Tuesday, November 27, 2018

cach du`ng chu "thien tai" cung nhu chu "Diva" cua nguoi Viet





image.png


tạp bút
logo thi ca1

 VĂN CAO – MỘT THIÊN TÀI BỊ LƯU ĐẦY –

Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo 

-0
 Nhạc sỹ Văn Cao –
– Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư….”
– Trịnh Công Sơn –
Năm 2013 này là năm kỷ niệm 90 năm ngày sinh của thiên tài văn nghệ Văn Cao – người đã tự lưu đầy mình vào vĩnh cửu bằng ba tài năng lớn: Hội họa, thi ca và âm nhạc. Văn Cao nhà cải cách tiền phong cả ba nghệ thuật: Hội họa, âm nhạc và thi ca. Bài này chỉ nói về kiếp nhạc của Văn Cao.
Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ: “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Thìn năm 1976. (Xin quý bạn đọc vào công cụ tìm kiếm: www.google.com , rồi đánh tên bản nhạc để có thể nghe rất nhiều ca sĩ hàng đầu hát bài: “Mùa xuân đầu tiên” này).
Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều…
Hầu như tất cả các trạng thái tình cảm trái ngược nhau của con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: Ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình…
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm trí mình rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đã hoặc đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.
Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người .
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”
Rất nhiều chim én, nhiều nắng gió, có nước mắt vui gặp gỡ của đàn con nay đã về, có cuộc đời êm ấm…nhưng sao hình ảnh “khói bay trên sông, gà đang gáy trưa trên sông” lặp lại hai lần làm không gian của “Mùa xuân đầu tiên” xa xôi, bơ thờ thế, xao xác thế, hoang vắng thế, hiu quạnh thế, đơn độc có phần cô đơn thế? Chợt nhớ nỗi buồn thiếu quê hương của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu xưa, cũng một tiếng gà trưa Văn Cao nay, một khói sóng trên sông xa Văn Cao nay, u hoài khôn xiết: “một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông”:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!)
Chợt nhớ Lưu Trọng Lư “thời con nai vàng ngơ ngác” với câu thơ tiền chiến xưa sao rất đồng cảm với nỗi vui não nùng Văn Cao nay: “Tiếng gà trưa xao xác não nùng”.
Bài hát như một điệu valse bằng nước mắt; sự thướt tha, quý phái của một giai điệu bi thương; sự sang trọng của ngậm ngùi, day dứt; sự lãng mạn của một phiêu linh, xô dạt; sự mê đắm của một vu vơ; sự đoan trang của cái đẹp lỡ thì; sự liêu trai của ngơ ngác, đìu hiu; sự dịu dàng của nỗi thương đau, xót nhớ….
Chừng như đã mấy chục năm chiến tranh liên miên chưa từng có xuân về? Chừng như gần hết cả đời người bận chuyện đấu tranh giai cấp giành giật miếng ăn chưa từng thấy chim én báo xuân? Chừng như đã rất lâu rồi sự căm thù trùm lên xã hội không còn ai biết thương người? Chừng như đã lâu lắm rồi ta tha hương trên chính quê hương mình? Chừng như suốt mấy cuộc chém giết kinh hoàng mạo danh cách mạng, không còn ai biết yêu con người? Chừng như mấy mươi năm rồi con người đã quên mình còn nước mắt? Chừng như lâu rồi tâm hồn người không được sưởi nắng mùa xuân?
Và chừng như lâu lắm rồi Văn Cao quên không còn nhớ mình từng là nhạc sĩ lãng mạn đã có cả chục ca khúc vào hàng kiệt tác? Chừng như cây đàn piano cũ kỹ do Hội nhạc sĩ Việt Nam cho Văn Cao thuê mỗi tháng 07 đồng, (thuê căn gác chật hẹp cũ kỹ 108 Yết Kiêu 15 đồng) đã bị thời gian phủ bụi đầy rêu mốc? Chừng như đôi tai Văn Cao đã bị súng đạn thời cuộc, sự hò hét xướng ca hò vè phục vụ chính trị một thời làm ù đặc, khi tất cả các kiệt tác âm nhạc của ông đều bị chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa (Miền Bắc) cấm hát, trừ bài quốc ca (kể cả thơ Văn Cao cũng bị cấm)?
Và chừng như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương cuộc đời dân tộc, bỗng mượn ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt nước mắt giai điệu, khiến những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân đầu tiên”
Chừng như nỗi niềm ngày 30 tháng tư năm 1975: “Có một triệu người Việt Nam vui thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã hiện ra nơi bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao? Trong bài hát ấy, kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận trào nước mắt và một nửa nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy nhau mà quằn quại, mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau, nên vui ấy sao buồn hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?
Có lẽ, chính vì những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao sau khi được báo “Sài Gòn giải phóng” in trước tết Bính Thìn: 01- 01 – 1976, được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần liền bị cấm suốt 24 năm (1976-2000). Sinh thời, Văn Cao không được nghe, được nhìn thấy đứa con tinh thần lớn lao này của mình được trình diễn. Sau khi ông mất (1995) 05 năm, “Mùa xuân đầu tiên” mới ra khỏi nhà tù kiểm duyệt của chế độ.
Xin quý bạn đọc hãy nghe nhà thơ, họa sĩ Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể sơ qua về sự ra đời của bài hát này:
Sau khi bài TIẾN VỀ HÀ NỘI ra đời cuối năm 1949, bố bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó bố đã thề, sẽ không sáng tác ca khúc chính trị nữa… Nhưng rồi những năm tháng sau này đôi lúc hứng khởi bố vẫn sáng tác. Vẫn biết có sáng tác ra cũng chẳng được dàn dựng…”
Tôi còn lưu giữ được một số tác phẩm của ông sáng tác sau này nên tôi hiểu những điều ông nói. Giá như ông không bị rơi vào cái nạn “Nhân văn” và bị “vô hiệu hoá” mất 30 năm thì tôi chắc rằng ông sẽ còn sáng tác được thêm nhiều tác phẩm cho nền âm nhạc Việt Nam.
Những ngày tháng sau đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ này vì sợ “bị vỗ vai”.
Văn Cao đã sáng tác xong ca khúc MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN vào đúng dịp tết Bính Thìn.”
(trích bài “Văn Cao với ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Thao in trên “Tạp chí Sông Hương” số 179-180)
Văn Thao tiết lộ tiếp rằng, bài hát bị cấm ở Việt Nam nhưng bên nước Liên Xô người ta lại dịch sang tiếng Nga, phát trên Đài phát thanh Matxcova :
Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN đã được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: “Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu.”
Qua tiết lộ trên của anh Văn Thao, con trưởng nhạc sĩ thì nhà ông Văn Cao trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu suốt một thời luôn luôn có công an ngầm canh gác, ai đến đều “bị vỗ vai” hỏi tên tuổi, xem đến nhà tên phản động “Nhân Văn” làm gì? Người viết bài này sau năm 1975 có lần đến thăm nhạc sĩ Văn Cao để cho ông mượn cuốn tiểu thuyết vĩ đại: “Giờ thứ 25” của văn hào Romania Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992) mang ra từ Sài Gòn như đã hứa, cũng đã từng bị công an mật “vỗ vai” hỏi đi đâu? Bèn bảo: Đi phỏng vấn tác giả “Quốc ca” viết bài in báo cũng bị cấm à? Người “vỗ vai” hất đầu cộc lộc: “Vào đi”.
Người ta đã cầm giữ Văn Cao như một tù nhân lương tâm bị giam lỏng, một thứ nhà tù tại chỗ, nhà tù nhân dân kiểu xã hội chủ nghĩa. Rằng Văn Cao bị vô hiệu hóa suốt 30 năm vì tội Nhân Văn – Giai Phẩm. Rằng suốt 30 năm ấy, nhạc sĩ Văn Cao sống rất nghèo khổ, “bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu”.
Chúng ta lại được nghe người con trai thứ của nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nghiêm Bằng kể sơ qua về sự ra đời của “Mùa xuân đầu tiên”:
Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano – đối diện với chiếc đivăng tôi đang ngủ.
Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.
Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở bìa 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng.
Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm.”
Nhà thơ NGHIÊM BẰNG THU HÀ ghi
Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong tác phẩm “Đêm giữa ban ngày”, kể lại lời Văn Cao nói với ông về Tố Hữu hay Trường Chính chủ trương đánh “Nhân Văn”, kể lại chuyện ông lãnh tụ Trường Chinh cho gọi Nguyễn Tuân và Văn Cao lên cảnh cáo sau vụ “Nhân Văn – Giai Phẩm”.
Xuân Diệu đấu tố Văn Cao là trùm phản động, là đầu sỏ chống cộng.
Với tất cả tội trạng tày trời do Xuân Diệu đấu tố Văn Cao công khai trên báo chí, tội của Văn Cao có khi còn to hơn tội của bà nhà văn Thụy An và ông Nguyễn Hữu Đang (cùng bị án 15 năm tù giam, 05 năm quản thúc vì hai người này bị cho là đầu sỏ gây ra vụ án chống đảng “Nhân văn – giai phẩm”). Sở dĩ Văn Cao thoát tù mọt gông vì ông chính là tác giả Quốc ca.
Ngay sau vụ “Nhân Văn”, nhà nước cộng sản tính lấy một bài hát “Cách mạng tiến quân” của Đỗ Nhuận làm bài quốc ca, thay bài “Tiến quân ca” của Văn Cao nhưng việc không thành. Mấy năm sau, năm 1981 nhà nước mở cuộc thi quốc ca trong suốt hai năm, quyết thay bài hát của tên phản động đang bất đắc dĩ dùng làm quốc ca; nhưng mấy trăm bài dự thi thay đổi quốc ca, không bài nào được chọn (vì quá tẻ nhạt) để thay thế bài ca lịch sử của Văn Cao.
Nếu không có bài quốc ca che chắn, có lẽ Văn Cao có thể đã chết trong tù Cộng sản? Một Văn Cao mềm mỏng, nồng nàn, say đắm, lãng mạn tận cùng (với các ca khúc bất diệt: “Buồn tàn thu”, “Suối mơ”, “Bến xuân”, “Trương Chi”, “Thiên Thai”…) trong một Văn Cao tỉnh bơ, quyết liệt, lạnh băng, thần kinh thép, thậm chí dữ dằn, sắt máu: “Thề ăn gan uống máu quân thù” … “ đường ta đi xây xác quân thù”…đến cùng tận khi một mình một xe đạp, đến tiệm hút thuốc phiện ở Hải Phòng, dương khẩu súng lục số 7165 của tổ chức (do Nguyễn Đình Thi trao) nhắm thẳng vào đầu Đỗ Đức Phin (bị Việt Minh cho là tay sai của Nhật) tuyên án từng lời đanh thép: – Tao bắn mày vì mày là Việt gian tay sai giặc Nhật! Đoạn, Văn Cao bóp cò súng cái đoàng, đầu Đỗ Đức Phin nức toác, tóe máu; rồi ông thủng thẳng nhét súng vào thắt lưng, đủng đỉnh đạp xe đi như đang dạo mát…
Sau này, cả cuộc đời còn lại, Văn Cao vô cùng ân hận vì đã bắn chết một con người là Đỗ Đức Phin. Đến nỗi, sự sám hối quằn quại khôn xiết này đã khiến ông không còn dám gõ lên piano những giai điệu lãng mạn tuyệt đẹp thuở ban đầu kiểu “Suối mơ”, “Bến xuân”… nữa; vì ông có cảm giác tay mình còn nhuốm máu đồng loại. Thế mà, có những kẻ vô lương tâm, can dự vào việc giết chết hàng chục triệu đồng bào vô tội của mình mà vẫn vênh mặt tự hào, chẳng một chút ăn năn sám hối!
Nghe nói Văn Cao còn bắn sẩy (bắn hụt) hai mật thám Nhật tại Hà Nội là Cung Đình Vạn và Võ Văn Cẩm (không biết có phải vì ông căm thù quân Nhật từng giết bố vợ mình là cụ Nghiêm Xuân Huyến – một chủ báo, chủ xuất bản lớn Hà Nội từng bị Nhật thủ tiêu trong tù?). Một con người như thế không dễ gì thỏa hiệp, đầu hàng, thà chết cho điều mình tin yêu hơn là phải sống như một chiếc bóng trong suốt hơn ba mươi năm bị giam lỏng trong án tù thả rông: “Nhân văn – Giai phẩm”…
 

Có lần, Văn Cao kể cho người viết bài này (trong một bàn rượu đơn sơ “cuốc lủi”, lạc rang, đậu phụ mắn tôm, với bạn tâm giao: Nhà văn Mạc Phi, nhà văn Sơn Tùng…) rằng: “Sau vụ Nhân Văn, anh em “chống đảng” chúng tôi, ngoài mấy người bị án tù 15 năm, tất cả đều bị đi cải tạo lao động trên Tây Bắc. Trong chặng đường đi đày trên tàu hỏa, dù tôi đang đau dạ dày nặng sắp chết vẫn bị điệu đi, mấy lần tôi đã toan nhảy xuống đường tự tử khi tàu chạy, nhưng hình bóng đàn con lóe lên trong đầu như ánh chớp, hình bóng bà Băng (bà Nghiêm Thúy Băng – phu nhân nhạc sĩ) còng lưng nuôi đàn con bơ vơ mất bố, tôi liền bỏ ý định tự sát để tiếp tục sống hèn mà trở về nuôi con…”…

Có lẽ men “cuốc lủi” làm Văn Cao cảm động, tay ông run run, kể tiếp: “Thảm nhất là khi ở nơi cải tạo lao động, đến bữa ăn, cứ thấy mình ngồi bàn nào là anh em (cùng bị đi đày lao động) lại tìm sang bàn khác ngồi, không ai chịu ngồi cùng bàn ăn với kẻ đầu sỏ Nhân Văn, đến nỗi chị nuôi trại đi đày phải xẻ một suất cơm ôi cá thối cho tôi ngồi một mình một bóng mà ăn cho khỏi chết đói chứ nào có ngon lành gì …”…
Ngày 30 tháng tư 1975, ngày kết thúc 30 năm chiến tranh, theo mấy người con và mấy người bạn thân của nhạc sĩ kể lại, Văn Cao im lặng không nói gì, không reo mừng hò hét vỗ tay vỗ chân rầm rập trong hàng nghìn ca khúc khẩu hiệu điếc tai như phần lớn đồng nghiệp đã hét. Có lẽ, ông nghĩ rằng, nhờ chiến thắng này mà có thể thân phận “tù tại ngoại” của ông cũng sẽ được giải phóng, thoát án giam lỏng nhân văn chăng?
Dồn nén khát vọng tự do mấy chục năm, dồn nén khát vọng hòa bình mấy chục năm, dồn nén khát vọng mùa xuân mấy chục năm, dồn nén khát vọng thoát khỏi “nhà giam tư nhân” mấy chục năm, dồn nén khổ đau buồn hận mấy chục năm, dồn nén oan ức bị chà đạp mấy chục năm, chợt một sáng cuối đông, đầu xuân năm 1976, vỡ òa cảm xúc, vỡ òa nước mắt nhỏ giọt yêu thương, nhỏ giọt mật đắng nghẹn ngào lên từng phím đàn thành giai điệu Văn Cao “Mùa xuân đầu tiên” chăng?
Thành ra, “Mùa xuân đầu tiên” chính là lời reo vui của đắng cay, niềm rưng rưng kiếp nạn giải thoát, nỗi hoan ca ngục tù gặp nắng gió mênh mông…?
Xin xem thêm tài liệu tổng kết vụ án “Nhân Văn – Giai Phẩm” của đại tá công an A25 Thái Kế Toại đã in công khai trên rất nhiều trang mạng, để thấy thân phận của Văn Cao suốt ba mươi năm dưới chế độ “ưu việt gấp triệu lần tư bản” thê thảm là dường nào.
Qua lời tự thú của vị đại tá công an phụ trách theo dõi văn hóa văn nghệ trên, ta thấy số phận kẻ trọng tội “Nhân Văn – Giai Phẩm” bị lưu đày trong chính căn phòng mình, trên chính quê hương mình của Văn Cao và các bạn hữu “Nhân Văn – Giai Phẩm” của ông hầu như đã bị tước quyền công dân, tước hết quyền sáng tạo nghệ thuật, bị “giam tại nhà”, bị đấu tố, bị làm nhục, bị cải tạo lao động hà khắc; không khác mấy so với những kẻ thua trận Việt Nam cộng hòa bị tù tội trong danh phận học tập cải tạo sau năm 1975…
Không thấu hiểu hoàn cảnh sống bị chà đạp, bị lăng nhục, vùi dập, bị đói khổ, bị mất hết tự do nơi Văn Cao suốt ba mươi năm, chúng ta sẽ không cảm nhận được hết nỗi vui của người tù vừa tìm thấy một khe hở gió nắng, được vụt lóe với khói trên sông, với tiếng gà trưa hiu quạnh trong nỗi đau nghẹn ngào “Mùa xuân đầu tiên” này…
Chính nỗi đau buồn kia đã đẩy Văn Cao tới chân tường của cô đơn, lưu đày ông vào ly rượu và khói thuốc. Chứng nghiện rượu đã giúp Văn Cao phần nào quên đi thực tại thê thảm, giúp ông có nghị lực để sống qua thời thương khó. Nhiều đêm, không ngủ được, thức khuya để tìm ảo giác trong men rượu, thấy bóng mình in trên tường, Văn Cao chợt rùng mình hoảng sợ, ngỡ là công an mật nửa đêm xuyên tường đến hỏi cung ông, suýt nữa làm ông co cẳng ù té chạy…
Suốt một đời Văn Cao không chạy thoát khỏi bóng mình, không thoát khỏi kiếp lưu đầy thiên bẩm của một nghệ sĩ lớn mà thời đại dường như không đủ chỗ cho mình tỏa bóng. Đành thu bóng lại như con mèo nghệ thuật nằm cuộn tròn trong đống tro tàn cải tạo tại gia mà ăn năn hối cải về tội chống đảng của mình.
Đâu rồi chàng trai Văn Cao yêu đời, yêu người, tự do tự tại, thanh bình, phiêu lãng miền thiên giới, thần tiên sống lẫn con người, lãng mạn tới tận cùng chân trời góc bể trong những ca khúc tiền chiến tuyệt tác? Xin cùng nghe lại bản nhạc đầu tay tuyệt diệu của trang thiếu niên 16 tuổi, và xem lại lời của ca từ “Buồn tàn thu”:
một mình trong rừng thu
Buồn Tàn Thu
Ai lướt đi ngoài sương gió, Không dừng chân đến em bẽ bàng, Ôi vừa thoáng nghe em mơ ngay bước chân chàng, Từ từ xa đường vắng. Đêm mùa thu chết, nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng. Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng. Người ơi còn biết em nhớ mong, Tình xưa còn đó xa xôi lòng. Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên Chim với gió bay về, chàng quên hết lời thề. Áo đan hết rồi, cố quên dáng người, Chàng ngày nào tìm đến? Còn nhớ đêm xưa kề má say sưa Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi tình em đấy, như mùa thu chết rơi theo lá vàng.
“Buồn tàn thu” một nỗi buồn đẹp, trong veo dù tình em tưởng “chết rơi theo lá vàng”. Cái buồn của tình yêu “em thương nhớ chàng” Văn Cao kết hợp hồn nhạc ngũ cung với chất khải huyền Thánh ca Thiên Chúa giáo rất cổ thi; như người chinh phụ nhớ chinh phu “Chinh phụ ngâm” Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, như thần thiếp nhớ quân vương “Cung oán ngâm khúc” Nguyễn Gia Thiều, Kiều nhớ Thúc Sinh trong mùa thu chết “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” Nguyễn Du thuở lục bát “người lên ngựa, kẻ chia bào” của “bụi hồng dặm cuốn chinh an”…
Cái buồn của con người gặp cái buồn của trời đất, rất “mang mang thiên cổ sầu” Văn Cao. Chàng thiếu niên 16 tuổi đã ký thác đời mình trong vàng thu lá chết, lấy lá vàng mùa thu làm chiếc diều của của nghệ thuật muôn đời siêu thoát. Chàng tự lưu đày mình vào mùa thu một cách tự nguyện. Chàng chết đuối theo vàng thu chìm nghỉm để bất tử trong giai điệu du dương, sang trọng, như danh họa Nga gốc Do Thái Levitan phó linh hồn cho mùa thu Nga vĩnh cửu sơn dầu…
Ngay từ 16 tuổi, bằng sự lãng mạn tận cùng qua “Buồn tàn thu”, Văn Cao đã sung sướng được đắm chìm vào vương quốc Cái – Đẹp. Chàng dùng nỗi buồn làm rượu, làm lương thực hằng sống nuôi dưỡng những giai điệu du dương lãng mạn đẹp nhất của nền tân nhạc Việt Nam thuở ban đầu trong năm kiệt tác vô song: “Buồn tàn thu”, “Suối mơ”, “ Bến xuân” (lời Phạm Duy) “Trương Chi” và “Thiên Thai”…
Dường như năm bản nhạc lãng mạn trên là năm bản thánh ca của tâm hồn con người, đưa ta thoát mọi phàm tục để được thánh hóa, được thăng hoa tới muôn vàn mê đắm, thoát khỏi hận thù mà bất tử với thương yêu ? Bản tình ca của nỗi buồn, của Cái – Đẹp ban sơ được hát lên cùng thiên giới thiêng liêng niềm hoài niệm trần thế; nơi suối nguồn róc rách mê ly chảy ra từ năm dòng kẻ nhạc Văn Cao, theo giai điệu thiên thần réo rắt thanh tao kia mà rót vào hồn ta hơi thở đất trời, rót vào tai ta chất men say của niềm ham sống, của tin yêu và hoài vọng. Âm nhạc Văn Cao nâng cánh con người bay lên cõi đẹp, cõi mê, cõi thần tiên, cõi hằng sống là vì thế chăng?
Chừng như Văn Cao đã ngầm ký gửi thân phận mình vào hai ca khúc lãng mạn một cách siêu nhiên có phần kỳ bí, huyền nhiệm: “Thiên thai” và “Trương Chi”, vừa mang phong cách cao sang, nền nã, cổ điển của nghệ thuật Apollon – thần ánh sáng và thi ca, vừa mang phong cách ma mị, xuất thần, cuồng si của nghệ thuật Dionysos – thần rượu nho ( theo quan niệm về bi kịch Hy Lạp của Nietzsche)?
Văn Cao, ngay từ độ đôi mươi, đã tự đày ải mình lên miền thiên giới trong đại kiệt tác “Thiên Thai”. Cuộc nhập “Thiên Thai” ấy không chỉ có hai chàng Lưu Nguyễn mà thực ra đã có ba chàng: Người tham gia khí muộn vụ thiên hành lên cõi tiên ấy chính là Văn Cao:

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên
Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn
Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên
đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc bồng lai
là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
Đàn xui ai quên đời dương thế
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên
Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần
Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi Chắc không đường về
Tiên nữ ơi!
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên
Văn Cao và hai chàng Lưu Nguyễn đã nhập “Thiên Thai” nghệ thuật. Nơi đó, Cái Đẹp chính là tiên nữ, khởi nguồn mọi xúc cảm hồn người. Nghệ thuật, nói cho cùng KHÔNG VỊ BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, vì nó là cái chân thiện mỹ đã được thánh hóa, được đóng dấu thiên giới cao sang. Tột cùng của nghệ thuật là sự thoát tục, sự thăng hoa con người lên những thế giới khác, tâm hồn khác, rung động khác, mê ly khác, ảo diệu khác… do con đò của tưởng tượng chở ta sang bờ bên kia của sự thật, bờ bên kia của thế giới.
Những giai điệu thần tiên mê ly hết mực Văn Cao đã đưa hồn ta du nhập cùng ba chàng lãng tử Lưu – Nguyễn – Văn vào cõi trời. Thiên Thai ấy, tiên nữ ấy, nghê thường ấy hóa ra không ở đâu xa, lại ở chính nơi hồn ta khi được âm nhạc thiên tài Văn Cao đánh thức…
Văn Cao hóa thân vào bi kịch nghệ thuật Trương Chi, hay chính hồn chàng Trương Chi đã ám lấy cuộc đời Văn Cao trong một ca khúc hay đến rợn người, hay đến ngờ có ma trong giai điệu du dương chìm lắng, thê lương, rờn rợn liêu trai, khuya khoắt ngồi nghe một mình có thể nổi da gà:

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ.
Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang,
Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Đây đó từng song the hé đợi đàn.
Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân
Hò khoan mơ bóng con đò trôi
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời
Anh Trương Chi
Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung,
Anh thương nhớ.
Oán trách cuộc từ ly não nùng.
Đò trăng cắm giữa sông vắng.
Gió đưa câu ca về đâu?
Nhìn xuống đáy nước sông sâu.
Thuyền anh đã chìm đâu!
Từng khúc nhạc xa vời
Trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi.
Sương thu vừa buông xuống
Bóng cây ven bờ xa mờ xóa dòng sông
Ai qua bến giang đầu tha thiết,
Nghe sông than mối tình Trương Chi
Dâng úa trăng khi về khuya,
Bao tiếng ca ru mùa thu.
Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn
Còn nghe như ai nức nở và than,
Trầm vút tiếng gió mưa
Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?
Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn
Về phương xa ai nức nở và than,
Cùng với tiếng gió vương,
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa.
Đò ơi! Đêm nay dòng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền,
Ta ca trái đất còn riêng ta.
Đàn đêm thâu
Trách ai khinh nghèo quên nhau,
Đôi lứa bên giang đầu.
Người ra đi với cuộc phân ly,
Đâu bóng thuyền Trương Chi?
Bi kịch Trương Chi chính là bi kịch của nghệ thuật, bi kịch cuộc đời, hơn nữa là bi kịch của thiên tài và thời đại, bi kịch của Văn Cao và chế độ…Hình như Văn Cao đã đổi vai cho chàng ca sĩ thiên tài Trương Chi trong câu chuyện cổ diễm tình, được kể lại bằng hồn Văn Cao với giai điệu bi ca, khốc ca, hú ca, Mỵ Nương ca?
Hồn Trương Chi u uẩn, u u trong gió sương vương vấn trên sông, đêm đêm đã lấy đi hết nước mắt nàng Mỵ nương ân hận nghìn đời. Nay hồn ấy, tình đơn phương yêu đến chết ấy lại nhập vào hồn Văn Cao với giai điệu sầu thương, nức nở, lấy đi bao giọt khóc của người nghe nhạc hôm nay.
Thương thay chàng Trương Chi Văn Cao đã dâng hiến cả tâm hồn và thân xác mình cho tình yêu con người, cho tình yêu thời đại, yêu đến nỗi cuồng điên kiểu Xuân Diệu: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” nhưng đã bị thời đại đáp lại bằng “cú đớp chính trị” Nhân Văn Giai Phẩm tàn mạt cả một đời .
Nàng Mỵ Nương cuộc đời, nàng Mỵ Nương thời đại không chấp nhận tình yêu đơn phương tận hiến ấy, yêu và ca hát như con ve tới chết cho nàng, vì nàng, một tình yêu phi điều kiện, phi chính trị. Cũng như Trương Chi, Văn Cao đã bị nàng Mỵ Nương – Thời đại phụ tình, hớp hết hồn chàng, rút hết gan ruột chàng trong các ca khúc kháng chiến bất hủ: “Trường ca Sông Lô”, trong “Tiến quân ca”, trong “Làng tôi”, trong “Tiến vế Hà Nội”, trong “Ngày mùa”… ăn ốc đổ vỏ, rồi nhốt chàng vào mật thất cô đơn như một huyệt mộ của tự do trá hình có tên là căn gác chật hẹp 108 Yết Kiêu, Hà Nội, thuê 15 đồng một tháng (ở tù tại gia mà phải thuê a ?)…
Trương Chi đã yêu, đã chết cho mối tình lý tưởng đơn phương, thân xác tan vào sông nước và hồn hóa thành đá quý làm chén ngọc cho Mỵ Nương gieo nước mắt thương tình thành sông. Văn Cao không ném thân xác mình vào cát bụi để được chết vì yêu như Trương Chi; nhưng linh hồn ông, âm nhạc ông đã đang và mãi mãi sẽ được người đời yêu thương đón nhận. Hồn Văn Cao còn hát mãi tiếng tuyệt vời Trương Chi trên dòng sông âm nhạc, nơi sẽ có hàng nghìn Mỵ Nương xinh đẹp mong ước chàng sống lại để hậu thế được yêu chàng như lời thơ R. Tagore vẽ hộ tình yêu mai sau dành cho chàng Trương Chi – Văn Cao:
Nàng ơi / tất nhiên là nàng sẽ ra đời / trong một thế kỷ nào đó / xin nàng tha thứ cho / nếu quả vì tôi kiêu hãnh / vẽ dáng nàng đang đọc thơ tôi / khi trăng rọi im lìm qua khe chữ / tôi biết đêm nay / dưới trăng mờ / nàng thắp đèn chờ / dù nàng biết chẳng bao giờ nhà thơ ( nhạc sĩ – chua thêm TMH) đến nữa …” (bản dịch từ tiếng Anh của Cao Huy Đỉnh)
Tiền bối Văn Cao ơi!
Âm nhạc sang trọng bậc nhất nước Việt của ông còn sống mãi. Những bài hát rất hay, rất quý phái cao sang đầy chất thánh ca của ông vẫn hằng tụng ca con người, tụng ca Cái Đẹp, như một cứu cánh góp phần cứu chuộc dân tộc ta, đất nước ta đang có cơ bị diệt vong bởi chính sự băng hoại của những tà thuyết phi nhân. Xin được gọi ông bằng tên gọi thường nhật trìu mến nhất mà thế hệ đi sau ông vẫn hằng được gọi thầm tên ông: ANH VĂN; như ngày xưa thi thoảng được hầu rượu ông nơi quán rượu gần rạp xiếc. Vâng, anh Văn suốt một đời sống chết cũng chỉ vì hai chữ Nhân Văn thiêng liêng, cao cả này mà thôi .,.
*.
Sài Gòn ngày 23-01-2013
TRẦN MẠNH HẢO
Hummingbird
Paperless PostAT&T Yahoo Mail Stationery

Sunday, November 25, 2018

what is L'Art Brut as per Art Historians? An Intro into Outsiders' Art -- Thế nào là nghệ thuật không trường phái? Họ có phải là những hoạ sĩ dở hay không?

What is L'art Brut? 
Outsiders art. 
The following is one of the best explanatory and demonstrative made-easy treatises on art of the untrained.
Art historians divide L'art Brut artists into three groups:
1. the mentally insane.
2. the incarcerated
and separately,
3. Those with a special vision who reject or cannot afford formal training.

YOUTUBE.COM
A look at Outsider Art and how we might evaluate it.

Sunday, November 18, 2018

TRAVEL BACK IN TIME TO 2007: my work for the Center of Multicultural Excellence at the University of Denver



WOMEN'S C IRCLE LUNCHEON
By Vanessa Valdez
On Friday, the 23rd of February 2007, the Women's Circle Luncheon was hosted in Driscoll Gallery, from 11:30pm to 1:30pm. Women from across the DU campus got together to discuss issues, share their strengths and stories that they, as women of color face in their daily lives.
The guest speaker for the afternoon was Wendy Duong, the Assistant Professor of Law at the University of Denver. Wendy shared some of her experiences as a woman of color in the law profession, as well as some helpful hints on how to overcome discrimination. The Women's Circle Luncheon is an event that CME hosts once a quarter. Its purpose is to provide women with a support network, and a place where they can share their experiences with others. To receive information on the next Women Circle Luncheon, please contact Vanessa Valdez at vanessa.valdez@du.edu.

Monday, November 12, 2018

about Vladimir Nabokov

A little bit about Nabokov - The eldest son of Vladimir Dmitrievich Nabokov and his wife Elena, née Elena Ivanovna Rukavishnikova, he was born to a prominent and aristocratic family in St. Petersburg, where he also spent his childhood and youth. Nabokov's childhood, which he called "perfect", was remarkable in several ways. The family spoke Russian, English and French in their household, and Nabokov was trilingual from an early age. In Speak, Memory Nabokov recalls numerous details of his privileged childhood, and his ability to recall in vivid detail memories of his past was a boon to him during his permanent exile, as well as providing a theme which echoes from his first book Mary all the way to later works such as Ada or Ardor: A Family Chronicle.

The Nabokov family left Russia in the wake of the 1917 February Revolution for a friend's estate in Crimea, where they remained for 18 months. At this point the family did not expect to be out of Russia for very long, when in fact they would never return. Following the defeat of the White Army in Crimea in 1919, the Nabokovs left Russia for exile in western Europe. The family settled briefly in England, where Vladimir enrolled in Trinity College, Cambridge and studied Slavic and Romance languages where his experiences would later help him to write the novel Glory.

In 1923, Nabokov graduated from Cambridge and relocated to Berlin, where he gained a reputation within the colony of Russian émigrés as a novelist and poet, writing under the pseudonym Vladimir Sirin. He married Véra Slonim in Berlin in 1925. Their son, Dmitri, was born in 1934.

In 1922, Nabokov's father was assassinated in Berlin by Russian monarchists as he tried to shelter their real target, Pavel Milyukov, a leader of the Constitutional Democratic Party-in-exile. This episode of mistaken, violent death would echo again and again in the author's fiction, where characters would meet their violent deaths under mistaken terms. In Pale Fire, for example, the poet Shade is mistaken for a judge who resembles him and is murdered.

Nabokov was a synesthete* and described aspects of synesthesia in several of his works. In his memoir Speak, Memory, he notes that his wife also exhibited synesthesia; like her husband, her mind's eye associated colors with particular letters. Nabokov left Germany with his family in 1937 for Paris and in 1940 fled from the advancing German troops to the United States. It was here that he met Edmund Wilson, who introduced Nabokov's work to American editors, eventually leading to his international recognition.

[*Synesthesia is a neurological condition in which two or more bodily senses are coupled. In one common form, known as color synesthesia, letters or numbers are perceived as inherently colored. (From Wikipedia.)]

Nabokov came to Wellesley College in 1941 as resident lecturer in comparative literature. The position, created specifically for him, provided an income and free time to write creatively and pursue his lepidoptery. Nabokov is remembered as the founder of Wellesley's Russian Department. His lecture series on major nineteenth-century Russian writers was hailed as "funny," "learned," and "brilliantly satirical." During this time, the Nabokovs resided in Cambridge, Massachusetts. Following a lecture tour through the United States, Nabokov returned to Wellesley for the 1944-45 academic year as a lecturer in Russian. He served through the 1947–48 term as Wellesley's one-man Russian Department, offering courses in Russian language and literature. His classes were popular, due as much to his unique teaching style as to the wartime interest in all things Russian. At the same time he was curator of lepidoptery at Harvard's Museum of Comparative Biology. After being encouraged by Morris Bishop, Nabokov left Wellesley in 1948 to teach Russian and European literature at Cornell University. In 1945, he became a naturalized citizen of the United States.

Nabokov wrote his novel Lolita while traveling in the Western United States. In June, 1953 he and his family came to Ashland, Oregon, renting a house on Meade Street from Professor Taylor, head of the Southern Oregon College Department of Social Science. There he finished Lolita and began writing the novel Pnin. He roamed the nearby mountains looking for butterflies, and wrote a poem "Lines Written in Oregon". On October 1, 1953, he and his family left for Ithaca, New York.

After the success of Lolita, Nabokov was able to move to Europe and devote himself to writing. From 1960 to the end of his life he lived in the Montreux Palace Hotel in Montreux, Switzerland. (From Wikipedia)

For Vietnamese readers:  Van cua Vladimir Kabokov, nha van di dan: Speak, Memory, dich boi Pham Thi Hoai tu ba?n tieng Duc.

https://baotreonline.com/vladimir-nabokovmuoi-nam-khinh-bi-muoi-nam-trung-thanh-muoi-nam-tu-do/?fbclid=IwAR1EPAfhwI6nZzRaAvHCebm4RpzlKQooAjZOQYzSwkZkO1S6iKV8DvQ1GF0