Tuesday, January 22, 2019

about Buddhism

courtesy of Anh Tran Duc Chau, in Vietnamese, English and French:

FAIR USE EXCEPTION TO COPYRIGHT IF ANY

Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam hiện tại còn ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc, nên tránh được càng nhiều càng tốt mọi nghi thức thủ tục rườm rà và nếu có thể không theo thì tốt nhất. Mọi nghi thức thủ tục rườm rà, đều là xa là rời Đạo Phật. Cốt lõi của Đạo Phật là Từ Bi và Trí Tuệ. Chúng ta làm bất cứ điều gì để cho cuộc sống hiện tại quanh ta không vướng thêm phiền não. Càng bày biện ra bao nhiêu thì càng phiền não bấy nhiêu. Thâm diệu của Đạo Phật nằm hết trong Bài Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Chúng ta chỉ cần ngồi để tâm thật thanh tịnh bắt đầu với Văn Tự Bát Nhã để có duyên tinh tấn Quán Chiếu Bát Nhã rồi sẽ Thực Chứng được Bát Nhã trong đời sống hàng ngày, ngay trong cuộc tồn sinh này, không phải đợi cho đến kiếp nào cả. Xin được cúng dường Cụ Bà bài Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật.
Bản tụng Hán Việt:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
-ooOoo-
Bản dịch nghĩa: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật thâm sâu, soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc. Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã này thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã này mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác. Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối. Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!) -ooOoo-
Bản dịch Anh ngữ:
Heart of Perfect Wisdom
The Bodhisattva Avalokitesvara, from the deep course of Prajna wisdom, saw clearly that all five skandhas were empty and sundered all bonds of suffering. Sariputra, know then: form does not differ from emptiness, nor does emptiness differ from form. Form is no other than emptiness, emptiness no other than form. The same is true of feelings, perceptions, impulses and consciousness. Sariputra, all dharmas are marked with emptiness. None are born or die, nor are they defiled or immaculate, nor do they wax or wane. Therefore, where there is emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no impulse, nor is there consciousness. No eye, ear, nose, tongue, body, or mind. No color, sound, smell, taste, touch, or object of mind. There is no domain of sight nor even domain of mind consciousness. There is no ignorance nor is there ceasing of ignorance. There is no withering, no death, nor is there ceasing of withering and death. There is no suffering, or cause of suffering, or cease in suffering, or path to lead from suffering. There is no cognition, nor even attainment. So know that the Bodhisattva, indifferent to any kind of attainment whatsoever but dwelling in Prajna wisdom, is freed of any thought covering, get rid of the fear bred by it, has overcome what can upset and in the end reaches utmost Nirvana. All Buddhas of past and present, and Buddhas of future time, through faith in Prajna wisdom, come to full and perfect Enlightenment. Therefore, one should know the Prajna paramita as the mantra of great knowledge, the miraculous, the utmost, the unequalled mantra, whose words relieve all suffering. This is highest wisdom, true beyond all doubt. Know then and proclaim the Prajna paramita mantra. It spells like this: Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha! (Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, Bodhi, rejoice!)
Bản dịch Pháp ngữ:
Le Sutra de l'Esprit de la Grande Vertu de Sagesse
Lorsque le Bodhisattva Avalokitesvara accomplit profondément la grande Vertu de Sagesse, il considéra les cinq agrégats comme vides et traversa ainsi toutes les souffrances et afflictions. Sariputra, les formes ne sont pas différentes du vide. Le vide n'est pas différent des formes. Les formes ne sont rien d'autre que le vide. Le vide n'est rien d'autre que les formes. Il en est de même des sensations, des perceptions, des formations mentales et de la conscience. Sariputra, tous ces dharma ont l'aspect du vide. Ils ne naissent ni ne disparaissent. Ils ne sont ni souillés ni purs. Ils ne croissent ni ne décroissent. C'est pourquoi, dans le vide, il n'y a pas de forme, de sensation, de perception, de formation mentale ni de conscience. Il n'y a pas d'oeil, d'oreille, de nez, de langue, de corps ni de mental. Il n'y a pas de couleur, de son, d'odeur, de saveur, de toucher ni d'objet de pensée. Il n'y a pas de domaine du visuel et pour finir pas de domaine de la connaissance mentale. Il n'y a pas d'ignorance et pas plus de cessation de l'ignorance. Pour finir, il n'y a pas de vieillesse ni de mort, et pas plus de cessation de la vieillesse ni de la mort. Il n'y a pas de souffrance, d'origine, de cessation ni de chemin. Il n'y a pas de connaissance ni même d'obtention. Comme il n'y a rien à obtenir, c'est pourquoi les Bodhisattva s'appuient sur la vertu de sagesse. Leur esprit ne conna? pas d'entrave, ainsi ils n'ont pas de peur. En se libérant des erreurs et des égarements, ils atteignent enfin l'ultime Nirvana. Tous les Bouddhas du passé, du présent et du futur, en s'appuyant sur la vertu de sagesse, ont obtenu le suprême et parfait Éveil. Aussi professe-t-on la vertu de sagesse. Par un grand mantra miraculeux, par un mantra de grande connaissance, par un mantra insurpassable, par un mantra sans égal. Il supprime toute souffrance, en vérité et sans fausseté. Voilà donc le mantra qui proclame la grande Vertu de Sagesse. Ce mantra dit: Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha! (Allez, allez, allez au-delà, allez complètement au-delà, sur la rive du Satori!) Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát

No comments:

Post a Comment