Saturday, June 26, 2021

Văn Hoá Ngày Xưa: LỄ KHAI TÂM

MY FATHER WROTE:

Formal schooling began at the age of six or seven. A new student was introduced to the Confucian teacher in the open-heart ceremony.



Phan Khoang, Viet-Nam Phap-thuoc Su [History of Vietnam Under French Domination] 2nd ed. (Saigon: Phu Quoc-Vu-Khanh Dac-trach Van­Hoa, 1971), pp. 431-432.

Hoa Si Khanh Vu of Germany -- quickie art: my kind of style

 Thẩm mỹ quan, chính thị nhân sinh quan

Quan sinh tử, đích danh quan vấn tử...

DNN  6 26 2021 


Thursday, June 17, 2021

ca si Kim Ngan cua cong dong VN thap nien 80

 https://www.facebook.com/groups/339950766569558/?multi_permalinks=915690278995601%2C915690038995625&notif_id=1623884457392825&notif_t=group_activity&ref=notif


Saturday, June 12, 2021

VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ, TỪ NGỮ, VÀ GIÁO DỤC

 Dương Như Nguyện June 08-11/2021

 VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ, TỪ NGỮ, VÀ GIÁO DỤC

 Kính dâng lên linh hồn cố GS DDN, tác giả bài nghị luận “Phân biệt ngữ, ngôn, và ngôn ngữ,” đăng tải và phổ biến ở miền Nam thập niên sáu mươi.

Cám ơn anh Ba đánh dấu.

 ~~~***~~~

 Tôi đã viết trên mục Thi Hiên FB một comment rất dài về v/đ này, để làm thí dụ cho vấn đề rộng lớn hơn, đó là vấn đề diễn đạt tư tưởng để tìm cái đẹp qua ngôn ngữ, mà cái đẹp thì phải có sự chính xác cuả khoa luận lý. Cái đẹp cuả văn nghị luận nằm trong cấu trúc cuả lý luận, trong đó có tính chất “thanh tao” (elegance) cuả chu trình triến khai tư tưởng.  Nhưng comment cuả tôi đã bị xóa tất cả 2 lần chắc vì không xuôi tai người chủ nhiệm, dù rằng sau đó người chủ nhiệm lại nhắn tin cho tôi biết rằng chủ nhiệm không xóa, mà “người khác” xóa.

 “Người khác” là ai?

 Chuyện gì lạ vậy?

 Tôi xin post lại ở đây:

 Tôi đặt v/đ về chữ dùng “ngữ văn,” hôm nay, bởi những người sống bên Mỹ.  Danh từ “ngữ văn” chỉ có sau 1975, từ nước Việt Nam mới; trước đó danh từ “Việt Văn,” “Quốc Văn” được dùng cho lớp học văn chương Việt ở miền Nam.

 Tôi rất ngạc nhiên nếu những ai học trung học, đại học trước 1975 và sau đó qua Mỹ, lại dùng danh từ “Ngữ văn” để nói về việc viết lách và giáo dục bên Mỹ.

 “Ngữ Văn” có nghĩa “ngôn ngữ và văn chương” Cụm từ này, khi nói về môn học, để dịch chữ “literature,” theo tôi là sai ý nghĩa Hán Việt chính thống đã trở thành kho tàng Hán Việt cuả người Việt, tạo nên kho tàng văn chương chung cho cả hai miền Nam Bắc trước Geneve – tức là tiếng Hán phiên âm thành tiếng Việt trước khi Mao Trạch Đông cho “trăm hoa đua nở” thành cuộc cách mạng thanh trừng chính trị, trước khi Nixon sang Tàu. Dĩ nhiên miền Nam không bị ảnh hưởng chữ Hán “cải cách” của Ông Mao để thay đổi kho tàng Hán Việt đã sẵn có cuả dân tộc Việt.

 Đặt trên căn bản thuần tuý chữ nghĩa (semantics), chữ “Ngữ Văn” chỉ có thể dùng cho lớp học dạy ngôn ngữ (tức là dạy cho học sinh hay sinh viên cần đọc và viết thật si như người bản xứ). Thí dụ: học tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hoa, etc. “English, French, German, Japanese, Chinese, etc.” thì dĩ nhiên phải học lớp “ngữ văn” cho từng thứ tiếng ấy. Vì không thể học từng chữ, mà phải học chữ viết thành văn để đọc và nói cho si, để đạt đến  trình độ có thể thường thức được “văn chương” (literature).

 Trái lại, học “văn chương,” dịch chữ “literature,” tức là đi sâu vào tư tưởng, sáng tạo, nhận định, phê bình, và phải “hành văn” ở mức độ cao nhất cuả nghệ thuật “hành văn.” Phải học ngôn ngữ trước, đến trình độ bản xứ, rồi lúc đó mới đi vào “văn chương” được. Các lớp học “literature” dùng trong giáo dục cuả Âu Mỹ không ai lại mô tả vả đặt tên là lớp “language and literature” cả (dịch sát nghĩa chữ “ngữ văn.”)

 Tôi vẫn còn nhớ ngày còn bé, trong Nam, bài học đầu tiên về “văn chương,” “ VĂN LÀ VẺ ĐẸP, CHƯƠNG LÀ VẺ SÁNG...” Khi học đến trình độ văn chương, tức là học môn phân tích, nghiên cứu và tập luyện vẻ đẹp và vẻ sáng trong ngôn ngữ (Hoài Thanh). Vẻ “sáng” gồm có nghĩa chữ “Chân” cuả “Chân Lý,” tức là việc vận dụng luận lý trong chu trình đi tìm sự thật. “Chân” tạo nên vẻ đẹp, cho nên Chân Thiện Mỹ tựu trung thành một. Mà Ngôn Ngữ là sản phẩm cuả tư tưởng, không thể mờ mịt, đen tốí, không minh bạch và...gian lận, đoạn một là chuyện...con gà, đoạn hai trở thành...con vịt. (Nên nhớ, trong tiếng Anh, chữ literature có hai nghiã, sự phân biệt ấy tôi sẽ không bàn ở đây; môn học “literature” mà tôi nói đến có nghiã “vẻ đẹp vẻ sáng” cuả Hoài Thanh.). 

 “Ngữ văn” theo tôi không phải là từ dịch đúng nghiã chữ “literature” nói về môn học.

 Nếu chữ “ngữ” trong “ngữ văn” có nghĩa ngành “ngôn ngữ học,” thì danh từ “Ngữ Văn” lại càng không hợp lý nhiều hơn nữa, càng tối nghĩa hơn, vì linguistics, bộ môn ngôn ngữ học, là ngành thuộc về khoa học xã hội (social sciences), trong khi văn chương (literature) thuộc về fine art, hay liberal art, hay humanities ( các ngành nhân văn, mỹ thuật, nghệ thuật tự do). Ngôn ngữ học là bộ môn tra cứu, khảo cứu.

 Các lớp “ngữ văn” ở Việt nam bây giờ, nhất là cấp trung học, không thể nào có khả năng đi vào bộ môn ngôn ngữ học được, để học cùng chung một lớp với “văn.”

 Linguistics là một phần của nhân loại học (anthropology), dành cho trình độ đại học trở lên.

Nói tóm lại, danh từ “ngữ văn” ở Việt Nam có thể nói lên tinh trạng tiêu chuẩn đã đi xuống: học sinh, sinh viên chưa học cho hết phần ngôn ngữ, cho nên học “văn” tức là học “chữ” luôn, trở thành lớp “ngữ văn.”

 Tuy nhiên, nếu chưa học cho thông “chữ nghĩa” thì không thể học “văn chương” theo danh từ “literature” được. Chắc đây là lý do mà môn “quốc văn” ngày xưa trước Geneve, trước 1975, ngày nay ở VN đã trở thành môn “ngữ văn” vì học sinh/sinh viên bây giờ vừa phải học “chữ” vừa học “văn.” Tức là từ tiểu học có thể đã mất gốc, mất căn bản về “chữ” rồi, cho nên qua đến mức “văn chương” mà học sinh vẫn còn phải học “chữ” ???

 Danh từ “quốc văn” trước đây cho thấy là người một nước thì phải thông suốt tiếng nói chữ dùng của mình (native language, first language, mother tongue) khi tốt nghiệp tiểu học. Cho nên khi học “văn chương” ở trung học và đại học tức là học “quốc văn,”  “Việt Văn,” chẳng cần học lại “chữ” nữa để gọi là lớp “ngữ văn.”

 Trong vài năm vưà qua, mạng lưới phổ biến tình trạng các em bé Việt Nam ờ miền quê phải lội nước để đi học. Làm sao có đủ thì giờ học “ngữ” cho thông ở mức tiểu học vì các em còn phải “lội nước” để đến trường? Thảo nào khi lên trung học, thầy cô vưà dạy “chữ” vưà dạy “Văn” trong lớp “ngữ văn” là đúng hoàn cảnh rồi.

 Nhân tiện đây, tôi xin hỏi, các ông bà đại gia, đaị-đại gia, đại ca sĩ, đại người mẫu, đại tài tử, đại kinh doanh gia, etc.etc.etc., tại làm sao lại để cho con nít Việt Nam đội sách lội nước đi học như vậy (nếu đây là tình trạng hiện thực cũng hoàn toàn "hiện thực" như sự híện thực cuả hàng hiệu Chanel, xe Bensley, đi du lịch Mỹ, tài sản khổng lồ cuả các vị trưng bày trên mạng lưới). Hay là các vị đại-đại-đại gia này cho việc cứu trẻ em VN giúp các em đi học là trách nhiệm cuả quốc tế, người nước ngoài, và Việt Kiều????

 Thêm vào đó, còn có hiện tượng các ông Tây bà Đầm viết bài về Vietnamese Studies rổn rảng, chắc phải thuê người Việt  “thông dịch” cho các ông bà trở thành “experts” chuyên gia về ngành Việt Học, người Việt cứ thế là thán phục các ông Tây bà Đầm này thôi. Nếu các ông bà Tây Đầm này vẫn còn phải học “ngữ” trong khi học “văn,” chung lại một lớp học tiếng Việt "ngữ văn" ở Việt Nam để trở thành chuyên viên “tiếng nước tôi” cuả Phạm Duy, thì than ôi, chi bằng để các ông bà bản xứ thông dịch đi học tiếng Anh để trở thành chuyên viên ngành Việt Học trên thế giới, nói toàn tiếng Anh cho rồi.  Khi học tiếng Anh, các ông bà thông dịch sẽ phảỉ học “ngữ” trước, trong các lóp gọi là English 101, 201, 301, 401, etc., trước bảy lăm gọi là lớp Anh Văn, hoặc lớp Anh Ngữ, trước khi các ông bà có thể tiến vào lớp “English literature” (văn chương Anh-Mỹ), chứ làm gì có lớp “Anh Ngữ Văn” tổng hợp lại cho các ông bà học tiếng Anh, ở̀ đâu đó???

 Danh từ “ngữ văn” ra đời ở Việt Nam, có thể là hiện tượng đi theo Mao Trạch đông thay đổi chữ Hán để cai trị dân trong bao nhiêu thập niên kể từ “trăm hoa đua nở,” hoặc cho thấy một hiện tượng chung: sự thấp kém đi của xã hội về trình độ “ngôn ngữ” của tiếng mẹ đẻ (first language) và tiêu chuẩn cuả giáo dục (giáo dục nhà trường cũng như giáo dục tự túc, tự học), phản ảnh ngay ở cả hai bờ đại dương: Thí dụ: thi bất thành cú cũng tự phong và phong cho nhau, ai cũng trở thành “nhà thơ mớI” kiểu NDT, LTH, XZY, etc.etc.etc., cuả “hải ngoại,” (tôi chằng cần nêu tên làm gì, mất thì giờ quý vị, tôi chỉ cảm thấy rùng mình mỗi khi bị ai gọi tôi là “nhà thơ” cho tôi đứng cạnh ở bên các tên này, may phước họ đã loại tôi ra ngoài vòng “bán kết” mà tiếng Anh gọi la` “cattle call” cho các thi tuyển do họ đặt ra cho chính họ ghi tên... dự thi vào tuyển tập hay phong trào in sách, ra mắt sách cuả chính họ) -- những ai táy máy làm thơ nhưng không thể theo được âm vần điệu của Nguyễn Du, Đoàn Thi Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Bùi Giáng, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Tô Thùy Yên, etc.etc. etc., vì họ không có chất liệu đó trong người, và họ tự biết điều này, do đó, những cá nhân này, không thể tạo được “âm-vần-điệu” tự nhiên cho tiếng Việt, mới bày đặt làm thơ “tự do,” “thơ xuôi” cho dễ, dưới chiêu bài rằng họ giỏi...triết lý quá, xúc tích tư tưởng hình ảnh quá, và toàn là các nhà cách mạng thi ca, cho nên phải làm thơ “tự do” như ...Baudelaire ngày xưa lập ra “poetic prose,” “poème en prose.” Nhưng họ có theo được Baudelaire gần cả trăm năm trước không? Đó là v/đ phải đặt ra bởi những ai tôn trọng kho tàng lớn nhất của văn chương VN:  vòm trời thi ca tiếng Việt.

Văn và chữ nghĩa không đâu ra vào đâu, nhưng nếu cả nước dùng hoài thì thành đám đông, đưa đến tệ trạng “sai” thành ra “đúng”. Thí dụ: nào là “xử lý” con cá trong bếp nấu ăn, nào là “xử lý” cái xe đạp ngoài đường, etc. Nào là “nhất trí’ uống ...nước mía, nào là “khẩn trương” đi ngủ trưa, etc. Nào là “tự sướng” chụp hình trên phone ( chữ dùng này thì phải gọi là...ghê tởm), vân vân và vân vân. Tuy nhiên, như Claude-Levi Strauss đã nêu, tư tưởng và ngôn ngữ, caí gì đi trước, cáí gì đến sau, như con gà với cái trứng gà, cáí gì là chủ yếu, caí gì sinh ra cái gì? Khi ngôn ngữ sai trật trở thành đúng vì số đông dùng sai, biến sai thành đúng kiểu “langue vivante,” thì con gà có biến thành con vịt không, khi nó bị gọi là con vịt và đám đông chấp nhận gọi nó là con vịt? Nó cũng vẫn là con gà, thưa quý vị, cho dù đám đông...mơ ngủ qua...ngôn ngữ. 

 Nếu nước VN muốn dùng chữ “ngữ văn” thì đó là ngôn ngữ của hệ thống giáo dục bên VN, nhưng số đông đã từng học tiếng Việt trước 75 thì không có lý do gì phải thay đổi bộ môn Việt Văn hay Quốc Văn thành “ngữ văn” khi nhắc đến sản phẩm văn chương của người Việt ở Mỹ. Cha me tôi dạy Việt Văn, chứ có dạy “ngữ văn” bao giờ, vì hai ông bà đâu có cần dạy chữ “cõi” trong “trăm năm trong cõi người ta” ???? Cũng không cần dạy “Trăm” chứ không phải “Chăm” đâu nhé, cho học sinh Trần Quý Cáp Hội An, thập niên năm mươi.

Phân biệt lớp Việt Văn (ngôn ngữ mẹ, literature) với lớp Anh Văn (ngoại ngữ, English 401, etc.) nêu lên vấn đề ‘trình độ” ngay ở “hải ngoại.” Thí dụ: Qua lịch sử cộng đồng hải ngoại, tôi thấy có các vị hải ngoại tự phong cho mình là nhà nhận định “văn học” “lịch sử” tiếng Việt (để bạn bè quý vị ấy tung hô trên các diễn đàn), tôi biết có nhà phê bình văn học chưa được học hết trung học đệ nhất cấp cuả VNCH ngày trước, đọc Kiều, Cung Oán Chinh Phụ chắc không bình giảng nổi, và có nhà phê bình vặn học  chưa học qua một khóa phê bình nhận định văn học ở Mỹ hay Anh ở trình độ “hậu đaị học” để nói về văn chương Anh Mỹ hay so sánh văn chương Mỹ Việt (cho nên mới có nhu cầu đi khoe rằng mình có...học đại học ngành...Mỹ Học -- tiếng Anh nói và viết chưa xong thì khoe học ngành "Mỹ Học" American Studies à??? Khoe để làm cáí quái gì, nhất là khi tính thẩm mỹ trong việc làm cuả họ thì được họ định nghiã là chửi ruả và mạ lỵ phỉ báng nhiếc móc đay nghiến kiểu “mẹ dâu con chồng”: cứ muốn dùng chiêu bài “phê bình văn chương” để làm...mẹ chồng người khác, hay đi đánh ghen kiểu Hoạn Thư, theo chữ dùng và biểu tượng của cựu giáo sư Trưng Vương, cựu luật sư VNCH Nguyễn Thị Hồng Diệp).  Hơn thế nưã, học đại học ở Mỹ thì có gì phải khoe nhỉ? Chẳng lẽ lại phải đi giải thích phân loại các trường đaị học cuả Mỹ – đại học cộng đồng hai năm học để thực tiễn đi làm technicians thì khác đaị học bốn năm như thế nào, etc.etc.etc....Tại sao đã có can đảm khoe học...Mỹ Học thì không đưa luôn transcript - thông tín bạ thành tích biểu --  ra làm bằng chứng xem được bao nhiêu con "A" và có tốt nghiệp không, viết được bài gì bằng tiếng Mỹ, đưa ra luôn, để cạnh tranh với con cháu chúng ta đi học đại học như cơm bưã???  (Khi khoe khoang "Mỹ Học" kiểu này thì dĩ nhiên phải giàn cảnh hai con "rối" hay hai "con công đang múa":  một đứa "nhà văn" kiểu...đại học cộng đồng  phỏng vấn, một đứa làm người danh vọng (dù thất học từ trước đến nay): hai nhân vật VIP đang "tọa đàm" phỏng vấn và được phỏng vấn, để đưa câu trả lời và diễn giảng cho cộng đồng người Việt về vấn đề .."hằng năm cứ vào cuối thu...tôi đi học...Mỹ Học!!!"  Cái tính khoe khoang bằng cấp để che dấu mặc cảm thất học đã ăn vào xương tủy Việt gian cuả lũ điên này rồi, chúng nó bắt chước ngay ở những kẻ chuyên môn bám vào các "con thuyền Nghệ An" để dè bỉu Cao Bá Quát là "kiêu ngạo" trong thế hệ cuả ông?) 

Sự kiện này cho thấy:  các nhà tự-phong-phê-bình-gia-nhận-định-gia cuả hảỉ ngoại này, thay vì tự nhận mình đi học Mỹ Học, cần phải đi học lớp “ngữ văn” theo chữ dùng ở Việt Nam (vưà học “ngữ” vưà học “văn” cùng một lúc), vì các vị tha hồ định nghiã nhận định phê bình “văn chương” là mạ lỵ phỉ báng chửi ruả, xách động (polemics), và dùng thủ thuật “khủng bố” vì ganh tỵ đố kỵ, ganh quá đến nỗi phải điên lên theo kiểu “suả” trên mặt giấy (hoặc họp “bè” trong chữ “bạn bè” đến nỗí cả lũ điên lên phải ca tụng nhau tít mây xanh kiểu “Du Vân” trên mặt giấy).  Theo tôi, tất cả cần phải về học lại định nghiã cuả Hoài Thanh, "văn là vẻ đẹp chương là vẻ sáng," đem áp dụng và suy gẫm cho chính họ (học laị Hoài Thanh thì tốt đẹp cho xã hội hơn, thay vì bị lôi ra toà, phảỉ đi năn nỉ nịnh hót kẻ gian nào đó, xin làm ơn làm phước ra “biện hộ” dùm các chửi-ruả-gia trước toà án Mỹ, chỉ nhằm đưa đến mục đích... “giảng hoà”  (hay "hoà giải...dân tộc"???) mà thôi. (Không tốn tiền mướn luật sư Mỹ thì chắc chắn bị cáo sẽ phải mang nợ kẻ gian “gốc Việt” nào đó (kiểu tốt nghiệp trường hạng bét hay không được tiến chỉ (accreditation) cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ, thành ra chỉ đem cái mã luật sư ra “hù” đồng hương mà thôi; một thí dụ khác: kẻ làm "tư vấn" cho sinh viên đại học cộng đồng chọn môn học mỗi khoá thì vỗ ngực rằng ta đây là giáo sư đại học đề hù cộng đồng người Việt, trong khi làm gì có việc bước vào lớp học để giảng dạy bao giở???).  Nợ ơn kẻ gian bào chưã không lấy tiền hay để nó đi  "lăng xê" cổ võ cho mình thì dĩ nhiên sau này nó bảo gì sẽ phải làm nấy, kiểu... Việt Gian trong bóng tối tức là làm tôi tớ cho nó, hay thuộc về một bè đảng với nó. Bè đảng nào? Đồng bào tỵ nạn có thể kiểm nhận và suy đoán...).

Tóm lại, khi tôi dịch chữ “literature” cho một khóa học “văn chương” dùng trong môi trường hải ngoại, tôi sẽ không dịch bằng chữ “ngữ văn” vì những lý do đã nêu trên đây. Nếu dùng chữ “ngữ văn” theo cách dùng cuả giáo dục Việt Nam hiện giờ, để nói chuyện với người trong nước, thì nên hiệu đính và giảng nghiã rõ ràng cái gọi là “ngữ cảnh.”

Đây chỉ là một thí dụ, tản văn, khi nghĩ đến nỗi buồn xuyên thế kỷ -- vấn đề chung: chữ nghĩa, văn học, và văn hoá Việt Nam ...Than ôi, các từ ngữ ấy to lớn biết bao trong khi trái tim và đôi tay cuà cá nhân thì nhỏ bé....

 DNN June 11 2021

tiếng nói cuà nhà văn gốc Việt từ miền Nam trước bảy lăm trong dòng chính văn học Mỹ ngày hôm nay

 NN rất mừng khi thấy tin này, và cám ơn Nguyệt Mai nào đó đã phổ biến về văn sĩ nảy, phỏ̃ng theo tiều sử.  NN chưa đọc tác phầm cuả ông mà cũng chưa nhìn vào các giải thưởng, vì ở̃ Mỹ qua các tạp chí văn chương cuà̉ các đaị học Mỹ chương trình MFA dạy víết văn, rất nhiều giải thưởng khác nhau, trừ những giái thưởng lớn như Pulitzer, national book award, etc., v/d giả̃i thưởng, có nhiều khi trùng tên, rất dễ gây ra ngộ nhận. Ngay cã Pulitzer là một giải lớn, đến từ báo chí, ngành học cuả NN, và vì báo chí cho nên giải thưởng tự nó đã có màu chính trị thay vì văn chương thuần tuý. Điể̀u chính yếu là văn sĩ này đã miệt mài trong nhiều thập niên từ cuối 1970, vẫn cò̉n tiệ́p tục viết, và ông đến tử nguồn c̀̀ội đích thực cuả chúng ta, viết song ngữ nếu kể từ quá khứ tuổi học trò ở miền Nam, cũng như NN.   Ông cũng đến từ vùng Midwest Hoa Kỳ cũng như NN trong những  ngảy đầu, cũng học báo chí như NN, và ông đã theo đuổi học viết văn MFA, tráí với NN kh̀ông học ngày nào dù có cơ hội và̉o học ngay với Robert Olen Butler, Pulitzer thập niên tám mươi, vì đường công danh LS cuả NN kh̀ông muốn bỏ hết -- NN như kẻ đi hai đường bằng hai chân, mỗi đường chỉ có một chân.  "The barefoot contessa muá hát chỉ có một chân không mang giày, cuả nguồn cội mình.  Nn tin tưở̀ng rẳng văn sĩ này sẽ mang tiếng nói và bản ngã cuả chúng ta. Hơn thế nưã đọc qua bài phỏng vấn, NN hoàn toàn đồng ý với và̉i điều ̀ông nêu lên về v/d viết văn Anh ngữ  trong dòng chính. Cho thấy ông rất thành thật và nói sự thật.  Lẩn đầu tiên NN kh̀ng còn cảm thấy lẻ loi trên con đưởng, cái nghiệp ngòi bút NN đã cưu mang và đã hy sinh, kể cả sự hy sinh cuả cha mẹ NN r̀̉òng rã từ 1975 cho đến nay, trên con đường thiên lý ấy.  

https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2021/05/29/nha-van-ha-thuc-khanh-ngoi-sao-viet-toa-sang-tren-vom-troi-van-hoc-hoa-ky/?__FB_PRIVATE_TRACKING__=%7B%22loggedout_browser_id%22%3A%22c431c2115027ed97162f1814292c4a63cc4d1c6c%22%7D&fbclid=IwAR0BB902aX7bJKOBxagWQ6uvJkxxYN318Ku8CbgZM69LIeshPFrHG


Vừa qua, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VNHNVĐB HK) mà tôi tham gia, nhận được một tin vui thật lớn, làm rộn ràng cả diễn đàn Văn Bút. Đó là tin văn sĩ gốc Việt Hà Thúc Khánh (Khánh Hà), phu quân của thành viên Văn Bút văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, đã đoạt cùng lúc hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ chỉ cách nhau có một tháng. Giải truyện ngắn “2020 WILLIAM FAULKNER Literary Competition” hồi tháng 9, và đến nay, gần cuối tháng 10, anh lại đoạt tiếp giải “THE 2020 ORISON ANTHOLOGY Award in Fiction” trong cùng một tác phẩm, “THE WOMAN-CHILD.”

Ngoài việc cùng chung sinh hoạt trong Văn Bút VNHNVĐB HK, tôi còn là thành viên nhóm Cô Gái Việt (CGV) cũng ở Hoa Kỳ, một diễn đàn quy tụ toàn nữ văn, thi, nhạc sĩ Việt, do Phương Thúy điều hành. Cô cũng là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tuyển Tập Cô Gái Việt, phát hành mỗi năm một lần, gồm những bài viết của thành viên CGV trên nước Mỹ và thế giới, với mục đích góp phần bảo tồn Việt Ngữ và giữ gìn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại, v.v… Nhờ vậy, tôi mới có dịp may được quen biết nhà văn Khánh Hà (Nv KH). Xin kính chia sẻ cùng quý độc giả cuộc trao đổi đầy thú vị dưới đây giữa người viết và Nv KH:

Thưa anh Khánh Hà,
Trước hết, Phương Hoa xin trân trọng chúc mừng anh đã đoạt được hai giải thưởng văn học giá trị vừa rồi, và cám ơn anh dành cho P. Hoa cuộc đổi trao, chia sẻ thật đặc biệt, thật vinh dự này. Là một người viết văn tiếng Việt, và chỉ mới bắt đầu tập tò viết chút ít tiếng Anh gần đây, nên P. Hoa vô cùng khâm phục sự thành công tuyệt vời mà anh giành được khi hội nhập vô dòng chính của văn học Hoa Kỳ. P. Hoa xin phép được hỏi anh đôi điều, mong anh vui lòng chia sẻ để độc giả Việt Báo và bà con đồng hương Việt khắp nơi cùng chia vui với anh.

REPORT THIS AD

Nv KH: Xin cám ơn chị P. Hoa đã có nhã ý giới thiệu tôi, một Vietnamese American writer, cho độc giả Việt Báo. Rất hân hạnh được tiếp chuyện với chị hôm nay.

P. Hoa: Dạ cám ơn anh. Thưa anh, xin anh cho biết thêm chi tiết về hai giải thưởng truyện ngắn của WILLIAM FAULKNER Literary Competition” và “ORISON ANTHOLOGY Award in Fiction” đã trao cho tác phẩm “THE WOMAN-CHILD” cùng giá trị văn học của chúng, và lý do tại sao anh dự thi hai giải thưởng ở hai nơi lại cùng một tác phẩm? Và nếu tiện, xin anh tóm tắt đôi điều về tác phẩm “THE WOMAN-CHILD” đã đoạt giải?

Nv KH: Thưa chị, giải William Faulkner Literary Competition trao giải nhưng không xuất bản truyện đoạt giải; còn giải Orison Anthology Award in Fiction sau khi trao giải sẽ xuất bản truyện—lịch trình là mùa thu năm 2021. Tóm lại, không có sự mâu thuẫn hay bất đồng giữa hai giải về sự đệ trình của mỗi truyện tranh giải. Truyện “The Woman-Child” được tóm lược như sau:

Set in Vietnam 20 years after the end of the war in a coastal habitat being ruined by modern aquaculture industry, “The Woman-Child” tells a story of a tender relationship between Vietnam-born Minh who as a Vietnamese expatriate living in the United States visits the country as a graduate student, and a young local girl who lives on the seaside with its ever-present ocean and its ecological beauty, set against a backdrop of the Vietnam’s environmental degradation caused by shrimp aquaculture, when half a million hectares of coastal mangrove forests had been razed to become prawn farms to feed the American market.

(P.Hoa xin tạm dịch: Truyện lấy bối cảnh ở Việt Nam, 20 năm sau chiến tranh, trong một môi trường sống ven biển đang bị hủy hoại bởi kỹ nghệ thủy sản tân tiến. “The Woman-Child” kể câu chuyện về mối quan hệ mong manh giữa nhân vật tên Minh, một Việt kiều Mỹ, sau khi tốt nghiệp trở về thăm quê hương, và một cô gái trẻ địa phương sống ven biển với đại dương mênh mông cùng vẻ đẹp sinh thái thiên nhiên tự thuở nào của nó, giờ đây phải đối diện với sự suy thoái môi trường tại Việt Nam do kỹ thuật nuôi tôm, khi nửa triệu mẫu rừng đước ở ven biển đã bị san bằng để làm khu nuôi tôm cung cấp cho thị trường Mỹ.)

P. Hoa: Tuyệt vời. Thưa anh, ngoài hai giải thưởng này ra, theo chỗ P. Hoa được biết, anh đã từng nhận “không biết cơ man nào” (cười) thành tích. Ví dụ như, 7 lần anh được đề cử vào giải “Pushcart Prize,” một giải thưởng văn học được vinh danh nhiều nhất nước Mỹ kể từ năm 1976, là hội viên văn học mà hầu hết các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, viết tiểu luận nổi tiếng ở Hoa Kỳ tham gia từ 1976 cho đến nay. Rồi thì tác phẩm của anh cũng từng vào chung kết giải thưởng “The Mary McCarthy,” “Many Voices Project,” “Prairie Schooner Book Prize,” “The William Faulkner-Wisdom Creative Writing Award,” là những giải thưởng nổi tiếng, và giải “The Sand Hills” dành cho sách hư cấu hay nhất, tiếp đến là giải “Robert Watson” của Greensboro Review về tiểu thuyết hay, và còn nữa… Ôi, đúng là đếm muốn… hụt hơi luôn rồi (cười). Nhờ anh điều chỉnh lại cho đúng, bổ sung thêm những giải thưởng P. Hoa nêu còn thiếu trong danh sách này? Vì P. Hoa biết còn nhiều giải thưởng khác chưa được cập nhật. Đặc biệt, xin anh cho biết, giải thưởng anh nhận đầu tiên là giải thưởng gì? Nhận được năm nào? Và tác phẩm đó tên là gì?

Nv KH: Cám ơn chị đã quá khen, và cũng xin cám ơn chị đã liệt kê đầy đủ. Sự thật là tất cả các giải thưởng đều nặng phần chủ quan, từ giải thưởng nhỏ đến giải thưởng lớn. Nếu có tâm đầu ý hợp với ban giám khảo—on the same vibrations—thì tỷ lệ thắng sẽ cao hơn, với điều kiện tiên quyết là sáng tác phải có giá trị. Tin vui thường đến rất bất ngờ vì có lẽ những gì mình mong muốn thường không bao giờ đến. Giải thưởng văn chương đầu tiên tôi nhận được là Robert Watson Prize, năm 2013 (see link in blue). Truyện ngắn nhan đề Heartbreak Grass (see link in blue).

REPORT THIS AD

P. Hoa“Nếu có tâm đầu ý hợp với ban giám khảo” Nghe “ngồ ngộ” nhưng có lý lắm! (smile). Thưa anh, trong tất cả những giải thưởng của anh, giải thưởng nào mà anh tâm đắc nhất? Giá trị cao nhất? Có kỷ niệm nào đặc biệt đáng nhớ, vui buồn, trong những lần anh được giải, hoặc nhận giải, hoặc khi viết về tác phẩm?

Nv KH: Hai truyện ngắn tâm đắc nhất của tôi là “Heartbreak Grass” và “The Woman-Child.” Trong mỗi truyện người đọc có thể cảm nhận được sự linh động chân thành của những nhân vật và qua bối cảnh của truyện. Thưa chị, viết truyện đã khó thì đoạt một giải văn chương càng khó hơn. Cá vượt vũ môn trong thực tế chỉ là một ảo tượng cho biết bao nhiêu nhà văn. Nhưng tôi rất vui mỗi khi nhận được tin thắng giải mà nói theo tiếng Anh là “a pure joy.”

P. Hoa: Dạ anh. P. Hoa đã từng may mắn đọc qua truyện ngắn “Heartbreak Grass” của anh, nói về người thương phế binh Cộng sản được gọi là “Uncle Chung,” trở về sau trận chiến với hai mắt bị mù và tứ chi đều mất hết, rất sống động và cảm động… nên anh “đánh bại” hết các tác giả khác cũng đúng thôi. Và thưa anh, P. Hoa cũng được biết, truyện “Mrs. Rossi’s Dream” của anh mới xuất bản năm 2019 cũng đã nhận quá nhiều kết quả đẹp. Anh được “Foreword Reviews INDIES” trao cho huy chương Bạc về “Historical Adult Fiction” là tiểu thuyết lịch sử dành cho người lớn, và huy chương Đồng về “War & Military Adult Fiction” tiểu thuyết chiến tranh & quân đội dành cho người lớn, và “Booklist” đã vinh danh là sách mới hay nhất. Anh có thể cho biết chút ít về quyển sách này, anh lấy ý tưởng từ câu chuyện thật hay hư cấu? Và phải mất thời gian bao lâu thì anh hoàn tất quyển sách này?

Nv KH: Tiểu thuyết của tôi thường thành hình bắt đầu từ một hình ảnh. Hình ảnh nguyên thủy chuyển biến thành quyển sách “Mrs. Rossi’s Dream” đến từ một documentary film. Ở đó một bà đồng bóng dẫn một phụ nữ Mỹ đến một nấm mồ nơi thi thể con bà đã được an táng cách đó 20 năm. Lúc bấy giờ tôi đã sống ở đất Mỹ rất lâu và hình ảnh đó vẫn sống trong tôi qua nhiều năm nữa cho đến một hôm tôi cảm nhận được sự thôi thúc phải viết về hình ảnh đó. Trong suốt thời gian viết tôi ngỡ như mình là một đứa bé đang học những điều lạ lùng ở trái đất này, một môi trường đầy đam mê và quyến rũ, đầy những con người đủ chủng tộc, đầy bí ẩn, đầy tham lam, gian ác và hung dữ, nhưng ngược lại cũng đầy tình thương và tha thứ. Một buổi sáng sau hai năm viết liên tục, tôi bước ra ngoài và đứng nhìn cây Hương Đào đang trổ bông rực một góc nhà. Và ve sầu bắt đầu kêu.

P. Hoa: Wow! Thiệt là phải… nín thở khi nghe anh kể (cười), vì có thể thấy sự quyết tâm, cũng như trí tưởng tượng quá phong phú của anh đã thuyết phục được độc giả Mỹ, một điều không phải dễ cho tất cả các nhà văn viết tiếng Anh, nhất là khi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Và, P. Hoa được biết anh tốt nghiệp ban Văn Chương/Báo Chí ở đại học Ohio, xin cho hỏi, anh có sử dụng bằng cấp này cho việc làm nào khác hay là anh chỉ chuyên viết văn? Về viết văn, cho tới hiện tại anh đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm? Truyện ngắn? Truyện dài?

Nv KH: Tôi không có cơ hội để áp dụng học thức của mình về ngành báo chí; nhưng cách viết của báo thật sự giúp tôi khi viết văn—hành văn của báo chí là ngắn, gọn, gãy, đủ—nói khác hơn là cách diễn đạt phải ngắn gọn và rõ ràng. Đọc Ernest Hemingway có lẽ quý độc giả sẽ thấy tính chất đó. Tác phẩm đầu tiên của tôi là “Flesh,” kế đến là “The Demon Who Peddled Longing,” và tác phẩm gần đây nhất là “Mrs. Rossi’s Dream.” Riêng về truyện ngắn thì tôi có trên 30 truyện đã xuất bản qua nhiều tạp chí văn chương Mỹ–phần lớn là những tạp chí của những chương trình Master of Fine Arts (MFA) do những sinh viên cao học quản lý và điều hành từ các trường đại học khác nhau.

REPORT THIS AD

P. Hoa: Dạ, cám ơn anh. Xin cho hỏi, anh có nhà văn thần tượng nào cho phong cách viết của anh không? Và anh có thể cho biết anh có những gửi gắm gì, nhắn gửi gì cho độc giả trong những câu chuyện về chiến tranh như “Mrs. Rossi’s Dream” chẳng hạn?

Nv KH: Thần tượng về văn chương thì tôi không có; tuy nhiên tôi thích đọc Ernest Hemingway, William Faulkner, Cormac McCarthy, Robert Penn Warren. Tác phẩm “Mrs. Rossi’s Dream” hoàn toàn đứng riêng về phương diện chiến tranh. Nó chỉ mô tả sự tàn bạo vô nhân của chiến tranh và sự mất mát của chúng ta trong tình nhân loại. Là một nhà văn tôi chỉ viết khách quan nên không bao giờ có tham vọng biểu dương một chủ đề hay gởi đời một bài thuyết pháp.

P. Hoa: Dạ anh. Nhưng dù anh có khiêm nhường mà nói thế, độc giả vẫn có thể nhận ra những “sự tàn bạo vô nhân của chiến tranh” anh mô tả trong truyện, là những nhắn gửi, những lời kêu gọi thống thiết lương tâm loài người về đạo đức, về lòng nhân, và về tình người với nhau. Cho P. Hoa hỏi tiếp, truyện đầu tay bằng tiếng Anh anh viết là khi nào, và đó là chuyện gì? Điều gì đã giúp anh “đánh đâu thắng đó” khi gửi bài dự thi? Anh đã luôn “đoán trước” được chủ ý và yêu cầu của ban giám khảo?

Nv KH: Thưa chị, truyện đầu tay Anh ngữ của tôi được viết lúc tôi là một senior ở trường đại học Ohio University, Athens, trong khi theo học một khóa Creative Writing. Giáo sư của tôi lúc bấy giờ là nhà văn nổi tiếng Daniel Keyes, tác giả của tác phẩm “Flowers for Algernon.” Cuối khóa ông chọn truyện ngắn của tôi và xin phép tôi cho ông gửi đăng trên tờ tạp chí Ohio Review. Nhan đề truyện ngắn là “A Woman from Saigon.” Tôi quên gần hết câu chuyện vì cũng hơn 30 năm rồi. Về việc gửi bài dự thi và “đoán được” chủ ý lẫn yêu cầu của ban giám khảo thì tôi xin lặp lại một sự thật, một chân lý cho tất cả tác phẩm dự thi: Tất cả kết quả đều dựa trên sở thích cá nhân; cho nên nếu hợp tính, hợp thẩm mỹ với nhau thì tác phẩm đó sẽ thắng.

P. Hoa: Thưa anh, P. Hoa đã được đọc nhiều truyện ngắn tiếng Việt anh viết cho tờ Tuổi Hoa trước năm 1975. Khi đó anh còn trong tuổi học trò, mà những truyện ngắn anh viết như “Săn Người,” “Hoa Đầu Mùa,” hay “Tổ Ấm,” trên Tuổi Hoa, ngòi bút của anh khi ấy đã rất chững chạc, sắc sảo, rất hay, và đầy vẻ huyền bí không thua gì những nhà văn nổi tiếng. Một tương lai xán lạn về văn học Việt Nam như thế, tại sao về sau ra nước ngoài anh không tiếp tục viết tiếng Việt nữa, mà chỉ chuyên viết sách tiếng Anh? Còn nữa, anh có dự định dịch sang Việt ngữ những tác phẩm của anh để bà con mình những người không biết nhiều tiếng Anh có thể đọc?

Khanh-S2 (1)
Nhà văn Khanh Ha (Hà Thúc Khánh)

REPORT THIS AD

Nv KH: Thưa chị, thuở còn viết cho Tuổi Hoa tôi đang ở tuổi 13-15 và chỉ biết viết vì đam mê. Bao nhiêu năm, sau khi đã trưởng thành tôi không còn sự ngây thơ đó nữa, vì sự tự hào, dù đó là một hão huyền, đã thúc đẩy tôi sáng tác qua Anh ngữ để đạt một số độc giả rộng lớn hơn. Việc chuyển dịch những gì đã viết từ Anh ngữ sang Việt văn đòi hỏi rất nhiều thì giờ và một tinh thần tận tụy mà tôi không làm được vì đã để hết tâm viết truyện bằng Anh ngữ. Ngoài ra, nếu muốn dịch hay thì nên để một dịch giả khác mình làm chuyện đó. Rất ít có tác giả nào tự dịch những gì mình viết.

P. Hoa: Dạ anh nói đúng lắm. Còn điều này, P. Hoa từng đọc một bài viết dễ thương từ phu nhân Phương Thúy của anh, tựa đề là “Giận”:

(http://nguyenpthuy.jigsy.com/files/documents/0a73d5cd-ab52-4c15-991e-b054ec2934ec.pdf)

Trong đó có đề cập đến một bài tình thơ bằng tiếng Anh, “Gasoline Rainbow” rất ngọt ngào, rất lãng mạn, anh viết cho nàng khi hai người mới yêu nhau. Xem ra hồn thơ Anh ngữ của anh cũng khá là… lai láng (cười). Như vậy, ngoài viết sách, anh có làm thơ tiếng Anh không?

Nv KH: Thưa chị có; nhưng đó cũng như so sánh một chef với một sous-chef. Tình yêu có thể gợi cảm hứng diễn đạt qua vần thơ để bắt giữ những sắc màu lãng mạn lúc đó, và tôi đã làm thơ khi tôi biết yêu. Nhưng cuối cùng tôi vẫn là một nhà văn.

P. Hoa: Anh đối đáp duyên dáng lắm (cười). Là một nhà văn gốc Việt rất thành công trong dòng chính văn học Mỹ quốc, anh thuộc vào hàng “tiền bối” của những cây viết mới bắt đầu, anh có lời khuyên gì, nhắn nhủ gì, bí quyết gì, để dẫn đến sự thành công vượt bực đó mà anh có thể chia sẻ cho những “hậu bối” trên con đường viết lách bằng Anh ngữ, và cả những cơ hội có thể thắng giải văn chương như anh?

Nv KH: Viết văn cũng như tập nấu ăn, thưa chị. Nếu có người chỉ dạy đó chỉ là mắm muối thêm vào thôi. Sự trưởng thành của một nhà văn đến từ chính mình, có nghĩa là viết và viết. Và đọc. Đọc nhiều để bồi bổ kiến thức cho kỹ thuật viết, và viết nhiều để tôi luyện kỹ thuật hầu tìm được tiếng nói của riêng mình. Một nhà văn không có tiếng nói đặc thù cũng giống như “generic drug” so sánh với “brand-name drug.” Nếu đây có thể xem là một lời khuyên thì xin chị chấp nhận.

P.Hoa: Dạ anh, tất nhiên đó là những lời khuyên vô giá! Câu hỏi chót là về sự nghiệp văn chương của anh: Mục tiêu sắp tới của anh là gì? Anh có dự định tranh đoạt những giải thưởng văn học nào trong tương lai? Và hiện anh có đang chuẩn bị in sách mới?

Nv KH: Tôi luôn bận với sáng tác. Lúc đang viết một tiểu thuyết thì tôi đã có một hình ảnh của sáng tác khác sau đó. Tiểu thuyết tôi vừa viết xong đã có một số truyện ngắn trích ra từ đó, đã và sẽ đăng trên một số tạp chí văn chương của Mỹ–Waccamaw Journal, Solstice Literary Magazine, Evening Street Press. Hiện tôi sắp kết thúc phần tham khảo cho sáng tác mới và sẽ bắt đầu viết vào năm tới.

P. Hoa: Hết sảy! Chúc mừng anh! Thật là ngưỡng mộ sức viết ngút ngàn như gió cuốn, như mây bay, như nước chảy của anh, những đức tính và sự quyết tâm ấy không phải nhà văn nào cũng làm được. Và, nếu không có gì bất tiện, anh có thể cho biết anh đến Mỹ năm nào và thuộc diện gì?

REPORT THIS AD

Nv KH: Thưa chị tôi du học ở Ohio University, Athens, vào thập niên 1970, trước khi chúng ta mất nước vào tay Cộng sản.

P. Hoa: Dạ cám ơn anh. Để kết thúc cuộc trao đổi này, P. Hoa xin chân thành cám ơn anh Khánh Hà rất nhiều, đã bỏ thì giờ quý báu để chia sẻ nhiều điều thú vị và bổ ích cho những cây viết tiếng Anh “mầm non” gốc Việt (như P. Hoa) trong cuộc trò chuyện này. Kính chúc anh cùng gia đình vui khỏe, hạnh phúc, và riêng anh, chúc anh luôn tiến mãi trong sự nghiệp văn chương trên quê hương thứ hai này.

Nv KH: Xin thành thật cám ơn chị. Chúc chị và gia quyến được bình an trong thời COVID-19 này.

P. Hoa: Dạ cám ơn và kính chào anh.

Quý độc giả nếu muốn đọc các truyện ngắn Việt ngữ của nhà văn Khánh Hà đăng trên báo Tuổi Hoa trước 1975 xin mời vô những đường link sau đây. (copy link bỏ lên Google để mở)

Monday, June 7, 2021

THO HO.A: MUA HE O HUE

 





REPOST:  Wendynicolenn DuongTHI HIÊN

The Art of Repetition and Parallelism in poetry, especially Vietnamese poetry:
Sau khi ho.a bai tho cua Huyen Chi để đem my~ thuật repetition vào toàn bài thơ cuả bà -- một hình thức vinh danh tài năng cuả bà, thì NN phải xa'c nha^.n HC không phải la Han Mac Tu. Tuy hai đọan đầu cua bai tho HC quá xuất sắc về repetition, HC khác HMT. HMT chỉ thỉnh thoảng dùng repetition, vài câu mà thôi, là tuyệt tác. Ông đem sự́́ rướm máu cuả chính mình vào thơ để cho đi, nhưng không bị trĩu nặng vì cáí ngã, ông thổn thức vạch trần cái ngã. Ông bóc vỏ chính sự đau đớn cuả mình để cho đời. Như con tằm nhả tơ. Thơ cuả HMT hoàn toàn originality, đọc lên như lời nói, đôi khi trần truồng trong cảm xúc, mà lại là tuyệt đỉnh lãng mạn cuả thi ca.
Repetition -- láy chữ -- hình nhu chua bao gio được dùng cho toàn baì thơ ngoại trừ Nguyen Bính. NHờ chi N tìm dùm và post bai thơ noi về đám tang cuả người con gái được thi nhân yêu: Nguyen Binh nhắc đi nhắc lại chữ trắng."
Có muốn cũng không thể hoạ thơ cua nhũng thi bá như Nguyen Bính, HMT, Luu Trong Lu, Doan Van Cu, Nguyen Nhuoc Phap, Bich Khe, Tham Tam, etc. Cũng như không thể hoạ hai đọan đầu trong bài thơ cuả HC: vì hoạ có thể làm hỏng đi tuyêt tác cuả thi nhân. Các đoạn sau, HC không dùng mỹ thuật repetition. Cho nên NN mới họa để đem Repetition vào toàn bài mà thôi. Ngoài Repetition, còn có Parallelism trong bài họa.
Trong trường hợp HMT, NN chỉ có thể cảm tác bằng cách trićh dẫn. Nuôi con bằng thi ca VN, mẹ NN không đem tuổi thơ cuả NN vào thế giới HMT, có lẽ vì sự rướm máu cuả thi nhân. Maĩ đến khi khôn lớn và già đ̣i ở Mỹ, NN mới cảm nhận được thơ HMT là một sự cho đi tim óc và nỗi đau cuả chàng, mà không hề vướng bận bởi cái ngã. Thơ HMT hoàn toàn vắng bóng sự đề cao cái tôi.
Sau đây là cảm tác cuả NN về nghệ thuật "Láy Chữ" cua HMT từ bai "thôn Vỹ Da." NN dùng chữ trắng" mà Nguyen Binh đã dùng:
"Mơ khách đường xa, khách đường xa..."
Trái tim trinh trắng tìm không ra?
Trắng như màu trắng ngày mưa tuyết
Trắng tựa khăn tang, buổi tịch tà.
DNN Jan 2019
Wendynicolenn Duong is with Ngoc Minh Nguyen and 2 others.
20 hrs
Hoa cam tac bai tho cua Huyen Chi, chi N post:
Doc bai tho cua Huyen Chi, tien boi cua thi ca VN tu 1954. truoc khi NN ra doi, thay tac gia xu? du.ng ca'ch nhac chu~ (repetition) qua tuyet voi. Repetion la mot hinh thuc rhetoric, figure of speech trong thi van sa'ng tao, rat it thi si la`m de tro thanh tuyet tac. Huyen Chi du`ng repetition qua dep, trong va`i doan dau, nhung sau do tac gia cham dut khong tiep tuc nghe thuat nay o nhung doan sau. NN cam tac du`ng y' tho cua Huyen Chi de hoa lai, TIEP TUC my~ thuat REPETITION, nghe thuat nha'c chu~. Cac ban yeu tho VN va hie^?u am van dieu cua thi ca, xin do.c thu?. (khi du`ng my~ thuat REPETITION, nn du`ng luon am dieu cua tho Duo`ng cho mot vai cau.
...
---
Vỡ một tiếng cười hoe nước mắt, Nắng hè rung nắng, nắng hè ơi! Căm căm phượng đỏ bầm da thịt; Nức nở mùa ve nức nở cười!
Tay bút cuồng lên, thơ nhạt lắm! Sầu ngâm mắt lạnh, sầu chơi vơi! Nắng Hạ quay tròn như ảo ảnh, Những bàn tay nhỏ biệt tay rồi.
Đêm qua đốt lửa nghe trời chuyển, Mưa gió theo về lưả cũng nguôi, Hàng xóm có người ngâm khúc hát: - Khúc nào cho ấm được lòng tôi
Nắng muà ve ấy, nắng đầy hương, Phượng đỏ triền miên mie^n sắc hường, Có những bàn tay thơ dại nắm, Tay nào nắm vội, tay na`o vương!
Rồi loạn mùa hoa, phượng xác cành, Lửa về thiêu phượng, đỏ ngày xanh. Đàn ve im giọng, rồi ve khóc, Gió lồng lộng gió, canh tàn canh
Rồi một mùa ve, hai mùa ve… Phượng hồng, hay phượng để tang hè? Tim tôi câm nín vì tim vỡ, sắc cuả hoa rơ`i, sắc đỏ hoe
Nắng đã va`ng chưa, nắng ấm ơi! Chiều nay nắng lịm trên bờ môi. Lòng tôi chôn xác nghìn hoa phượng, mắt khóc nghìn thu, mắt lạnh rồi!
Hoa Thơ Huyền Chi - Tập thơ Cởi Mở 1954
NN cảm tác 2019
Like
Comment
Share