Sunday, August 22, 2021

 VẤN ĐỀ ÂM NHẠC:  ẢNH HƯỞNG HAY VAY MƯỢN:  

Hương Xưa: Cung Tiến hay Schubert? Hay chỉ là hành vi hạ cấp phá hoại có hệ thống trên mạng lưới?


Cung Tiến, nhạc sĩ cuả Việt Nam Cộng Hoà được học bổng kinh tế của Hội Đồng Anh, thập niên bảy mươi. Cung Tiến đã công nhận rằng: hai bản nhạc “đồng hành” của ông, Hương xưa và Nguyệt cầm, chịu ảnh hưởng và cảm hứng đến từ bản Romance cung Fa của Beethoven, nếu nói về phương diện mô típ – sự thể hiện đường nét cuả tư tưởng âm nhạc.


Bản Romance cung Fa trưởng được soạn cho đàn violin và dàn nhạc giao hưởng, Bản Romance được phổ biến với tên tổng quát: “Adagio Cantabile.“


--Tám nốt đầu tiên của bản Nguyệt Cầm có phần tương đồng với bản Romance cung Fa của Beethoven, chỉ có khác biệt là bản Nguyệt Cầm được soạn với cung Mi trưởng, còn bản Romance của Beethoven thì được viết với cung Fa trưởng.


--Mười nốt đầu của bản Hương xưa mang nhiều âm hưởng tương đồng với một bản nhạc của Beethoven: bản Sonata số 1, soạn cho đàn piano, tài liệu in Opus số 2, bản in thứ nhất, cung Fa thứ. Trong đó, có phần thứ hai, đoạn Adagio nhịp điệu chậm, chỉ khác là Hương xưa được viết với cung Fa trưởng.


Trên youtube, Bản Hương xưa được hát và thể hiện bởi cố ca sĩ Hà Thanh cuả Kinh thành Huế. Một thính giả mang tên Tây vô tuyên bố rằng bản Hương xưa là cuả Schubert.


--Cà hai bản Hương xưa và Nguyệt cầm đều phảng phất chút âm điệu cuả tác phẩm Beethoven viết thời còn trẻ: bản độc tấu dương cầm số năm, đoạn giữa, nhạc chậm Adagio, viết bằng cung Fa thứ, cho nên buồn và trĩu nặng hơn, nhưng vẫn mang nét thanh thoát mà chúng ta tìm thấy ở Nguyệt cầm (cung Mi trưởng) và Hương xưa (cùng cung Fa trưởng với Romance cung Fa cuả Beethoven), vì tác giả Cung Tiến chịu ảnh hưởng Beethoven. Ông đã công nhận như thế. (Dĩ nhiên Nguyệt cầm cũng có thể đổi thấp xuống gần một quãng tám thành cung Fa giưã đàn piano, về phía trái, hay cao hơn nưà âm vực, từ Mi sang Fa phiả phải trên đàn piano, thì lại gần gũi hơn nưã với Romance cung Fa cuả Beethoven, nhưng nếu đổi như vậy thì Nguyệt cầm khó hát cho giọng mezzo soprano thích hợp với các nữ ca sĩ Việt Nam, môi trường cuả Cung Tiến.)


--Và nếu thính giả sành điệu nghe kỹ hơn với thái độ phóng khoáng thì sẽ nhận ra sự tương đồng trong mô típ giưã các giai điệu Beethoven mà tôi nêu trên đây với nhạc phẩm bất hủ đã từng được coi là hay nhất thế giới: bài đơn ca Casta Diva từ nhạc kịch Norma cuả nhạc sĩ Ý Bellini, thuộc trường phái Bel Canto tức là tiêu chuẩn “tiếng hát đẹp” cuả âm nhạc cổ điển Tây phương. Bản Casta Diva được viết bằng cung Sol trưởng, nếu hạ thấp xuống một âm vực cho giọng nữ như đã được làm khi trình diễn, thì sẽ là cung Fa trưởng, tức là cùng khoá với Romance cung Fa cuả Beethoven, là tác phẩm mà Cung Tiến chịu ảnh hưởng -- Hương xưa cuả Cung Tiến cũng là cung Fa trưởng.


Nhạc sĩ dương cầm thuộc thời kỳ lãng mạn, Chopin, đã tôn Nhạc Sư Bellini làm thần tượng cuả mình trong lãnh vực giai điệu, và Chopin chịu ít nhiều ảnh hưởng cuả Bellini.


Như vậy, sự tương đồng trong việc thể hiện tư tưởng âm nhạc thường xẩy ra từ ảnh hưởng và ngưỡng mộ, cũng như từ căn bản đào tạo cuả nhạc sĩ. (Trong thời gian du học kinh tế ở Anh, nhạc sĩ Cung Tiến cuả Việt Nam đã học thêm nhạc lý sáng tác và nhạc cổ diển Tây Phương, nói lên sự đa diện cuả ông.)


Schubert đã rất ngưỡng mộ Beethoven từ lâu. Ông nổi tiếng là “vua của những bài hát cổ điển tiếng Đức,“ (lieders), nhưng SCHUBERT KHÔNG VIẾT NHẠC VIỆT NAM, mà là nhạc sĩ Cung Tiến cuả chúng tôi. Viết bài hát cho chúng tôi, cả nhạc lẫn lời, nhạc sĩ Cung Tiến phải chọn giai điệu hợp với giọng nói có dấu, tất cả saú thanh, cuả người Việt.


Schubert viết rất nhiều bài hát, có thể lên cả sáu trăm bài, tôi không rõ vì không thể nào đếm hay nghe hết được: bài nào cuả Schubert là Hương xưa? Giai điệu cuả Schubert thường thường rất buồn và da diết, hay nói về cái chết đau thương – lấy thí dụ: Winterreise – thơ phổ nhạc, nói về người đàn ông tuyệt vọng lang thang chết trong lòng tuyết – không phải là đậc tính âm nhạc thanh thoát cuả Hương Xưa.


Thính giả mang tên Hugh Jackson cho rằng Schubert mới là người viết ra bản Hương xưa. Tôi e rằng Hugh Jackson không hiểu gì cả về Schubert hoặc về âm nhạc cổ điển Tây phương của thời kỳ lãng mạn, nói chi đến nhạc sĩ Cung Tiến của Việt Nam hay Beethoven cuả thế giới. Beethoven được thế giới ngưỡng mộ một phần vì ông đã biến hoá thời đại âm nhạc thuàn tuý cổ điển qua thời đại cuả trường phái lãng mạn. Và Schubert cũng tiếp tục con đường ấy.



Với sự bình luận thiếu tôn trọng của Hugh Jackson, ông ta đã buộc tội người đăng tải bản nhạc Hương xưa là tắc trách, hoặc buộc tội nhạc sĩ Cung Tiến đánh cắp tác phẩm của Schubert???



Vì là người hâm mộ âm nhạc cổ điển lãng mạn, tôi biết về Cung Tiến và Schubert , nên tôi nói lên điều tôi thấy là sự thật . Sự thiếu cẩn trọng cuả Hugh Jackson là công việc cho thính giả Việt Nam và những người yêu âm nhạc của Schubert phải luận giải và bác bỏ. Chắc Hugh Jackson cần xin lỗi nhạc sĩ Cung Tiến và những người nghe nhạc Việt Nam.



Như chúng ta biết, mô típ, biểu hiện tư tưởng âm nhạc, có thể được xử dụng để sáng tạo, đặc biệt là để tỏ bày sự tôn trọng đối với người mà nhạc sĩ ngưỡng mộ. Bản thân Beethoven cũng đã dùng tư tưởng âm nhạc của Mozart, từ thánh ca tuyệt vời Misericordias Domini cung Do thứ, KV 222, để soạn ra phần thanh nhạc nổi tiếng thế giới cho bản hoà tấu/giao hưởng số 9 bất hủ, tác phẩm mà Beethoven đã tạo nên bằng cách phổ thơ của thi sĩ/triết gia Schiller. Nhiều người cho rằng Beethoven đã xử dụng những tư tưởng âm nhạc của Mozart hoặc Clementi để soạn ra những tác phẩm để đời khác nữa.


Đem âm nhạc của Cung Tiến ở miền Nam Việt Nam để nhảy qua Schubert, hai nhập thành một, là cái bước quá xa cuả một kẻ nghiệp dư, tôi e rầng vô trách nhiệm, quá vội vàng kết luận: bằng chứng ở đâu? Hành vi vội vã này là trạng thái tiêu biểu thật đáng tiếc của vòng quay mạng in-tơ-nét.


Tôi phải nói lên điều này, vì việc dùng mạng lưới hay mạng xã hội để đưa tin sai lệch theo tôi là vô đạo đức, cần phải được điểm chỉ công khai để bảo vệ nạn nhân, trong trường hợp này là nhạc sĩ Cung Tiến, bài hát của ông ấy , và ca sĩ quá cố của chúng tôi -- tôi xem bà như người “dì“ của tôi ở Kinh thành Huế.


P.S.
Sau khi tôi viết xong bài này bằng cách đọc chính tả tiếng Anh, và nhờ người dịch ra tiếng Việt rồi tôi bổ túc, thì bằng chứng lập tức cho thấy: Hugh Jackson là loại dư luận viên hạ cấp phá hoại trên mạng lưới...

1 comment:

  1. My thanks to Nga for coming up with the first draft of my comment written in English -- the basis for this post.

    ReplyDelete