Thursday, September 24, 2020

for Vietnamese readers: CHU HIEU VA TINH YEU THUONG CHA ME-CON CAI

 


Wendynicolenn Duong
 is with 
Khanh Vu
 and 16 others.

CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ TẤM LÒNG CHA MẸ-CON CÁI:
Michael L Tran
Conversation Starter · September 18 at 1:21 AM
Những nỗi buồn lớn nhất của người già, có mấy người thấu hiểu...
Con cái và cha mẹ vốn thuộc hai thế hệ. Tuổi già như ngọn đèn trước gió. Đừng để sự vô tâm của bạn khiến họ phải muộn phiền...
*Bị con cái xem thường
Những người trẻ trước khi chê cha mẹ già cả, lẩm cẩm, lạc hậu nên nhớ rằng: cha mẹ thuộc thế hệ đi trước. Khi ta được sống trong hòa bình, họ phải sống giữa thời loạn lạc, chiến tranh, ăn uống thiếu thốn, khó khăn đủ bề.
Rong Tonnu
Rong Tonnu Em xin thú tội với mấy chị em lâu lâu cũng bực mình có la Mẹ em thiệt .. ngồi nghỉ lại sao mình bất hiếu quá ... chạy lại nựng Mẹ em .. thấy Mẹ cười xua tay ... lại hứa với lòng
1
Hide or report this
Like
· Reply · 3d
Wendynicolenn Duong
.dĩ nhiên ai cũng thỉnh thoảng có "la" cha mẹ, nhất là trong hoàn cảnh di dân hay xã hội thay đổi, nhưng tình thương thì như khúc ruột....yêu thương vô điều kiện là căn bản của tình cha mẹ với con.
2
Edit or delete this
Like
· Reply · 3d
Rong Tonnu
Rong Tonnu Wendynicolenn Duong thông cảm cho nhau mà há
Hide or report this
Like
· Reply · 3d
Wendynicolenn Duong
con cái mà chê bai cha mẹ già thì còn cái thể thống gia đình nhân bản nào nữa? xung khắc thì thế nào cũng có vị cha mẹ hay bắt con cái nghe lời, làm theo ý mình, và con cái chỉ không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được cha mẹ, nhưng chê bai cha mẹ tức là chê bai chính mình...mình từ cha mẹ mà ra...Chúng ta phải kính trọng thương yêu người già no matter what, thì tại sao lại phải than phiền cha mẹ khi cha mẹ...già. Mai mốt chúng ta già thì sao? chữ Hiếu và nhân bản có nghĩa là phải hiểu, phải quý, và phải chịu đựng...Ngày xưa mình "tè” ướt giừơng chiếu, khóc thét suốt đêm, dẫy đành đạch khi không được qùa, thì cha mẹ có than phiền gì mình đâu?
Edit or delete this
Like
· Reply · 3d
Như Huệ Lê
Như Huệ Lê Wendynicolenn Duong ... lý thuyết đến cuộc sống thực tế ... cách xa lắm ! Muôn hình vạn trạng cuộc sống ko ai dám nói : tôi chưa từng cằn nhằn hay nghĩ ko đúng về cha mẹ dù chỉ 1 lần
Hide or report this
Like
· Reply · 9h
Wendynicolenn Duong
Wendynicolenn Duong Như Huệ Lê như vậy bồ là một người con rất có hiếu và có căn bản đạo đức Á Đông .
Edit or delete this
Like
· Reply · 14m
Như Huệ Lê
Như Huệ Lê Wendynicolenn Duong ko dám nhận câu nói của bạn ...có những việc mỗi khi nhớ lại mình luôn nói :phải chi ....ước gì ...nhưng tất cả đã quá muộn !
Hide or report this
Like
· Reply · 10m
Wendynicolenn Duong
Wendynicolenn Duong
Như Huệ Lê điều q/t là suy nghĩ "không đúng " về cha mẹ. Đó là tội bất hiếu. Nhưng cha mẹ cũng chỉ là con người. không toàn vẹn, và chúng ta không toàn vẹn. Đời sống quá nhiều cạm bẫy, gay go và thử thách vượt tầm tay con người. Điều q/t hơn cả là "có bao giờ chúng ta chấm dứt thương yêu cha mẹ, và đặt quyền lợi của chúng ta lên trên sức khỏe tính mạng và hạnh phúc của cha mẹ hay không?" Nếu có, tức là đại bất hiếu. Khi chúng ta yêu thương mà không đòi hỏi phải được yêu thương trở lại, thì đó mới là tính chất của tình yêu thương. Tôi có thể nói tôi đã yêu thương cha mẹ mà không đòi hỏi cha mẹ phải yêu thương tôi trở lại. Vì thế trong căn bản, tình yêu thương là vị tha. Tình yêu vợ chồng không có sự vị tha trong đó, vì đặt trên căn bản của sự chiếm hữu, không như tình yêu cha mẹ con cái. Những ai phải đối diện với sự ganh tỵ so sánh yêu vợ yêu chồng hơn yêu cha mẹ, đặt chồng vợ lên trên cha mẹ, đối với tôi là mầm móng của sự xấu và cái ác. Thêm nữa, thương cha mẹ chồng tuổi già khổ cực như thương cha mẹ mình, đó là tâm thiện và tình yêu thương đích thức của con người. Chỉ có yêu thương vị tha, đích thực mới là điểm sáng và cứu cánh của nhân loại.
Edit or delete this
Like
· Reply · 7m
Wendynicolenn Duong
Wendynicolenn Duong Như Huệ Lê
Chúng ta luôn luôn đau khổ Huệ ạ vì luôn luôn sẽ phải đối diện với những gì đã qúa muộn. Lái xe 5 tiếng đi thăm cha mẹ cũng đã qúa muộn nếu chỉ có một hôm qúa mệt, không lái đi, hẹn với lòng đến ngày mai. Cái khó bó cái khôn. Muốn được trả hiếu cho cha mẹ theo ý mình mong muốn không phải là chuyện dễ. Muốn yêu thương nhân loại hơn yêu bản thân mình cũng không phải là chuyện dễ không phải muốn là được, cho dù mình muốn cho đi, không muốn nhận. Có 20 đồng đem cho người cũng vẫn phải giữ lại 2 đồng cho bữa cơm sắp tới của mình. Vậy mà biết đâu 2 đồng đó là 2 đồng có thể cứu mạng người mà mình không biết. Bởi vậy tu được như Thích Ca mấy ngàn kiếp để "enlightenment" cũng phải có "duyên”
Edit or delete this
Like
· Reply · 2m
Như Huệ Lê
Như Huệ Lê Wendynicolenn Duong đúng vậy ! Cảm ơn những chia sẻ chân thành of bạn .
WendynicolennDuong:
Việc coi thường cha mẹ bắt đầu tự thảm cảnh “role reversal" của thảm trạng di dân : con cái trở thành cha mẹ, và cha mẹ trở thành con cái. Những nhọc nhằn tinh thần và vật chất trong đời sống làm con người trở thành bẳn gắt, và đi đến tình trạng "coi thường"...Câu hỏi đặt ra là "coi thường" đến từ đâu ? Từ sự mệt mỏi tinh thần thể chất hay là vì không thương yêu và bất hiếu/hỗn láo?
Like
Comment

No comments:

Post a Comment