, July 20, 2013 9:05:47 PM
Subject: Hello from chau Nhu Nguyen



Chu To Thuy Yen oi, chau day. Chu vao xem blog co bai tho cua chu: vignettesofnguyen.blogspot.com

Chau cho rang chu la mot trong so it nhung nha tho hay nhat mien nam tu sau 1954 cho den nay, neu khong noi han ra rang "la nha tho hay nhat... (mien Bac no nhu the nao chau chang biet). Chau nghi rang Bui Giang la mot hien tuong ve tai nang chu nghia dùng trong tho, nhung chua han la tho hay.

Chu da doc tho tran manh hao chua? He's good!

Chu chau se noi chuyen nhieu sau.

Chau NN

(Prof.) Wendy N. Duong
U.S. Fulbright Scholar, 2011-12

Fear not defeat, fear not fear, for, at times, immortality can only result if the human spirit is measured by the hopelessness of its endeavors...

co cau giao duc o dai hoc va danh xung "Giao Su"

 

Ý NGHĨA CHỮ GIÁO SƯ – PROFESSEUR – PROFESSOR -- Ở VNCH, VN bay gio Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia, PHÁP, và MỸ.
Năm ngoái tôi gh́é vào dự một buổi ra mắt sách cuà cộng đồng VN và có nhiều người bàn tán về danh xưng cho thầy giáo và vấn đề qíáo dục tư nhân do chính các tổ chức cộng đồng đào tạo. Sau đó tôi có dịp nghe thấy một cô ca sĩ trẻ hát cho cộng đồng VN nhận mình là một phần tử cuả ban giảng huấn một đại học Hoa Kỳ. Vì thế, tôi sẽ giải thích v/d ngôn từ và danh nghiã "giáo sư." Đây là một danh từ liên quan trực tiếp đến hệ thống giáo dục và việc bổ nhiệm thầy giáo, mỗi xã hội mỗi khác.
A. VNCH trước 1975: Giáo sư là danh từ dùng chung cho người dậy trung học hoặc đại học (khac voi giao vien day tieu hoc). Đây là danh từ dùng theo hệ thống và giong nhu ngôn ngữ của Pháp. Le professeur có thể là giáo sư trung học. Cô giáo cũng vẫn là “Le professeur” vì danh từ này là masculin.
B. Viet Nam bay gio, CHXHCNVN: Đã thay đổi ngôn từ này. Thầy giáo từ tiểu học lên đến đại học được gọi là “giáo viên.” Tại sao? Vì hinh nhu hệ thống giáo dục của thể chế cộng sản đòi hỏi “Phó giáo sư” và “Giáo sư” phải do Đảng và chính quyền bổ nhiệm. Chúng ta có thể hiểu tạm “Phó giáo sư” và “giáo sư” có thể tương tự như ở Mỹ, nói về thời gian ở chức vụ, nhưng điều đó cũng không sát nghĩa lắm và không chính xác, vì ở Mỹ, "phó" hay khong "ph́ó́," đều là giáo sư thực thụ, dậy toàn thời gian, khác nhau là thời gian ở nhiệm kỳ, và ở Mỹ không có vụ chính quyền hay đảng phái bổ nhiệm giạ́o sư bao giờ cả, trường công hay trường tu thi cung the.
C. Ở PHÁP: Nhu da noi, Professeur dậy trung học hoặc đại học. Ở hệ thống đại học, professeur đòi hỏi phải có bằng cấp hậu tiến sĩ (thạc sĩ), một chu trình bổ nhiệm có tính cách quốc gia rất khó khăn, có kỳ thi vấn đáp.
Chữ “thạc sĩ” của Pháp và VNCH có nghĩa là bằng cấp hậu tiến sĩ.
Còn ở Viet Nam bay gio, CHXHCHVN, thạc sĩ có nghĩa là bằng “cao học” ngày xưa, mức độ Master’s degree, tức là “hậu cử nhân.”
Rieng o Mỹ, trong ngành luật, thì bằng "thac si" co nghia la hậu tiến sĩ, vì bằng đầu tiên trong nghề luật la Doctor of Jurisprudence, là một bằng hậu cử nhân và ḥoc trình tương đương với tiến sĩ hàn lâm, nhưng giá trị thì còn tùy vào danh tiếng cuả đại học.
D. Ở MỸ: Chữ professor chỉ có thể dùng cho người dậy đại học, toàn thời gian, thường thường phải có tối thiểu là bằng tiến sĩ hoặc hơn nữa là hậu tiến sĩ, và phải được đại học bổ nhiệm vào một tiến trình ngạch trật của đại học công nhận, gọi là tenure track.
Chữ professor ở Mỹ thuong thuong không thể dùng cho người dậy bán thời gian, không được bổ nhiệm theo ngạch trật của đại học.
Những người không được bổ nhiệm vào quy chế ngạch trật đại học thường thường có những vị trí được gọi là lecturer, instructor, dịch ra tiếng Việt có thể là “giảng viên.”
Riêng về những ngành cần có thi hành nghề như luật, y khoa, thì còn phân biệt clinical professor – những giáo sư dạy thực hành – khác với những giáo sư thường trực, toàn thời gian, được quyền dậy lý thuyết.
Những ai dậy buổi tối, vì đi làm toàn thời gian ngoài việc dạy học, thì được gọi là “adjunct,” nhưng điều đó không có nghĩa họ đương nhiên trở thành “adjunct professor,” vì danh từ professor chỉ dành riêng cho những người được bổ nhiệm thực thụ theo quy chế ngạch trật đại học toàn thời gian mà thôi.
Dậy buổi tối, bán thời gian, thì không thuộc về quy chế ấy, trừ khi đại học có một quy chế đặc biệt, được ban lãnh đạo cho ph́ep dùng chữ “adjunct professor” cho những người dậy buổi tối -- trường ban cho những ai dậy buổi tối chức vị ấy, vì họ có kinh nghiệm và học vấn tương đương với giáo sư thực thụ.
Còn những ai phụ tá giảng huấn cho professor để trông coi, huấn luyện sinh viên (thường thường là các sinh viên cao học), thì được gọi là “graduate assistants,” vừa đi học vừa đi làm, họ không phải là professor, mà chỉ là trợ tá cho giáo sư.
Như vậy, ở Mỹ, khi người Việt gọi ai là giáo sư, có thể là gọi theo nghĩa tinh thần, tôn trọng chức vụ và địa vị dậy học ở VN, vì ở VNCH trước đây, dạy trung học cũng như đại học đều tốt nghiệp sư phạm.
Chữ “giáo sư” hay professor trong nghĩa ấy không có nghĩa là giáo sư thực thụ được bổ nhiệm theo quy chế đại học ở Mỹ, được công nhận theo quy chế tiến chỉ toàn quốc (accreditation).
Ở VN và theo nghĩa tiếng Việt, chữ “giáo sư” rất phổ thông, không có nghĩa cấp bậc hay chức vụ, mà là có nghĩa nghề nghiệp và sự tôn trọng kiến thức cuả quần chúng, vì dậy VN hay dậy ở Mỹ, trung học hay đại học, dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng là thầy giáo, và vì văn hoá VN kính trọng thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” (Đây là câu ngạn ngữ chữ Hán mà một phụ huynh học sinh ở Denver đã nói với trong thời gian tôi là law professor dạy con gái ông ta. Tôi vô cùng cảm động và nhắc lại ở đây để nói lên cái đẹp nho nhã cuả văn hoá VN về hình ảnh thầy cô. Trong thời gian tôi dạy luật là giao su toàn thoi gian, bo nhiem ở Denver, tôi chỉ có 2 học trò gốc Việt, nhưng rất nhiều ḥoc trò thế hệ thứ hai, thứ ba, etc., gốc Á cũng như học trò da màu, và tôi đã mướn rất nhiều sinh viên ngoại quộ́c hoặc da màu làm "graduate assistants.")
Tuy nhiên, ở Mỹ neu gọi “graduate assistants” cho những ai chưa hề đứng trên bục gỗ (̣không được bổ nhiệm theo quy chế ngạch trật) ngang xuong là professor hay faculty, thì không ổn chút nào. Đo là một sự mạo nhận danh nghiã. Chỉ có professor mới thuộc về ban giảng huấn (faculty) ở đại học bốn năm trở lên mà thôi.
Xin noí thêm một tiêu chuẩn nưã: trong thời gian dạy ở Denver, dĩ nhiên tôi phải chỉ đạo luận án cho sinh viên tốt nghiệp chương trình J.D. hay thạc sĩ luật, nhưng đặc biệt vì lý lị́ch nghề nghiệp và khảo cứu cuả tôi, tôi được một số sinh viên tiến sĩ hàn lâm Ph.D. ngoài trường Luật mời vào uỷ ban tư vấn và chỉ đạo cho luận án tiến sĩ cuả họ, nhậ́́t là những đề tài luận án cuả các sinh viên tộ́t nghiệp t̀ừ trường cao đẳng liên bang quốc tế ̣-- Graduate School of International Studies -- nơi đã cấp bằng tiến sĩ cho cựu ngoại trưởng Condeleeza Rice cuả chính phủ Bush. Đây là kinh nghiệm đáng nhớ trong đời dạy học cuả tôi và là niềm hãnh diện cá nhân, hiếm khi xầy ra cho giáo sư luật. Tôi nhắc đây để nêu một tiêu chuẩn định giá: muốn biết có là giáo sư đại học thực thụ ở Mỹ (university professor) hay không, thì cứ việc tìm hiề̉u xem vị giáo sư đó đã từng chỉ đạo luận án tiến sĩ hay tương đương tiến sĩ cho sinh viên hậu đại học ̣(Ph.D. candidates or equivalent).
Và thường thường nếu đã là university professor, ambassador, president, thì có thể luôn luôn được coi là nằm trong những chức vị và chức năng đó, cho dù đã hết nhiệm kỳ, về hưu, hay từ chức. (Lay mot thi du khac, nôm na hơn, mot diva cua am nhac cổ điển cho du da gia` va mat giong, co nhieu khi da qua do`i, thi cung van la diva trong mat khan gia va the gioi am nhac/nghe thuat trinh dien.)
Tôi sẽ giảng nghĩa thêm về sự khác biệt trong quy chế giáo dục giữa Pháp và Mỹ ở một dịp khác, vì đây là hai cơ chế giáo dục đã đào tạo ra nhiều trí thức VN ở thế kỷ hai mươi cho đến bây giờ.
DNN 2018.

Thursday, January 25, 2024

ôn lại dữ kiện lịch sử có là gây chia rẽ không? Câu trả lời dĩ nhiên phải là không.

 https://www.voatiengviet.com/a/postcard-from-nam-03-01-10-85823907/849214.htm
https://www.voatiengviet.com/a/postcard-from-nam-03-01-10-85823907/849214.htm

Tấm bưu thiếp là biểu tượng của một cái gì to tát hơn chỉ là một tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé'



Vào khoảng thập niên 80, khi vấn đề thuyền nhân Việt Nam là một đề tài nóng bỏng, luật sư Dương Như Nguyện, người luôn trăn trở với cuộc đấu tranh sinh tồn của những thuyền nhân Việt Nam trong các chuyến vượt biển cũng như tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, đã mong muốn có thể tự mình tới giúp những thuyền nhân này với tư cách là một luật sư và một tình nguyện viên. Tuy nhiên, do điều kiện công việc không cho phép, luật sư Nguyện đã không thể thực hiện được ước muốn đó, chính vì vậy bà đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ nỗi cảm thông đối với những thuyền nhân gặp hoàn cảnh khốn khó trong cuốn tiểu thuyết mang tên "Passport from Nam" .


Hiện tại bà là một giáo sư ngành luật tại trường đại học Denver, nhưng được biết ngay từ thời trung học, cô nữ sinh Dương Như Nguyện đã từng là một cây bút sáng giá của trường Trưng Vương hồi đầu thập niên 1970.

Cuốn tiểu thuyết ngắn được giáo sư Dương Như Nguyện viết bằng Anh và đặt tên là ‘Postcard from Nam’. Dịch giả Nguyễn Thị Thanh Tâm đã chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề ‘Bưu Thiếp của Nam’.

Cuốn tiểu thuyết nói về tình yêu tuổi thơ, đặt trong bối cảnh thuyền nhân trong thập niên 1980.

“Tôi lấy tựa truyện là ‘Bưu thiếp của Nam’ vì trong cuốn tiểu thuyết có nhắc đến một người gửi bưu thiếp mà không nói rõ mình là ai. Bưu thiếp là biểu tượng của những nguồn tin đến từ xa, đồng thời nó cũng là biểu tượng của tiếng nói của một người nào đó, đến từ một nơi chốn nào đó. Hoặc có thể là nguồn tin hoặc tiếng nói của cả một tập thể hoặc của một dân tộc nào đó mà cá nhân ấy chỉ là một phần tử. Vì ý nghĩa biểu tượng của chữ bưu thiếp cho nên tôi mới đem hình ảnh bưu thiếp vào cuốn tiểu thuyết này. Trong cuốn tiểu thuyết thật tình có một người đã gửi bưu thiếp cho một người khác, nhưng đồng thời bưu thiếp đó cũng là biểu tượng của một cái gì to tát hơn chỉ là một tiếng nói của một cá nhân nhỏ bé.”

Giáo sư Nguyện cho biết người kể chuyện là một phụ nữ trẻ làm nghề luật, cuộc đời của cô ta rất trôi chảy và không dính dáng gì nhiều đến vấn đề thuyền nhân. Vào một buổi sáng cô ta nhận được một vài cánh bưu thiếp của một người Việt Nam viết bằng tiếng Việt, gửi từ Đông Nam Á, nhưng cô ta không biết người đó là ai, và cô ta không nhớ được đã quen biết với người này như thế nào, nhưng những lời viết nguệch ngoạc và ngắn ngủi trong bưu thiếp rất chân tình và làm cô xúc động.

“Câu chuyện bắt đầu từ đó và sau đó người con gái này quyết định đi tìm chủ nhân của những tấm bưu thiếp đó. Một điểm đặc biệt nữa là những tấm bưu thiếp này do chủ nhân làm lấy cho nên tiểu thuyết mới có tựa là “Bưu thiếp của Nam” - Poscard from Nam. Đến cuối câu chuyện cô ta mới biết rõ người gửi là ai vì cô ta có dự án đi tìm tác giả của tấm bưu thiếp và sau khi bí mật đó được giải tỏa thì cô ta mới biết được tác giả và hồi tưởng lại tác giả của những bưu thiếp đó là ai. Một điểm đặc biệt nữa. Sau khi bí mật được giải tỏa thì người con gái ấy tự làm một lời hứa với chính mình. Tôi không nói rõ đó là lời hứa gì, nhưng hy vọng độc giả đọc bản tiếng Việt sẽ tự suy ngẫm về lời hứa đó. Thành ra câu chuyện nói về sự tương kết và liên lạc giữa hai người,một người viết và một người vẽ dùng những nét hội họa và cả hai người đều tự học.”

Khi được hỏi tại sao bà lại lấy bối cảnh thuyền nhân cho cuốn tiểu thuyết của mình vào thời điểm này, khi mà cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nay, và vấn đề thuyền nhân Việt Nam hiện không còn là một vấn đề nóng bỏng thu hút tin tức trên thế giới, giáo sư Nguyện giải thích:

“Tác phẩm này chính ra tôi thai nghén từ năm 1985, lý do mà tôi chọn chủ đề và bối cảnh nói về thuyền nhân vì năm 1985 tôi đang làm luật sư ở vùng Hoa Thịnh Đốn và trong thời gian đó tôi làm thiện nguyện cộng tác với hội luật sư đoàn chuyên về các dịch vụ thiện nguyện ở NY và Washington. Trong khoảng thời gian thập niên 80 một vấn đề rất nan giải có liên quan đến người Việt là vấn đề thuyền nhân và vấn đề người tị nạn và các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Cũng trong khoảng thời gian đó có quyết định của bà thủ tướng Anh gửi một số người tị nạn Việt Nam về lại Việt Nam, thành ra đó là những vấn đề mà một số các luật sư thiện nguyện ở New York và Washington đã quan tâm đến, khi đó tôi đang làm việc về thương mại và tố tụng, thì tôi có ý định muốn bỏ việc làm một thời gian để đi làm dịch vụ thiện nguyện ở các trạ tị nạn ở Đông Nam Á, nhưng sau đó tôi đã không làm được điều này, vì thế tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên bối cảnh thuyền nhân.”

Đối với độc giả trong nước, nếu được đọc cuốn tiểu thuyết này, họ sẽ nghĩ sao? liệu rằng khi nhắc lại vấn đề thuyền nhân, nhắc lại những thảm trạng của thuyền nhân, liệu độc giả trong nước có nghĩ một số người Việt ở hải ngoại không muốn bỏ qua những thù hận trong quá khứ để hướng tới tương lai? Và cuốn tiểu thuyết này giúp gì trong sự hàn gắn giữa hai bên?

Giáo sư Nguyện giải thích rằng tác phẩm của bà hướng tới cả độc giả hải ngoại lẫn trong nước và hơn thế nữa văn chương tiểu thuyết và văn chương sáng tạo có giá trị cần phải đóng góp và nói lên một phần nào tri thức về đời người. Kinh nghiệm di dân là vô cùng quí báu trong vấn đề tri thức chung của nhân loại, cần phải ghi lại cho thế hệ mai sau.

Bà nói rằng kinh nghiệm di dân và thảm cảnh là kinh nghiệm lập quốc của nước Mỹ. Vùng đảo Ellis là nơi đón nhận những người di dân từ châu Âu. Nơi đây đón chào những con người đã bị bỏ rơi, bị đau khổ, đàn áp, muốn đi tìm một vùng đất sẽ đón nhận họ…”. Bà trích lời một thi sĩ Do Thái từ đầu thế kỷ 20, nói rằng “ngày hôm nay, nếu một vị tổng thống da màu đang làm việc ở Tòa Bạch Ốc, thì điều đó có nghĩa là giấc mơ “Mỹ” đã được toại nguyện?”.

Bà nói từ lúc đó cho đến giờ đã gần một thế kỷ, vậy điều đó có nghĩa là chúng ta có nên nói đến những câu chuyện di dân của nước Mỹ hay không? Chúng ta có nên kết luận rằng kinh nghiệm của đảo Ellis, và kinh nghiệm người di dân từ Âu Châu đã lỗi thời, và chúng ta không nên sống lại những thảm cảnh của Âu Châu? Nhìn dưới hình thức ấy, thì Postcard from Nam không bao giờ lỗi thời mà cũng không gây chia rẽ.

Giáo sư Nguyện nói thêm rằng độc giả Việt Nam ở hải ngoại có tự do tư tưởng mà mở cửa đón chào độc giả người Việt trong nước và ngược lại. Vì vậy bà không nghĩ rằng có một ranh giới nào giữa độc giả hải ngoại và độc giả trong nước về khía cạnh tình người, khía cạnh nhân bản hay khía cạnh đi tìm cái đẹp cho nhân loại. Nếu có ranh giới, đó là hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, và bà cho rằng tất cả những ranh giới đó, nếu có, đều không đặt trên giá trị trường cửu, mà giá trị trường cửu theo bà phải là giá trị của con người đi tìm cái đẹp, giá trị chung của nhân sinh.

Bà nói những thảm cảnh của con người cần phải được hiểu trong tinh thần nhân bản bởi bất cứ ai mang kiếp làm người, ở bất cứ hoàn cảnh hay bối cảnh nào. Việc hiểu thấu đáo và chấp nhận những khuynh hướng hay cái nhìn từ hải ngoại là ở trái tim độc giả yêu chuộng văn chương và sự trung thực của ngòi bút và còn tùy thuộc vào vấn đề một tác phẩm có bị cấm đoán hay không.

Hải ngoại hay trong nước chỉ là ranh giới biên cương mà thôi và môi trường của nghệ thuật và kinh nghiệm nhân sinh không hề có ranh giới.

Một trong những độc giả đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, tiến sĩ Trần Văn Tòng, một độc giả ở Paris, viết cảm nhận về cuốn tiểu thuyết này như sau, xin trích dẫn: ‘Bài học mà ta phải rút ra từ cái đẹp trong “Bưu Thiếp Của Nam” không phải là bài học về tác phong anh hùng, đúng, sai, xấu, tốt, mà là bài học về tình người và về nguồn mạch tinh thần của một tập thể. Hiểu như thế, cái đẹp không hề áp đảo một ai, nhưng trái lại, trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, trong từng ngày, ở từng giây phút, nó đã an ủi và nâng đỡ hàng triệu người bị dìm trong tai biến, và có thể nó đã giải thoát vĩnh viễn một số cá nhân …’

Bản tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết đã được in tại Nhà xuất bản Văn Mới ở California, và giáo sư Nguyện cũng hy vọng sẽ mang tới độc giả Mỹ cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh trong thời gian tới.