Thế nào là METAFICTION?
Trên internet tôi thấy người VN bây giờ dịch chữ" metafiction" là siêu tiểu thuyết, siêu hư cấu (có bà Trịnh Thanh Thủy còn viết bài giải thích theo khuynh hướng này).
Theo tôi, đây là một sai lầm về ngữ học, dẫn đến sai lầm về nội dung.
Chữ "meta" có hai nghĩa : 1/ vượt lên trên, đứng bên ngoài; thoát ra khỏi; 2/ thuộc về chính nó, nói về chính thực thể ấy.
Chắc vì vậy mà metaphysics được dịch là "siêu hình." Nhưng thật ra, metaphysics là ngành học nhìn vào tính chất của thực thể (reality), trong khi physics là ngành vật lý, tức là khoa học thực nghiệm nghiên cứu về vật thể (matter) .Đứng bên ngoài vật thể (matter) là hình trình nhìn vào tính chất của thực thể (reality), vì vật thể (matter) tạo ra thực thể (reality) nhưng thực thể (reality)không phải chỉ dựa trên vật thể (matter) mà thôi.
Vì thế, metafiction đích thực có nghĩa là tiểu thuyết nói về chính tiểu thuyết , trong đó chữ "meta" có nghĩa là " thuộc về chính nó."
Một thí dụ của metafiction là nhân vật nói chuyện thẳng với độc giả; hoặc tác giả trở thành nhân vật nói chuyện trực tiếp với độc giả, bước ra ngoài môi trường hư cấu của cốt truyện, hoặc câu truyện kể bên trong một câu truyện khác (truyện lồng vào truyện). Hoặc tác giả bước thẳng vô tiểu thuyết cho độc giả biết họ đang đọc một sản phẩm hư cấu, tức là tác giả đã phá cách tiểu thuyết.
Mội thí dụ khác là trong tiểu thuyết có luôn phê bình và nhận định tiểu thuyết Tác giả vưà viết tiểu thuyết vừa phê bình luôn tiểu thuyết cuả chính mình để nhạo báng thế giới nghệ sĩ hay khoa bảng chẳng hạn. Đó cũng là một hình thức metafiction.
Chữ "siêu hư cấu" và "siêu tiểu thuyết " dùng chữ meta với ý nghĩa "super" thì không đúng. Độc giả có thể hiểu lầm rằng "siêu tiểu thuyết" là tiểu thuyết ...khoa học giả tưởng hạng quá sức "siêu."
Metafiction là một bút pháp công nhận trong thời kỳ "hậu hiện đại" (post-modernism) của con người. Nhưng thực ra metafiction đã ra đời trước đó nưã. Ngay cả những tác phẩm kinh điển thời xưa như Don Quixote và Canterbury Tales cũng được các nhà văn học sử cho là thể dạng metafiction.
Tôi vừa viết một truyện ngắn bằng tiếng Việt (có thể là truyện cuối cùng viết thẳng bằng ngôn ngữ mẹ vì vấn đề thì giờ không có). Truyện mang tên Cánh Én Nhà Tôi, có thể được cho là một loại metafiction, vì truyện kể lại chu trình viết tiểu thuyết cuả nhân vật. Nhân vật ấy kể lại truyện mơ ngủ, hoang tưởng, không phải là sự thật trong thế giới của nhân vật ậy, chỉ là một giấc chiêm bao có tác dụng biểu tượng cho truyện kể (truyện lồng trong truyện). Nhưng giấc chiêm bao ấy là sự thật cho độc giả, và nhân vật đang viết lại giấc mơ cuả mình chính là tiểu thuyết gia, người viết tiểu thuyết cho tương lai. Ở cuối tiểu thuyết, tác giả cho biết tiểu thuyết gia trong tương lai là ai, Cánh Én của ngày mai, chính là người đã nằm mộng, nhưng đó không phải là tự truyện vì tiếng nói chỉ là của nhân vật mà thôi, chứ không phải của tác giả truyện ngắn (phải đứng ở ngoài truyện ngắn thì mới tạo dựng ra truyện ngắn được). Cuối cùng thì chính nhân vật sẽ trở thành tác giả kể lại tất cả những gì đã xẩy ra cho nhân vật ấy, và hơn thế nưã – là một phần công việc mà tác giả thật sự ngoài đời đã làm cho độc giả đọc.
Vì nhân vật ấy đi ra khỏi thế giới của tiểu thuyết gần như ra ngoài sự kiểm soát cuả tác giả, có những đoạn lập đi lập lại mô tả thực thể bên ngoài, đối chiếu với những gì xảy ra trong khối óc hoài niệm của nhân vật ấy. Nhân vật đã chụp ảnh chính tư tưởng hoài niệm cuả mình cho độc giả xem, ảnh thế nào thì độc giả sẽ thấy y hệt như thế, cho nên tác giả không cần thiết đứng ở bên ngoài để "edit" khối óc hoài niệm của nhân vật cho gọn ghẽ hơn.
Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi: cũng có thể là bút pháp của metafiction vì nhân vật nói thẳng với độc giả, kể lại những kỷ niệm về cuộc đời của cha mình.
Bưu Thiếp Của Nam: sau khi kể xong cốt truyện – tức là truyện có thật trong đời sống cuả nhân vật, thì nhân vật tuyên bố sự thật ấy mai sau sẽ trở thành "tiểu thuyết." Đó cũng có thể là một hình thức bút pháp của metafiction.
Nói tóm lại, đâu là tác giả, đâu là nhân vật, có một sự lẫn lộn, mơ hồ, gần như cố tình, qua hình thức truyện, nhưng vẫn không phải là tự truyện hay hồi ký, vì không thấy chi tiết về tác giả hiện ra trong nhân vật. Thí dụ: trong Cánh Én Nhà Tôi, tên nhân vật – người kể truyện -- là gi? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Cư ngụ ở đâu? Không thấy hiện ra để trở thành tác giả. Và rất có thể nhân vật kể truyện – narrator – đã khoác lên lớp áo nhân cách khác hẳn tác giả.
Metafiction là tiểu thuyết nói về hành trình viết tiểu thuyết, truyện về người kể truyện, truyện cuả người kể truyện. Metafiction là tiều thuyết mà trong đó, ranh giới giưã tiều thuyết ̣-- thế giới hư cấu -- và hiện thực bị xóa mờ.
Tôi không cố tình viết metafiction, nhưng tự nhiên trong chu trình sáng tạo, tôi viết ra nhu vậy và tiềm thức đi theo khuynh hướng đó mà thôi. Sau đó, tôi đã phải tự làm người nhận xét phê bình để phân tích và đưa thí dụ từ ngay tác phẩm tiểu thuyết cuả mình, để nói về metafiction, như qúy vị đã thấy ở đây.
Có ba tác phẩm lớn, truyện dài (novel) nổi tiếng thế giới, được cho là metafiction. Ở phương Tây, có Pale Fire của Vladimir Nabokov, và The French Lieutenant's Woman của Fowles. Tôi đồng ý.
Gần đây hơn, có tác phẩm kinh dị, House of Leaves, cuả nhà văn trẻ tuổi người Mỹ Mark Z. Danielewski. Tiểu thuyết này là truyện lồng trong truyện, được xem là metafiction vì đem luôn người ngoải đời có thật vào truyện giả tưởng lồng trong truyện giả tưởng mà lại có ảo giác cuả sự thật. Cánh Én Nhà Tôi cũng là một hình thức truyện lồng trong truyện, giả tưởng dựng trên sự thật.
Về tiếng Việt, theo bà Trịnh Thanh Thuỷ thì có Sông Côn Mùa Lũ, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác là thể loại metafiction. Nhưng bà ấy lại định nghĩa metafiction không đúng. Vì thế, tôi sẽ phải đọc SCML thì mới có thể giải thích được đó có là metafiction hay không, ở phương diện nào. Quý vị nào đã đọc, có ý kiến, thi xin cho tôi biết.
Metafiction có thể dịch là tiểu thuyết về tiểu thuyết, tiểu thuyết của hậu hiện đại, tiểu thuyết theo sau tiểu thuyết hiện đại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, hư cấu trong hư cấu, hiện thực trong hư cấu, hư cấu trong hiện thực. Ở dạng này, tác giả có thể đi ra đi vào tiểu thuyết khơi khơi, làm cho ranh giới của hư cấu, của lịch sử bị lung lay hay mờ ảo. Chữ “siêu” không nói lên được thực trạng chuyển biến này.
Nếu nhìn metafiction kiểu này, thì theo tôi Hồng Lâu Mộng của Trung Hoa ngày xưa cũng là một hình thức metafiction. Và là truyện lồng trong truyện.
Ngàn Lẻ Một Đêm cũng là metafiction vì là câu truyện kể những câu truyện.
Thêm nữa, dùng chữ ”tiểu thuyết hư cấu” theo tôi là sai, thưà thãi, vì tiểu thuyết (novel) chính nó là hư cấu rồi. Sở dĩ novel, nghệ thuật hư cấu, được gọi là “ tiểu thuyết” trong kho tàng ngôn ngữ Hán Việt, đó là vì nghệ thuật tiểu thuyết từ trong căn bản phải dựa trên mệnh đề, hoài bão của tác giả, cùng một tính chất với văn chương nghị luận. Nhưng vì tiểu thuyết chọn hình dạng hư cấu của nghệ thuật tưởng tượng, cho nên bị hạ giá thành một “mệnh đề nhỏ/ thuyết minh nhỏ) (nghĩa đen của từ “tiểu thuyết”), trong khi văn chương nghị luận, điều trần, phân tích lịch sử, etc, là những “thuyết minh lớn” của khối óc con người. Gọi thế giới cuả sáng tạo là “thuyết minh nhỏ” chỉ là hình thức nói khiêm nhường để thuyết minh theo hình thức sáng tạo là để “giải trí” mà thôi: “Mua vui cũng được một vài trống canh.” ND.
WND copyright 2020
Tôi không cố tình viết metafiction, nhưng tự nhiên trong chu trình sáng tạo, tôi viết ra nhu vậy và tiềm thức đi theo khuynh hướng đó mà thôi. Sau đó, tôi đã phải tự làm người nhận xét phê bình để phân tích và đưa thí dụ từ ngay tác phẩm tiểu thuyết cuả mình, để nói về metafiction, như qúy vị đã thấy ở đây.
Có ba tác phẩm lớn, truyện dài (novel) nổi tiếng thế giới, được cho là metafiction. Ở phương Tây, có Pale Fire của Vladimir Nabokov, và The French Lieutenant's Woman của Fowles. Tôi đồng ý.
Gần đây hơn, có tác phẩm kinh dị, House of Leaves, cuả nhà văn trẻ tuổi người Mỹ Mark Z. Danielewski. Tiểu thuyết này là truyện lồng trong truyện, được xem là metafiction vì đem luôn người ngoải đời có thật vào truyện giả tưởng lồng trong truyện giả tưởng mà lại có ảo giác cuả sự thật. Cánh Én Nhà Tôi cũng là một hình thức truyện lồng trong truyện, giả tưởng dựng trên sự thật.
Về tiếng Việt, theo bà Trịnh Thanh Thuỷ thì có Sông Côn Mùa Lũ, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác là thể loại metafiction. Nhưng bà ấy lại định nghĩa metafiction không đúng. Vì thế, tôi sẽ phải đọc SCML thì mới có thể giải thích được đó có là metafiction hay không, ở phương diện nào. Quý vị nào đã đọc, có ý kiến, thi xin cho tôi biết.
Metafiction có thể dịch là tiểu thuyết về tiểu thuyết, tiểu thuyết của hậu hiện đại, tiểu thuyết theo sau tiểu thuyết hiện đại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, hư cấu trong hư cấu, hiện thực trong hư cấu, hư cấu trong hiện thực. Ở dạng này, tác giả có thể đi ra đi vào tiểu thuyết khơi khơi, làm cho ranh giới của hư cấu, của lịch sử bị lung lay hay mờ ảo. Chữ “siêu” không nói lên được thực trạng chuyển biến này.
Nếu nhìn metafiction kiểu này, thì theo tôi Hồng Lâu Mộng của Trung Hoa ngày xưa cũng là một hình thức metafiction. Và là truyện lồng trong truyện.
Ngàn Lẻ Một Đêm cũng là metafiction vì là câu truyện kể những câu truyện.
Thêm nữa, dùng chữ ”tiểu thuyết hư cấu” theo tôi là sai, thưà thãi, vì tiểu thuyết (novel) chính nó là hư cấu rồi. Sở dĩ novel, nghệ thuật hư cấu, được gọi là “ tiểu thuyết” trong kho tàng ngôn ngữ Hán Việt, đó là vì nghệ thuật tiểu thuyết từ trong căn bản phải dựa trên mệnh đề, hoài bão của tác giả, cùng một tính chất với văn chương nghị luận. Nhưng vì tiểu thuyết chọn hình dạng hư cấu của nghệ thuật tưởng tượng, cho nên bị hạ giá thành một “mệnh đề nhỏ/ thuyết minh nhỏ) (nghĩa đen của từ “tiểu thuyết”), trong khi văn chương nghị luận, điều trần, phân tích lịch sử, etc, là những “thuyết minh lớn” của khối óc con người. Gọi thế giới cuả sáng tạo là “thuyết minh nhỏ” chỉ là hình thức nói khiêm nhường để thuyết minh theo hình thức sáng tạo là để “giải trí” mà thôi: “Mua vui cũng được một vài trống canh.” ND.
WND copyright 2020
No comments:
Post a Comment