Saturday, January 27, 2024

co cau giao duc o dai hoc va danh xung "Giao Su"

 

Ý NGHĨA CHỮ GIÁO SƯ – PROFESSEUR – PROFESSOR -- Ở VNCH, VN bay gio Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia, PHÁP, và MỸ.
Năm ngoái tôi gh́é vào dự một buổi ra mắt sách cuà cộng đồng VN và có nhiều người bàn tán về danh xưng cho thầy giáo và vấn đề qíáo dục tư nhân do chính các tổ chức cộng đồng đào tạo. Sau đó tôi có dịp nghe thấy một cô ca sĩ trẻ hát cho cộng đồng VN nhận mình là một phần tử cuả ban giảng huấn một đại học Hoa Kỳ. Vì thế, tôi sẽ giải thích v/d ngôn từ và danh nghiã "giáo sư." Đây là một danh từ liên quan trực tiếp đến hệ thống giáo dục và việc bổ nhiệm thầy giáo, mỗi xã hội mỗi khác.
A. VNCH trước 1975: Giáo sư là danh từ dùng chung cho người dậy trung học hoặc đại học (khac voi giao vien day tieu hoc). Đây là danh từ dùng theo hệ thống và giong nhu ngôn ngữ của Pháp. Le professeur có thể là giáo sư trung học. Cô giáo cũng vẫn là “Le professeur” vì danh từ này là masculin.
B. Viet Nam bay gio, CHXHCNVN: Đã thay đổi ngôn từ này. Thầy giáo từ tiểu học lên đến đại học được gọi là “giáo viên.” Tại sao? Vì hinh nhu hệ thống giáo dục của thể chế cộng sản đòi hỏi “Phó giáo sư” và “Giáo sư” phải do Đảng và chính quyền bổ nhiệm. Chúng ta có thể hiểu tạm “Phó giáo sư” và “giáo sư” có thể tương tự như ở Mỹ, nói về thời gian ở chức vụ, nhưng điều đó cũng không sát nghĩa lắm và không chính xác, vì ở Mỹ, "phó" hay khong "ph́ó́," đều là giáo sư thực thụ, dậy toàn thời gian, khác nhau là thời gian ở nhiệm kỳ, và ở Mỹ không có vụ chính quyền hay đảng phái bổ nhiệm giạ́o sư bao giờ cả, trường công hay trường tu thi cung the.
C. Ở PHÁP: Nhu da noi, Professeur dậy trung học hoặc đại học. Ở hệ thống đại học, professeur đòi hỏi phải có bằng cấp hậu tiến sĩ (thạc sĩ), một chu trình bổ nhiệm có tính cách quốc gia rất khó khăn, có kỳ thi vấn đáp.
Chữ “thạc sĩ” của Pháp và VNCH có nghĩa là bằng cấp hậu tiến sĩ.
Còn ở Viet Nam bay gio, CHXHCHVN, thạc sĩ có nghĩa là bằng “cao học” ngày xưa, mức độ Master’s degree, tức là “hậu cử nhân.”
Rieng o Mỹ, trong ngành luật, thì bằng "thac si" co nghia la hậu tiến sĩ, vì bằng đầu tiên trong nghề luật la Doctor of Jurisprudence, là một bằng hậu cử nhân và ḥoc trình tương đương với tiến sĩ hàn lâm, nhưng giá trị thì còn tùy vào danh tiếng cuả đại học.
D. Ở MỸ: Chữ professor chỉ có thể dùng cho người dậy đại học, toàn thời gian, thường thường phải có tối thiểu là bằng tiến sĩ hoặc hơn nữa là hậu tiến sĩ, và phải được đại học bổ nhiệm vào một tiến trình ngạch trật của đại học công nhận, gọi là tenure track.
Chữ professor ở Mỹ thuong thuong không thể dùng cho người dậy bán thời gian, không được bổ nhiệm theo ngạch trật của đại học.
Những người không được bổ nhiệm vào quy chế ngạch trật đại học thường thường có những vị trí được gọi là lecturer, instructor, dịch ra tiếng Việt có thể là “giảng viên.”
Riêng về những ngành cần có thi hành nghề như luật, y khoa, thì còn phân biệt clinical professor – những giáo sư dạy thực hành – khác với những giáo sư thường trực, toàn thời gian, được quyền dậy lý thuyết.
Những ai dậy buổi tối, vì đi làm toàn thời gian ngoài việc dạy học, thì được gọi là “adjunct,” nhưng điều đó không có nghĩa họ đương nhiên trở thành “adjunct professor,” vì danh từ professor chỉ dành riêng cho những người được bổ nhiệm thực thụ theo quy chế ngạch trật đại học toàn thời gian mà thôi.
Dậy buổi tối, bán thời gian, thì không thuộc về quy chế ấy, trừ khi đại học có một quy chế đặc biệt, được ban lãnh đạo cho ph́ep dùng chữ “adjunct professor” cho những người dậy buổi tối -- trường ban cho những ai dậy buổi tối chức vị ấy, vì họ có kinh nghiệm và học vấn tương đương với giáo sư thực thụ.
Còn những ai phụ tá giảng huấn cho professor để trông coi, huấn luyện sinh viên (thường thường là các sinh viên cao học), thì được gọi là “graduate assistants,” vừa đi học vừa đi làm, họ không phải là professor, mà chỉ là trợ tá cho giáo sư.
Như vậy, ở Mỹ, khi người Việt gọi ai là giáo sư, có thể là gọi theo nghĩa tinh thần, tôn trọng chức vụ và địa vị dậy học ở VN, vì ở VNCH trước đây, dạy trung học cũng như đại học đều tốt nghiệp sư phạm.
Chữ “giáo sư” hay professor trong nghĩa ấy không có nghĩa là giáo sư thực thụ được bổ nhiệm theo quy chế đại học ở Mỹ, được công nhận theo quy chế tiến chỉ toàn quốc (accreditation).
Ở VN và theo nghĩa tiếng Việt, chữ “giáo sư” rất phổ thông, không có nghĩa cấp bậc hay chức vụ, mà là có nghĩa nghề nghiệp và sự tôn trọng kiến thức cuả quần chúng, vì dậy VN hay dậy ở Mỹ, trung học hay đại học, dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng là thầy giáo, và vì văn hoá VN kính trọng thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” (Đây là câu ngạn ngữ chữ Hán mà một phụ huynh học sinh ở Denver đã nói với trong thời gian tôi là law professor dạy con gái ông ta. Tôi vô cùng cảm động và nhắc lại ở đây để nói lên cái đẹp nho nhã cuả văn hoá VN về hình ảnh thầy cô. Trong thời gian tôi dạy luật là giao su toàn thoi gian, bo nhiem ở Denver, tôi chỉ có 2 học trò gốc Việt, nhưng rất nhiều ḥoc trò thế hệ thứ hai, thứ ba, etc., gốc Á cũng như học trò da màu, và tôi đã mướn rất nhiều sinh viên ngoại quộ́c hoặc da màu làm "graduate assistants.")
Tuy nhiên, ở Mỹ neu gọi “graduate assistants” cho những ai chưa hề đứng trên bục gỗ (̣không được bổ nhiệm theo quy chế ngạch trật) ngang xuong là professor hay faculty, thì không ổn chút nào. Đo là một sự mạo nhận danh nghiã. Chỉ có professor mới thuộc về ban giảng huấn (faculty) ở đại học bốn năm trở lên mà thôi.
Xin noí thêm một tiêu chuẩn nưã: trong thời gian dạy ở Denver, dĩ nhiên tôi phải chỉ đạo luận án cho sinh viên tốt nghiệp chương trình J.D. hay thạc sĩ luật, nhưng đặc biệt vì lý lị́ch nghề nghiệp và khảo cứu cuả tôi, tôi được một số sinh viên tiến sĩ hàn lâm Ph.D. ngoài trường Luật mời vào uỷ ban tư vấn và chỉ đạo cho luận án tiến sĩ cuả họ, nhậ́́t là những đề tài luận án cuả các sinh viên tộ́t nghiệp t̀ừ trường cao đẳng liên bang quốc tế ̣-- Graduate School of International Studies -- nơi đã cấp bằng tiến sĩ cho cựu ngoại trưởng Condeleeza Rice cuả chính phủ Bush. Đây là kinh nghiệm đáng nhớ trong đời dạy học cuả tôi và là niềm hãnh diện cá nhân, hiếm khi xầy ra cho giáo sư luật. Tôi nhắc đây để nêu một tiêu chuẩn định giá: muốn biết có là giáo sư đại học thực thụ ở Mỹ (university professor) hay không, thì cứ việc tìm hiề̉u xem vị giáo sư đó đã từng chỉ đạo luận án tiến sĩ hay tương đương tiến sĩ cho sinh viên hậu đại học ̣(Ph.D. candidates or equivalent).
Và thường thường nếu đã là university professor, ambassador, president, thì có thể luôn luôn được coi là nằm trong những chức vị và chức năng đó, cho dù đã hết nhiệm kỳ, về hưu, hay từ chức. (Lay mot thi du khac, nôm na hơn, mot diva cua am nhac cổ điển cho du da gia` va mat giong, co nhieu khi da qua do`i, thi cung van la diva trong mat khan gia va the gioi am nhac/nghe thuat trinh dien.)
Tôi sẽ giảng nghĩa thêm về sự khác biệt trong quy chế giáo dục giữa Pháp và Mỹ ở một dịp khác, vì đây là hai cơ chế giáo dục đã đào tạo ra nhiều trí thức VN ở thế kỷ hai mươi cho đến bây giờ.
DNN 2018.

No comments:

Post a Comment