Cử thủ thị thiên biểu,
Nguyện ngôn túng cao phan.
CBQ
NHÂN LẤY THÍ DỤ BÀI THƠ "DU VÂN" CUẢ CAO CHU THẦN DO MỤC THI HIÊN TRÍCH MỘT CÂU PHỎNG DỊCH ĐỀ RẰNG CỦA CAO BÁ QUÁT, RỒI SAU ĐÓ LẠI NHỜ NGƯỜI PHỎNG DỊ̣CH NGUYÊN BÀI NHẰM ĐẢ PHÁ TƯ TƯỜNG CUẢ BÀ TRẦN NGỌC KIM.
BÀ KIM PHÊ BÌNH CHỮ DÙNG "VIN MÂY" ĐỂ MÔ TẢ ƯỚC MUỐN VÀ CHÍ KHÍ CUẢ CAO BÁ QUÁT QUA BÀI THƠ "DU VÂN" LÀ KHÔNG ĐÚNG, CÓ THỂ LÀM HƯ ĐI DI SẢN TINH THẦN CBQ. TÔI ĐỒNG Ý.
Tôi đã nghiên cứu, t̀ìm tài liệu, và suy nghĩ thêm về bài thơ Du Vân cuả CBQ, và tôi bắt buộc rút lại sự cống hiến ý kiến cuả tôi, đề nghị người phỏng dịch dùng chữ NHẬP để đổi một chữ trong một bài thơ do mục Thi Hiên ca tụng, gọi là "dịch" nhưng theo tôi, không nói đầy đủ hết ý thơ cuả CBQ và không diễn đạt cho hết sự phong phú cuả chữ nghĩa và tinh thần CBQ, nếu không nói là đi ngượ́c lại tư tưởng CBQ .
Theo tôi, phỏng dịch NHƯ VẬY để làm cái gì? Làm ích lợi gì cho người đọc đượ́c hiểu ý CBQ trong văn học sử? Hay chỉ để chứng minh Ý MÌNH ĐÚNG, THEO TỰ ÁI, phụ́c vụ cho mục đích giải trí, mục đích khen tặng người phỏng dịch?
Khuynh hướng khi có người phản đối dựa trên luận lý, không khen tặng theo ý mình, thì dìm tiếng nói?
~``́́~~~
Nếu không nói hết ý trong 40 chữ cuả CBQ thì không thể gọi là dịch được -- 40 mặt chữ Hán có bao nhiêu nghĩa? Và muốn dịch hay phỏng dịch thì trước tiên phải cố gắng hiểu lịch sử, cuộc đời, và tâm tư CBQ trong thời thế cuả ông, áp dụng cho đến hôm nay, thời này. Hiể̃u thì phải hiểu từ A đến Z, và muốn thế thì phải học, như cha mẹ ông bà tôi, và tôi đã học, và tôi luôn luôn học, v̀à phải học và t̀im hiểu luôn các vị cùng thời với CBQ, trước CBQ, sau CBQ, etc. như Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Thành, etc., để nhìn thấy cả một dòng suối, biển văn học đi sát với lịch sử luân lưu trong khoảng mấy trăm năm, và̉ luôn cả việc tì̀m hiểu những danh nhân không dấn thân vào văn học sống cùng những thời điểm ấy. Học cũng có nghỉ̃a là phải luôn luôn nhìn lại những gì mình làm. Không nên đãi bôi và dối trá.
Tôi vẫn giữ nguyên tư tưởng "Nhập" Mây là đúng với bài thơ DU VÂN cuả CBQ, và đã có các dịch giả khác đã dùng chữ này cho bài DU VÂN, nhưng tôi sẽ phải rút lại sự đóng góp chữ Nhập vào baì thơ Mây Trôi nào đó, để t̉ôi giữ được sự nhất quán trong tư tưởng cuả tôi khi nói đến CBQ, cái mà tiếng Anh gọ́i là intellectual integrity. Đồng thời, tôi không muốn đóng góp gì cả nếu môi trường có hiện tượng đổi trắng thay đen, ngày h̀ôm nay viết ABC, ngày mai viết XYZ, coi như những gì viết ngảy hôm qua ABC như chưa hề xẩy ra dù rằng mực...digital chưa khô, và chữ ký, tên account digital còn nằm chình ình ở đó.
Ngày một: người phỏng dịch dùng chữ "vin"
Ngày hai: đồng ý chữ "Nhập". Cám ơn đề nghị. Rồi giải thích rằng chữ "Nhập" dùng được vì không "thất luật". Nghĩa còn chưa thống nhất để hiểu tại sao "Nhập" tốt hơn, còn nói chuyện "thất luật" làm chi? Chúng ta chỉ cần nghĩ đến tư tưởng CBQ, chứ không cần để trọng tâm vào bài thơ phỏng dịch cuả "nhả thơ phỏng dịch" du dương đến mức nào.
Ngày ba: "nha thơ phỏng dịch" quay lại dùng chữ "vin"
Đổi trắng thay đen trong ba ngày. Tỉnh bơ. Mà vẩ̃n không công nhận v/d chữ nghiã. Nếu đổi trắng thay đen như thế thì "cám ơn" tôi làm gì? Hành vi đạo đức giả hay sao? Không thành thật. Không thẳng thắn.
Tôi không đề nghị chữ NHẬP chỉ vì chữ này không "thất luật," vì tôi không chủ trương dùng thể Đường Thi để khoe khoang tài nghệ không "thất luật," đó là̉ tài gì mới được chứ?
Tôi đề nghị chữ Nhập vì tôi đã đặt câu hỏi rất nhiều lần, nhưng tôi e rằng câu hỏi lọt vào tai những người không muốn lắng nghe, vì tai họ đã đầy cái "tôi" chỉ̉ muốn được tâng bốc, hay những mục đích gì khác ngoài việc nghiên cứu và học hỏi, tỏ lòng kính trọng tiền nhân.
"Mây là ai, là hình ảnh và biểu tượng gì trong bài thơ cuả CBQ?"
Nếu không diễn tả được hết tư tưởng cuả CBQ, một nhân vật lịch sử mà tài năng trí tuệ vượt lên trên kẻ chung quanh, qua 40 chữ́ cuả̃ ngài, nếu kh̀̀̀ông bỉ̀nh giả̃ng được 40 chữ xúc tích cuả ngài trong bối cảnh và cuộc đời cuả ngài, như một giáo sư văn chương có lương tâm trước lịch sử, thì tốt nhất đừng dịch thơ của ngài. Đ̣ọc được mặ̣t chữ Hán không đủ. Biết làm thơ lục bát, thể Đường thi, etc. kh̀ông tạo ra một thi sĩ, hay xứng đáng để dich thơ cuả ngài biến th̀ành thơ cuả mình, nếu không có sự suy diễn, tìm tòi trên văn bản, cũng như ngoài văn bản, mà chu trì̉nh nghiên cứu nói theo phương pháp luận Tây phương, gọi là "intrinsic, within the four corners," hay "extrinsic, outside the four corners..."
Câu "MUỐN NHẬP VÀO MÂY DẠO KHẮP NƠI" với chữ Nhập do t̀ôi đề nghị vẫn không cưú vãn được vấn đề, và câu này, có chữ "nhập" đi chăng nữa, cũng không giải quyết được tệ trạng hời hợt tạo ra cái "tôi" giả dối trong vấn đề văn chương chữ nghĩa.
Câu kết bảy chử̃ này theo tôi vẫn không diễn tả được sự xúc tích cuả năm chữ "Nguyện ngôn túng cao phan" cũng như toàn bộ bài thơ DU VÂN rất ngắn cuả CBQ. Chữ Nhập chỉ gói đượ́c tâm tư CBQ gửi gấm vào mây mà thôi, chứ không làm được một bản dịch đúng nghĩa, dưạ trên một bản dịch sai ý và đổi ý hay "giảm ý" ngay từ trong căn bản.
Nguyên tựa đề "Mây Trôi" tôi thấy đã không ổn, vì bài thơ DU VÂN cuả CBQ không nói hay chú trọng đến sự trôi giạt thong dong nhàn hạ lơ lửng cuả Mây. CBQ không "trôi," ngài kh̀ông "lơ lửng," và ngài không "nhàn hạ." Chặ́c chắn ngài không phải là "bánh trôi" của HXH, nhưng cái nghiệt ngã cuả cuộc đời và gia đình ngài cũng khổ như "bánh trôi," e rằng còn khổ hơn...Ngài không phải là Thuý Kiều tối ngày cứ đi nương nhờ vào một "nam nhi" đến cứu.
Ngài nói trong bài DU VÂN rằng Mây thì "bất đắc nhàn." Ngài nhắc đến Ngũ Lôi làm Mây tan rã khi đã có "Cửu Trùng," mà ngài còn nhắc đến qua hai từ "thiên biểu."
CBQ cũng đã làm thơ khóc con gái bạc mệnh trong cảnh quá nghèo cuả gia đình ngài, làm tôi nhớ́ đến "truyện văn" đầu tiên cuả cổ học VN, tên là "Bần Nữ Thán" ̣tôi biết từ thời trung học ở VN trước bảy lăm.. CBQ cũng đã làm bài thơ chữ Hán rất nhân bản khi thi nhân gặp người đói và ngài cứu đói bằng cách chia xẻ miếng ăn.
Nếu dịch thoát, thì tựa đề "Mây Bay," "Tung Mây," "Thả Mây," "Chí Khí cuà Mây," etc., theo tôi đúng hơn với bài thơ, hai câu cùối, thi phong, và nhân phong cuả tác giả CBQ.
Dịch Mây Trôi, tôi cho rằng kh̀ông hiểu CBQ, tâm sự gửi vào bài thơ, hay cảnh huống cuả bài thơ.
Trước khi dịch, phải tìm hiề̉u và suy luận dựa trên cảnh ngộ lịch sử: bài thơ làm năm nào? Theo tôi, DU VÂN được làm cận kề ngày CBQ nổi loạn. Văn học sử chính thống sẽ phải kiểm chứng.
Khi rảnh rỗi tôi sẽ viết bài về CBQ và bài thơ DU VÂN cuả ngài, dựa trên những gì tôi đã nói. Tôi chỉ dám gọi bài viết ấy là "Tuỳ Bút" hay "tản văn."
Thêm một điểm nưã, với tâm tư cao vời cuả bậc "thông minh nhất nam tử" nước Việt Nam, nhất triều Nguyễn, như CBQ, tôi thấy chẳng cần phải tôn sùng gọi ngài là CBQ "vĩ đại," ̣(tôi nghe mà ớn lạnh) trong khi ngài đã có hiệu là Cao Chu Thần. Chữ Chu Thần có nghĩa là gì trong "hình như thượng/hình như hạ" cuả Khổng học, và trong thời đại mà ngài đã phải nổi loạn và hy sinh tính mạng?
Tôi chỉ xin một điều, khi 'dịch" thơ cuả danh nhân kỳ̉ tài thời xưa, gỉỏi chữ Hán hơn kẻ sĩ người Hán, trước hết nên học thật kỹ về danh nhân, lịch sử, nghiên cứu về cuộc đời cuả ngài, và suy nghĩ thật sâu xa về tư tưởng cuả danh nhân, trong đó có nỗi đau nỗi hận tiếng than và cao vọng cuả CBQ, ôn lại lịch sử và văn học sử, cuả những danh nhân cùng thời, trước thời, đồng thời, để so sánh, đối chiếu, tìm hiểu, suy xét và nhận định trước khi dịch, và sau khi ḍich, để sửa đổi vì nhân vô thập toàn, và vì trách nhiệm lương tâm cuả việc làm, nḥ̣́́́́́ất là trong hoàn cảnh bây giờ, etc.etc.etc., thay vì chỉ nghĩ về cái tôi cuả người dịch ̣để được khen dịch hay..."tuyệt vời," và để̃ đếm xem có bao nhiêu người "like" trên FB....tạo thành một hiện tượng "bè"...(mà không có nhạc).
WND 4/30/2021
P.S. tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, nên theo gương một số học giả, thi sĩ và văn sĩ Mỹ: dịch giả thơ Baudelaire thường là những giáo sư đại học chuyên về văn chương Pháp, chứ không phải chỉ có chuyên môn đọc thơ Baudelaire hay...tiếng La-Tinh. Và họ cũng không phải là "thông dịch viên"....
Boris Pasternak cũng là một dịch giả và thi sĩ, làm ơn check/tra cưú lại vì tôi nói theo trí nhớ....
~~~́́́~~~
SO SÁNH:
Tĩnh dạ tứ 靜夜思 • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Lý Bạch
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Thịnh Đường
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch nghĩa
Đầu giường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.
Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.
____________________
Hai câu thơ nổi tiếng cuả Lý Bạch dùng chữ "đầu" nhắc lại hai lần (cử̉ đầu, kê đầu), tôi học được từ tấm bé, chắc qua gia đình. Vậy chữ "đầu" là chữ Hán. So sánh với câu cuả Cao Bá Quát trong bài DU VÂN, CBQ dùng hai chữ "Cử thủ" ̣(thị thiên biểu). CBA dùng chữ "cử," nhưng không dùng chữ "đầu" mà lai dùng chữ "thủ" Điều này, ý nghĩa hai chữ "cử̉ thủ" cuả CBQ, cũng không được diễn tả trong bài thơ "dịch" bà NMN đăng tải và làm rầm rộ. Như thế thì không thể là "dịch" mà chỉ là cảm tác. "Vin mây dạo khắp nơi" là thơ cuả vị nào đó làm ra, từ thơ CBQ, chứ không phải là thơ CBQ. "Thủ" có rất nhiều nghĩa và sự xúc tích là đặc điểm cuả nhà "Thâm Nho" CBQ. Thủ nghĩa là tay, đầu, và còn có nghĩa phòng vệ, củng cố, tự vệ, như "tủ thủ," "phòng thủ," "thủ thế." Thủ vưà là đầu vưà là tay vừa là tự vệ vưà là chữ có thể có ý nghĩa binh bị, trận tiền, tranh đấ̀u (cho nên phải thủ.) CBQ vô tình mà chọn chữ "thủ" a`? Tôi e rằng người ca tụng "phỏng dịch "vin" mây" sẽ phải chịu trách nhiệm lương tâm trên giấy trắng mực đen trong việc này. Hỏ̉i rằng tôi có vốn liếng tiếng Hán Việt từ đâu? Từ trong lòng mẹ và từ ngàn năm -- collective subconsciousness cua Carl Jung, và dỉ̃ nhiên là học vấn ở trung học loạ́i elite "grande ecole" cuả VNCH -- phải thi tuyển từ tuổi lên mười tôi mới được vào đệ thất học miễn ph́í với thầy Tạ Văn Ru, dạy môn Công Dân, civic instructions. Thầy đặc biệt chú ý đến tôi.
Comment này là cho ba mươi tháng tư, cho cha mẹ tôi, và cho thầy tôi. Tôi cám ơn một độc giả thơ tôi đã nói rằng ông quá tôị nghiệp cho tôi phải để thì giờ nói chuyện này trong môi trường không "tần số" cho nên trở thành môi trường ngoan cố. "Tội nghiệp cho tôi" là lời khen tặng lớn nhất độc giả ấy đã dành cho tôi. Lỵ́ do tôi tội nghiệp cho chính tôi là vì thầy tôi, một cá nhân xuất sắc cuả cố hương, đã dạy tôi civic instructions. https://www.facebook.com/nguyengiathieu/posts/3067159183304323/
Sau đây là những lý do tôi thấy cần phải rất cẩn trọng khi "dịch" thơ chữ Hán, nhất là bài DU VÂN cuả CBQ:
Dương Như-Nguyện luận bàn về Cao Bá Quát
5/2021
Cao Bá Quát (CBQ) là nhân tài đất nước. nổi bật hơn người, đáng lý phải như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi chống nhà Minh.
Là người thẳng thắn, Ông bị kẻ thua kém mình ganh ghét vì không nịnh bợ đi theo ý muốn của họ. Bao nhiêu mẫu chuyện dã sử đỗ lỗi cho CBQ tội kiêu ngạo. Kẻ có tài nói sự thật, so với kể bất tài đòi hỏi người tài phải nịnh bợ mình, hoặc kẻ bất tài mà muốn đi vào văn chương chữ nghiã, thì ai mới là kiêu căng phách lối đây?
Sử sách nào chứng minh được CBQ đã nói thiên hạ có bốn bồ chữ, etc., hay đây chỉ là lời dèm pha đổ cho ngài? Mà nếu CBQ chiếm một bồ chữ của thiên hạ, thì có gì là quá đáng, vì đó là sự thật. "The top 25% percent" là thí dụ của học sinh giỏi ngày nay. Ngày hôm nay, còn có việc người tài "top 1% of the population," có nghĩa CBQ có thể chiếm hết 90% chữ của thiên hạ, hay 99%. Đó là định nghĩa của thiên tài và nhân tài.
Hơn thế nữa, CBQ có lòng thương người, giữa đường thấy chuyện bất bình ra tay. Cứu sĩ tử có tài khỏi phạm húy nên lụy vào thân. Nếu CBQ ích kỷ, đã mặc kệ họ, lo nịnh bợ để được người ta ...mua nhà cho mình ở và phổ biến thi phú cho ông được nổi tiếng à???
Hại cả một đời tài hoa vì lòng thương người hào hiệp, đặt người khác trên quyền lợi của mình, muốn thấy sĩ t̉ử tài năng được có cơ hội kinh bang tế thế giúp đời, giúp đất nước. Sau khi CBQ đã bị hại, ngài vẫn tiếp tục hợp tác với triều đình, triều đình bảo làm gì, CBQ làm nấy. Dạy học một lũ đười ươi, CB Q vẫn làm hết bổn phận, CBQ là Huấn Đạo hay Giáo Thụ Sơn Tây (sau này là Vũ Khắc Tiệp). Đúng ra CBQ phải là đại sứ như Mạc Đĩnh Chi, là Thái Sư là Ngự Sử như Phan Đình Phùng, là nhất phẩm triều đình soạn thảo văn chương cho vua trong việc ngoại giao với nhà Thanh.
Khi không còn đường nào hơn, ông theo giặc Châu Chấu, trong khi nhà Nguyễn theo nhà Thanh. Rồi sau đó triều đình theo Pháp.
Than ôi, người chống bạo quyền, người hào hiệp lấy sự thua thiệt vào thân mình để giúp người tài, thì tự nhiên ngày hôm nay bị "mạ lỵ" bởi hậu sinh khả úy là ông muốn "vịn mây" để cho bay...cao hơn. Thật là quái đản.
Như thế ngày hôm nay, những ai can đảm chống bạo quyền, cứu người không kể thân mình, đều là những kẻ đi "vịn vào mây" để được cao? Nếu có sự chống đối, nếu có việc nói sự thật, tức là "người đi trên mây" (Nguyễn Xuân Hoàng !!!), không thực tiễn, ngu dại, lại tham lam muốn được bay cao hơn...thiên tử hoặc nguyên thủ quốc gia?
Ridiculous.
Ai post hai câu "vin mây" này của CBQ, có thể đưa chứng cớ lịch sử và văn học sử rằng 2 câu thơ trên đây là của CBQ? Đã bị tru di tam tộc làm sao để có sách vở lại cho hậu thế mà minh chứng? Chỉ có thi văn nào được truyền tụng là tồn tại trước cuộc phản loạn mà thôi.
Cao Bá Quát có biệt tài làm thơ chữ Hán, chí khí cao và hay hơn đệ nhất danh tài của nhà Hán, nhà Chu, cho nên mới dùng hiệu là Cao Chu Thần. Chẳng khác chi bây giờ người gốc Việt viết tiếng Anh hay hơn người Mỹ!
Đến vua Tự Đức cũng khen " Văn như SIÊU, QUÁT vô tiền Hán..."
CBQ nào mà làm hai câu thơ "vin mây" này? Khi có người đặt v/d thì vội vã đi kiếm người phỏng dịch thơ CBQ thành thơ cuả chính dịch giả???
Tài sản khổng lồ của CBQ là thơ chữ Hán và hình như là phú Nôm (please check), nhưng đa số điều đã bị tiêu diệt.
Nói tóm lại: khi có nghi vấn, thì đừng vội vàng kết luận hay phổ biến.
Ngày hôm nay, việc đi tìm sự thật cần đặt câu hỏi về thế nào là sự thật? Và nếu post, thì nên tạo môi trường lý luận. Vậy mà lại tạo ra môi trường "phản lý luận."
Nếu nói đến CBQ thì thiên thu bất tận, nhưng có những điểm phải nêu lên mà nếu tôi không nói thì e rằng không có ai nói. Tôí yêu cầu bà chủ nhiệm mục THI HIEN...này làm ơn kiếm người đánh dấu dùm vì tôi không đủ thì giờ. Việc đó không xẩy ra. Cho thấy bà chủ nhiệm không quan tâm gì cả về v/d do chính bà gây ra. Chủ ̉trương cuả bà là kh̀ông nhận lỗi bà bất cẩn, vả bà muốn đem bài "phỏng dịch" để minh chứng bà không bất cẩn.
Xin quý vị kiểm chứng các điểm sau đây về CBQ:
ĐIỂM THỨ NHẤT: trong thơ chữ Hán của CBQ hình như có bản dịch " Bút vén mây." dùng ngòi bút như...họ̉a tiễn bay lên trời để "vén mây" chứ không hề có tư tưởng nhà thơ muốn vịn vào mây để được..bay theo Mây.
ĐIỂM THỨ HAI: hai câu bà chủ nhiệm Thi Hiên trưng ra vì bất cẩn này là thanh bằng, như thế có thể là thơ dịch chứ khồng phải thơ nguyên tác cuả CBQ. Điều này nếu bà chũ nhiệm cẩn thận đã phải nhận ra ngay trong căn bản.
Thơ chữ Hán của CBQ còn lại được khá nhiều. Vậy hai câu thơ này dịch từ bài nào của CBQ? Bà chủ nhiệm cần "research" và nêu ra, vì bà rất giỏi tìm tòi.
Hai câu bà post bằng chữ quốc ngữ là thanh bằng, không đúng với trọng tâm của ca trù và phú Nôm, hai thể dạng sáng tác của CBQ đều chú trọng vào ngũ thanh (5 TONES) dễ gây nhạc tính, năm dấu của tiếng Việt, tất cả là 6 thanh thì đúng hơn. Tôi không cần học nhiều, chỉ dùng nhạy cảm của người làm thơ từ thời trung học, đọc bài phú "Văn tế trận vong chiến sĩ" của Tiền quân Nguyễn Văn Thành và bản dịch Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là thấy ngay nhạc điệu của phú Nôm. Chú trọng vào các thanh âm bằng trắc. Đọc các bài hát nói của Nguyễn Khuyến, CBQ, Chu Mạnh Trinh từ hồi trung học với cảm quan của một người làm thơ là thấy ngay âm điệu của thể hát nói. Hai câu này không có bản sắc nhạc điệu của phú Nôm hay ca trù.
ĐIỂM THỨ BA: thi ca của CBQ nói rõ ngài chỉ cúi đầu trước cây mai, và ngài làm thơ về việc trồng mai. Mai là hình ảnh của người quân tử trong văn chương và triết lý sống của Khổng Học. Mai rất khó trồng, phải là sản phẩm của nhân loại, đức hạnh, và tài năng của "quân tử" là một sự đào luyện bản thân, sự vun trồng hỗ trợ của người chung quanh chứ không phải chỉ là chu trình của thiên nhiên, dù "nhân chi sơ tánh bổn thiện." Vì thế bổn phận bảo vệ " Hoa Mai" là trách nhiệm của quần chúng, của độc giả, chứ không phải riêng của cây Mai. Cây mai không tiêu biểu cho thiên nhiên. Dù rằng thiên nhiên luôn luôn là sự hướng thượng và nguồn sinh lực cho nghệ sĩ sáng tạo và cho kẻ sĩ biết tu tâm tích đức. Và thiên nhiên dĩ nhiên là nguồn cảm hứng cho CBQ nhưng không phải vì thế mà ngài cúi đầu trước cây mai. Việc hiề̉u lầm này quá tai hại trong việc nhận định tinh thần CBQ.
ĐIỂM THỨ TƯ: Mây là ảo ảnh, chẳng khác chi BÁNH VẼ tạo ảo tưởng, hứa hẹn trống rỗng, hoang tưởng, chẳng khác chi chiến dịch "hỏa mù" của tâm lý chiến cho khói bay nghi ngút để con người không còn tìm thấy sự thật -- vịn vào mây là hành vi điên rồ, mặc dù mây cũng vẽ lên cảnh ngộ cuộc đời: "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương." Sĩ phu Bắc Hà đúng nghĩa như CBQ, sông với người nghèo khổ, cảnh tù đày, đầy rẫy bất công, thì không thể đưa chí khí của mình vào "bức tranh" hay "bánh vẽ" do mây tạo ra để hành động.
CBQ đã chọn con đường Kinh Kha để thức tỉnh xã hội. Nhưng không còn kịp nữa, vì người Pháp xâm lăng và Tự Đức bó tay.
ĐIỂM THỨ NĂM: Hiện giờ cuộc nổi dậy của CBQ được .....VNCHXHCN cho là cuộc "khởi nghĩa của nông dân," nhưng theo tôi, chính đó là cuộc khởi nghĩa của giới trí thức phản kháng sự bất công: không những chỉ CBQ mà còn học trò của Ông, và các người nổi tiếng khác, trong đó có các bộ lạc miền núi tức là giới thống lãnh dân bộ lạc, chứ không phải giới "cướp bóc" bandits như ...Robin Hood! Hơn thế nữa, VN là một nước nông nghiệp trồng lúa bằng chân tay, vậy thì khởi nghĩa nào cũng NÔNG DÂN cả.
ĐIỂM THỨ SÁU: đem chí chí thi văn của CBQ mà biến ngài thành người "vịn mây" kiểu như sự bất lực của tâm trạng Nguyễn Xuân Hoàng "đi trên mây" thế kỷ 20, tức là "hạ bệ" văn chương và chí khí CBQ trong thơ văn chữ Hán rất sâu sắc của CBQ.
Cuộc khởi nghĩa thật sự của CBQ nằm ngay trong di sản thi ca của ngài, đó là việc CBQ viết lại định nghĩa giá trị Khổng Học: QUÂN SƯ PHỤ có nghĩa là gì? QUÂN cho ra QUÂN thì mới ngôi THIÊN TỬ. Tức là QUÂN phải sống theo đạo nghĩa của TRỜI, "the only supreme beng." CBQ sống một đời không hề có "scandal," không có vợ bé, không có hưỡng lạc như Nguyễn Công Trứ. Ông hy sinh tấm thân mình để giúp người tài và chịu sự nghèo khó.
XIN BÀ CHỦ NHIỆM THI HIÊN CHÚ Ý DÙM ĐIỀU NÀY.
Nếu CBQ kiêu căng phách lối thì làm sao ngài sống nghèo với dân được? Dân sẽ tẩy chay CBQ. Nếu "vịn mây" tức là CBQ theo "bánh vẽ" à? Dân sẽ không truyền tụng văn chương của CBQ nếu ngài không sống gần họ.
Theo bản tình trần của Cao Bá Nhạ, cháu của CBQ, trong khi bị tru di tam tộc, cháu Nhạ viết bài để cứu mạng cho chính mình, cho biết rằng thuở còn sống, CBQ còn đi vào kinh doanh khi cần thiết. Tức là ngài chủ trọng đến kinh tế sau cuộc viễn du HÀ CHÂU, Singapore (và theo lời nghiên cứu của chính ba chủ nhiệm THI HIÊN thì CBQ có ghé thăm của bể Hội An). Theo kinh doanh tức là CBQ viết lại luôn quy chế xã hội: SĨ NÔNG CÔNG THƯƠNG: đặt kinh doanh vốn là thấp nhất trong giai cấp xã hội lên cao.
Và khi làm Quốc Sư cho cuộc khởi nghĩa Lê Duy Cự, CBQ phải lo kinh tế để nuôi quân và dân là chuyện đương nhiên.
ĐIỂM THỨ BẢY: CBQ biết phải dùng danh nghĩa phò Lê và ngài, cũng như Nguyễn Du, vẫn tha thiết với công lao nhà Lê, từ Lê Lợi - Nguyễn Trả̃i qua đến Lê Thánh Tôn, nhưng đáng tiếc thay ở thời điểm của ngài, sau Trịnh Nguyễn phân tranh rồi đến Quang Trung-Gia Long và sự thống nhất đất nước của Nguyễn triều, hình ảnh quá khứ của nhà Lê đã bị phai nhạt (có khác gì đâu, hình ảnh của lý tưởng và cuộc sống của Miền Nam Việt Nam đã và đang bị quên lãng), cho nên con đường phò Lê làm chính nghĩa của CBQ cũng không còn hiệu lực trong cảnh tang thương của Bà Huyện Thanh Quan mô tả và Hồ Xuân Hương phỉ nhổ "chửi rủa"...
...Chắc chắn không phải một cuộc nổi dậy "vịn mây"...
ĐIỂM THỨ TÁM: Cái chết của CBQ, hiện giờ có tranh cãi rằng Ông bị xử tử hay chết trận. Chủ trương nói rằng ngài chết trận là để tô điểm CBQ thành hình ảnh của Từ Hải, là người "warrior" biết đánh giặc, đi theo đường hướng của một cuộc chiến tranh bằng vũ lực, chứ không phảithi nhân dùng ngòi bút để "vén mây" đi theo sự cao thượng, nobility của văn chương sáng tạo để cải tổ xã hội và trình bày chí khí người quân tử. CBQ là quân sư kiểu Nguyễn Trãi, đâu có bao giờ nghe câu chuyện nào về Nguyễn Trãi ngồi lưng ngựa đánh giặc bên cạnh Lê Lợi, Lê Lai? Vì làm như thế là phí phạm nhân tài: Quân sư trúng đạn chết mất thì còn ai "advise" và "strategize" nữa?
Quan trọng hơn nữa: Vua Tự Đức ra lệnh sẽ tưởng thưởng cho những ai bắt sống được CBQ, vậy thì việc CBQ bị chém đầu giữa trận tiền không có lý lắm. Bắt sống đem hành hình mới thỏa mãn được sự thù hận vì ganh ghét, và làm gương cho dân không dám ngo ngoe nữa. Quân tướng của triều đình ai dám chém đầu CBQ ở trận tiền, mà sẽ cố gắng bắt sống.
Những câu thơ truyền tụng trước khi bị hành hình của CBQ mới đúng nghĩa là chí khí cao, chứ không tục tĩu, dù rằng lần đầu tiên trong di sản văn chương để lại, CBQ dùng ngôn ngữ thậm xưng figure of speech để nói lên sự oan nghiệt trong cái chết của Ông.
Nhìn văn chương CBQ và chi tiết lịch sử thì thấy rằng 2 câu thơ bà chủ nhiệm post bằng tiếng Việt viết theo chữ Quốc Ngữ thay vì chữ Nôm KH̀ÔNG thể là tác phẩm nguyên tác của CBQ. Vậy mà bà post khơi khơi....cho vui.
́́́~~~́́́
NÓI VỀ CAO BÁ QUÁT: trước khi đóng cửa cuộc đối thoại này, tôi xin nêu một vài điều dựa trên chi tiết lịch sử:
1) cuộc khởi nghĩa của CBQ là một cuộc nội chiến, không có nhan đề chống ngoại xâm, dù rằng "ngoại xâm" đã lấp ló ở...cửa biển! Thử tưởng tượng nếu CBQ thành công thì ngày nay đất nước Việt nam ra sao? CBQ sẽ có cơ hội áp dụng kinh tế và kinh nghiệm đi ra nước ngoài cuả ngài, qua đường biển, để canh tân đất nứớc?
2) CBQ là một nhà thơ chân chính chống sách lược cai trị của nhà Nguyễn trong hoàn cảnh dân Miền Bắc quá khổ vì nạn dịch "châu chấu," và triều đình đã làm gì để cứu nạn, cứu đói cho dân?
3) Cuộc khởi nghĩa của CBQ là tiếng nói của sĩ phu, trí thức và mục tiêu vẫn là xây dựng nền quân chủ chân chính: Minh chủ là Lê Huy Cự, con cháu nhà Lê, và Quân Sư là "Thánh Quát"; có sự tham dự của giới lãnh đạo vùng núi của các bộ lạc dân tộc. Còn cuộc khởi nghĩa của "nông dân"? Đất nước nghèo, nông nghiệp, cái gì mà chẳng có "nông dân"?
4) Cao Bá Quát tự lập, một mình trong giới sĩ phu vì tiếng nói đặc biệt, cho dù ngài có giao du với Tuy Lý, Tùng Thiện, theo vài chi tiết sử sau này tung ra.
5) Trong cuộc khởi nghĩa có mặt trong một làng công giáo, và trong đời, để chuộc tội khỏi vòng lao lý, CBQ đã từng xuống hàng hải đi Singapore cho triều đình. Ngài đã đặt vấn đề kinh doanh, theo Cao Bá Nhạ, nhưng CBQ không cầu viện nhà Thanh (dù rằng hình như CBQ có làm thơ khóc bà phi Nguyễn Thị Kim của Lê Chiêu Thống ( please check), CBQ cũng không hề cầu xin Pháp qua giới tu sĩ công giáo.
6) Câu hỏi đặt ra tại sao cuộc khởi nghĩa thất bại: chẳng thấy một sử gia nào nghiên cứu và xuất bản nghị luận để phổ biến cho dân và sinh viên đọc, trong khi dân trong nước gọi CBQ là "Thánh Quát"? Tại sao lại có "lỗ hổng" tài liệu về nghiên cứu như thế?
7) Chi tiết lịch sử cho thấy có sự phản bội, cũng như sự phản bội khi CBQ quyết định sửa phạm húy trong bài thi để giúp sĩ tử có tài. Như thế cho thấy có kẻ sĩ tìm đến CBQ để liên kết, kết bạn, rồi phản bội, cái lũ có tầm vóc "Việt Gian" nằm chình ình bên cạnh CBQ.
8) CBQ yêu nước thương nòi và không phản bội cái học đã tạo ra mình: tức là Khổng Học Chân Chính: Ông ca tụng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, và luôn luôn hướng về "thiên biểu" (chữ dùng trong bài Du Vân);
9) Phê bình CBQ và Nguyễn Trãi có làm lụy đến gia đình, gia tộc vì việc làm của mình?
Nguyễn Trãi có làm gì đâu, đã về hưu, mà cũng bị tru di tam tộc? Lý do chính Nguyễn Trãi bị hại: ngài đã giúp Lê Thánh Tôn sống sót, tức là đã tham dự vào việc hậu cung, nơi toàn một lũ gian xảo độc địa tham quyền cố vị ném đá dấu tay.
Còn CBQ thì dấn thân một cách nguy hiểm hơn bằng cách nổ loạn. Nhà nho chân chính vẫn tin vào Quân, Sư, Phụ và mệnh trời ( tức là đạo đức hoàn vũ universal ethics; theo đạo đức tức là theo Trời.
Hai nhà Nho có làm hại gia đình vì việc làm cuả mình? i): Vợ chết theo chồng, Con chết theo cha, như ethics samurai của Nhật Bản.
Tuy thế CBQ cũng có thảm kịch gia đình, vì Cao Bá Nhạ trong bài trần tình nói xấu CBQ để được sống còn, thoát nạn tru di tam tộc.
10) Lòng dân theo CBQ, nếu không thì ngày nay chúng ta chẳng có bài nào mà đọc để ..diễn giải, và tên của ngài cũng mất luôn theo gia tộc của ngài.
"Who the heck is CBQ? That's what the young would be asking today. Actually, that' may be asked now in America among many Vietnamese American youths."
Cao bá Quát tồn tại, điều đó có nghĩa là trong quá khứ đã có những lý do giúp Ông tồn tại, cũng như có những lý do đi đến việc chôn vùi luôn tư tưởng và ý nghĩa cuộc đời bi thảm của Ông.
"Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp chí Cao???"
DNN ( phóng tác thơ chữ Hán của ND)
KẾT LUẬN:
Ngày 7/2/2021, tôi để thì giờ tóm tắt lại cho bà chủ nhiệm Thi Hiên:
"Nếu muốn hiề̉u thơ CBQ, cứ việc nhờ người dị́ch từ bản chữ Hán hoặc Hán Việt. Nếu có chữ nhìều nghiã, thỉ giảng hết tất cà các nghiã. Không cần phải tìm người phỏng dic̣h để khoe tài làm thơ thất ngôn bát cú cuả một cá nhân, trong khi caí tài mọn đó chưa chắc chuyên chở được tư tường CBQ cho đời sau. Nếu không bình giảng được bàì thơ và cho thấy những chữ rất nhiều nghiã, thì tốt nhất đừng nên "phỏng dịch" khi cử tọa đang đi tìm ý nghĩa bài thơ vì không tin câu thơ được post là nguyên tác. Bài phỏng dịch lại tiếp tục dùng ngay chữ đã bị đặt nghi vấn: đó là nghĩa Ǹôm cuả chữ "vin," có thể làm lệch lạc mục đích cuả tác giả cồ thi khi ngài kh̀ông còn sống, và̉ diễn giảng h̀ôm nay chỉ có thể dựa vào văn học sử và mặt chữ có quá nhiề̉u nghiã. Những kẻ muốn dìm cuộc khới nghĩa và tư tưởng bất khuất, tiến bộ cuả CBQ thì sẽ mô tả bài thơ chỉ là hành động cuả kẻ ngồi ngắm "Mây Trôi" ước muốn được vin theo Mây mà đi du ngoạn.
Người khiêm tốn thật sự và quý trọng trí thức dấu sắc cũng như tri thức không dấu sẽ không bao giờ đi vô con đường khoe khoang rỗng tuếch như thế chỉ̉ để minh chứng cho cái ngã cuả mình rằng mình đúng, và nhắm mắt bịt tai trước luận lý. (Rồi sau đó delete comments vì cho rằng comment là việc cá nhân. Tôi không phải là cá nhân bỏ thì giờ quý báu ra làm việc cá nhân cho bà chủ nhiệm "delete.")
nước đổ lá khoai.
Trước đó nưã thì lại có người theo dõi tôi trên FB, so sánh cho rằng tôi làm lỗi khi trích bài thơ cuả Lý Bạch để bẻ qua chuyện CBQ. Tôi không hề làm lỗi như thế. Người này không phân biệt được chữ Hán, chữ Nôm, và chữ quốc ngữ. Hán Việt là tiếng Hán Việt, có thể viết xuống bằng chữ Nôm hay chữ Quốc Ngữ. Người này không phân biệt được điểm đó. Hành động quá vội vàng chăng?
Và vì thế sau khi post các v/d này cho rõ ràng đen trắng, tôi sẽ không có mặt trong môi trường Thi Hiên nưã.
_____
Tôi đã đọc qua các bài "dịch" tren thivien.net, thì thấy tuy rằng có nhiều câu tôi vẩ̃n không đổ̀ng ý, dựa trên bản Hán Việt, tất cả những bài đăng đều cho thấy người dịch hiểu ý baì thơ hơn hai câu bà chủ nhiệm THI HIÊN post và baì "thất ngôn bát cú" cuả bà ca tụng dịch bởi một người "khiêm tốn."
No comments:
Post a Comment