Dương Như Nguyện June 08-11/2021
VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ, TỪ NGỮ, VÀ GIÁO DỤC
Kính dâng lên linh hồn cố GS DDN, tác giả bài nghị
luận “Phân biệt ngữ, ngôn, và ngôn ngữ,” đăng tải và phổ biến ở miền
Nam thập niên sáu mươi.
Cám ơn anh Ba đánh dấu.
~~~***~~~
Tôi đã viết trên mục Thi Hiên FB một comment rất dài về v/đ
này, để làm thí dụ cho vấn đề rộng lớn hơn, đó là vấn đề diễn đạt
tư tưởng để tìm cái đẹp qua ngôn
ngữ, mà cái đẹp thì phải có sự chính xác cuả khoa luận lý. Cái
đẹp cuả văn nghị luận nằm trong cấu trúc cuả lý luận, trong đó có tính chất “thanh tao” (elegance) cuả chu trình triến khai tư tưởng. Nhưng
comment cuả tôi đã bị xóa tất cả 2 lần chắc vì không xuôi tai người chủ nhiệm,
dù rằng sau đó người chủ nhiệm lại nhắn tin cho tôi biết rằng chủ nhiệm không
xóa, mà “người khác” xóa.
“Người khác” là ai?
Chuyện gì lạ vậy?
Tôi xin post lại ở đây:
Tôi đặt v/đ về chữ dùng “ngữ văn,” hôm nay, bởi những người
sống bên Mỹ. Danh từ “ngữ văn” chỉ có sau 1975, từ nước Việt Nam mới;
trước đó danh từ “Việt Văn,” “Quốc Văn” được dùng cho lớp học văn chương Việt ở
miền Nam.
Tôi rất ngạc nhiên nếu những ai học trung học, đại học trước
1975 và sau đó qua Mỹ, lại dùng danh từ “Ngữ văn” để nói về việc viết lách và giáo
dục bên Mỹ.
“Ngữ Văn” có nghĩa “ngôn ngữ và văn chương” Cụm từ này, khi
nói về môn học, để dịch chữ “literature,” theo tôi là sai ý nghĩa Hán Việt
chính thống đã trở thành kho tàng Hán Việt cuả người Việt, tạo nên
kho tàng văn chương chung cho cả hai miền Nam Bắc trước Geneve – tức là
tiếng Hán phiên âm thành tiếng Việt trước khi Mao Trạch Đông cho “trăm
hoa đua nở” thành cuộc cách mạng thanh trừng chính trị, trước khi Nixon
sang Tàu. Dĩ nhiên miền Nam không bị ảnh hưởng chữ Hán “cải cách”
của Ông Mao để thay đổi kho tàng Hán Việt đã sẵn có cuả dân tộc
Việt.
Đặt trên căn bản thuần tuý chữ nghĩa (semantics), chữ
“Ngữ Văn” chỉ có thể dùng cho lớp học dạy ngôn ngữ (tức là dạy cho học sinh
hay sinh viên cần đọc và viết thật sõi như
người bản xứ). Thí dụ: học tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hoa, etc. “English, French, German, Japanese, Chinese, etc.” thì dĩ nhiên
phải học lớp “ngữ văn” cho từng thứ tiếng ấy. Vì không thể học từng
chữ, mà phải học chữ viết thành văn để đọc và nói cho sõi, để đạt đến trình độ có thể
thường thức được “văn chương” (literature).
Trái lại, học “văn chương,” dịch chữ “literature,” tức
là đi sâu vào tư tưởng, sáng tạo, nhận định, phê bình, và phải “hành văn” ở mức độ cao
nhất cuả nghệ thuật “hành văn.” Phải học ngôn ngữ trước, đến trình độ bản
xứ, rồi lúc đó mới đi vào “văn chương” được. Các lớp học “literature” dùng
trong giáo dục cuả Âu Mỹ không ai lại mô tả vả đặt tên là lớp “language and
literature” cả (dịch sát nghĩa chữ “ngữ văn.”)
Tôi vẫn còn nhớ ngày còn bé, trong Nam, bài học đầu
tiên về “văn chương,” “ VĂN LÀ VẺ ĐẸP, CHƯƠNG LÀ VẺ SÁNG...” Khi học đến trình độ
văn chương, tức là học môn phân tích, nghiên cứu và tập luyện vẻ đẹp và
vẻ sáng trong ngôn ngữ (Hoài Thanh). Vẻ “sáng” gồm có nghĩa chữ “Chân” cuả “Chân Lý,” tức là việc vận dụng luận lý trong chu trình đi tìm sự thật. “Chân” tạo
nên vẻ đẹp, cho nên Chân Thiện Mỹ tựu trung thành một. Mà Ngôn Ngữ là sản phẩm cuả tư
tưởng, không thể mờ mịt, đen tốí, không minh bạch và...gian lận, đoạn
một là chuyện...con gà, đoạn hai trở thành...con vịt. (Nên nhớ, trong tiếng Anh, chữ
literature có hai nghiã, sự phân biệt ấy tôi sẽ không bàn ở đây; môn học
“literature” mà tôi nói đến có nghiã “vẻ đẹp vẻ sáng” cuả Hoài
Thanh.).
“Ngữ văn” theo tôi không phải là từ dịch đúng nghiã
chữ “literature” nói về môn học.
Nếu chữ “ngữ” trong “ngữ văn” có nghĩa ngành “ngôn ngữ học,”
thì danh từ “Ngữ Văn” lại càng không hợp lý nhiều hơn nữa, càng tối nghĩa hơn,
vì linguistics, bộ môn ngôn ngữ học, là ngành thuộc về khoa học xã hội
(social sciences), trong khi văn chương (literature) thuộc về fine art, hay
liberal art, hay humanities ( các ngành nhân văn, mỹ thuật, nghệ thuật tự do).
Ngôn ngữ học là bộ môn tra cứu, khảo cứu.
Các lớp “ngữ văn” ở Việt nam bây giờ, nhất là cấp trung học,
không thể nào có khả năng đi vào bộ môn ngôn ngữ học được, để học cùng chung một
lớp với “văn.”
Linguistics là một phần của nhân loại học (anthropology),
dành cho trình độ đại học trở lên.
Nói tóm lại, danh từ “ngữ văn” ở Việt Nam có thể nói lên
tinh trạng tiêu chuẩn đã đi xuống: học sinh, sinh viên chưa học cho hết phần ngôn ngữ,
cho nên học “văn” tức là học “chữ” luôn, trở thành lớp “ngữ văn.”
Tuy nhiên, nếu chưa học cho thông “chữ nghĩa” thì không thể
học “văn chương” theo danh từ “literature” được. Chắc đây là lý do mà môn “quốc
văn” ngày xưa trước Geneve, trước 1975, ngày nay ở VN đã trở thành môn “ngữ văn” vì học
sinh/sinh viên bây giờ vừa phải học “chữ” vừa học “văn.” Tức là từ tiểu học có
thể đã mất gốc, mất căn bản về “chữ” rồi, cho nên qua đến mức “văn chương” mà học sinh vẫn còn phải học “chữ” ???
Danh từ “quốc văn” trước đây cho thấy là người một nước thì
phải thông suốt tiếng nói chữ dùng của mình (native language, first language,
mother tongue) khi tốt nghiệp tiểu học. Cho nên khi học “văn chương” ở trung học
và đại học tức là học “quốc văn,” “Việt Văn,” chẳng cần học lại “chữ” nữa để gọi
là lớp “ngữ văn.”
Trong vài năm vưà qua, mạng lưới phổ biến tình trạng
các em bé Việt Nam ờ miền quê phải lội nước để đi học. Làm sao có
đủ thì giờ học “ngữ” cho thông ở mức tiểu học vì các em còn phải
“lội nước” để đến trường? Thảo nào khi lên trung học, thầy cô vưà
dạy “chữ” vưà dạy “Văn” trong lớp “ngữ văn” là đúng hoàn cảnh rồi.
Nhân tiện đây, tôi xin hỏi, các ông bà đại gia,
đaị-đại gia, đại ca sĩ, đại người mẫu, đại tài tử, đại kinh doanh gia, etc.etc.etc., tại làm sao
lại để cho con nít Việt Nam đội sách lội nước đi học như vậy (nếu đây là tình trạng hiện
thực cũng hoàn toàn "hiện thực" như sự híện thực cuả hàng hiệu Chanel, xe Bensley, đi du lịch Mỹ, tài sản khổng lồ
cuả các vị trưng bày trên mạng lưới). Hay là các vị đại-đại-đại gia này cho việc cứu trẻ em VN giúp các em đi học là trách nhiệm cuả
quốc tế, người nước ngoài, và Việt Kiều????
Thêm vào đó, còn có hiện tượng các ông Tây bà Đầm
viết bài về Vietnamese Studies rổn rảng, chắc phải thuê người Việt “thông dịch” cho các ông bà trở thành
“experts” chuyên gia về ngành Việt Học, người Việt cứ thế là thán
phục các ông Tây bà Đầm này thôi. Nếu các ông bà Tây Đầm này vẫn còn phải học “ngữ” trong
khi học “văn,” chung lại một lớp học tiếng Việt "ngữ văn" ở Việt Nam để trở thành
chuyên viên “tiếng nước tôi” cuả Phạm Duy, thì than ôi, chi bằng để các
ông bà bản xứ thông dịch đi học tiếng Anh để trở thành chuyên viên
ngành Việt Học trên thế giới, nói toàn tiếng Anh cho rồi. Khi
học tiếng Anh, các ông bà thông dịch sẽ phảỉ học “ngữ” trước, trong
các lóp gọi là English 101, 201, 301, 401, etc., trước bảy lăm gọi là
lớp Anh Văn, hoặc lớp Anh Ngữ, trước khi các ông bà có thể tiến vào
lớp “English literature” (văn chương Anh-Mỹ), chứ làm gì có lớp “Anh
Ngữ Văn” tổng hợp lại cho
các ông bà học tiếng Anh, ở̀ đâu đó???
Danh từ “ngữ văn” ra đời ở Việt Nam, có thể là hiện tượng
đi theo Mao Trạch đông thay đổi chữ Hán để cai trị dân trong bao nhiêu thập niên
kể từ “trăm hoa đua nở,” hoặc cho thấy một hiện tượng chung: sự thấp kém đi của
xã hội về trình độ “ngôn ngữ” của tiếng mẹ đẻ (first language) và tiêu chuẩn
cuả giáo dục (giáo dục nhà trường cũng như giáo dục tự túc, tự
học), phản ảnh ngay ở cả hai bờ đại dương: Thí dụ: thi bất thành cú cũng tự
phong và phong cho nhau, ai cũng trở thành “nhà thơ mớI” kiểu NDT, LTH, XZY, etc.etc.etc.,
cuả “hải ngoại,” (tôi chằng cần nêu tên làm gì, mất thì giờ quý vị,
tôi chỉ cảm thấy rùng mình mỗi khi bị ai gọi tôi là “nhà thơ” cho tôi đứng cạnh ở bên
các tên này, may phước họ đã loại tôi ra ngoài vòng “bán kết” mà
tiếng Anh gọi la` “cattle call” cho các thi tuyển do họ đặt ra cho chính
họ ghi tên... dự thi vào tuyển tập hay phong trào in sách, ra mắt sách
cuả chính họ) -- những ai táy máy làm thơ nhưng không thể theo được âm
vần điệu của Nguyễn Du, Đoàn Thi Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Bùi Giáng,
Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Tô Thùy Yên, etc.etc. etc.,
vì họ không có chất liệu đó trong người, và họ tự biết điều này,
do đó, những cá nhân này, không thể tạo được “âm-vần-điệu” tự nhiên cho
tiếng Việt, mới bày đặt làm thơ “tự do,” “thơ xuôi” cho dễ, dưới chiêu bài rằng
họ giỏi...triết lý quá, xúc tích tư tưởng hình ảnh quá, và toàn là các
nhà cách mạng thi ca, cho nên phải làm thơ “tự do” như ...Baudelaire ngày
xưa lập ra “poetic prose,” “poème en prose.” Nhưng họ có theo được Baudelaire
gần cả trăm năm trước không? Đó là v/đ phải đặt ra bởi những ai tôn trọng
kho tàng lớn nhất của văn chương VN: vòm trời thi ca tiếng Việt.
Văn và chữ nghĩa không đâu ra vào đâu, nhưng nếu cả nước
dùng hoài thì thành đám đông, đưa đến tệ trạng “sai” thành ra “đúng”. Thí dụ: nào
là “xử lý” con cá trong bếp nấu ăn, nào là “xử lý” cái xe đạp ngoài đường, etc. Nào là
“nhất trí’ uống ...nước mía, nào là “khẩn trương” đi ngủ trưa, etc. Nào là “tự sướng” chụp
hình trên phone ( chữ dùng này thì phải gọi là...ghê tởm), vân vân và vân vân. Tuy
nhiên, như Claude-Levi Strauss đã nêu, tư tưởng và ngôn ngữ, caí gì đi trước,
cáí gì đến sau, như con gà với cái trứng gà, cáí gì là chủ yếu, caí gì sinh ra
cái gì? Khi ngôn ngữ sai trật trở thành đúng vì số đông dùng sai, biến sai thành đúng kiểu
“langue vivante,” thì con gà có biến thành con vịt không, khi nó bị
gọi là con vịt và đám đông chấp nhận gọi nó là con vịt? Nó cũng
vẫn là con gà, thưa quý vị, cho dù đám đông...mơ ngủ qua...ngôn ngữ.
Nếu nước VN muốn dùng chữ “ngữ văn” thì đó là ngôn ngữ của hệ
thống giáo dục bên VN, nhưng số đông đã từng học tiếng Việt trước 75 thì không có
lý do gì phải thay đổi bộ môn Việt Văn hay Quốc Văn thành “ngữ văn” khi nhắc đến
sản phẩm văn chương của người Việt ở Mỹ. Cha me tôi dạy Việt Văn, chứ có
dạy “ngữ văn” bao giờ, vì hai ông bà đâu có cần dạy chữ “cõi” trong
“trăm năm trong cõi người ta” ???? Cũng không cần dạy “Trăm” chứ không
phải “Chăm” đâu nhé, cho học sinh Trần Quý Cáp Hội An, thập niên năm
mươi.
Phân biệt lớp Việt Văn (ngôn ngữ mẹ, literature) với
lớp Anh Văn (ngoại ngữ, English 401, etc.) nêu lên vấn đề ‘trình độ”
ngay ở “hải ngoại.” Thí dụ: Qua lịch sử cộng đồng hải ngoại, tôi
thấy có các vị hải ngoại tự phong cho mình là nhà nhận định “văn
học” “lịch sử” tiếng Việt (để bạn bè quý vị ấy tung hô trên các
diễn đàn), tôi biết có nhà phê bình văn học chưa được học hết trung học đệ nhất
cấp cuả VNCH ngày trước, đọc Kiều, Cung Oán Chinh Phụ chắc không bình
giảng nổi, và có nhà phê bình vặn học chưa học qua một khóa phê bình nhận
định văn học ở Mỹ hay Anh ở trình độ “hậu đaị học” để nói về văn chương
Anh Mỹ hay so sánh văn chương Mỹ Việt (cho nên mới có nhu cầu đi
khoe rằng mình có...học đại học ngành...Mỹ Học -- tiếng Anh nói và viết chưa xong thì khoe học ngành "Mỹ Học" American Studies à??? Khoe để làm cáí quái gì, nhất là khi tính thẩm
mỹ trong việc làm cuả họ thì được họ định nghiã là chửi ruả và
mạ lỵ phỉ báng nhiếc móc đay nghiến kiểu “mẹ dâu con chồng”: cứ
muốn dùng chiêu bài “phê bình văn chương” để làm...mẹ chồng người
khác, hay đi đánh ghen kiểu Hoạn Thư, theo chữ dùng và biểu tượng của
cựu giáo sư Trưng Vương, cựu luật sư VNCH Nguyễn Thị Hồng Diệp). Hơn
thế nưã, học đại học ở Mỹ thì có gì phải khoe nhỉ? Chẳng lẽ lại
phải đi giải thích phân loại các trường đaị học cuả Mỹ – đại học
cộng đồng hai năm học để thực tiễn đi làm technicians thì khác đaị học bốn năm như thế nào, etc.etc.etc....Tại sao đã có can đảm khoe học...Mỹ Học thì không đưa luôn transcript - thông tín bạ thành tích biểu -- ra làm bằng chứng xem được bao nhiêu con "A" và có tốt nghiệp không, viết được bài gì bằng tiếng Mỹ, đưa ra luôn, để cạnh tranh với con cháu chúng ta đi học đại học như cơm bưã??? (Khi khoe khoang "Mỹ Học" kiểu này thì dĩ nhiên phải giàn cảnh hai con "rối" hay hai "con công đang múa": một đứa "nhà văn" kiểu...đại học cộng đồng phỏng vấn, một đứa làm người danh vọng (dù thất học từ trước đến nay): hai nhân vật VIP đang "tọa đàm" phỏng vấn và được phỏng vấn, để đưa câu trả lời và diễn giảng cho cộng đồng người Việt về vấn đề .."hằng năm cứ vào cuối thu...tôi đi học...Mỹ Học!!!" Cái tính khoe khoang bằng cấp để che dấu mặc cảm thất học đã ăn vào xương tủy Việt gian cuả lũ điên này rồi, chúng nó bắt chước ngay ở những kẻ chuyên môn bám vào các "con thuyền Nghệ An" để dè bỉu Cao Bá Quát là "kiêu ngạo" trong thế hệ cuả ông?)
Sự kiện này
cho thấy: các nhà
tự-phong-phê-bình-gia-nhận-định-gia cuả hảỉ ngoại này, thay vì tự nhận mình đi học Mỹ Học, cần phải đi
học lớp “ngữ văn” theo chữ dùng ở Việt Nam (vưà học “ngữ” vưà học
“văn” cùng một lúc), vì các vị tha hồ định nghiã nhận định phê bình “văn
chương” là mạ lỵ phỉ báng chửi ruả, xách động (polemics), và dùng
thủ thuật “khủng bố” vì ganh tỵ đố kỵ, ganh quá đến nỗi phải điên lên theo kiểu “suả” trên mặt giấy (hoặc họp
“bè” trong chữ “bạn bè” đến nỗí cả lũ điên lên phải ca tụng nhau tít mây
xanh kiểu “Du Vân” trên mặt giấy). Theo tôi, tất cả cần phải về học lại
định nghiã cuả Hoài Thanh, "văn là vẻ đẹp chương là vẻ sáng," đem áp dụng và suy gẫm cho chính họ (học
laị Hoài Thanh thì tốt đẹp cho xã hội hơn, thay vì bị lôi ra toà,
phảỉ đi năn nỉ nịnh hót kẻ gian nào đó, xin làm ơn làm phước ra
“biện hộ” dùm các chửi-ruả-gia trước toà án Mỹ, chỉ nhằm đưa đến mục đích... “giảng
hoà” (hay "hoà giải...dân tộc"???) mà thôi.
(Không tốn tiền mướn luật sư Mỹ thì chắc chắn bị cáo sẽ phải mang nợ kẻ gian “gốc
Việt” nào đó (kiểu tốt nghiệp trường hạng bét hay không được tiến chỉ (accreditation)
cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ, thành
ra chỉ đem cái mã luật sư ra “hù” đồng
hương mà thôi; một thí dụ khác: kẻ làm "tư vấn" cho sinh viên đại học cộng đồng chọn môn học mỗi khoá thì vỗ ngực rằng ta đây là giáo sư đại học đề hù cộng đồng người Việt, trong khi làm gì có việc bước vào lớp học để giảng dạy bao giở???). Nợ ơn kẻ gian bào chưã không lấy tiền hay để nó đi "lăng xê" cổ võ cho mình thì dĩ nhiên sau này nó bảo gì sẽ phải làm nấy, kiểu... Việt Gian trong bóng tối tức là làm tôi tớ cho nó, hay thuộc về một bè đảng với nó. Bè đảng nào? Đồng bào tỵ nạn có thể kiểm nhận và suy đoán...).
Tóm lại, khi tôi dịch chữ “literature” cho một khóa học
“văn chương” dùng trong môi trường hải ngoại, tôi sẽ không dịch bằng chữ “ngữ văn”
vì những lý do đã nêu trên đây. Nếu dùng chữ “ngữ văn” theo cách dùng
cuả giáo dục Việt Nam hiện giờ, để nói chuyện với người trong nước, thì nên hiệu đính và
giảng nghiã rõ ràng cái gọi là “ngữ cảnh.”
Đây chỉ
là một thí dụ, tản văn, khi nghĩ đến nỗi buồn xuyên thế kỷ -- vấn
đề chung: chữ nghĩa, văn học, và
văn hoá Việt Nam ...Than ôi, các
từ ngữ ấy to lớn biết bao trong khi trái tim và đôi tay cuà cá nhân thì nhỏ bé....
DNN June 11 2021
No comments:
Post a Comment