Cong Vien: Alone in the Park, ENAMELS ON PAPER, und COPYRIGHTED 2015-20 |
https://www.diendantheky.net/2019/12/wendy-nicole-nn-duong-sang-tac-van.html#more
https://www.diendantheky.net/2019/12/wendy-nicole-nn-duong-sang-tac-van.html#more
"VĂN CHƯƠNG NỮ GIỚI MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975
"VĂN CHƯƠNG NỮ GIỚI MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975
Thật thú vị khi tôi phải nêu nhận xét rằng sử dụng khêu gợi dục tình qua hình thức phục tùng của giống cái, hoặc đem việc phụ nữ là nạn nhân tình dục vào môi trường viết tiểu thuyết thật ra KHÔNG có gì lả mới lạ đối với tiểu thuyết hay truyện ngắn Việt Nam, qua các cây bút phụ nữ miền Nam hiện đại trước cuộc “đổi đời” 1975. Các nhà văn tư sản nữ của Nam Việt Nam không cộng sản đã làm điều này, có kĩ năng, kĩ xảo và đẳng cấp. Trong dòng các nhà văn nữ tài năng đó, tôi muốn nhắc đến Túy Hồng, Trùng Dương, Lệ Hằng, và Nguyễn Thị Hoàng, mà tôi coi là “bộ bốn nổi bật” trong số các nhà văn nữ nổi tiếng ở Nam Việt Nam trước khi cộng sản chiếm miền nam năm 1975 (tôi không thể kể hết các cây bút đáng kể khác, trong phạm vi bài viết này).
Phức tạp nhưng không viển vông, Túy Hồng và Trùng Dương viết (trong trường hợp Túy Hồng, bà viết bằng lời văn “ngọt ngào pha lẫn với chanh chua” của phương ngữ Huế[5]) những câu chuyện về quyến rũ, phản bội, mất mát ngây thơ, bất công, cưỡng bức và tan vỡ ảo tưởng về hôn nhân. Giọng điệu họ đưa ra là giọng của người đàn bà cám dỗ, hay bị cám dỗ, có khi phi đạo đức, hoặc người đàn bà vỡ mộng và đau khổ tuyệt vọng, bị chấn thương quá sâu nhưng vẫn đày thân trong những cảnh sống yên bình, trong nỗi nhớ nhà, trong luyến tiếc, và thậm chí trong cái chết bất đắc kì tử! Văn của Túy Hồng luôn là giọng văn phụ nữ Việt Nam đích thực (trong tiếng Việt, câu miêu tả thích hợp với giọng văn của Túy Hồng là ngậm ngùi mà đanh đá). Trái lại, văn cuả Trùng Dương thì lạnh lùng, ám ảnh, toan tính, xa vắng, và do đó, triết lí cao siêu như ngày phán xử!
Song song với hoài cảm quyến rũ của Túy Hồng, trong một truyện ngắn đáng nhớ về một nữ tu trẻ bị hiếp, người kể chuyện tinh tế và táo bạo Trùng Dương phơi bày tính tàn bạo của đàn ông và bản chất “ẩu, bậy” của dương vật theo một cách thức độc đáo được tạo dựng qua sự sắc lạnh của văn bà khiến cho lối viết của bà “giống như của một người đàn ông!”.
Nhắc đến Trùng Dương và người nữ tu mang thánh giá bị hiếp, thì tôi bắt buộc phảỉ nhắc đến cô gái nhỏ tên Nghi, hoa khôi xứ Huế cuả Tuý Hồng, “tác phẩm” xinh tươi ngây thơ và toàn thiện nhất cuả người mẹ tiểu tư sản đất Thần Kinh, nhưng lại là nạn nhân thống khổ nhất cuả lịch sử Việt Nam. Sau những kinh nghiệm đau thương chồng chất lên tuổi thơ trong thời kỳ chiến tranh Việt-Pháp, khi tròn 16 tuổi vừa biết yêu trong sạch, cô bé Nghi đã lọt vào cặp mắt quỷ râu xanh cuả người bố dượng, đã bắt giam cô bé sau khi vu oan tội chính trị lên đầu cô bé trong giới học sinh, để tạo cơ hội cưỡng hiếp cô bé cho đến chết, rồi thân xác đẫm máu cuả Nghi được mang trả về cho người mẹ không hề biết con gái mình là nạn nhân cuả bố dượng, và mỉa mai éo le thay, cô bé Nghi trở thành biểu tượng cách mạng để khích động lòng yêu nước cuả tuổi trẻ (một sự dối trá gần như đi đôi với tội ác khủng khiếp cuả gã bố dượng, mặt quỷ cuả “dương vật” ẩn hiện trong mặt nạ con người, hiếp và giết con trong khi làm chồng của mẹ).
Ai dám nói rằng hai tác phẩm kể trên là văn chương tồi bại, khiêu dâm, hay mua vui trữ tình theo truyền thống Anais? Đây là những tác phẩm văn chương chính trị xã hội đích thực và là bản cáo trạng tội ác của “dương vật” trên phẩm cách và xác thân người nữ, sự đày đoạ của giới tính nữ và chất liệu nữ, trong bối cảnh lịch sử và chiến tranh Việt Nam. Thân phận nhục nhằn của người nữ được phục hồi nhân bản qua ngòi bút nữ. Tôi xin nhắc lại rõ rệt: đây không phải là hai tác phẩm “văn chương gợi tình” – cái gọi là “literary erotica” mà là tác phẩm văn chương với ảnh hưởng xã hội và chính trị, vượt hẳn trên đẳng cấp cuả cáí gọi là “thị trường ngôn ngữ.” Cả hai tác phẩm và hai tác giả “kiện tướng” của văn chương nữ giới miền Nam nói đến tội ác cuả dục tính, tính cách “tử vong” từ cái đẹp thể chất cuả nữ giới, nhưng hoàn toàn không hề mô tả một “scene” tình dục hay khoái cảm tình dục nào cả để biến cái đẹp thể chất cuả người nữ trở thành tòng phạm của tội ác.
Trong một thị trường tiêu thụ hoàn toàn khác, có lẽ một Lệ Hằng của môi trường ít học hơn vả “chợ búa” hơn, đã mô tả và bình thường hoá vẻ đẹp bi thảm và đầy nhục cảm của những nữ thị dân trẻ tuổi cuả miền nam. Lệ Hằng ghi nhận và miêu tả những người đẹp này, thích thú được làm tình với những người đàn ông mà họ yêu – những người đàn ông nắm quyền lực trong xã hội Nam Việt Nam trước khi Sài Gòn thất thủ – kỉ niệm của những phụ nữ này về những cái “tổ uyên ương” trong đó những người đàn ông quyền lực nuôi “bồ” của họ.
Ở một trình độ cao hơn và tinh tế hơn của thị trường chữ nghĩa là ngôn ngữ trừu tượng và phong cách cao sang của Nguyễn Thị Hoàng – người đưa bạn đọc của mình vào vùng đất cấm – cuộc dan díu giữa những trai trẻ và những phụ nữ lớn tuổi hơn, có nghề nghiệp (trong trường hợp tệ nhất – nghề giáo!). Không lôi cuốn bạn đọc của bà vào bất kỳ cảnh làm tình trắng trợn nào, chỉ tạo ra một không khí âm u đầy nhục cảm được gợi lên bằng cách lần lượt miêu tả thế giới nội tâm của từng nhân vật, Nguyễn Thị Hoàng đã cố gắng thay đổi thế giới của nhà văn thành thế giới của nhân vật, trong đó tính lãng mạn, nhục cảm trừu tượng và tính đàn bà tất cả nhập một. (Tất nhiên các cán bộ và các chính ủy cộng sản có thể kết tội lời văn, cốt truyện và xã hội của Lệ Hằng và Nguyễn Thị Hoàng là suy đồi độc hại, điển hình của văn hóa tiểu tư sản thối nát cần phải “cải tạo” hay đơn giản là… thủ tiêu).
Một điều vẫn còn rõ rảng – tính chất nhục cảm và đối kháng xã hội trong tác phẩm của những nhà văn nữ tiêu biểu trước 1975 này, nằm ngay trong cốt truyện, sự phát triển tính cách nhân vật, và sự vận động của chủ đề hay cách thức tả tình tả cảnh – tất cả những yếu tố cần thiết của việc viết tiểu thuyết, đã làm cho hư cấu của họ trở nên đáng tin và tự nhiên. Các tiểu thuyết gia phái nữ cuả miền Nam này không bàn đến cơ quan sinh dục hoặc khoái cảm tình dục để mua vui cho người đọc. Họ không cần làm thế. Theo các bút pháp khác nhau được truyền vào và gắn kết với phong cách biểu cảm của họ, những nhà văn này làm cho người ta biết đến cái thế lưỡng nan của phụ nữ. Đó là thực chất của hư cấu – các nhà văn nữ viết về thế lưỡng nan của phụ nữ – thế nào là một phụ nữ, thế nào là tác nhân ở một nơi mà sự tàn phá gây ra bởi “dương vật” cũng khủng khiếp như sự tàn phá cuả chiến tranh, nơi mà đạo Khổng cổ hủ đã phài biến đổi với ảnh hưởng nửa vời của phương Tây, nơi hoà bình chỉ tồn tại tạm thời, và văn hoá được bao bọc trong đời sống thị thành, bị bao vây bởi cuộc chiến tranh, gần như thể sự tàn phá đang xẩy ra ở một nơi nào khác, đã bị quên lãng, quên bởi vì nó diễn ra trong các làng mạc, nhờ đó thành phố có thể ôm giữ cái ảo ảnh của hoà bình, trong đó nẩy sinh môi trường cuả văn chương thành thị… Các nhà văn/nữ nghệ sĩ này có thể không sáng tác với lợi ích xã hội trong tâm trí, nhưng việc họ ghi lại trải nghiệm lịch sử, nỗi đớn đau cuả thân phận nữ, hay sự việc “lát cắt của cuộc sống” (slice of life)trong tư thế lưỡng nan của con người, tất cả đã tự nhiên tạo ra lợi ích vô bờ trong khía cạnh nhân bản. Và đó là điều làm cho tác phẩm của họ sống mãi.
Tất nhiên với việc cộng sản chiếm đóng miền nam năm 1975, hư cấu “lát cắt của cuộc sống” (slice-of-life fiction) hay trải nghiệm lịch sử qua ngòi bút của các nhà văn nữ Nam Việt Nam đã bị loại bỏ không thương tiếc cùng với giai cấp trung lưu của Sài Gòn cũ. Ở phía bên kia của Thái Bình Dương, trong “nước Mỹ Việt Nam” (Vietnamese America) mới hình thành, những cuốn sách này được tái xuất bản thoái mái, để nuôi người lưu vong bằng nỗi nhớ quê hương – cái “có thể đã là…”
No comments:
Post a Comment